phương pháp giao dịch theo tin tức
Tháng mười 1, 2022

Kết hợp phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật (phần 1: phương pháp giao dịch theo tin tức).

By habinh

1. Kết hợp phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật

Trading là một chuỗi ngày dài học hỏi, đúc rút kinh nghiệm từ chính những sai lầm của bản thân! Câu nói này chính là nguồn cảm hứng để Tôi cố gắng hơn nữa, kiến thức của Tôi cũng như kinh nghiệm có thể còn quá kém so với nhiều trader khác, thế nhưng Tôi vẫn rất muốn cống hiến những gì mình học được, những trải nghiệm thực tế của bản thân và những kỹ năng trong phân tích đến với tất cả các bạn, với mong muốn là cộng đồng Trader Việt sẽ phát triển lớn mạnh, tất cả các trader đều có thể kiếm được tiền từ market hung bạo này.

phương pháp giao dịch theo tin tức
Phương pháp giao dịch theo tin tức

Phân tích liên thị trường là rất bao la rộng lớn, không có một sự kiện nào giống sự kiện nào, và cho dù cùng một sự kiện như thế nhưng bối cảnh khác nhau, thời điểm khác nhau thì cái kỳ vọng cũng sẽ khác nhau luôn. Cho nên các bạn cũng cần phải thật sự linh hoạt trong từng nhận định, các quyết định nương theo market hay kỳ vọng sự kiện diễn ra trong tương lai sẽ phụ thuộc vào khả năng của mỗi trader, cùng với đó là niềm đam mê với thị trường tài chính này của các bạn lớn đến mức nào.

Riêng cá nhân Tôi có lẽ là dành khoảng trên 14h mỗi ngày ngồi bên market đó.

Với mục đích giúp cho các bạn đọc có thể tự thực hành kết hợp các yếu tố phân tích cơ bản và kỹ thuật trong từng nhận định liên thị trường thì trong loạt bài này Tôi sẽ chia làm 2 phần: Phần đầu tiên là hướng dẫn đọc hiểu tin tức và kỹ năng lập kế hoạch giao dịch theo từng sự kiện HOT NHẤT của market, phần thứ hai là những ví dụ thực tiễn trong từng giao dịch ngắn hạn đối với day trader và swing trader.

2. Kỹ năng đọc tin tức trên Forexfactory và phương pháp giao dịch theo tin tức:

Trước khi đi đến phần đọc hiểu tin tức được công bố thì các bạn hãy chắc chắn rằng đã nắm vững các chỉ số kinh tế quan trọng, những chỉ số được công bố trên: http://www.forexfactory.com/calendar.php. Những cái này thuộc về những yếu tố nền tảng và bắt buộc phải có trong quá trình phân tích, cho nên các bạn cần phải tìm ở các nguồn tài liệu khác để chắc chắn rằng đã hiểu những tin tức này là gì và tác động thế nào đến thị trường.

Kỹ năng đọc tin tức trên Forexfactory
Kỹ năng đọc tin tức trên Forexfactory

Nếu bạn nào đam mê có thể tìm đọc cuốn: “The secret of economic indicator” của tác giả Bernard Baumohl để tìm hiểu sâu hơn các chỉ số kinh tế của Mỹ và từ đó sẽ hình dung được các chỉ số tương tự với các nền kinh tế khác. Ngoài ra những kiến thức cơ bản như là các chính sách tiền tệ của các quốc gia và phương thức thực hiện các chính sách đó như thế nào thì các bạn cần tìm hiểu ở các nguồn khác, Tôi sẽ không nhắc lại nữa.

Thêm một kinh nghiệm cá nhân Tôi đó là các chính sách tiền tệ của các central bank khác sẽ xoay quanh FED, có nghĩa là những central bank kia có xu hướng nương theo những chính sách mà FED đã đưa ra. Lý do vì sao thì các bạn trao đổi riêng với Tôi. Mối liên hệ giữa các số liệu được xem là một kỹ năng quan trọng trong phân tích liên thị trường, sẽ có một vài số liệu các bạn phải so sánh với cùng kỳ năm ngoái hoặc cũng có những số liệu chỉ cần so sánh với số phát hành trước đó.

Tôi lấy một ví dụ nhé: Báo cáo NFP chẳng hạn, trong báo cáo về thị trường lao động về cơ bản là có 3 con số:

Báo cáo việc làm phi nông nghiệp của Mỹ
Báo cáo việc làm phi nông nghiệp của Mỹ

Trong báo cáo này có 3 thông số chính là thay đổi việc làm phi nông nghiệp, tỉ lệ thất nghiệp và tăng trưởng mức lương theo giờ trong tháng trước đó. Tôi không có ý nói các bạn không chịu đọc hiểu tin tức nhưng Tôi giám chắc 90% trader không đào sâu các con số trong báo cáo này mà chỉ nhìn sơ qua cái số liệu được công bố trên forexfactory. Các con số này khi được công bố chỉ mới là bề nổi của những số liệu đó, tức là chỉ mới là con số tổng quát, nó chưa nói lên được điều mà các trader nhà nghề mong muốn.

Điều mà Tôi muốn nhấn mạnh ở đây là sẽ có nhiều thời điểm báo cáo NFP được công bố và chỉ sau đó chừng 15-30 phút là đồng USD đảo chiều quay ngược lại, tại sao lại như thế? Câu hỏi này có lẽ là tương đối khó và mới mẻ với đa phần các bạn, bởi vì sao? Khi báo cáo này được công bố thì các IA trader và các trader nhà nghề sẽ tìm đọc báo cáo gốc của nó, đào bới tơi bời trong đó xem các con số chi tiết cho từng ngành nghề, từng phân nhóm ngành hàng của Mỹ.

Tại sao lại phải làm như vậy? Bởi vì nền kinh tế Mỹ tiêu dùng trong nước chiếm 70% tổng GDP, và người dân Mỹ chủ yếu vay tiền để mua nhà (theo thống kê người dân Mỹ vay 80% giá trị căn nhà và dùng chính căn nhà đó để thế chấp), bên cạnh đó các dịch vụ y tế, sức khỏe… là những nhóm ngành hàng quan trọng nhất, là những phân khúc quan trọng nhất trong nền kinh tế Mỹ.

Và khi họ lục tung cái báo cáo đó thì có thể trong một vài nhóm ngành hàng cụ thế con số thị trường lao động là không như những gì báo cáo NFP tổng hợp đưa ra

Có thể nhiều trường hợp xảy ra như là số liệu NFP tốt nhưng các con số thật sự trong từng hạng mục lại có một vài điểm nghi ngờ khiến cho tâm lý của nhà đầu tư thay đổi, hoặc có thể báo cáo NFP không tốt nhưng khi đào sâu các số liệu trong đó người ta phát hiện ra số liệu việc làm của các ngành hàng chủ chốt lại tốt chẳng hạn thì ngay sau đó đồng USD sẽ quay đầu ngay.

Mấu chốt ở đây là khi nào thì chúng ta cần đào sâu báo cáo, và khi nào thì không cần? Câu hỏi này tương đối khó, thế nhưng đòi hỏi một chút kỹ năng, với riêng cá nhân Tôi thì trong từng bối cảnh mà Tôi sẽ quyết định có cần phải lục lọi báo cáo chi tiết hay không: ví dụ như trường hợp kinh tế Mỹ đang suy yếu, thị trường chứng khoán giảm, lạm phát không tăng và các số liệu khác không tốt thì khi báo cáo NFP ra xấu hơn kỳ vọng, lúc này con số đó là thật và cũng chả cần phải kiểm chứng làm gì.

Thế nhưng trong trường hợp khác khi kinh tế đang có dấu hiệu tốt lên mà báo cáo NFP là tệ hơn nhiều so với dự báo thì lúc này rất cần phải đào sâu báo cáo đó để xem số liệu ngành nghề nào xấu và số liệu những ngành chủ chốt của kinh tế Mỹ thế nào. Đó là một chút kinh nghiệm nhỏ trong cách nhìn nhận về chỉ số NFP, sẽ còn nhiều trường hợp khác nữa chứ không bó hẹp trong phạm vi này được.

Bạn nào muốn tìm hiểu về thành phần % tỉ trọng của GDP Mỹ thì có thể đọc ở bài viết này: http://intermarketanalysisblog.com/2015/10/14/cach- thuc-theo-doi-cac-chi-so-kinh-te-cua-nen-kinh-te-hoa-ky/. Việc tìm kiếm báo cáo các bạn có thể vào Google search là sẽ có cho bất cứ báo cáo nào.

Trên đây chỉ mới là một ví dụ nhỏ của báo cáo NFP thôi, sẽ còn rất nhiều con số khác cần phải thực hiện việc đào bới báo cáo chi tiết, và kinh nghiệm đọc báo cáo thì tùy thuộc vào khả năng và kiến thức của mỗi Trader.

Kỹ năng đọc tin tức trên Forexfactory:

Về kỹ năng đọc hiểu tin tức được công bố trên forexfactory cũng đòi hỏi các bạn phải giỏi trong phân tích, hiểu rõ được bản chất của các chỉ số đó và mối liên kết giữa các chỉ số với nhau và giữa những chỉ số đó với các số liệu của quốc gia khác nữa. Những cái này nằm trong phạm trù kinh nghiệm và kiến thức của mỗi trader, Tôi không biết phải nói sao, chỉ có thể hướng dẫn những cái cơ bản trong từng bước để đọc tin tức và những tin tức nào nên chú ý.

Ví dụ những tin tức về cuộc họp của FOMC: Các bạn nên hình thành một thói quen quan sát các số liệu kinh tế tổng quát vào đầu mỗi tuần, hoặc có thể quan sát số liệu kinh tế trong vài tuần tới. Cuộc họp FOMC thường diễn ra vào thời điểm nào và đặc điểm chung của các cuộc họp này là gì? Các cuộc họp chính thức của FOMC diễn ra vào 8 lần/năm, thế nhưng các cuộc họp phụ và những phát biểu của các quan chức khác thì lại thường xuyên diễn ra. Và chắc chắn những bình luận đó của họ sẽ có tác động rất lớn tới market.

Sự kiện gần nhất diễn ra là phiên đầu tiên của năm 2016 (ngày 4/1/2016) thành viên FED Fischer lên tiếng về triển vọng kinh tế Mỹ và khả năng sẽ tiếp tục nâng lãi suất trong năm 2016, bên cạnh đó ông cũng nói là các quan chức FED đồng ý việc thắt chặt tiền tệ tiếp, cùng với đó là phát biểu của Loretta J. Mester – President and Chief Executive Officer về tình hình kinh tế tốt lên, triển vọng lạm phát đạt mục tiêu là rất cao và bà ta không quên nhắc là sẽ có thể nâng lãi suất 4 lần trong năm 2016 này…

Những phát biểu đó ngay lập tức truyền đến tai của market có nghĩa là FED sẽ nâng lãi suất tiếp, và kinh tế Mỹ đang tốt lên, lãi suất tăng cao thì sẽ là một mối lo đối với các nhà đầu tư chứng khoán, bởi vì thế cho nên chỉ mới mở cửa thị trường thôi mà đồng USD đã bất ngờ tăng mạnh, thị trường chứng khoán Trung Quốc rơi vào hoảng loạn và nhà đầu tư ồ ạt bán tháo, kéo theo đó là thị trường chứng khoán toàn cầu giảm theo.

Phát biểu của quan chức FOMC đầu năm 2016
Phát biểu của quan chức FOMC đầu năm 2016

Nhiều bạn sẽ thắc mắc là những tin này không phải màu đỏ mà sao lại khiến market phản ứng như thế?

Xem tin tức không cứ phải tin màu đỏ mới là quan trọng, các bạn nên hiểu đây không phải là số liệu kinh tế mà là những phát biểu về chính sách tiền tệ và triển vọng kinh tế của các quan chức FOMC, vậy cho nên khi tin tức thế này được công bố thì các bạn phải vào đọc xem báo cáo đó nói cái gì và hiểu được ý nghĩa của tin tức đó, mà những phát biểu này truyền đến tai market sẽ chính là cái kỳ vọng trong tương lai là chính sách tiền tệ sẽ như thế.

Thế nhưng làm thế nào để biết những phát biểu này nói gì? Các bạn quan sát trên forexfactory sẽ có mục “NEWS” ngay bên cạnh “CALENDAR” hoặc có thể nhấp chuột vào phần “DETAIL”.

Hướng dẫn đọc tin tức vừa được công bố trên Forexfactory.
Hướng dẫn đọc tin tức vừa được công bố trên Forexfactory.

Thêm một lưu ý: thực ra việc xem tin tức này là nó thuộc vào kỹ năng của mỗi trader, không phải lúc nào cũng theo dõi tin tức, và cũng không phải tin nào cũng quan trọng. Nhiều tin tức sẽ không có trong mục CALENDAR cho nên các bạn sẽ phải sử dụng những kỹ năng của bản thân để tiên đoán thời gian nào có tin tức được công bố ở mục NEWS.

Một kinh nghiệm của bản thân Tôi là lúc nào cũng mở 3 trình duyệt với 3 cửa số Forexfactory, 3 cửa số Tradingview, 3 cửa sổ Investing khác nhau để cùng một lúc có thể quan sát được toàn cảnh market mà không phải tốn nhiều công sức. Riêng Forexfactory lúc nào Tôi cũng mở cùng lúc cả mục NEWS và CALENDAR, thường xuyên reload.

Cách xem mục NEWS và CALENDAR trên forexfactory.
Cách xem mục NEWS và CALENDAR trên forexfactory.

Có những tin tức không phải là màu đỏ, nhưng nó là có tác động rất lớn đến kinh tế và tiền tệ, ví dụ như New Home Sales của Mỹ, vì sao chỉ số này lại quan trọng? Bởi vì doanh số bán nhà của Mỹ đóng góp rất nhiều vào GDP và hơn nữa là chi tiêu vào bất động sản ở Mỹ phần lớn là vay mượn từ ngân hàng,cho nên con số doanh số bán nhà mới sẽ tác động rất lớn đến sức mạnh của đồng USD.

Hay là con số lượng dầu tồn kho vậy, nhiều người không quan tâm đến nó nhưng con số đó lại cực kỳ quan trọng, giá dầu thường sẽ biến động rất nhiều mỗi khi số liệu này được công bố.

Một sai lầm khi xem tin tức mà Tôi thường thấy đó là các bạn chỉ quan tâm đến tin trong ngày, cứ cái nào màu đỏ thì chú ý, rồi tới sát giờ ra tin thì hùa nhau là canh tin ra để trade…

Đó là một sai lầm rất phổ biến và tai hại cực kỳ, không khác gì đang đánh bạc với may rủi, các bạn hiểu rằng với những tin tức quan trọng được công bố thì lúc đó đã có sẵn rất nhiều trader và cả robot chờ sẵn, chỉ cần 1 biến động nhỏ thôi là robot và các trader dó sẽ vào lệnh, giá lúc đó sẽ rất lộn xộn, vì kẻ buy người sell loạn xạ.

Vậy nên nếu vào lệnh những lúc đó tỉ lệ thắng sẽ không cao, trừ một số tin tức đặc biệt quan trọng khiến cho market chạy theo một chiều. Cách giao dịch của Tôi là không đoán tin mà là kỳ vọng dựa trên những gì đã có và vốn kiến thức phân tích, khi tin sắp được công bố thì thường Tôi sẽ đóng hết tất cả các lệnh, cái này được gọi là một trader nhà nghề, nhà nghề ở đây nghĩa là sẽ luôn đến dự bữa tiệc sớm nhất và không bao giờ là người cuối cùng rớt bữa tiệc tàn.

Cũng không cần phải ăn nguyên sóng, chỉ cần ăn khúc giữa thôi, làm đều đặn như vậy là đủ giàu rồi. Một phương pháp trade theo tin nữa là Follow, tức là với một số tin tức chẳng hạn như lãi suất, chính sách tiền tệ… sẽ là thời điểm tốt nhất để Follow the market, bởi vì những tin tức có tác động mạnh như vậy thị trường sẽ chạy theo một chiều, và đó là thời cơ tốt nhất để một speculator nhảy vào đuổi theo market, nương theo market là như vậy.

Các tin tức đều có sự liên kết với nhau, mấu chốt ở đây là kiến thức của các bạn có đủ để nhận ra được mối liên kết đó hay không. Chẳng hạn như con số CPI, PPI được công bố thì có thể phần nào tiên đoán được mức độ lạm phát và tiên đoán được người ta đang lo ngại giảm phát hay kỳ vọng vào lạm phát sẽ tăng lên mức mục tiêu… còn nhiều cái nữa, hay là khi nhìn vào số liệu ADP

Non farm được công bố thì phải áp dụng những kiến thức đã có để tổng hợp những số liệu khác của thị trường… để tiên đoán xem đồng USD đang biến động thế nào và trader nhà nghề đang kỳ vọng con số Non farm thực tế được công bố thế nào để từ đó mà có quyết định follow theo cho hợp lý.

Kỹ năng đọc hiểu tin và sử dụng trang web forexfactory Tôi cũng không biết phải nói gì thêm, nó thuộc vào kỹ năng và nhạy bén trong cách sử dụng để đọc tin tức rồi, các bài viết của Tôi đều không bao giờ có sự dự đoán tin sẽ tốt hay xấu, mà là đọc hiểu market sentiment thời điểm trước khi tin ra xem dòng tiền đang chạy vào thứ tài sản nào để mà tiên đoán được xu hướng của món hàng đang quan tâm.

Để biết được trong tuần tới có sự kiện gì đáng chú ý hoặc các smart $ đang kỳ vọng điều gì ở những sự kiện đó và món hàng nào dễ make $ nhất Tôi sẽ cố gắng giải thích dưới đây.

3. Hướng dẫn lập kế hoạch giao dịch theo từng sự kiện HOT NHẤT của market:

Phương pháp giao dịch của Tôi không phải cố định là trade cặp EURUSD, Vàng hay GBPUSD… như nhiều người vẫn đang làm. Mà là Tôi sẽ trade theo market, tức là hiện thời câu chuyện Hot nhất kia là cái gì và món hàng nào dễ make $ nhất thì Tôi sẽ tập trung vào nó để kiếm cái Timing (thời điểm) tốt nhất mà ra tay.

Ví dụ dễ hiểu là vào cuối mỗi tuần sẽ có 2 ngày nghỉ của market, thời điểm đó Tôi sẽ scan lại toàn bộ market để xem thử trong tuần tới có sự kiện gì nổi bật, các tin tức quan trọng là gì và thời điểm này các thông tin có được kia đang nhắn nhủ điều gì với sự kiện/tin tức trên. Sau khi đã tổng hợp xong tất cả thì Tôi sẽ lập ra một bảng kế hoạch chọn những món hàng dễ dàng make $ nhất trong tuần tới, từ đó sẽ chú tâm vào những món hàng đó nhiều hơn.

Xác xuất thành công khi tập trung vào một con mồi sẽ cao hơn rất nhiều lần khi con mồi nào đi ngang qua cũng ngứa mắt muốn chộp lấy. Trading cũng giống như con báo đang đi săn mồi vậy, nó nằm im trong lùm cây chờ đợi, nó chờ cho cả bầy cừu gặm cỏ no nê, trong thời gian đó nó quan sát tất cả xem con nào YẾU nhất bầy, nó chỉ tập trung vào một con mồi duy nhất đó thôi, bởi vì sao?

Khi nó tập trung vào con mồi đó thì nó sẽ nhận biết được điểm yếu và mạnh của con mồi, để khi thấy thời điểm con mồi lơ là nhất là nó sẽ lao thật nhanh ra tóm lấy con mồi đó, mặc cho xung quanh nó có rất nhiều con mồi khác ngon hơn, to béo hơn và có thể chạy gần nó hơn. Nhưng nó không thèm, nó chỉ quan tâm và tập trung vào rượt cái con mồi nó chấm từ trước thôi, nó rượt cho đến khi bắt được thì thôi và xác xuất thành công của các cuộc đi săn này là rất cao.

Trading cũng thế thôi, kiên nhẫn chờ đợi và lựa chọn món hàng dễ make $ nhất để trade là cả một nghệ thuật, ai làm được điều này thường xuyên tức là xác xuất kiếm được nhiều tiền từ market sẽ cao hơn rất nhiều và quan trọng là hạn chế Stop Loss đến mức thấp nhất có thể, hạn chế tối đa những rủi ro không đáng có trong quá trình giao dịch.

Một ví dụ trực quan cho các bạn dễ hiểu: Tuần này từ ngày 4/1/2016-8/1/2016 (thời điểm lúc Tôi đang viết) market có các sự kiện quan trọng đó là báo cáo việc làm phi nông nghiệp của Mỹ, trước đó hôm thứ 2 là những phát biểu của quan chức FOMC, cuộc họp của FOMC vào 2h sáng ngày 7/1 theo giờ Việt Nam.

Một số tin tức quan trọng được công bố trong tuần 4/1 – 8/1/2016.
Một số tin tức quan trọng được công bố trong tuần 4/1 – 8/1/2016.
Báo cáo việc làm phi nông nghiệp Non Farm, một trong những báo cáo khiến thị trường biến động nhiều nhất.
Báo cáo việc làm phi nông nghiệp Non Farm, một trong những báo cáo khiến thị trường biến động nhiều nhất.

Vậy là một IA Trader thì Tôi sẽ quan sát các tin tức này từ tuần trước khi mà thị trường đang trong thời gian nghỉ lễ, lúc đó Tôi sẽ tổng hợp toàn bộ data và cùng với đó là những kỳ vọng về đồng USD, thế nhưng trong trường hợp này thì có một chút thay đổi là ở bức hình 9.2 phía trên đó, là những phát biểu trước khi phát biểu chính thức của chủ tịch FED Yellen nói vào 2h sáng ngày 7/1.

Khi hai phát biểu kia được công bố thì trader nhà nghề đã biết được là mục đích của FED là kéo đồng USD lên bằng những phát biểu mang tính “đòn gió” là sẽ nâng lãi suất, và triển vọng kinh tế đang tốt lên, lạm phát sẽ sớm đạt mục tiêu 2%… những phát biểu đó phần nào giúp Tôi tiên đoán được đồng USD sẽ còn tăng cho đến khi Chủ tịch FED Jerome Powell phát biểu.

Chính cái kỳ vọng đó mà đồng USD liên tục tăng trong suốt những ngày qua và sẽ còn tăng nữa, những kỳ vọng đó sẽ được hỗ trợ rất tốt khi những phát biểu hình 9.2 lại được thốt ra từ chính những người có quyền lực của FED là Chủ tịch, giám đốc điều hành chính sách tiền tệ của FED Loretta J. Mester. Đó là một ví dụ về kỳ vọng sự kiện diễn ra trong tương lai đó.

Hơn thế nữa báo cáo NFP vào ngày thứ 6 (08/01/2016) lại là một báo cáo hết sức quan trọng để nhận biết được là kinh tế Mỹ hiện thời thế nào, và khả năng nâng lãi suất trong những cuộc hợp chính sách tiền tệ sắp tới là gì.

Theo kinh nghiệm của Tôi thì Jerome Powel sẽ nói trong cuộc họp báo sắp tới của FOMC sẽ là chờ đợi kinh tế tốt hơn, chờ đợi số liệu thị trường lao động, về lạm phát trong tương lai và triển vọng kinh tế, sẽ tiếp tục duy trì lộ trình nâng lãi suất và có thể sẽ nâng lãi suất 4 lần trong năm 2016 như các vị quan chức khác đã nói.

Và hơn thế nữa khi hầu hết các quan chức FOMC đều đồng ý chu kỳ thắt chặt tiền tệ của FED. Và sau cái phát biểu đó đồng USD sẽ tăng rất mạnh, sau cái tin này thì sẽ là tâm điểm dồn vào báo cáo NFP.

Sau những tin tức này thì tuần tới tâm điểm sẽ là cái gì? Hãy nhìn sang mục CALENDAR cho tuần tới các bạn sẽ thấy có cuộc họp chính sách tiền tệ của Anh, các phát biểu của quan chức BOC, ECB. Và hơn hết đó là sự kỳ vọng về chính sách tiền tệ của BOJ và PBOC trong tương lai kìa.

Đó mới chính là những câu chuyện ăn tiền HOT NHẤT của market sau khi FOMC họp báo và báo cáo NFP được công bố trong tuần này. Kỹ năng quan sát các mối tương quan trong quá trình phân tích là khái niệm khá khó để giải thích, Tôi chỉ có thể lấy những ví dụ trực quan thế này để hướng dẫn các bạn thôi, phần còn lại tùy vào khả năng và cơ duyên của mỗi người.

Phát biểu của một quan chức BOC sau khi FOMC họp chính sách vào ngày 7/1/2016
Phát biểu của một quan chức BOC sau khi FOMC họp chính sách vào ngày 7/1/2016

Một kinh nghiệm trong quan sát và hướng cái trade đến với phát biểu này sẽ là gì? Tôi đã từng nhắc là các chính sách của các central bank khác đều xoay quanh tâm điểm là chính sách của FED, tức là phải xem thử FOMC họp nói cái gì, sau đó mới kỳ vọng vào những cái mà BOC đang muốn hướng đến, từ đó biết để kỳ vọng đồng CAD sẽ tăng hay giảm.

Bên cạnh đó là sự kiện công bố lãi suất của Anh và vote cho khả năng nâng lãi suất của các quan chức Anh.

Sự kiện công bố lãi suất của Anh và vote khả năng nâng lãi suất.
Sự kiện công bố lãi suất của Anh và vote khả năng nâng lãi suất.

Qua bức hình này Tôi muốn nói cho các bạn hiểu là sau khi FOMC họp về chính sách tiền tệ thì xu hướng đồng USD là thế nào, kinh tế của các quốc gia khác ra sao, và đặc biệt các sự kiện được Tôi khoanh vùng đó sẽ như thế nào, những cái này các bạn hãy vận dụng kiến thức có được để phân tích. Sau đó lập kế hoạch trade ở đây tức là xoay quanh những đồng tiền được quan tâm nhất đó.

Còn với cặp tiền nào thì phải phân tích xem đồng nào yếu nhất, đồng nào mạnh nhất. Ngoài ra còn xem xét thêm các món hàng khác như các chỉ số indices… Khi xác định được món hàng nào dễ make $ nhất rồi thì các bạn hãy lập cho mình một kế hoạch trade xoay quanh những món hàng đó.

Chỉ tập trung vào nó thôi, đừng phân tâm mà thấy món hàng khác xuất hiện tín hiệu buy sell rồi thì táy máy tay chân muốn vào lệnh liền. Khi các bạn tập trung vào những món hàng đó thì tỉ lệ các bạn canh được điểm vào tốt là rất cao. Ví dụ này có vẻ hơi trừu tượng, thêm một ví dụ khác đơn giản hơn trong thời gian trước.

4. Lập kế hoạch giao dịch theo sự kiện HOT NHẤT.

Tôi lấy một ví dụ từ ngày 13/12-18/12/2016. Trong tuần này có rất nhiều tin tức được công bố. Trong 2 ngày nghỉ của market sẽ là khoảng thời gian để ngồi lại xem thử trong tuần tới có sự kiện gì, và khi xem mục CALENDAR Tôi nhận thấy có những tin tức như thế này sẽ tác động rất lớn đến thị trường.

Phát biểu chính sách tiền tệ của chủ tịch ECB, cùng với các phát biểu của quan chức BOE, RBA.
Phát biểu chính sách tiền tệ của chủ tịch ECB, cùng với các phát biểu của quan chức BOE, RBA.
Phát biểu của quan chức BOC, RBA về chính sách tiền tệ.
Phát biểu của quan chức BOC, RBA về chính sách tiền tệ.
Cuộc họp chính sách tiền tệ của FOMC và quyết định lãi suất của FED, báo cáo GDP q/q của New Zealand.
Cuộc họp chính sách tiền tệ của FOMC và quyết định lãi suất của FED, báo cáo GDP q/q của New Zealand.
Cuộc họp công bố chính sách tiền tệ của BOJ là tâm điểm của thị trường sau khi FED nâng lãi suất.
Cuộc họp công bố chính sách tiền tệ của BOJ là tâm điểm của thị trường sau khi FED nâng lãi suất.

Trên đây là những tin tức HOT NHẤT của market trong tuần từ 13-18/12/2015 mà Tôi liệt kê ra. Là một IA trader các bạn hãy biết quan sát toàn cảnh market trong tuần trước đó, những dữ liệu gì cần thiết để xem sức mạnh nền kinh tế hiện tại thế nào.

Các bạn có thể thấy trong tuần này thì tâm điểm sẽ là cuộc họp chính sách của FOMC và quyết định lãi suất của FED trong tháng cuối cùng của năm 2015, bên cạnh đó là chính sách tiền tệ của BOJ và phát biểu của chủ tịch ECB về chính sách tiền tệ của ECB. Đó mới là những tâm điểm chính phải quan tâm. Vậy thì kế hoạch trade của Tôi trong tuần này được lập ra sẽ xoay quanh đồng EUR, USD và JPY, tất nhiên là sẽ có chỉ số chứng khoán Mỹ và Nhật.

Trong khi cách đó không lâu ECB đã lên tiếng rằng không cần một chương trình kích thích lớn hơn cộng với đó là cắt giảm lãi suất huy động cho nên đã khiến cho đồng EUR tăng rất mạnh. Cho tới tình hình kinh tế Mỹ không mấy sáng sủa, lạm phát trong hầu hết các nền kinh tế lớn trên thế giới là không có, giá cả hàng hóa giảm mạnh. Các số liệu kinh tế không khả quan… Kinh tế Nhật cũng đang rất suy yếu.

Vậy thì cái kỳ vọng của trader nhà nghề ở đây là gì? Riêng với ECB người ta sẽ nghĩ ngay đến khả năng ECB sẽ phát biểu về khả năng tăng thêm kích thích trong nền kinh tế, bởi vì sao? Khi trước đó ECB tuyên bố gây sốc cho market đã khiến đồng EUR tăng quá cao, điều này khiến cho việc xuất cảng khó khăn hơn, EU đang cần một đồng EUR giảm để vực dậy nền kinh tế, kích thích tiêu dùng vì hiện tại lạm phát đang rất thấp…

Còn với chính sách tiền tệ của FED thì sao, trước khi tin tức chính thức công bố thì người ta đang kỳ vọng vào triển vọng kinh tế Mỹ và FED nâng lãi suất, điều này khiến cho đồng USD tăng, những phát biểu mang tính thắt chặt tiền tệ trước đó và những đồn đoán của market về khả năng nâng lãi suất đã có từ rất lâu, vậy nên không quá khó để nhận ra lúc này người ta cũng đang kỳ vọng điều đó.

Còn với BOJ, chính sách tiền tệ siêu nới lỏng hiện tại vẫn chưa phát huy hết hiệu quả và người ta đang mong chờ BOJ sẽ có một chương trình kích thích lớn hơn, điều này được minh chứng đồng JPY giảm, thị trường chứng khoán tăng vì kỳ vọng sẽ được chính phủ hỗ trợ trong khoảng thời gian trước khi BOJ công bố chính sách…

Trên đây chỉ là những lập luận ngắn gọn, để hướng đến một cái kế hoạch trade trong tuần này xoay quanh những sự kiện trên. Khi đã xác định được những kỳ vọng trên rồi thì các bạn hãy tìm xem cặp tiền nào đi chung với 3 đồng tiền trên dễ make $ nhất. Hàng hóa giảm, giá dầu giảm thì đồng nào sẽ suy yếu? Có phải là AUD, NZD, CAD và GBP không.

Việc còn lại là xác định xem nên trade cặp tiền nào, để xác định được thì các bạn cần quan sát trên chart kỹ thuật, lúc này mới là lúc sử dụng vốn kiến thức phân tích kỹ thuật có được để quan sát xem trên những cặp tiền liên quan đó có xuất hiện formation gì hay không (đương nhiên là nên xem ở chart Daily và Weekly).

Sau khi lựa chọn ra những cặp tiền dễ dàng make $ nhất đối với cá nhân các bạn nhé, thì hãy thật chú tâm vào nó, và tốt nhất là không nên trade các cặp khác (quan sát nhiều cặp để so sánh sức mạnh của các đồng tiền cũng được). Để chắc chắn hơn các bạn hãy lập biểu đồ so sánh sức mạnh đồng tiền so với Gold như Tôi đã từng nhắc đến đó, so sánh như vậy trong từng khoảng thời gian khác nhau, từng timeframe khác nhau để có bức tranh tổng quát nhất.

Việc quan sát xem tuần tới có sự kiện gì nổi bật và được market quan tâm là một việc làm khá phức tạp, cả việc đọc tin tức trên Forexfactory nữa, khi các bạn có được vốn kiến thức tốt rồi thì tự khắc sẽ biết cần phải quan tâm tới sự kiện nào nhất và lập kế hoạch trade như thế nào là phù hợp nhất. Mỗi một tuần sẽ có một vài sự kiện chính, không có tuần nào giống tuần nào, và kế hoạch trade cũng sẽ phải liên tục thay đổi.

Phân tích thị trường sẽ không có khái niệm chính xác tuyệt đối, chắc chắn phải có lúc đúng lúc sai. Cái quan trọng là lúc sai các bạn sẽ học được điều gì, dù có phân tích sai nhưng cái tư duy trong trading chắc chắn phải có, phải biết được sai vì sao và nhận định đó của mình còn thiếu sót cái gì. Ngay bản thân Tôi khi đọc lại các bài viết cũng nhận thấy rất nhiều thiếu sót, nhưng nếu không chấp nhận sai, sợ sai thì làm sao có thể tiến bộ được. Có việc gì trên đời này là không phải trả phí đâu.