Dead Cat Bounce, Bull Trap và Bear Trap, Timing trong giao dịch.
1. Dead Cat Bounce
Dead Cat Bounce, Bull Trap và Bear Trap, Timing trong giao dịch là gì?
Thuật ngữ này được sử dụng khá nhiều trong thị trường tài chính, và đặc biệt là thị trường chứng khoán và trao đổi tiền tệ. Trong quá trình giao dịch chắc chắn sẽ gặp rất nhiều thời điểm thị trường lao dốc nhanh chóng, và sau đó sẽ có một cú hồi lại. Thì cú hồi giá lại đó được gọi là một dead cat bounce, cú hồi giá lại thế này có thể diễn ra rất nhanh, và cũng có thể diễn ra tương đối lâu, tùy thuộc vào khung thời gian và xung lực của thị trường lúc đó.
Thường thì những trường hợp dead cat bounce này xảy ra vào thời điểm và vùng giá mà chúng ta không ngờ tới nhất, và đến khi nó đã diễn ra thì chúng ta mới có thể nhận ra được. Có rất nhiều người lầm tưởng rằng dead cat bounce là một sóng hồi và họ thường sử dụng những công cụ như fibonacci… để đo được bước phục hồi đó, tuy nhiên đó là một phần nhỏ, tức là chỉ là bề nổi của hiện tượng này thôi.
Theo Investopedia định nghĩa: “Dead Cat Bounce”
Sự phục hồi tạm thời từ một sự suy giảm ngắn hoặc dài hạn tùy thuộc vào thời điểm và sự kiện diễn ra trên thị trường, tiếp theo của sự phục hồi đó sẽ là sự sụt giảm mạnh mẽ hơn và thị trường tiếp tục xu hướng giảm. Một con mèo bị rớt xuống sau đó bật nhảy lên lần nữa để tiếp tục rơi xuống lại, sự hồi phục ngắn ngủi nhỏ trong giá của chứng khoán hay các món hàng khác.
Thường xuyên xảy ra hiện tượng này và thị trường sẽ bị gián đoạn một khoảng nhất định – hoặc các cuộc biểu tình nhỏ – nơi giá tạm thời tăng lên.
Đây có thể là một kết quả của một sự chốt lời hoặc cắt lỗ trong ngắn hạn, ngay sau khi thị trường lao dốc thì sẽ có những tâm lý lo sợ giá giảm sâu nữa, và bên cạnh đó là một tâm lý chốt lời đối với những trader đặt cược xu hướng giảm, và chính những áp lực từ việc thoát khỏi thị trường đó đã khiến cho giá có chút hồi lại, cũng trong giai đoạn đó sẽ có không ít nhà đầu tư tìm mức giá thấp để mua lên, hay còn gọi là bắt đáy.
Một con mèo nhảy lên để sau đó bị thả rớt lại là một mô hình giá thường được xác định trong các phân tích có phần trễ so với những gì market phản ứng. Các nhà phân tích có thể cố gắng để dự đoán rằng sự phục hồi sẽ chỉ là tạm thời bằng cách sử dụng một số công cụ kỹ thuật để dự đoán.
DEFINITION of ‘Dead Cat Bounce’
A temporary recovery from a prolonged decline or bear market, followed by the continuation of the downtrend. A dead cat bounce is a small, short- lived recovery in the price of a declining security, such as a stock. Frequently, downtrends are interrupted by brief periods of recovery – or small rallies – where prices temporarily rise. This can be a result of traders or investors closing out short positions or buying on the assumption that the security has reached a bottom. A dead cat bounce is a price pattern that is usually identified in hindsight. Analysts may attempt to predict that the recovery will be only temporary by using certain technical and fundamental analysis tools.
Hiện tượng Dead cat bounce chỉ xảy ra trong trường hợp thị trường giảm điểm, tức là một cuộc bán tháo, và sẽ có nhiều trường hợp nhầm tưởng dead cat bounce với một bull trap (phần tới Tôi sẽ nói về bull trap và bear trap). Việc sử dụng các indicator để xác định vùng giá sẽ hồi lên để từ đó tiếp tục xu hướng giảm là một việc làm tương đối khó, chúng ta chỉ có thể lựa điểm vào hợp lý với mức stop loss bé nhất mà thôi.
Thường trong một xu hướng giảm và các tin tức là cực kỳ bearish thì đa phần người ta sẽ chờ điểm hồi cao một chút để vào lệnh short tiếp, và xác xuất thành công trong những lệnh này tương đối cao, thay vì bắt đáy của thị trường chỉ để kiếm chác một vài pips, vài chục pips thì các bạn có thể kiên nhẫn tìm điểm hồi giá để có thể make được nhiều $ hơn trong khoảng thời gian ngắn hơn.
Hình thành dead cat bounce này là một phản ứng của tâm lý nhà đầu tư, mà ở định nghĩa ở trên Tôi cũng đã giải thích rồi. Bản thân Tôi trước đây cũng thường hay “bắt đáy” của thị trường, và thường thì xác xuất thua trên 80%, trải qua nhiều sai lầm khi thực hiện những giao dịch bắt dao rơi mạo hiểm đó Tôi đã quyết định là sẽ Follow the market chứ không chống lại market nữa.
Dead cat bounce có thể diễn ra trong thời gian rất ngắn hoặc cũng tương đối dài.
2. Bull trap và Bear trap.
Khái niệm về Bull Trap và Bear Trap có lẽ còn khá mới mẻ với đa số các trader mới bước chân vào thị trường, và cũng chính những cái trap này mà đã đánh lừa biết bao nhiêu con người và cũng chính vì nó mà bao nhiều nhân tài đã phải vất vả tìm kiếm những system thật hoành tráng để cốt ý làm sao tránh bị những quả lừa như thế.
Nhưng rồi tất cả đều vô vọng, bởi vì những cái động lực thật sự phía sau cái trap dó chính là đọc hiểu market sentiment, có thể nói nó là cái khó nhất trong tất cả các phần. Việc trong quãng đời trading gặp phải những cái trap như thế là chuyện quá bình thường và chắc chắn rằng ai cũng gặp phải những cái trap đó nhiều lần nữa.
“Theo anh Viet Currency:Bull Trap có nghĩa là nó có cái dạng như break down, nhưng thật sự thì không. Sau vài ngày “break down” tự nhiên nó xoay chiều đi lên lại, làm cho người ta hố vì nghĩ nó sẽ đi xuống luôn, vì thế mới sinh ra danh từ TRAP. Đó là định nghĩa của chữ TRAP (cái bẩy). Bull là vì hướng đi của nó là UP.
Bull trap xảy ra trong một DOWN TREND và tới một mức nào đó, thường thường là trong một consolidation phase (stock đi ngang). Sau đó nó pop up lên, làm cho người ta tưởng là the selling đã hết nên nhảy vào. Sau đó vài ngày thì nó quay đầu đi xuống lại, làm cho những người nhảy vào kẹt chân, hay sập bẩy. Những người nhảy vào lúc đó là bullish cho nên mới gọi là bull. Còn bị kẹt chân vì sập bẩy nên gọi là trap. Hai cái nhập lại gọi là bull trap.
Bear trap thì ngược lại, thường xảy ra trong một UP TREND. Giá stock đang lên, rồi consolidate(củng cố). Đột nhiên rớt xuống. Cái rớt đó làm cho mấy chú bên ngoài tưởng là một down trend đã bắt đầu nên nhẩy vào short, vì họ là bear. Sau vài ngày giá nhẩy lên lại. Mấy chú đó cũng bị kẹt chân. Và cũng là một cái trap. Cho nên tên nó là bear trap.”
Bull trap và bear trap có nhiều dạng chứ không nhất thiết phải như những gì đã nói ở trên, theo quan điểm này là của cá nhân Tôi: Bull trap là một dạng đánh lừa khi giá tăng lên, và bear trap là một dạng đánh lừa khi giá giảm xuống.
Bull trap có thể là một xu hướng giảm mạnh, sau đó giá hồi lại tương tự như dead cat bounce, và sau đó giá tăng lên vượt ngưỡng kháng cự nên người ta lầm tưởng là đã đảo chiều, một trường hợp khác là giá đã tăng mạnh và sau đó tạo một mô hình (formation) xác nhận là sẽ tiếp tục xu hướng tăng nữa nhưng mà sau đó thì tạo một cái bull trap và giá đảo chiều giảm mạnh.
Còn bear trap cũng thế, có hai trường hợp theo Tôi: một là khi giá giảm mạnh và có điều chỉnh lại gọi là bounce rồi sau đó tạo một formation break out giảm tiếp làm cho trader lầm tưởng đó là một xu hướng giảm tiếp diễn, lúc này người ta sẽ tiếp tục vào lệnh short nhưng sau đó không lâu thì giá đảo chiều tăng mạnh, thứ hai là trường hợp giá tăng mạnh và tạo một formation giảm, cũng hình thành một vùng break out giảm nhưng chỉ sau đó không lâu thì giá lại tiếp tục đảo chiều tăng, khiến cho không ít trader bị đánh lừa.
Theo Investopedia định nghĩa: “Bull Trap”
Là một tín hiệu giả cho thấy một xu hướng giảm trong một tín hiệu đảo chiều của thị trường, trong một bull trap thì giá sẽ có những tín hiệu đảo chiều tăng, nhưng thực tế là giá chỉ tăng tới một ngưỡng kháng cự và tiếp tục xu hướng giảm, và dạng bull trap này xảy ra khi các mô hình hoặc tín hiệu đảo chiều tăng là rõ ràng.
DEFINITION of ‘Bull Trap’
A false signal indicating that a declining trend in a stock or index has reversed and is heading upwards when, in fact, the security will continue to decline. A bull trap often causes some investors to buy the stock, but because the stock continues to decline after the initial signal, those who bought in are “trapped” in a bad investment.
Theo Investopedia định nghĩa: “Bear Trap”
Một tín hiệu sai rằng xu hướng tăng của một cổ phiếu hay các thị trường khác trong một tín hiệu đảo chiều của thị trường. Một cái bẫy giảm giá khi các trader đang đặt lệnh short trên thị trường, nhưng thực tế là giá chỉ giảm trong một thời điểm nhất định sau khi đã tạo mô hình đảo chiều để đánh lừa các trader, sau đó giá tiếp tục xu hướng tăng trở lại.
Nhà đầu tư luôn nên xem xét một lệnh dừng lỗ khi thực hiện giao dịch, để tránh những tổn thất nặng nề, có thể đi xa khỏi một cái bẫy giảm giá. Hầu hết các nhà đầu tư đã rơi vào một cái bẫy giảm giá sớm trong các phiên giao dịch, và phân tích rằng đó là một xu hướng giảm đã được xác nhận, những trường hợp như thế này xảy ra khá nhiều lần.
DEFINITION of ‘Bear Trap’
A false signal that the rising trend of a stock or index has reversed when it has not. A bear trap prompts traders to place shorts on the stock or index, since they expect the underlying to decline in value. Instead of declining further, the investment stays flat, or slightly recovers.
Investors should always consider a stop-loss order when executing trades, in order to avoid the heavy losses that can come out of a bear trap trade. Most investors who fall into a bear trap do so early in the trading session, and analyzing opening bell trends should indicate how often a particular investment falls in value early in the day, compared to later on.
Dưới đây là một vài ví dụ về Bull trap và Bear trap mà các bạn thường gặp, trong nghiệp trading chắc chắn sẽ phải gặp rất nhiều lần. Cho nên tầm quan trọng của đọc hiểu market sentiment và đặt stop loss là một điều không thể thiếu khi phân tích để vào lệnh.
3. Timing trong giao dịch.
Đây có thể được xem là phần rất khó mà có lẽ chỉ sau đọc hiểu market sentiment. Tôi cũng không biết phải lý giải thế nào với thuật ngữ này, timing là một phạm trù khá là trừu tượng theo cá nhân Tôi. Đọc hiểu được market sentiment cộng với đó là kết hợp cả các formation và biết được xung lực của thị trường rồi nhưng phần không thể thiếu đó là thời điểm nào tốt nhất để vào lệnh.
Có thể các bạn dự đoán đúng xu hướng và vào được điểm vào tốt, nhưng thời điểm vào chưa hợp lý thì cái khoảng thời gian ngồi lại trong thị trường sẽ lâu hơn và do đó sẽ tác động đến tâm lý trong quá trình trade của các bạn. Trong suốt quãng đời làm trader chắc chắn các bạn sẽ không thể nào đoán đúng timing liên tục được, mà may mắn thì chỉ một số ít lần làm được. Việc xác định Timing này cũng được nhiều người cố gắng tìm hiểu, nghiên cứu làm thành những bộ system hoành tráng.
Trong quan niệm của Tôi xác định timing trong giao dịch ngoài những phân tích liên thị trường kết hợp với các yếu tố formation thì còn có những kỹ năng phải tôi luyện theo thời gian. Sẽ có nhiều thời điểm các bạn sẽ hình thành được một kỹ năng liên kết news được công bố với sự kiện hiện thời, có thể sẽ là con số này được công bố thì market sẽ chuyển hướng quan tâm sang một con số khác, và do vậy người ta sẽ kỳ vọng cái tương lai đó dựa trên những data đã có được. Có lẽ cái câu hỏi KHI NÀO giá sẽ chạy là câu hỏi khó nhất trong trading,
Trong khi TA là nghệ thuật giúp chúng ta tiên đoán thời điểm vào lệnh và thoát lệnh, FA là giúp chúng ta đọc hiểu được market sentiment. Tất cả cũng chỉ mang tính tương đối và không có ai có thể đoán biết thành công được.
Nếu là một day trader hay swing trader thì việc xác định Timing sẽ càng trở nên quan trọng hơn, chắc chắn trong đời trading của các bạn có rất nhiều lần vào lệnh và hit stop loss xong thì đảo chiều theo đúng phân tích, có quá nhiều lần luôn ấy chứ, thành ra khái niệm Timing này là một phạm trù rất khó có thể giải thích, chỉ là may mắn và kỹ năng của mỗi trader thôi.
“Trading không khó, Timing mới thật sự là khó hơn nhiều”
4. Kỹ năng kết hợp 3 yếu tố trên với timing hiệu quả nhất.
Kỹ năng này đòi hỏi phải kiên trì theo thời gian, chăm chỉ đọc sách, đọc các tin tức và viết ra các nhận định của cá nhân. Không sợ phân tích sai, chỉ sợ không giám nói lên ý kiến của bản thân mà thôi. Tôi cũng không biết phải nói thế nào, vì những kỹ năng này hình thành trong tư duy của Tôi và Tôi cũng cố gắng viết nó ra thành các bài phân tích với điểm vào cho Tôi cái stop loss là bé nhất rồi.
Các ví dụ xuyên suốt từ đầu loạt bài viết tới giờ Tôi lấy cũng khá nhiều, cộng với đó là trong loạt bài thực hành sau đây Tôi sẽ lấy thêm nhiều ví dụ khác nữa.
Về kiến thức phân tích và các mối tương quan Tôi cũng đã hệ thống lại, tuy là chưa thể nào hoàn hảo nhưng các bạn có thể dựa vào những mối tương quan đó để hình thành nên kỹ năng phân tích cho riêng mình. Kiên trì và ham học hỏi, nỗ lực và không ngừng phấn đấu thì chắc chắn các bạn sẽ thành công trong nghiệp trading này.
Loạt bài tiếp theo là thực hành áp dụng những kiến thức cơ bản và kỹ thuật học được vào giao dịch thực tiễn, bên cạnh đó Tôi cũng sẽ hướng dẫn cách đọc hiểu tin tức và hình dung được từng sự kiện được market quan tâm.
Một phần khá quan trọng đó là phương pháp lập kế hoạch giao dịch trong từng sự kiện diễn ra trong tuần sắp tới, những kinh nghiệm này là của riêng cá nhân Tôi, có thể nó chỉ phù hợp với bản thân Tôi và phương pháp giao dịchnày thích hợp với riêng Tôi hơn, các bạn hãy cân nhắc kỹ khi thực hành theo phương pháp lập kế hoạch giao dịch này!