Các bộ phận cấu thành của thị trường tài chính: Thị trường Trái Phiếu (Bond Market) phần 1.
Thị trường tài chính nói chung được cấu thành từ nhiều thị trường nhỏ hơn, trong đó những thị trường nhỏ đó được phân bố lại thành bốn nhóm thị trường chính: Thị trường Trái phiếu, Thị trường Hàng hóa, Thị trường Tiền tệ, Thị trường Vốn/Cổ phiếu.
Trong các quy luật liên thị trường thì điều đầu tiên và là quan trọng nhất chính là nắm vững được bốn bộ phận cấu thành thị trường tài chính nói chung, nắm vững ở đây không có nghĩa là các bạn phải biết tường tận từng thị trường mà làm gì, bởi vì chúng ta ở đây đa phần là những người giao dịch thị trường ngoại hối, một vài hàng hóa như vàng, bạc, dầu, đồng… cho đến những chỉ số Indices chính và có thể là những giao dịch hợp đồng quyền chọn.
Vì vậy việc của chúng ta là phải nắm vững những gì liên quan đến thị trường mà chúng ta giao dịch, còn những thị trường khác việc cần làm là chúng ta hiểu được bản chất, sự hình thành và những mối tương quan của những thị trường đó tới cái thị trường mà chúng ta giao dịch thế nào.
Vì lý do trên mà trong khuôn khổ serie bài viết này Tôi chỉ nói sâu về những giao dịch liên quan đến thị trường tiền tệ – giao dịch ngoại hối, một vài hàng hóa chính và những chỉ số Indices mà đại bộ phận Trader thị trường tài chính ở Việt Nam đang theo đuổi.
Trước khi bắt đầu vào những serie sau để đi sâu vào từng phân tích chúng ta cần phải tìm hiểu nguồn gốc, định nghĩa và những vận động bên trong của mỗi thị trường đơn lẻ trước đã. Trong serie bài viết này sẽ hệ thống lại những kiến thức cơ bản về bốn bộ phận cấu thành của thị trường tài chính.
1. Tổng quan định nghĩa về thị trường trái phiếu:
Thị trường trái phiếu (còn gọi là thị trường Nợ hoặc thị trường tín dụng) là một thị trường tài chính mà những người tham gia có thể phát hành nợ mới, được coi là thị trường sơ cấp, hoặc mua và bán nợ chứng khoán được gọi là thị trường thứ cấp. Điều này thường là dưới hình thức trái phiếu.
Theo investopedia định nghĩa “Thị trường Trái Phiếu”: Một thị trường mà trong đó việc phát hành và giao dịch chứng khoán ghi nợ diễn ra. Thị trường trái phiếu chủ yếu bao gồm các từ chính phủ và chứng khoán nợ của công ty, tạo điều kiện cho việc luân chuyển vốn từ người tiết kiệm cho người phát hành hoặc các tổ chức huy động vốn cho các dự án của của chính phủ, mở rộng kinh doanh và các hoạt động đang diễn ra trên thị trường.
“DEFINITION of ‘Bond Market’”: The environment in which the issuance and trading of debt securities occurs. The bond market primarily includes government-issued securities and corporate debt securities, and facilitates the transfer of capital from savers to the issuers or organizations requiring capital for government projects, business expansions and ongoing operations.
Dưới con mắt của một Trader thì Trái Phiếu thực chất là một mỹ danh từ của Nợ. Như định nghĩa ở trên Trái phiếu được phát hành ra với mục đích là ghi nợ, và những người phát hành trái phiếu thực chất là những con nợ.
Người mua trái phiếu cũng không khác gì một người gửi tiết kiệm với mức lãi suất nào đó, chỉ khác điều là mớ trái phiếu đó được công chứng và đảm bảo bởi Chính Phủ, vậy nên khả năng xù nợ là rất ít tùy vào mức độ tín nhiệm của mỗi quốc gia.
Cũng chính vì được đảm bảo bởi Chính Phủ cho nên thường thì những người đầu tư vào thị trường trái phiếu là những nhà đầu tư rất lớn và dòng vốn họ đầu tư vào đây thường lớn hơn nhiều so với các thị trường khác. Vậy Chính Phủ lấy cái gì để đảm bảo sẽ trả được nợ đó nếu một mai người đầu tư họ đồng loạt rút tiền về.
Để có thể hạn chế rủi ro này mà các Chính Phủ đã nghĩ ra cách hạn mức kỳ hạn cho trái phiếu, và để có khoản lợi tức cao hơn thì đương nhiên những người mua trái phiếu sẽ phải chọn hạn mức ký gửi là nhiều năm, thường thì hạn mức trên 7 năm được gọi là trái phiếu kỳ hạn dài hạn.
Nhưng bản chất thực của Nợ là gì, chả ai cho bạn vay tiền khi bạn chả có cái gì đảm bảo cả, Chính Phủ có cái gì để gán nợ đây: đất đai, lãnh thổ, con người, hay những nguồn tài nguyên khoáng sản… ồ không thể, không thể đem bán những thứ đó để gán nợ được.
Nếu như đó là nợ quốc nội (tức là nợ của chính người dân) thì không quá đáng ngại vì Chính Phủ có thể in tiền để trả được, nhưng nếu như đó là Nợ nước ngoài (tức là Nợ buộc phải trả bằng USD) thì không thể nào in tiền quốc nội ra được, mà lại càng không thể mang giang sơn đất nước để gán nợ, làm vậy có khác gì bán nước đâu.
Do vậy chỉ có một cách mà Chính Phủ áp dụng đó chính là đem chính nền kinh tế ra thế chấp, điều này nghĩa là nếu chính phủ kỳ vọng rằng nền kinh tế trong tương lai sẽ tăng trường, GDP tăng cao, tiêu dùng tăng mạnh và các ngành nghề sản xuất phát triển thì lượng tiền THUẾ thu được đó sẽ vì thế mà tăng lên theo, điều này có nghĩa là CHÍNH PHỦ đang dùng chính nguồn tiền thu được từ THUẾ mà người dân đóng góp để thế chấp.
Nhưng cho dù là Chính Phủ phát hành và được đảm bảo bởi thế chế, chế độ của quốc gia đó, thế nhưng không có nghĩa là không Xù Nợ nhé. Khả năng Xù Nợ đó được xét dựa trên mức độ tín nhiệm của mỗi quốc gia.
Thị trường tài chính: Cơ cấu và vai trò trong hệ thống tài chính ( Phần 1).
Thị trường tài chính: Cơ cấu và vai trò trong hệ thống tài chính ( Phần 2).
Như có nêu ở các bài viết trước thì mức độ tín nhiệm của Việt Nam hiện tại là BB-, khá là thấp và điều này được hiểu thế này: quốc gia nào có mức độ tín nhiệm càng thấp thì số tiền lãi suất phải trả cho các khoản vay là cao hơn, bởi vì hiểu nôm na là một bác nông dân và một doanh nghiệp cùng vay vốn, thì đương nhiên là chủ doanh nghiệp sẽ được tín nhiệm cao hơn bởi vì khả năng trả được nợ của họ là cao hơn so với bác nông dân kia.
Nhà bank hay cá nhân hay bất kỳ tổ chức cho vay vốn nào cũng vậy thôi, chả ai muốn cho một người vay mà biết rằng khả năng trả nợ của người đó là không cao cả.
Để nói rõ hơn về vấn đề khả năng trả nợ chúng ta sẽ tìm hiểu thế nào là mức độ tín nhiệm trước và tại sao quốc gia càng giàu, càng phát triển thì số tiền lãi suất phải trả cho các khoản vay là càng thấp và mức độ tín nhiệm này được đánh giá như thế nào. Khả năng trả nợ được đánh giá bằng mức độ tín nhiệm (Credit rating).
Một mức độ xếp hạng tín nhiệm là một đánh giá khả năng chi trả của con nợ, đặc biệt là một doanh nghiệp (công ty) hay một chính phủ, nhưng không phải là người tiêu dùng cá nhân. Việc đánh giá được thực hiện bởi một cơ quan xếp hạng tín nhiệm về khả năng trả nợ của con nợ đó.
Những đánh giá đó được gọi là báo cáo tín dụng và thực hiện bởi văn phòng tín dụng, hoặc các cơ quan báo cáo tín dụng của người tiêu dùng. Xếp hạng tín nhiệm được xác định bởi các cơ quan xếp hạng tín nhiệm. Đánh giá tín dụng thể hiện đánh giá của cơ quan xếp hạng tín nhiệm bằng các thông tin và định lượng cho một công ty hay chính phủ, bao gồm cả thông tin thu được từ bên ngoài bằng những phân tích của các cơ quan xếp hạng tín nhiệm.
Đánh giá tín dụng được sử dụng bởi các cá nhân và thực thể mua các trái phiếu phát hành bởi công ty và chính phủ để xác định khả năng chính phủ sẽ đảm bảo được rằng khả năng sẽ không Xù Nợ của những người mua trái phiếu đó.
Xếp hàng tín nhiệm quốc gia:
Một số tín nhiệm là đánh giá tín nhiệm của một chủ quyền thực thể, Ví dụ: một chính phủ quốc gia. Đánh giá tín nhiệm quốc gia (vùng lãnh thổ có chủ quyền) cho thấy mức độ rủi ro của môi trường đầu tư của một đất nước và được các nhà đầu tư sử dụng khi muốn đầu tư ra nước ngoài. Dưới đây là bảng đánh giá mức độ tín nhiệm của quốc gia: Các bảng xếp hạng rủi ro quốc gia đánh giá được mức độ rủi ro tổng thể bao gồm chính trị, kinh tế.
Trong thực tế những quốc gia như Việt Nam chúng ta tuy hạn mức tín nhiệm kinh tế là không cao nhưng xét trên một góc độ khác thì Việt Nam lại là quốc gia rất an toàn và chính trị tương đối ổn định. Do vậy yếu tố trên sẽ góp phần không nhỏ trong việc xếp loại hạn mức tín nhiệm của chúng ta và cũng chính yếu tố trên mà nguồn vốn đầu tư vào Việt Nam đang tăng lên đáng kể trong những năm gần đây.
Sau khi tìm hiểu sơ bộ về cách xếp hạng hạng mức tín nhiệm quốc gia thì chúng ta có thể sơ bộ phân loại và có một bảng khá chi tiết về hạn mức tín nhiệm của phần lớn các quốc gia trên thế giới trong hình vẽ thống kê dưới đây (Hình 2.3)
Một đánh giá ngắn hạn là một yếu tố xác xuất của một cá nhân đang mua trái phiếu đó với kỳ hạn trong vòng một năm. Điều này trái ngược với đánh giá dài hạn trong một khoảng thời gian dài. Trong các tổ chức đầu tư trong quá khứ rất thích xem xét xếp hạng hạng mức tín nhiệm dài hạn tuy nhiên ngày nay tình hình kinh tế thay đổi và những biến động đến với tốc độ nhanh hơn, các cuộc khủng hoảng xảy ra lập đi lập lại trong khoảng thời gian chừng vài năm, do vậy ngày này xếp hạng tín nhiệm thường sử dụng ngắn hạn.
Xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp:
Xếp hạng tín nhiệm liên quan đến các tập đoàn, các công ty mà những tổ chức, tập đoàn, công ty này phát hành công cụ tài chính để huy động vốn dưới hình thức là trái phiếu. Các đánh giá về mức độ tín nhiệm của doanh nghiệp được thực hiện bởi các tổ chức như là: Standard & Poor’s , Moody’s and Fitch Ratings. Cũng tương tự như các đánh giá mức độ tín nhiệm với quốc gia, thì với các doanh nghiệp cũng được sử dụng các chữ cái A,B,C để xếp hạng.
Với một doanh nghiệp được đánh giá hạn mức tín nhiệm cao hơn tức là doanh nghiệp đó có đủ năng lực và nghĩa vụ để đáp ứng những cam kết về tài chính của họ, hay nói cách khác là những doanh nghiệp như vậy ít bị tác động, tổn thương mỗi khi có những biến động và xác xuất để họ thanh toán các khoản nợ là cao.
Về phần trái phiếu doanh nghiệp thực sự không quá quan trọng với những người giao dịch trên thị trường tiền tệ, một vài hàng hóa chính và các chỉ số indices… Do vậy ở phần này chúng ta chỉ cần tìm hiểu cơ cấu của thị trường trái phiếu và điều quan trọng là chú ý vào một vài quốc gia lớn như Mỹ, Nhật, China, Liên minh EU…
Ngoài ra những hàng mục khác trong thị trường trái phiếu chúng ta không cần thiết phải hiểu sâu. Trong các hạng mục xếp hạng tín nhiệm của doanh nghiệp cũng được 3 tổ chức Standard & Poor’s , Moody’s and Fitch Ratings đánh giá, và hạng mức tín nhiệm cũng được dựa trên những chữ cái A,B,C,D.
2. Lợi tức trái phiếu (YIELDS) là gì? Tại sao những quốc gia có hạng mức tín nhiệm cao thì lợi tức lại càng giảm?
Trong phần trên chúng ta đã lần lượt tìm hiểu về bản chất, cấu trúc của thị trường trái phiếu, tuy nhiên đó mới chỉ là bề nổi, cũng chính vì thế mà ở trên Tôi nhấn mạnh là chúng ta chỉ cần quan tâm tới trái phiếu của một vài quốc gia có hạng mức tín nhiệm cao.
Lý do là vì thế này theo đánh giá của Standard & Poor’s thì hạng mức tín nhiệm càng cao, tức là người vay có nhiều khả năng nhất để trả nợ (chẳng hạn như Mỹ) và hạng mức tín nhiệm càng thấp (như Việt Nam chẳng hạn) thì nước nào có uy tín càng cao tức là sẽ có nhiều khả năng trả được nợ nhất và khó vỡ nợ nhất, mà khi rủi ro vỡ nợ, xù nợ càng thấp thì mức lãi suất sẽ càng thấp.
Như ví dụ về một bác nông dân và một doanh nghiệp vậy, đương nhiên là doanh nghiệp sẽ được vay với mức lãi suất thấp hơn nhiều rồi. Chính vì nguyên lý này mà lợi tức trái phiếu của những quốc gia có hạng mức tín nhiệm cao như Mỹ, Canada, Australia… bao giờ cũng thấp hơn rất nhiều so với những quốc gia khác.
Nghĩa là thế này: khi chính phủ Mỹ phát hành trái phiếu thì những người dân mua trái phiếu của Mỹ sẽ cảm thấy an toàn hơn, và điều đó đồng nghĩa rằng khoản lãi mà họ nhận được từ chính phủ là thấp hơn. Và đây chính là yếu tố căn bản quyết định tới Bond Yield.
Theo investopedia định nghĩa: “Lợi tức trái phiếu”
Nguồn thu nhập trên % số vốn bỏ ra đầu tư. Đây chính là phần lãi hoặc cổ tức nhận được từ một trái phiếu và thường được thanh toán hàng năm như là một tỉ lệ % dựa trên chi phí đầu tư, giá thị trường hiện tại hoặc giá trị thực của trái phiếu.
DEFINITION of ‘Yield’
The income return on an investment. This refers to the interest or dividends received from a security and is usually expressed annually as a percentage based on the investment’s cost, its current market value or its face value.
Yields (Lợi Tức) chính là linh hồn của trái phiếu, cho nên mọi phân tích về trái phiếu đều xuất phát từ phân tích lợi tức của nó. Thường thì trong các bài phân tích Tôi lấy trái phiếu hạn mức trên 7 năm để đưa vào từng nhận định.
Xét về tầm quan trọng của Trái phiếu thì sẽ cần rất nhiều giấy bút lắm, để hiểu một cách đơn giản thì thế này: Trong bất kỳ đợt khủng hoảng nào (lấy ví dụ là đợt khủng hoảng gần đây nhất vào năm 2008), mặc dù năm 2008 khủng hoảng bắt đầu từ sự sụp đổ thị trường nhà đất của Mỹ và sau đó lan rộng ra khắp thế giới, khiến cho thị trường toàn cầu rơi vào chu kỳ suy thoái lớn nhất từ trước đến nay.
Thị trường chứng khoán toàn cầu sụp đổ (ngay ở đất nước nhỏ bé như Việt Nam mà thị trường chứng khoán còn bốc hơi tận hơn 70%, lạm phát tăng lên gần 30% kia mà).
Ấy thế nhưng tại sao tâm điểm của cuộc khủng hoảng là ở Mỹ nhưng trái phiếu của Mỹ lại tăng mạnh nhất, lượng tiền đổ vào trái phiếu mỹ rất lớn. Tại sao vậy? Bởi vì như có nói ở trên Mỹ được xếp hạng mức tín nhiệm rất cao, do vậy dù có là tâm điểm khủng hoảng đi nữa thì người ta vẫn chạy về với trái phiếu Mỹ, vì đó là bức tường thành an toàn nhất (nhìn quanh khắp nơi trên thế giới thì cũng chả có nơi nào an toàn hơn nữa) (Hình 2.5).
Trong ví dụ này để thấy được trái phiếu là một bức tường thành trú ẩn mỗi khi có biến động liên quan đến tài chính, kinh tế. Do đó khi chúng ta quan sát trên biểu đồ lợi tức trái phiếu mà nó giảm đột ngột thì đó chính là một dấu hiệu khá rõ nét báo trước rằng sắp tới sẽ có một đợt sụp đổ của thị trường đó.
Hay nói theo một cách đơn giản mang đầy chất kiếm hiệp: Trái phiếu là một thứ vũ khí vừa để tấn công, vừa để phòng thủ. Để giải thích rõ hơn vấn đề này chúng ta có thể hiểu đơn giản thế này: Khi thị trường Cảm Nhận (kỳ vọng) về nền kinh tế trong tương lai sẽ tốt hơn, tức là nền kinh tế sẽ tăng trưởng, lúc này người ta sẽ mạnh dạn vay nợ (ý nói là Chính Phủ và Doanh Nghiệp) sẽ phát hành thêm trái phiếu để huy động thêm vốn để phát triển đất nước/doanh nghiệp.
Khi mà ai cũng muốn phát hành trái phiếu để cho người ta VAY (phát hành trái phiếu cho người dân mua để huy động vốn) thì sẽ khiến cho hiện tượng dư thừa số lượng trái phiếu được phát hành (dư thừa doanh nghiệp muốn VAY vốn phát triển kinh doanh) thì sẽ gây nên tác động là số người cần VAY thì nhiều mà số người cho VAY thì ít (tức là khó mà kiếm được người sẵn sàng mua trái phiếu).
Vậy điều gì sẽ xảy ra: Các Bạn tưởng tượng nhé khi mình muốn vay tiền chẳng hạn, thì trước tiên phải đi KIẾM cái nhà Băng nào mà lãi suất thấp nhất để vay, ai dại gì vay lãi suất cao, tuy nhiên đó là điều mà những người đi vay mong muốn, nhưng nhà Băng thì không thích vậy, họ muốn cho vay với lãi suất cao hơn kia, nhưng mà để giữ chân được Khách hàng thì nhất định phải giảm lãi suất để cạnh tranh chứ. Đúng không?
Tiếp theo nhé: Trong ví dụ trên là phản ảnh trái ngược so với cái chúng ta đang tìm hiểu về hiện tượng DƯ THỪA số người đi VAY mà lại thiếu NGƯỜI CHO VAY.
Nói gọn lại thì thế này khi mà Chính Phủ/Doanh Nghiệp phát hành quá nhiều trái phiếu ra thị trường, mà ai cũng muốn bán được càng nhanh càng tốt và bán được với giá cao (tức là giá trị trái phiếu họ phát hành ra sẽ cao) nhưng là khổ nỗi là số lượng người muốn mua trái phiếu để kiếm lợi nhuận từ lợi tức thì ít.
Vì thế nên để cạnh tranh và mong muốn tìm kiếm được thêm nhiều nhà đầu tư chịu mua trái phiếu thì họ Chính Phủ/Doanh Nghiệp sẽ phải nâng mức lợi tức lên, tức là chấp nhận trả cho người mua trái phiếu khoản lợi tức cao hơn, có làm như thế người ta mới chịu mua trái phiếu chứ.
Trong trường hợp này. Yields tăng cao phản ánh NIỀM TIN vào nền kinh tế tốt hơn trong tương lai. Một trường hợp khác lý giải việc gọi trái phiếu là thứ tài sản phòng thủ là vì: Như có định nghĩa ở trên Trái Phiếu là một mỹ danh từ của Nợ, và tờ trái phiếu đó được đảm bảo bởi Chính Phủ/Doanh Nghiệp, nó khác với cổ phiếu ở chỗ Cổ Phiếu là một hình thức đầu tư mà người đầu tư góp vốn làm ăn chung với công ty/doanh nghiệp, còn người mua trái phiếu lại tương tự như một người cho công ty/doanh nghiệp/chính phủ vay mượn số tiền của mình.
Bởi vì bản chất là góp vốn làm ăn chung cho nên những người đầu tư cổ phiếu có thể kiếm được những món lợi nhuận cực lớn, hoặc cũng có thể sẽ bị thiệt hại số tiền họ bỏ ra. Như vậy có nghĩa là những người đầu tư Cổ Phiếu sẽ không có một sự đảm bảo chắc chắn nào, còn những người đầu tư vào trái phiếu thì sẽ được chính doanh nghiệp/chính phủ đảm bảo, bởi vì nó là Nợ mà, đã là nợ thì phải trả cả vốn và lãi.
Do đó Trái Phiếu còn được xem là một công cụ tránh rủi ro trong nền kinh tế. Mỗi khi có biến động kinh tế, tài chính… thì người ta sẽ tìm đến Trái Phiếu như một bức tường thành trú ẩn vậy, bởi vì lúc đó chỉ có Chính Phủ/Doanh Nghiệp lớn mới có thể đảm bảo chắc chắn số tiền mà người dân đang nắm giữ, thay vì giữ tiền mặt trong người hàm chứa nhiều rủi ro, có thể là lạm phát, mất giá đồng tiền…
Ở ví dụ trên về cuộc khủng hoảng năm 2008 chính là minh chứng gần đây nhất và rõ ràng nhất để giải thích cho trường hợp này.
Trên phương diện là một IA Trader thì việc quan sát biến động của Bond Yield để suy đoán market sentiment (Tâm lý hay cảm nhận của thị trường) của nền kinh tế trong tương lai. Hầu hết trong các trường hợp khi Yield tăng lên thì tức là cảm nhận của market trong tương lai sẽ tốt hơn.
Tức là kinh tế sẽ tăng trưởng, và khi nền kinh tế tăng trưởng quá cao thì tất yếu gây nên hiện tượng lạm phát. Hệ quả của lạm phát là do giá cả hàng hóa tăng cao, tức là nói một cách dễ hiểu thì Thị trường Trái phiếu sẽ là thước đo sớm nhất, nhanh nhất để tiên đoán lạm phát trong tương lai của nền kinh tế. Mà tiên đoán được lạm phát thì điều đầu tiên các Central bank nghĩ đến là phân lời, lạm phát tăng quá cao thì phải nâng lãi suất và ngược lại trong trường hợp Bond Yield giảm.