Kết hợp phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật (phần 4: Hướng dẫn giao dịch thực chiến với Day Trader và Swing Trader).
Hướng dẫn giao dịch thực chiến với Day Trader và Swing Trader
Đây là bài viết tiếp theo trong serie hướng dẫn giao dịch thực chiến với Day Trader và Swing Trader. Các bạn có thể xem lại phần trước tại đây.
Ví dụ 5: Kỳ vọng go long cặp EURUSD trong giai đoạn mối lo nợ công khu vực EU lên cao, thỏa thuận nợ công Hy Lạp và triển vọng kinh tế EU lên cao.
Vừa qua Tổng giám đốc IMF cho biết sẽ không mua thêm trái phiếu chính phủ Hi Lạp nữa cũng như nới hạn trả nợ cho nước này, và cũng khẳng định thêm rằng Hi Lạp sẽ phải thanh toán đầy đủ các khoản nợ. Như vậy trong diễn biến lúc này thì việc Hi Lạp trả được khoản nợ đó là gần như không thể, và trường hợp xấu nhất xảy ra là Hi Lạp sẽ phải tuyên bố vỡ nợ và đương nhiên sẽ tách ra khỏi Eurozone.
Tôi thì lại nghĩ nếu Hi Lạp vỡ nợ thì không chỉ riêng quốc gia này mà sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến toàn khối, điển hình trong đó Italy (132,1%), Bồ Đào Nha (130,2%), Ireland (109,7%), Cyprus (107,5%) và Bỉ (106,5%). Ý là quốc gia chủ lực trong khối và điều hiển nhiên nếu Ý cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự Hi Lạp thì sự sụp đổ của đồng EUR là điều được dự báo trước.
Với luận điệu vừa đấm vừa xoa theo kiểu một mặt dứt khoát không xóa nợ cũng như nới hạn thời gian trả nợ cho Hi Lạp, mặt khác khuyên chỉnh phủ Hi Lạp nên tiếp tục tập trung cải cách kinh tế hợp lý hơn là trong chờ vào những cuộc đàm phán cứu trợ với các chủ nợ.
Nếu Hi Lạp vỡ nợ thì sẽ là một rủi ro lớn trong phát triển kinh tế toàn cầu, còn nhớ năm trước đó Tây Ban Nha cũng từng rơi vào trường hợp tương tự Hi Lạp, nhưng để đảm bảo sự ổn định trong khối và đương nhiên là Tây Ban Nha là quốc gia đóng góp % GDP toàn khối là lớn hơn nhiều so với quốc gia nhỏ bé Hi Lạp, do vậy sự ưu ái sẽ vẫn là điều người ta đoán biết được.
Trong một báo cáo gần đây số liệu do Cơ quan thống kê của Liên minh châu Âu (Eurostat) công bố ngày 21/4 cho biết tính đến cuối năm 2014, nợ công ở Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) lên tới 91,9% Tổng sản phẩm nội khối (GDP), mức cao nhất kể từ khi lưu hành đồng euro được vào năm 1999. (Gafin.vn).
Mặc dù các chính phủ đã có nhiều nỗ lực trong việc kìm chế chi tiêu công, song với nhịp độ tăng trưởng như hiện nay ở mức thấp và nhu cầu tiêu dùng thấp vẫn khiến tỉ lệ nợ công tiếp tục tăng cao. Đúng là trong lúc này đây vấn nạn nợ công là một trong những vấn đề cấp bách nhất mà không chỉ Eurozone mà hầu hết các quốc gia phát triển đang phải đương đầu, điển hình là Nhật Bản.
Mặc dù là quốc qua có tỉ lệ nợ cao nhất thế giới, nhưng khác với các quốc gia khác chính phủ Nhật nợ chính người dân của mình, là một quốc gia xuất khẩu là trọng yếu, nên chính phủ Nhật sẽ không mong muốn đồng tiền của mình tăng giá quá cao, tuy là nước nợ rất nhiều nhưng Nhật lại là quốc gia an toàn nhất nếu xảy ra biến động nợ công toàn cầu, lý do vì sao, chính phủ Nhật có thể in tiền để trả cho người dân của mình mà không cần phải vay mượn, khác với các quốc gia khác, nợ của Nhật hầu hết là quốc nội.
Quay trở lại tình hình nợ Eurozone Tôi nhận thấy rằng nếu bây giờ Hi Lạp vỡ nợ và không có khả năng chi trả thì sẽ kéo theo hệ lụy rất khó kiểm soát, ai giám đảm bảo rằng các quốc gia khác có tỉ lệ nợ cao như đã nêu trên không rơi vào tình cảnh như vậy, bong bóng nợ sẽ khiến cho nền kinh tế trở nên lệ thuộc và có thể rơi vào tình trạng khủng hoảng triền miên.
Để đơn giản hơn trong việc hình dung những tác động mà 3 gói QE của Mỹ mang lại và từ đó tiên đoán về những gì mà QE của ECB sẽ mang lại trong tương lai các bạn quan sát bức hình sau.
Đàm phán xóa một phần nợ và hoãn thời gian trả nợ không đi đến hồi kết buộc chính phủ Hi Lạp phải huy động lượng tiền trong dân để có thể trả phần nợ, tuy nhiên theo một nguồn tin mới nhận được thì lượng huy động đó cũng chỉ đủ để chi trả một phần nợ 770 triệu EUR và thanh toán lương cho công chức.
Với hi vọng sẽ giảm bớt gánh nặng cho Eurozone trong ngắn hạn và không phải tuyên bố vỡ nợ cũng như rời khỏi khối là mong muốn không chỉ riêng Hi Lạp mà Tôi nghĩ các quốc gia khác trong khối cũng không muốn điều này xảy ra, nó sẽ gây tác động rất xấu đến nền kinh tế toàn khu vực và gây thiệt hại rất lớn cho khu vực đồng tiền chung.
Trên đây là những nhận xét của cá nhân Tôi, Tôi nghĩ rằng vào ngày mai khi đến kỳ hạn trả nợ Hi Lạp sẽ có thể đàm phán để trả được phần nào đó trong khoản nợ khổng lồ, và có thể đàm phán hoãn thời gian trả nợ thêm, trong khi đó ECB sẽ tiếp tục mua thêm trái phiếu để duy trì hoạt động cho chính phủ Hi Lạp và tránh trường hợp xấu Hi Lạp buộc phải tách khỏi khối, có thể trong quan điểm của nhiều trader khác Hi Lạp tách khỏi khối sẽ là trút bỏ bớt gánh nặng cho toàn khối.
Kết thúc phiên họp ngày 15/4, ECB quyết định giữ lãi suất ở mức thấp kỷ lục và cam kết sẽ tiếp tục thực hiện QE theo đúng lộ trình. Ngoài ra, ECB cho biết sẽ tiếp tục hỗ trợ các ngân hàng Hy Lạp thông qua chương trình hỗ trợ thanh khoản khẩn cấp (ELA) miễn là họ còn khả năng trả nợ và có đủ tài sản để thế chấp. Như vậy tại phiên họp vừa qua ECB quyết định sẽ giúp Hi Lạp trong trường hợp nước này còn đủ khả năng thế chấp.
Một điều cần nhắc đến là trong giai đoạn này sau khi đã thực hiện chương trình QE được một khoảng thời gian tương đối dài thì những dấu hiệu tích cực đang nhận thấy rõ trong nền kinh tế EU. Về các số liệu kinh tế các bạn vui lòng check lại chứ Tôi không liệt kê ra nữa. Mục đích của QE cũng là để vực dậy nền kinh tế, kéo thị trường chứng khoán đi lên, kích thích giới đầu tư… thế nhưng QE lại gây nên mất giá đồng tiền, lạm phát tăng cao. Vậy nên ECB sẽ phải lường trước được những điều này trước khi thực hiện QE.
Trong một khoảng thời gian dài đó lạm phát vẫn không hề tăng, đó cũng mà một mối lo không chỉ riêng gì ECB mà hầu hết các quốc gia trên thế giới. Dù vậy trong buổi họp báo sau đó, Chủ tịch Mario Draghi khẳng định ngân hàng trung ương không có ý định rút ngắn thời gian hay cắt giảm quy mô của QE. Ông Draghi nói:
“Trong bất kỳ trường hợp nào, chương trình mua trái phiếu vẫn sẽ kéo dài đến cuối tháng 9/2016 như dự kiến, cho đến khi tỷ lệ lạm phát tăng ổn định lên 2% trong trung hạn”. Thậm chí, ông Draghi rất ngạc nhiên khi có đồn đoán cho rằng, ECB sẽ sớm rút lui khỏi QE khi kinh tế phục hồi. (gafin.vn).
Thêm một chút tình hình kinh tế Mỹ thời gian qua, sau những số liệu đáng thất vọng về công nghiệp và nguyên nhân là do USD tăng giá quá mạnh tác động xấu đến xuất khẩu của Mỹ và thêm nguyên nhân nữa là giá dầu giảm sâu khiến cho các doanh nghiệp phải cắt giảm đầu tư vào thiết bị mới. Do vậy khả năng nâng lãi suất vào lúc này có thể sẽ vẫn còn là dấu hỏi. Một mặt FED không muốn nâng lãi suất sớm, mặt khác lại muốn đồng USD tăng để thu hút đầu tư vào Mỹ, thu hút lượng USD chảy về Mỹ nhiều hơn.
Thế nhưng cái kỳ vọng đó không thực sự khiến cho nhà đầu tư an tâm, bởi vì người ta nhìn các số liệu kinh tế của Mỹ không thật sự tốt, những phát biểu của FED rằng kinh tế Mỹ đang phục hồi thực chất là để trấn an nhà đầu tư.
Đồng EUR đã suy yếu quá nhiều so với đồng USD trong suốt từ năm 2014 đến bây giờ và điều đó cho thấy rằng kinh tế EU đang khủng hoảng như thế nào, các lệnh trừng phạt mà Nga áp dụng với EU cũng là một đòn đau mà EU đang phải hứng chịu. Dù các biện pháp kích thích kinh tế được áp dụng đó đã phần nào giúp cho nền kinh tế phục hồi, các hoạt động thương mại với những đối tác quan trọng đã được cải thiện. Cặp EURUSD chạm đáy thấp nhất với USD kể từ 2002, đó dường như là một mối lo mà những người nắm giữ EUR đang lo ngại.
Trên phương diện kỹ thuật cặp EURUSD đã chạm đáy thấp nhất kể từ 2002 và phục hồi lên lại sau khi chương trình QE được thông qua một thời gian. trên chart lúc này đang tạo mô hình double bottom. Cũng chính vì tỉ trọng của EUR trong chỉ số USD Index là hơn 50% cho nên tương quan cặp EURUSD và USD Index là gần như giống nhau.
Cũng trong chart dưới đây cặp EURJPY có bước phục hồi tương đối tốt. Đồng JPY giảm mạnh trong giai đoạn mà các central bank thực hiện kích thích kinh tế, các chỉ số chứng khoán đều tăng trưởng rất ấn tượng, đặc biệt là China, Mỹ và Nhật. Với giao dịch này thì không phải dành cho một speculator mà là với một investor dài hạn.
Với thời điểm như trong hình vẽ thì điểm vào hợp lý sẽ là 1.060-1.066. Stop loss sẽ là dưới đáy thấp nhất trước đó.
Ví dụ 6: Kỳ vọng short cặp EURCAD trong bối cảnh giá dầu phục hồi, đồng CAD tăng và đồng EUR giảm mạnh sau khi ECB phát biếu về khả năng sẽ cần phải gia tăng hơn nữa trong chương trình QE hiện thời vào tháng 12. (19/10-25/11/2015)
Trong phương thức phân tích liên thị trường có rất nhiều cách, tuy nhiên với Tôi thì kỳ vọng theo sự kiện tương lai dựa vào những yếu tố cơ bản hiện hữu, mặc dù là kỳ vọng theo những sự kiện đó nhưng cũng phải có cơ sở chắc chắn để mà tiên đoán chứ không phải là đoán mò và follow the market có lẽ là phù hợp nhất, bởi vì Tôi quan niệm nó tạo cho Tôi cảm giác chắc chắn và an toàn mỗi khi vào lệnh, dù có sai thì mức stop loss cho mỗi lệnh cũng không cao.
Nghệ thuật trade của mỗi người một khác, cùng là những tư duy phân tích như thế này nhưng cách vào lệnh của Tôi rất linh hoạt, không cứ phải là phân tích thế là trade cũng phải thế. Các nhận định liên thị trường sẽ giúp Tôi cảm thấy chắc chắn trong mỗi khi đặt tiền vào market.
Với sự kiện hiện thời có thể nói là follow the market, sau khi giá dầu phục hồi thì đồng CAD sẽ là đồng tiền được hưởng lợi đầu tiên và cũng dễ dàng tiên đoán nhất. Chắc hẳn trong suốt 2 tuần qua khi các cuộc xung đột của Nga nhằm vào nhà nước hồi giáo IS, Mỹ tiến hành cắt giảm số lượng giàn khoan dầu và thêm vào đó là những thỏa thuận về hạt nhân Iran đạt được… đã đẩy giá dầu lên mức cao hơn 50$/ thùng.
Tuy nhiên trong vài phiên gần đây do những động thái từ OPEC khi tuyên bố sẽ kiên quyết không cắt giảm sản lượng khai thác vào năm 2016, những thông tin trên đã tạo nên một tuần đầy biến động của giá dầu. Đồng CAD vì thế mà cũng đã tăng rất mạnh trong vòng 2 tuần qua về lại mức gần với thời điểm BOC cut rate ngày 15/7 vừa qua.
Có phải nỗ lực cut giảm lãi suất để thúc đẩy xuất khẩu của Canada đã thất bại, không hẳn như thế, khi BOC thực hiện chính sách cut giảm lãi suất trong bối cảnh giá dầu đang ở mức rất thấp, bong bóng chứng khoán đang trở thành tâm điểm khi thị trường chứng khoán Mỹ giảm điểm kỷ lục trong 2 phiên giao dịch. Sự kiện trên đã buộc BOC phải cut rate bởi vì thị trường lớn nhất của Canada là Mỹ, lúc bấy giờ tiêu dùng của Mỹ giảm đáng kể, lạm phát tiêu dùng hầu như không có, các khoản chi tiêu của người dân giảm đi rất nhiều và chắc
chắn cú shock chứng khoán đã khiến tâm lý của một đại bộ phận nhà đầu tư trở nên mong manh và đẩy họ vào tâm thái hoang mang lo sợ. Khi sức chịu đựng đã đạt đến cực điểm thì cũng là lúc mà những đồn đoán về việc nâng lãi suất của FED lên cao nhất, nhưng thử hỏi trong một nền kinh tế đang khủng hoảng, lạm phát không có thì FED có giám nâng lãi suất không?
Chính vì FED lo ngại rằng nâng lãi suất sẽ không những không kéo đồng USD, thị trường chứng khoán đang rơi vào vùng con gấu mà lại nâng lãi suất nữa thì sẽ càng trở nên bearish hơn, bởi vì tâm lý của các nhà đầu tư chứng khoán rất là bearsih với các sự kiện nâng lãi suất mà. Cũng không phải là không thể nâng, bởi vì lãi suất hiện tại của FED là đang rất thấp, dù có nâng lên 0.5% thì cũng không quá đáng ngại với đại bộ phận nhà đầu tư. Các số liệu kinh tế cũng chưa thật sự tốt cho nên FED sẽ không mạo hiểm hike rate đâu.
Nói thêm về các lý do chọn go long đồng CAD: ngoài việc giá dầu phục hồi thì các số liệu kinh tế Canada công bố là tương đối tốt, đặc biệt là số liệu lao động rất tốt. Kinh tế chưa rơi vào suy thoái nên sự kiện lãi suất của BOC không không gây bất ngờ cho giới đầu tư, mà ngược lại quyết định giữ nguyên lãi suất cơ bản hiện thời chính là minh chứng rằng đồng CAD sẽ có được sự hỗ trợ trong khoảng thời gian vài tuần tới, nếu như giá dầu vẫn được giao dịch ở mức trung bình như hiện tại.
Ngay sau sự kiện lãi suất của BOC sẽ là những tin tức rất quan trọng của ECB, trong tuần vừa qua ECB đã lên tiếng rằng sẽ có thể phải sử dụng một biện pháp tác động vào kinh tế mạnh hơn, kỳ thực là market đang nghĩ rằng khi nào ECB sẽ tăng thêm lượng QE vào thị trường.
Trong bối cảnh hiện tại việc ECB nới lỏng sẽ kích thích kinh tế tăng trưởng, nhưng mặt khác thị trường chứng khoán đang trên đà phục hồi tốt như vậy thì chắc hẳn ECB cũng như các central bank khác sẽ kiên nhẫn chờ đợi và có thể là sẽ kỳ vọng rằng lạm phát trong tương lai sẽ tăng lên.
Trên chart USD Index là một flag parttern đang hình thành và xu hướng vẫn chưa thật sự chính xác khi những đồn đoán về vấn đề lãi suất của FED chưa thật sự rõ ràng, có thể tin rằng khi có một market sentiment thật sự mạnh thì sẽ là tín hiệu phá vỡ parttern này.
Với riêng cá nhân Tôi thì tôi vẫn kỳ vọng rằng kinh tế Mỹ sẽ được cải thiện, đồng USD sẽ tăng lên tiếp nếu như ECB quyết định tăng lượng QE vào thị trường và FED có những tác động tích cực hoặc sẽ chờ đợi thêm thời gian và những biến chuyển tích cực của thị trường lao động để quyết định rằng có nâng lãi suất hay không.
Tôi xin được dừng phần ví dụ ở đây, các ví dụ như thế này sẽ còn rất nhiều trong những bài viết theo từng sự kiện trên website và trang cá nhân của Tôi. Các ví dụ là để các bạn nắm vững hơn các kiến thức và biết vận dụng vào trading, điều quan trọng là các bạn phải tự mình phân tích được, hiểu được những cái nền tảng đã học được để áp dụng vào trong thực tiễn.
zestoretic 10 mg
drug levaquin
trust pharmacy zithromax pak modafinil tablet price in india voltaren accutane prescription australia lopressor 12.5 mg tablets
accutane 2019
augmentin 600 42.9 mg
ventolin order
zoloft generic tablet price
lisinopril 3973 buy zithromax online without a prescription lyrica cheap price where can i buy genuine viagra viagra prescription online canada zoloft 250 mg daily can you buy albuterol otc
professional pharmacy
drug doxycycline
strattera 40 mg price
price of metformin 850 mg lyrica usa lasix water pills best generic zoloft retin a face cream canadian pharmacy world
lisinopril 10 mg tablet price
lisinopril over the counter