Vai trò của phân tích kỹ thuật trong phân tích liên thị trường ( phần 1: Những vấn đề sơ khởi)
Tháng chín 12, 2022

Vai trò của phân tích kỹ thuật trong phân tích liên thị trường ( phần 1: Những vấn đề sơ khởi)

By habinh

Vai trò của phân tích kỹ thuật trong phân tích liên thị trường

Vai trò của phân tích kỹ thuật trong phân tích liên thị trường là gì? Qua bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu về những vấn đề sơ khởi trước khi đi cụ thể ở các bài viết tiếp theo.

Phân tích kỹ thuật là đề tài có thể nói là rất rộng lớn và không ít các nhân tài đã tìm rất nhiều cách để nghiên cứu, tìm ra một công cụ, chỉ báo “tốt nhất” để tiên đoán xu hướng của thị trường. Bài học quan trọng nhất trong phân tích kỹ thuật là Trend (xu hướng) của thị trường. Và bước đầu xác định trend chính là tìm một formation để xác định nó, Trend thường bắt đầu và kết thúc bởi một Formation chứ không phải là một tín hiệu từ indicator nào đó.

Vai trò của phân tích kỹ thuật trong phân tích liên thị trường là gì?
Vai trò của phân tích kỹ thuật trong phân tích liên thị trường là gì?

Vì đơn giản các Indicator là những chỉ báo được con người viết ra dựa vào những thống kê của lịch sử giá chứ không phải là hành động giá trong tâm lý của nhà đầu tư, và những gì phản ảnh trên indicator thường trễ hơn rất nhiều so với xu hướng hiện tại. Không ít các bạn tham gia vào thị trường vẫn còn những lầm tưởng rằng các indicotor chính là những công cụ phát hiện ra xu hướng, và không ít các trader đã phải trả những cái giá rất đắt khi chỉ dựa vào những Indicator đó để giao dịch.

Vì bản chất các indicator là từ giá mà ra cho nên chỉ khi giá đã có rồi và lịch sử giá hình thành thì mới hình thành được các chỉ báo. Tuy nhiên không phủ nhận tầm quan trọng của các Indicator trong phân tích kỹ thuật được, và thực tế rằng những indicator đơn giản nhất và phổ biến nhất lại chính là những indicator phát huy tốt hiệu quả nhất.

Giải thích đơn giản thì vì người ta dùng nhiều, và ai cũng biết cách dùng cho nên phần lớn sẽ có cùng suy nghĩ khi sử dụng cùng indicator đó, và khi mà phần lớn niềm tin của nhà đầu tư vào một số indicator tăng lên thì có nghĩa là tỉ lệ phản ứng tâm lý của họ tại thời điểm đó giống nhau là sẽ cao hơn. Sử dụng Indicator trong từng thời điểm, từng trường hợp cụ thể và từng món hàng riêng biệt là một nghệ thuật, mà theo quan niệm của Tôi là sẽ phải linh hoạt trong cách sử dụng indicator cho phù hợp.

Trend is your friend. Tôi không biết ai đã nói câu này, nhưng với Tôi đó là chân lý trong trading. Trend chính là tấm gương phản chiếu rõ nét nhất hiện trạng của market. Muốn trading cho thành công bạn phải học cách xác định và đi theo trend. Công việc này nói nghe có vẻ đơn giản, nhưng nó là một trong những việc khó nhất của trading (có lẽ chỉ sau việc đọc hiểu market sentiment). Trend có khi kéo dài thật lâu nhưng cũng có khi diễn ra thật ngắn, trend thường được bắt đầu và kết thúc bởi một candlestick formation.

Cho nên việc đầu tiên khi học về trend là đi học về nến (candlestick), hay chính xác hơn là các mẫu hình nến. Khả năng nhận biết chính xác, sử dụng linh hoạt các candlestick pattern kết hợp với đọc hiểu market sentiment sẽ cho bạn cái nhìn sớm nhất về hiện trạng của xu hướng thị trường. Ngoài các mẫu hình candlestick ra thì còn có khá nhiều mẫu hình chart parttern.

Nguyên lý trong phân tích kỹ thuật đó là xác định xu hướng của thị trường, dựa vào những formation của giá để định trend. Sau khi định được trend thì sẽ sử dụng những indicator cần thiết để xác nhận lại xu hướng đó có mạnh hay không, và cái formation hiện thời đó có phải là một formation tốt nhất để vào lệnh hay không. Trong quan niệm của anh Viet Currency có đề cập tới 3 yếu tố chính trước khi đặt lệnh mua bán trên thị trường.

Trend is your friend
Trend is your friend

3 yếu tố chính trước khi đặt lệnh mua bán trên thị trường.

Ba yếu tố đó bao gồm: FORMATION (Chính là những yếu tố trên chart, các mẫu hình nến, mô hình chart parttern…), MARKET SENTIMENT (Đây chính là những yếu tố cơ bản liên thị trường, là những yếu tố giúp chúng ta đoán biết được cái tâm tư hiện thời của market, cái mà chúng ra đã tìm hiểu ở những mục trước cuốn sách này), MOMENTUM (Hàm ý là những xung lực được thể hiện qua những indicator đo lượng xung lượng, VD: MACD, RSI…).

Và việc kết hợp tất cả các yếu tố trên là một việc không phải đơn giản, ngoài những kiến thức cơ bản liên thị trường học được đó thì kết hợp nó với phân tích kỹ thuật cũng là một nghệ thuật.

Formation là một phạm trù rất rộng, và một chương sách không thể nào nói hết được, trong cuốn sách của tác giả Việt Trader cũng đã nói khá nhiều mẫu hình candlestick và chart parttern rồi, và với kiến thức của Tôi cũng có hạn nên không thể nào nói hết những gì về phân tích kỹ thuật, vậy nên trong chương sách này Tôi chỉ giám nêu lên một vài formation cơ bản và một vài indicator cơ bản.

Trong thế giới Phân tích kỹ thuật này rất bao la rộng lớn và thực sự là có rất nhiều trader kiến thức tốt hơn Tôi rất nhiều, những gì Tôi chia sẻ cũng chỉ là những kiến thức Tôi đúc rút được trong quá trình học hỏi, nghiên cứu thị trường, vậy nên sẽ không thể nào tránh khỏi những sai sót. Hi vọng các bạn sẽ có những góp ý với Tôi qua email hoặc contact trực tiếp với Tôi.

“Giá là một khái niệm, và khái niệm lại dựa vào TÂM TÌNH người trong cuộc. Chính xác hơn là dựa vào hai lực FEAR & GREED. Cả hai lực này đều được thấy rất rõ trong giai đoạn CỰC ĐỘ (extremes) của giá. Và cái extremes đó được thấy rất rõ qua hai sự kiện: T/A & Market Sentiment. T/A thì formation của nó là PARABOLIC TOP; market sentiment là cực bullish.

Nghĩa là đi đâu cũng thấy toàn là những bài “phân tích” rất logical về cái fundamentals cho việc giá tăng hiện và, QUAN TRỌNG HƠN, là giá sẽ tăng KINH KHIẾP trong tương lai. Hơn 300 năm về trước hiện tượng Tulip Mania tại the Netherland cũng không qua khỏi nguyên lý này; 70 năm về trước tại Mỹ qua sự kiện market crash cũng thế; 10 năm về trước là hiện tượng của dotcom trong Nasdaq, và gần đây nhất là là hiện tượng của dầu (oil 2008) và housing market tại Mỹ đều có những cá tính tương tự, nếu không nói là giống y (exactly)”

Theo Viet Currency.

3 yếu tố chính trước khi đặt lệnh mua bán trên thị trường.
3 yếu tố chính trước khi đặt lệnh mua bán trên thị trường.

“Lấy thí dụ gần nhất để cho ai cũng hiểu. Đó là oil của 7/2008. Riêng về dầu thì nó hiện ra rõ nhất. US market crashed vào tháng 10 cùng với cái chết của Lehman Bros. Trước đó vào khoảng tháng 7 thì oil lên đến 159/barrel. Song song với việc giá dầu lên cao đó, là cả một loạt bài phân tích được tung ra tiên đoán rằng oil sẽ hit 200 vào cuối năm 2008. Sau đó thì oil rất có thể lên đến 500/barrel vào cuối thập niên này. Lý do? Well…lý do thì có vạn cái.

Từ Saudi Arabia “cooked their oil book” bằng cách nói láo về số dầu dự trữ thật sự của họ. Sau đến là cái COST để kiếm dầu trong tương lai. Người ta còn đi xa hơn nữa để phủ nhận những bài research của các đại học danh tiếng về lượng dầu dự trữ của thế giới. Boon Pickens (đại bàng hạng nặng của oild market) ngày ngày leo lên CNBC ra rả tuyên bố cần xây thêm wind farms (tạo điện ra từ gió) vì giá dầu sẽ không thể xuống. Alternative fuel ra đời….

Nói chung lại là người ta đưa ra hàng vạn lý do để chứng minh rằng dầu không thể nào xuống. Brian Hunter thắng 1 tỷ trong oil market trước tháng 7 để rồi banh gáo vào tháng 10. Dầu rớt từ 159 xuống 35 không phanh. Trước đó dầu không có để mua. 4 tháng sau, nghĩa là vào 11 và Christmas của 08 dầu nhiều đến mức không còn chỗ chứa, phải nằm trên các tàu vốn được dùng để chuyên chở dầu.

Câu hỏi vào thời điểm đó là tại sao? Demand cho dầu có thể rớt nhanh vậy à? Ngườ ta vẫn chạy xe mỗi ngày tuy có ít đi hơn tí. China vẫn còn mua dầu hằng ngày. Nhưng nếu nói rằng demand vốn là lực đã đẩy dầu lên đến đỉnh của 159 thì suply nào có thể đè nó xuống từ 159 đến 35? Giá là 1 khái niệm từ chỗ đó. Tuy nhiên, cũng vì 1 khái niệm cho nên người trader phải hiểu rằng khi đến mức độ cùng cực thì giá không rớt 1 cách bình thường, mà là CRASH theo đúng nghĩa danh từ.

Và khi nó crash rồi thì coi như xong. “Xong 1 đời hoa.” Hiện tượng đại bàng gẫy cánh là có thật sau khi 1 hot commodity CRASHED & BURNED. Điều tôi muốn nói ở đây là những sự kiện đã và đang xảy ra với vàng hiện tại có 1 nét rất giống những MANIA đã xảy ra trước đây. Các loạt bài “phân tích” được tung ra trên internet vừa mang tính cách phân tích, vừa lồng vào đó 1 chút ẢO TƯỞNG sẽ thu hút rất nhiều khách.

Hầu hết các loạt bài đó sau này khi nhìn ngược về đều là JUNKS. Vào đầu năm 2009 khi the Fed mới tung ra QE, thiếu gì các bài viết trên internet tiên đoán là HYPER INFLATION. Bác hẳn còn nhớ. Fast forward gần 3 năm sau. Hiện tượng hyper inflation không thấy mà chỉ thấy the FED chơi thêm 1 cái QE nữa, và còn hăm he chơi thêm cái thứ 3 cho đủ bộ. Lý luận hyper inflation chìm dần vào dĩ vãng. USD xuống mạnh, tạo nên cái 30-yr low (please check) thì bài học cũ lại xuất hiện.

Vàng được tiên đoán là hít 2K or 5K trong tương lai. Nếu financial market là 1 cái bánh xe của lịch sử thì việc người ta tuyên bố chuyện “trên Trời dưới Đất” kiểu này thường là 1 dấu hiệu the end is near. How near thì tôi không biết, nhưng tôi biết rằng khi gold bubble mà FINALLY POP thì sẽ cả trăm Brian Hunter, chứ không phải 1.

Rất nhiều retail investors sẽ banh gáo suốt đời. Người ta thường nói. Lịch sử là cái bánh xe. Người nào không học thì rất có thể sẽ bị bánh xe lịch sử cán. Tôi không biết bác thế nào. Nhưng nếu là tôi thì tôi rất SKEPTICAL với các loại news mà bác post phía trên. Hầu hết các chú publish những newsletters kiểu này chỉ muốn kiếm khách hơn là make $$$$ in trading.” Theo Viet Currency.

Trên Website Tôi cũng đã up tất cả những tài liệu thu thập được của anh Viet Currency, các bạn quan tâm có thể tìm đọc, hi vọng những tư duy phân tích đó sẽ giúp các bạn giao dịch tốt hơn.

Theo anh Viet Currency: Một trading signal phải có ÍT NHẤT là 3 điều:

  • Formation
  • Momentum
  • Market Sentiment

Và phải kết hợp tốt cả 3 thì xác xuất thành công mới cao. Khi nào đủ 3 yếu tố đó thì mới xuất chiêu. Ra chiêu sớm khi chưa đủ công lực (3 yếu tố chính phía trên) thì khó mà dứt điểm đối thủ lắm. Trong các derivative markets như Vàng, Oil, Currency toàn là cao thủ của TA nằm trong đó.

Một trading signal phải có ÍT NHẤT là 3 điều
Một trading signal phải có ÍT NHẤT là 3 điều

Nếu bác thấy được cái này thì họ cũng ĐÃ THẤY rồi. Cho nên không dể ăn như bên stocks đâu. Sự thắng thua trong các markets này thường xuất phát từ lý do thứ 3: MARKET SENTIMENT. Chứ không phải từ charts. Đó là tại sao phần lớn traders thua trong derivative markets. Lý do thứ 3 đòi hỏi một sự phân tích xuyên market để thấy the real $ đang, hay có thể, sẽ làm gì.

Giá trên thị trường là 2-dimensional object. Đó là tại sao trên chart có hai cột X & Y. Tại vì giá gồm có thời gian. Take a first derivative of price (theo toán học) sẽ là momentum. Hay nói chính xác hơn thì momentum là RATE OF CHANGE OF PRICE. Hay chính xác hơn là mỗi ngày qua sự thay đổi của giá có TĂNG so với ngày hôm trước hay không? Rate of change là vật SLOW DOWN trước khi giá thật sự slow down.

Trong TA nó có 3 loại phân tích: Formation, Trend, Momentum. Formations là hình dáng mà bạn phải nhận ra để nhớ. Sau đó là bạn xài trend indicators để dò hướng đi. Cuối cùng là bạn xác nhận hướng đi đó với momentum. Momentum là sức mạnh của hướng đi.

Đó là 3 điều cơ bản mà bạn cần biết trước khi phân tích chart.

Formation được tăng thêm tín nhiệm (credibility) khi nó được hai loại indicators trend & momentum xác định. Thí dụ như bạn thấy một break out mà bạn nghi là a bull trap thì bạn có thể xài hai loại indicators ở trên mà gạn lọc nó. Nếu gạn lọc được rồi thì bạn mới quả quyết nó là gì. Bằng không thì bạn rất sẽ khó biết cho đến khi nó xảy ra.