Kết hợp phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật (phần 2: Hướng dẫn giao dịch thực chiến với Day Trader và Swing Trader).
Hướng dẫn giao dịch thực chiến với Day Trader và Swing Trader
Trong phần này tôi sẽ hướng dẫn giao dịch thực chiến với Day Trader và Swing Trader cho tất cả các bạn. Tất cả các sự kiện, các ví dụ giao dịch được, các bạn nào quan tâm có thể theo dõi các bài viết trên website của Tôi để cập nhật theo từng sự kiện. Trong phần này Tôi sẽ lấy thêm một vài ví dụ khác, xuyên suốt chuỗi bài này Tôi cũng đã lấy khá nhiều ví dụ rồi, phần này sẽ là tổng hợp tất cả những kiến thức trong các mối tương quan liên thị trường để tiên đoán cho một vài món hàng/cặp tiền.
Các ví dụ có thể là những sự kiện đã xảy ra trong quá khứ và tôi đã biết trước kết quả, nhưng sẽ nêu lên lại và giải thích lý do vì sao giá lại biến động như thế để giúp các bạn có được kỹ năng phân tích độc lập tốt hơn, cũng có một vài ví dụ Tôi đã nhận định đúng trong những bài viết trước đây, và giờ bổ sung thêm các lý do khác cho bài viết hoàn chỉnh hơn. Các bạn quan tâm có thể theo dõi thêm các bài viết ở website cá nhân của Tôi để có thể theo dõi các bài viết khác.
Ví dụ 1: Short đồng EUR ngay thời điểm Chủ tịch ECB Mario Draghi công bố sẽ cần thêm một chương trình kích thích trong thời gian tới. (từ giữa tháng 10 – đầu tháng 12/2015).
Suốt thời gian từ ngày 14/10-21/10/2015 đồng EUR giảm tương đối mạnh so với các đồng tiền khác, đặc biệt là với đồng USD. Có lẽ như cái sự kỳ vọng của market về khả năng nâng lãi suất của FED đang lên rất cao, đồng USD liên tục tăng trong suốt quãng thời gian tương đối dài trước đó. Tuy nhiên ở đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ là liên minh EU thì lại là một bộ mặt hoàn toàn khác, hầu hết các quốc gia đang phải gồng mình chống chọi lại với mối lo giảm phát và khối EU cũng không ngoại lệ.
Đặc biệt hơn là những lệnh trừng phạt từ phía Nga cùng với căng thẳng trong mối lo nợ công đang lớn dần bên trong chính nội bộ của liên minh, cùng với đó là kinh tế suy yếu, xuất khẩu giảm sút… Những mối lo đó càng khiến cho ECB phải sớm thực hiện thêm một biện pháp can thiệp lớn hơn cái chương trình QE hiện thời.
Mua tin đồn – bán sự thật! Câu nói trên nghe có vẻ đơn giản nhưng để mà hiểu cho đúng và áp dụng được vào đúng bối cảnh hiện thời thì quả thực không hề đơn giản tí nào. Tin đồn là thứ có trước, và các trader on the street sẽ trade dựa trên cái tin đồn đó chứ không phải dựa trên cái sự thật hiện hữu. Tôi không biết với nhiều học giả khác thì sao nhưng riêng với một trader thì việc đọc hiểu tâm lý market để cảm nhận được sự kiện kinh tế vĩ mô quan trọng hơn là đọc hiểu sự kiện đó sau khi nó đã diễn ra.
Khi thị trường đã phản ứng, giá đã chạy thì người ta có thể vạch ra hàng trăm cái lý giải khác nhau, nào là vì cái này, vì cái kia… Nhưng đó là chỉ dành cho các học giả, các “chuyên gia” chứ không phải dành cho trader. Nếu bạn dựa vào những cái đó để trade thì Tôi đảm bảo bạn sẽ khó mà thắng được market, hoặc là may mắn thì có thể bám trụ được với nó chứ khó lòng make được nhiều $.
Các trader nhà nghề sẽ không bao giờ nhảy vào thị trường ngay khi sự kiện được công bố mà họ là những người đã có kinh nghiệm đọc hiểu được tâm lý của market trước khi công bố.
Theo như kỳ vọng từ chính những gì đã nói về sự kiện ECB mập mờ khả năng tăng thêm lượng QE vào nền kinh tế thì trong khoảng thời gian hơn một tuần trước khi ECB họp công bố chính sách tiền tệ dòng tiền đã chạy vào với kỳ vọng short đồng EUR rồi, mình chứng là ngày 15/10 khi các số liệu kinh tế của Mỹ là tương đối tốt, cộng thêm bài phát biểu của quan chức FOMC Dubley về khả năng bắt đầu một chu kỳ chính sách tiền tệ mới, mà cái phát biểu này được các trader on the street hiểu là FED sẽ cần phải có biện pháp thắt chặt tiền tệ.
Vậy nên ngay khi phát biểu này ra thì đồng USD đã tăng tương đối mạnh, kéo cặp EURUSD giảm xuống mức đáy của ngày 14/10. Một tín hiệu tương đối tốt với các trader khi người ta đang kỳ vọng vào một chính sách nới lỏng hơn nữa của ECB cộng thêm việc FED đang hé mở dần bức màn lãi suất. Trong những ngày sau đó tuy thị trường đã ổn định trở lại nhưng cái kỳ vọng về ECB vẫn còn đó, vì thế nên cặp EURUSD vẫn tiếp tục giảm.
Mặc dù phải đến ngày 22/10 chủ tịch ECB mới có bài phát biểu về chính sách tiền tệ, thế nhưng khi mà những con số biết nói đang phản ảnh rằng kinh tế EU đang rất yếu, và nếu như không có biện pháp nào can thiệp thì sẽ khó có thể vực dậy nền kinh tế được, hơn nữa cú sốc của thị trường chứng khoản hồi tháng 8 đó còn chưa nguôi ngoai thì chứng khoán Đức lại phải đối mặt với một áp lực giảm trong vụ bê bối khí thải của hãng xe hơi lớn nhất Đức.
Trong tình thế hiện thời khi mà cả Đức là quốc gia dẫn đầu của EU cũng đang phải hứng chịu những tổn thất lớn từ thị trường chứng khoán, các số liệu kinh tế được công bố cũng không tốt.
Đối với một quốc gia nói chung, khi đối mặt với nguy cơ giảm phát thì các central bank sẽ sử dụng phương án hạ lãi suất cơ bản xuống thấp, nhưng hiện tại khi mà lãi suất đang ở mức âm 0.05% như hiện tại và ECB cũng đã phải sử dụng đến biện pháp QE, thế nhưng tình hình kinh tế vẫn không mấy khả quan, lạm phát vẫn không có, kinh tế trì trệ kéo theo đó là xuất khẩu yếu kém…
Những điều này khiến cho cái lo ngại triển vọng kinh tế của ECB trở nên hiện hữu hơn bao giờ hết, khi cái mối lo đó đang đến gần thì ECB sẽ phải tính đến biện pháp can thiệp vào thị trường, thế nhưng can thiệp thế nào đây? Nếu tiếp tục tung thêm QE thì lượng tiền cung vào thị trường sẽ quá nhiều, điều này sẽ gây ra nhiều tác động không tốt với nền kinh tế, lượng cung tiền QE hiện tại đã là rất nhiều rồi, tăng thêm nữa thì đồng tiền sẽ càng mất giá và khả năng thu hồi lượng tiền sau khi nền kinh tế phục hồi sẽ khó hơn nhiều.
Vậy thì phương án đưa ra là gì để mà có thể vực dậy nền kinh tế, kéo thị trường chứng khoán đi lên và hạ tỉ giá đồng EUR xuống để kích thích xuất khẩu? Hẳn cái chiêu “đòn gió” mà FED thực hiện trong nguyên cái năm 2014-2015 đó vẫn còn nguyên giá trị, và ECB không có cái lý do gì để mà không áp dụng lại chiêu đó cả. Vừa không cần phải tăng thêm QE vào nền kinh tế, vừa có thể đạt được các mục tiêu về tăng trưởng và vực dậy nền kinh tế.
Ngày 22/10/2015 trong cuộc họp về chính sách tiền tệ chủ tịch ECB Mario Draghi đã lên tiếng rằng “Most importantly, he noted that “monetary accommodation” — or QE — will be “re-examined” in December. That’s dovish. The euro is pretty much took that as a sign that the bazooka is being primed.”
Câu nói này sau khi được Draghi nói ra và truyền đến tai của các nhà đầu tư on the market thì được hiểu là nền kinh tế đang có dấu hiệu suy yếu, các chính sách tiền tệ vẫn đang phát huy tác dụng nhưng ECB cần xem xét lại khả năng kích thích kinh tế hơn nữa, có thể là QE sẽ được xem xét trong tháng 12 sắp tới. Chính cái suy nghĩ này mà chỉ sau vài phút phát biểu của đương kim chủ tịch ECB thốt ra thì đồng EUR đã bị bán rất mạnh, bên cạnh đó là chỉ số chứng khoán Đức cũng tăng mạnh.
Lý do vì sao chứng khoán lại tăng? Câu trả lời đơn giản là khi chủ tịch ECB phát biểu như thế thì market sẽ ngầm hiểu rằng kích thích kinh tế thêm là dòng tiền sẽ chạy vào các khối tài sản trong đó có chứng khoán nhiều hơn, kích thích tăng trưởng và đồng EUR suy yếu sẽ là điều kiện thuận lợi để xuất khẩu được đẩy mạnh. Bài viết đầy đủ bài phát biểu của chủ tịch ECB: http://www.businessinsider.com/european-central-bank-decisions-and- press-conference-october-2015-10.
Dù hiện tại chương trình QE đang phát huy tác dụng và lượng tiền ECB bơm ra thị trường đã đảm bảo mức độ HÀI HÒA với các quốc gia thành viên khác hay đúng hơn là cho các ngân hàng trung ương mỗi nước. Nhưng vẫn cần phải nói thêm là lượng QE bơm thêm mà ECB đã nói đó “nếu có” thì sẽ được phân chia thế nào, liệu có đảm bảo sẽ bình đẳng và không gây mất đoàn kết của khối khiến cho quốc gia nào đó bất mãn đòi tách khỏi liên minh.
Về yếu tố phân tích kỹ thuật, trong trường hợp này để chắc chắn phải đợi khi phát biểu được chính thức công bố, cái kỳ vọng mà Tôi nói ở trên là trước khi công bố tin, các bạn có thể hiểu là sắp đến thời điểm công bố tin thì sẽ đóng hết các lệnh, đợi khi phát biểu của chủ tịch ECB xong thì thị trường sẽ đổ theo một chiều, lúc đó sẽ là cơ hội để vào lệnh tiếp.
Trong hình dưới đây là thời điểm khi tin tức công bố, cặp EURUSD giảm mạnh về lại ngưỡng hỗ trợ tuần tương đối vững, nhưng với một big news như trên thì đồng EUR sẽ còn bị bán dài hạn nữa, vậy nên có thể tiếp tục chờ đợi giá hồi lên một chút. Kỹ năng trong trường hợp này là khi quan sát một khoảng thời gian tương đối dài nhưng cặp EURUSD vẫn không hề tăng lên nhiều thì điều này có nghĩa là market đang lo ngại, họ không đặt cược vào việc đồng EUR tăng.
Và chỉ cần một cú hích nhỏ thôi là trader nhà nghề sẽ vào sell lại EURUSD ở ngay mức giá thị trường đứng im suốt nhiều giờ. Ví dụ này với mục đích để các bạn hiểu về kết hợp phân tích cơ bản và kỹ thuật, kỹ năng quan sát các thông tin thị trường và kỳ vọng của market vào sự kiện cuộc họp chính sách của ECB.
Không chỉ riêng EURUSD mà còn rất nhiều cặp tiền khác, ví dụ với EURUSD là để các bạn hiểu rằng đồng USD đang mạnh với kỳ vọng FED sớm nâng lãi suất, EUR đang quá yếu và short cặp EURUSD sẽ là một cái trade xác xuất thắng cao hơn. Bên cạnh đó còn khá nhiều đồng tiền khác cũng đang khá mạnh, và mấu chốt ở đây là chọn ra cặp tiền mà có một đồng tiền đang mạnh và một đồng đang yếu nhất.
Với mối tương quan giữa cặp EURUSD và chỉ số chứng khoán Đức DAX các bạn có thể linh hoạt trong cách quan sát như thế này: Đức là nền kinh tế lớn nhất liên minh EU và là quốc gia đóng vai trò chủ chốt trong nền kinh tế EU, vậy cho nên không có gì khó để dự đoán tác động của chính sách tiền tệ của ECB sẽ tác động trực tiếp tới chướng khoán Đức, mối tương quan giữa đồng EUR và DAX khá mật thiết với nhau. Đây là một mối tương quan đơn lẻ mà trong chương trước Tôi có nhắc về mối tương quan giữa chứng khoán và tiền tệ rồi.
Vùng (1) đó là thời điểm vụ bê bối khí thải của Volkswagen gây chấn động ngành công nghiệp Ô Tô của thế giới, khiến cho thị trường chứng khoán Đức bị bán tháo liên tiếp trong vài ngày sau đó. Chính vì sự suy yếu của thị trường chứng khoán mà đã góp thêm một phần vào quyết định phải sử dụng thêm một vài biện pháp mà ECB đã nói. Vùng (2) đó là thời điểm ECB công bố chính sách, thị trường chứng khoán Đức được hỗ trợ và tăng tương đối mạnh, cùng thời điểm đó đồng EUR liên tục bị bán.
Hình dưới đây là kết quả kỳ vọng go long chỉ số DAX trong suốt quãng thời gian đồng EUR suy yếu. Cũng trong suốt quãng thời gian đó các bạn cần quan sát kỹ hơn các cuộc họp chính sách khác của ECB, nhưng phần lớn người ta kỳ vọng ECB sẽ tăng thêm QE nên thị trường chứng khoán liên tục tăng và đồng EUR giảm.
Các lý do nêu lên có thể chưa đầy đủ, nhưng hi vọng đó sẽ là những kiên thức làm nền tảng cho những phân tích của các bạn sau này.
Ví dụ 2: Kỳ vọng go long cặp USDJPY trong giai đoạn thị trường chứng khoán khởi sắc, kỳ vọng FED nâng lãi suất tăng cao. (15/10-10/11/2015).
Một ví dụ nữa về mối tương quan giữa thị trường chứng khoán và tiền tệ. Ở đây đồng JPY đóng vai trò là thứ tài sản an toàn mỗi lúc thị trường chứng khoán sụp đổ, khủng hoảng niềm tin. Hơn nữa trong những giai đoạn kỳ vọng nâng lãi suất của FED lên cao thì đồng USD lại trở thành từ tài sản mà người ta muốn nắm giữ, đơn giản vì nó an toàn, vị thế của nước Mỹ đảm bảo rằng đồng USD sẽ không mất giá.
Tại thời điểm cuối tháng 10 này lãi suất của đồng USD là rất thấp, về cơ bản thì nó sẽ không mang lại nhiều lợi ích cho nhà đầu tư khi giữ đồng USD trong người, thế nhưng nhìn quanh lúc này có đồng nào an toàn hơn USD? Muốn biết thì các bạn sử dụng phương pháp so sánh sức mạnh đồng tiền với vàng trong time frame ngắn hạn, đó là câu trả lời tương đối sát thực và dễ hình dung nhất.
Trong giai đoạn này khi mà ECB họp có nhắc đến khả năng mở rộng gói kích thích tiền tệ vào ngày 22/10, EUR giảm thì có nghĩa là USD sẽ tăng vì EUR chiếm tỉ trọng hơn 50% trong chỉ số sức mạnh đồng USD.
Trong khi các central bank khác đang phải vật lộn với các chính sách nới lỏng thì FED lại tích cực thổi vào tư duy của market là sẽ sớm thắt chặt tiền tệ, cái luồng tư tưởng đó khiến người ta nghĩ rằng kinh tế Mỹ đã ổn, lạm phát sẽ đạt được mục tiêu sớm, triển vọng kinh tế là điều mà không ai chắc chắn được hết, chỉ là người ta phân tích dựa trên những số liệu kinh tế, cũng chính vì điều này mà FED có thể thỏa sức tung đòn gió về viễn cảnh trong tương lai.
Trong khi đó vào ngày 16/10 BOJ đã có cuộc họp chính sách và phát biểu của một quan chức như sau: BOJ’s Kuroda says they will continue easing until 2% inflation is stable. Câu nói này được dịch lại là BOJ sẽ tiếp tục nới lỏng cho đến khi lạm phát đạt được mục tiêu 2%. Sau khi truyền đến tai các trader và investor thì được hiểu là kinh tế Nhật đang suy yếu, đồng JPY sẽ giảm tiếp và Nhật sẽ cần phải duy trì các chính sách nới lỏng trong dài hạn.
Điều này có nghĩa là thị trường chứng khoán sẽ được hỗ trợ tốt vì các chương trình kích thích này có lợi cho tăng trưởng và thị trường chứng khoán. Ngay sau khi phát biểu này ra thì những ngày sau đó chỉ số chứng khoán Nhật NIKKEI 225 đã có bước phục hồi tăng rất đáng kể. Với một phát biểu mang tính nới lỏng như vậy thì không có lý do gì người ta không go short đồng JPY tiếp.
Khi thị trường chứng khoán phục hồi thì là lúc dòng tiền sẽ chạy khỏi đồng JPY thay vì cần một sự an toàn, người ta sẽ dùng đồng tiền đó đầu tư vào chứng khoán, vào tài sản khác. Bởi vì thị trường chứng khoán sẽ được hỗ trợ mà.
Ngoài những tin tức trên đóng vai trò quan trọng trong phân tích thì còn có các số liệu kinh tế nữa, hầu hết các số liệu kinh tế của Mỹ đều tương đối ổn, vì thế nên cái kỳ vọng nâng lãi suất kia lại càng được hỗ trợ hơn. Tuy là phải đến 29/10 thì FED mới chính thức công bố lãi suất cơ bản, thế nhưng trong khoảng thời gian từ giữa tháng 10 đến khi công bố đồng USD luôn tăng tương đối mạnh, phần vì yếu tố đồng EUR giảm, phần vì cái kỳ vọng nâng lãi suất kia.
Để hiểu rõ hơn các bạn hãy so sánh lợi tức trái phiếu 10 năm của Mỹ và chỉ số S&P500 trong thời điểm mà kỳ vọng nâng lãi suất của FED lên cao, đồng USD tăng kéo theo đó là dòng tiền đầu tư vào Mỹ sẽ tăng lên, khi thị trường chứng khoán Mỹ phục hồi thì các thị trường chứng khoán khác cũng sẽ có những phản ứng tích cực.
Trong ví dụ này và ví dụ 1 nêu trên có cùng thời điểm, do vậy sẽ có những mối tương quan với nhau, các bạn hãy xem xét và nêu lên những điểm cơ bản trong từng ví dụ để áp dụng cho các bài phân tích khác.
Mặc dù số liệu việc làm được công bố hồi đầu tháng 10 là không mấy khả quan, tuy nhiên với một lượng việc lạm được tạo ra như vậy cũng đủ để FED mạnh mồm rằng kinh tế vẫn rất tốt, tỉ lệ thất nghiệp vẫn duy trì ở 5.1%, con số tăng trưởng bảng lương là 0%, điều này làm giấy lên một mối nghi ngờ rằng lạm phát trong tương lai liệu có đạt được mục tiêu hay không? Thực tế con số quan trọng nhất trong báo cáo NFPs hiện thời là con số Average Hourly Earnings cơ.
Lý do? Vấn đề mà FED quan tâm nhất lúc này là GIẢM PHÁT. Mức thu nhập bình quân theo giờ cuả người lao động giảm có nghĩa là sức mua của người ta cũng sẽ giảm theo. Tiêu dùng vì đó mà ko tăng nổi, cầu tiêu dùng ko tăng thì lạm phát sẽ ko có, hay đúng hơn với tình huống hiện tại là GIẢM PHÁT sẽ càng ngày càng trầm trọng.
Đó là lý do ngay khi tin ra, market nhìn con số việc làm đẩy USDx bật cao nhưng sau đó traders đi đào sâu vào báo cáo NFPs. Cụ thể là con số thu nhập kia thì họ suy luận rằng khả năng tăng rate tiếp theo sẽ bị trì hoãn hơn do mối lo GIẢM PHÁT ngày càng tăng.
Một câu hỏi đặt ra ở đây là tại sao tin tức được công bố là như thế và cái mối lo của market về viễn cảnh lạm phát là thấp thì tại sao FED vẫn cứng miệng nói là kinh tế vẫn ổn và tiếp tục duy trì lộ trình nâng lãi suất? Điều này Tôi đã nói khá là nhiều lần rồi các bạn cũng đã biết.
Sau khi có được câu trả lời đó thì mấu chốt là lựa một thời điểm tốt nhất để go long USDJPY. Thực tế trong suốt quãng thời gian từ cuối năm 2014 đến tận thời điểm viết bài này thì USD vẫn là đồng tiền mạnh nhất trong rổ 8 đồng tiền chính.
Trong trường hợp này thị trường chứng khoán đóng vai trò dẫn dắt khi đạt đáy trước kéo theo đó lợi tức trái phiếu tăng lên.
Khi nhìn US stock tăng cao thì điều đầu tiên Tôi nghĩ đến đó là Gold và JPY sẽ biến động thế nào, vì những mối tương quan mật thiết đó mà những cái trade khi US stock đóng vai trò là thị trường dẫn dắt cho nên qua nhìn chart Gold sẽ biết được thời điểm hiện tại dòng tiền đang chạy về đâu. Cũng chính vì cái mối tương quan mật thiết giữa Gold và đồng JPY mà phần lớn trader vẫn đang áp dụng đó.
Trong bức hình trên vùng (1) đó là thời điểm để nhận biết xu hướng, là một IA trader sẽ đủ độ nhạy bén để biết rằng khi thị trường chứng khoán Mỹ tăng thì chứng khoán Nhật cũng sẽ được hỗ trợ (bản chất thương mại của 2 nền kinh tế lớn thứ 1 và thứ 4 thế giới này là như vậy).
Cây nến tăng trên chart lợi tức trái phiếu Mỹ đó là một signal báo hiệu xu hướng tăng của lợi tức trái phiếu Mỹ, nhìn sang chỉ số chứng khoán Mỹ đã tăng từ trước đó vài ngày, vậy là một speculator thì có thể quan sát thời điểm này mà vào lệnh với cặp USDJPY. Bởi vì cái kỳ vọng đồng USD tăng đã được xác nhận.
Số liệu kinh tế được công bố ngày 14/10 là tệ hơn so với kỳ vọng, bên cạnh đó là con số GDP được công bố là 6,9% nhưng thị trường chứng khoán China vẫn không tăng. Điều này cho thấy rằng kinh tế China đang rất yếu, mà khi kinh tế China suy yếu thì người ta sẽ nghĩ ngay đến việc quay sang short đồng JPY, bởi vì sao?
Nhật và China là 2 nền kinh tế lớn trên thế giới, thương mại của 2 quốc gia này với nhau là cực lớn. Một khi tiêu dùng China suy yếu, kinh tế trì trệ và đặc biệt là thị trường chứng khoán sụp đổ thì người ta sẽ nghĩ ngay đến việc Chính phủ Nhật sẽ phải thực hiện các biện pháp nới lỏng hơn nữa, điều này khiến cho cuộc họp của BOJ diễn ra vào ngày 16/10 đã nhắc đến ở phía trên.
Xét trên biểu đồ kỹ thuật, thời điểm ngày 16/10/2015 khi mà BOJ có cuộc họp chính sách là lúc mà các bạn thấy đồng JPY giảm tương đối mạnh trước đó, cặp USDJPY đã phá qua ngưỡng kháng cự tương đối vững. Sau khi giá break out khỏi đường kháng cự đó thì cũng là lúc các tín hiệu xác nhận rằng đã đến thời điểm go long cặp USDJPY.
Vùng (1) đó là những formation cộng với các tin tức cơ bản đã phân tích ở trên, vùng (2) đó là kết quả của kỳ vọng go long cặp USDJPY. Tại vùng (2) có xuất hiện mô hình chart parttern double bottom để xác nhận lại xu hướng tăng. Mục đích của ví dụ này là để giải thích cho các bạn hiểu về kỹ năng kết hợp phân tích cơ bản và kỹ thuật trong ngắn hạn.