Hướng dẫn giao dịch thực chiến với Day Trader và Swing Trader
Tháng mười 3, 2022

Kết hợp phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật (phần 3: Hướng dẫn giao dịch thực chiến với Day Trader và Swing Trader).

By habinh

Hướng dẫn giao dịch thực chiến với Day Trader và Swing Trader

Đây là bài viết tiếp theo trong serie hướng dẫn giao dịch thực chiến với Day Trader và Swing Trader. Các bạn có thể xem lại phần trước tại đây.

Hướng dẫn giao dịch thực chiến với Day Trader và Swing Trader
Hướng dẫn giao dịch thực chiến với Day Trader và Swing Trader

Ví dụ 3: Short cặp AUDUSD với kỳ vọng RBA sẽ phải cắt giảm lãi suất trong bối cảnh thị trường hàng hóa giảm mạnh. (đầu tháng 8/2015 – đầu tháng 9/2015)

Trong ví dụ này với kỳ vọng là short đồng AUD, bên cạnh đó đồng NZD cũng chính là đồng tiền tương quan nhiều nhất với AUD, vậy cho nên ví dụ này Tôi sẽ lấy short cặp AUDUSD làm đại diện.

Như các bạn cũng đã biết là giá trị đồng AUD sẽ phụ thuộc rất nhiều vào giá cả các món hàng kim khoáng quặng chính. Tuần đầu tiên tháng 8 này sẽ có rất nhiều số liệu quan trọng được công bố, trong đó chúng ta đang hướng đến việc RBA sẽ cut rate xuống 1.75% và báo cáo việc làm của Mỹ cũng như Canada, và cũng rất quan trọng nữa đó là việc ngân hàng trung ương Anh BoE sẽ có cuộc họp về việc nâng rate sớm trong năm nay hay không. Những tin tức đó sẽ tạo thành 1 tuần đầy những biến động.

Trước tiên Tôi sẽ nhắc lại một số thông tin trong việc RBA giảm lãi suất: Như những phân tích đã nêu ở bài viết trước Tôi có nhấn mạnh rằng nếu như chỉ số CPI không tốt thì buộc RBA sẽ phải cắt giảm lãi suất trong tuần này.

Vậy thì sau khi số liệu được công bố và việc BoC cũng như RBNZ đã giảm lãi suất, thêm vào đó kinh tế China đang khủng hoảng, chỉ số Shanghai Composite đã giảm rất mạnh trong tuần vừa qua, giá vàng và các loại kim khoáng quặng khác giảm rất mạnh do như cầu của người dân không còn, một áp lực bán tháo đã diễn ra, cùng với đó là giá dầu tìm lại với mức giá thấp nhất kể từ tháng 3/2015.

Những thông tin trên sẽ tạo một áp lực rất lớn lên việc RBA sẽ phải cut rate thêm một lần nữa. Minh chứng cho việc đó là kỳ vọng cut giảm lãi suất đã khiến cho đồng AUD giảm rất mạnh về mức thấp nhất kể từ 2009. Vậy thì điều gì đang chờ đợi cặp tiền này trong dài hạn? Có phải rằng tỉ giá giảm lại quá sâu về mức đáy của năm 2009 là một điều được dự báo. Trong khi nền kinh tế Mỹ đang tăng trưởng ở mức độ tốt và FED sẽ cân nhắc việc nâng lãi suất trong năm nay.

Ngày 4/8/2015 RBA sẽ công bố lãi suất, tuy nhiên trước đó đồng AUD giảm tuy là không nhiều vì người ta vẫn còn nghi ngờ khả năng cắt giảm lãi suất của RBA. Đáng ra với một IA trader thì sau khi quan sát thấy RBNZ cắt giảm lãi suất vào ngày 23/7 từ 3.25% xuống còn 3%, cùng với đó là ngày 15/7 BOC cũng phải cắt giảm lãi suất từ 0.75% xuống 0.5% sau khi chứng kiến giá hàng hóa liên tục giảm thì lúc này cái trade hướng đến là short đồng AUD, quả thực trong suốt quãng thời gian từ giữa tháng 7 đến đầu tháng 8 đồng AUD liên tục giảm.

Đà giảm mạnh của thị trường hàng hóa đã lại càng trở nên trầm trọng hơn khi các số liệu kinh tế của China quá tệ, sự sụp đổ của thị trường chứng khoán China là một đòn mạnh tác động trực tiếp đến tăng trưởng của các quốc gia đối tác thương mại lớn với China.

Một khi sự sợ hãi đã lấn át trong nhà đầu tư China thì họ sẽ không giám đầu tư thêm nữa, có nghĩa là họ thà ôm tiền hoặc mua tài sản an toàn chứ không đầu tư vào thị trường chứng khoán, các công ty sản xuất của China buộc phải cắt giảm quy mô sản xuất, tiêu dùng yếu kém cũng chính là nguyên nhân gây ra lạm phát thấp và giá cả hàng hóa đi xuống, nhu cầu tiêu dùng không tăng khiến cho các khoản thâm hụt trong sản xuất tăng lên. Để chính xác hơn các bạn xem chỉ số CRB Index.

Chỉ số CRB Index giảm mạnh trong suốt quãng thời gian từ 14-31/7/2015.
Chỉ số CRB Index giảm mạnh trong suốt quãng thời gian từ 14-31/7/2015.

Xem thêm: Đọc hiểu chỉ số CRB Index

Khi quan sát chỉ số CRB Index giảm mạnh và các tin tức không mấy khả quan từ nền kinh tế China thì điều kỳ vọng bây giờ là RBA sẽ phải thực hiện cắt giảm lãi suất vào ngày 4/8/2015 để thúc đẩy xuất khẩu, giảm chi phí món hàng kim khoáng quặng xuống và giảm giá trị đồng AUD xuống để kích thích xuất khẩu.

RBA công bố lãi suất vào ngày 04/08/2015.
RBA công bố lãi suất vào ngày 04/08/2015.
Kỳ vọng short cặp AUDUSD nói riêng và đồng AUD nói chung trước khi RBA công bố lãi suất ngày 4/8/2015. Đồng AUD đang trở nền rất bearish với mọi tin tức tác động và giá cả hàng hóa giảm mạnh chính là nguyên nhân chính.
Kỳ vọng short cặp AUDUSD nói riêng và đồng AUD nói chung trước khi RBA công bố lãi suất ngày 4/8/2015. Đồng AUD đang trở nền rất bearish với mọi tin tức tác động và giá cả hàng hóa giảm mạnh chính là nguyên nhân chính.

Sau khi công bố lãi suất không đổi đồng AUD lập tức tăng trong ngắn hạn, thế nhưng cái tư duy của market bây giờ là rất bearish với đồng AUD, bởi vì sao? Giá cả hàng hóa giảm mạnh, tiêu dùng giảm, tăng trưởng kinh tế không cao, khủng hoảng kinh tế ở China và tăng trưởng chậm lại của nền kinh tế toàn cầu, hơn nữa đồng USD lại được hỗ trợ rất tốt trong kỳ vọng nâng lãi suất vào tháng 9 của FED.

Vậy nên khi công bố lãi suất không đổi thì nhóm đầu cơ giá AUD lên liền mua vào nhưng chỉ là một hành động đầu cơ giá cho nên đồng AUD vẫn chưa thoát khỏi tâm lý bearish được. Là một trader nhà nghề sẽ lựa lúc giá dip lên cao tại vùng kháng cự 0.737-0.740 như Tôi có nói trong hình đó để tiếp tục vào lệnh short AUDUSD.

Về phân tích kỹ thuật thì theo cá nhân Tôi giá đang hồi lên tạo sóng điều chính 4 và đó trùng với market sentiment short AUDUSD. Cái vùng Tôi đánh dấu ở trên hình đó thể hiện sự cân bằng trong lực mua bán thị trường. Điểm cuối sóng 3 đó trùng với mức fibonacci mở rộng 161.8%. Vùng giá phục hồi lên sóng thứ 4 đó chính là thời điểm tương đối tốt để vào lệnh short AUDUSD với mức stop loss tương đối bé.

Thực ra với đồng AUD thì chúng ta không cần thiết phải quan sát chỉ số CRB Index mà có thể quan sát biến động của các hàng hóa chính đóng góp nhiều nhất vào xuất khẩu của Úc, thương mại của Úc với quốc gia nào nhiều nhất…Đặc biệt là những biến động của kinh tế China, Nhật, Mỹ sẽ tác động mạnh nhất tới Úc. Mặc dù cuộc họp chính sách ngày 4/8 RBA không cắt giảm lãi suất thế nhưng trong khoảng thời gian từ lúc đó đến suốt tháng 8 người ta vẫn đang lo ngại hàng hóa sẽ còn giảm mạnh.

Kinh tế China vẫn đang rơi vào khủng hoảng và cùng thời điểm này các central bank khác như ECB, BOJ đều đang phải thực hiện các chính sách nới lỏng để vực dậy nền kinh tế, cái lo ngại đó mới chính là động lực move đồng AUD xuống trong suốt tháng 8. Chưa nói đâu xa, chỉ cần quan sát giá cả hàng hóa giảm mạnh là đoán biết được nền kinh tế Úc đang yếu như thế nào rồi.

Kết quả kỳ vọng short cặp AUDUSD trong suốt thàng 8 và mối tương quan giữa giá đồng COPPER với cặp AUDUSD. Giá kim khoáng quặng đóng góp nhiều vào xuất khẩu của Úc sẽ đóng vai trò dẫn dắt cho xu hướng đồng AUD.
Kết quả kỳ vọng short cặp AUDUSD trong suốt thàng 8 và mối tương quan giữa giá đồng COPPER với cặp AUDUSD. Giá kim khoáng quặng đóng góp nhiều vào xuất khẩu của Úc sẽ đóng vai trò dẫn dắt cho xu hướng đồng AUD.

Ví dụ 4: Kỳ vọng short các chỉ số chứng khoán Indices sau khi thị trường chứng khoán Trung Quốc sụp đổ hồi tháng 6/2016 đến cuối tháng 8/2015.


Trong thời điểm này sau khi chứng khoán China sụp đổ hồi tháng 6 đã thực sự tạo nên một cú sốc rất lớn mà không phải chỉ riêng nền kinh tế Trung Quốc mà nó có tác động tiêu cực lên tâm lý của các nhà đầu tư trên toàn thế giới, cùng với đó là căng thẳng trong việc cứu trợ Hy Lạp. Ắt hẳn cái tâm lý nhà đầu tư lúc này là rất bearish, người ta sẵn sàng bán tháo cổ phiếu đang nắm giữ chỉ trong vòng thời gian ngắn.

Trong suốt mấy tháng qua phần lớn trader đều hướng đến tâm điểm là các cuộc trưng cầu dân ý về vấn đề Hy Lạp, tuy rằng đã 2 lần đạt được thỏa thuận cứu trợ từ phía liên minh châu Âu nhưng món nợ thì vẫn là một vấn đề khiến chính phủ HL sẽ phải tiếp tục đàm phán, cả chính phủ và người dân hiểu rõ rằng chấp nhận các điều khoản của gói cứu trợ đồng nghĩa với việc sẽ phải chấp nhận các yêu cầu thắt lưng buộc bụng.

Cái gì mà thắt lưng với buộc bụng chứ! chung quy lại là đẩy HL vào thế không thể trả hết các món nợ đó, và cái chính là tạo nên một cuộc khủng hoảng mà bắt nguồn từ việc vỡ nợ của vài quốc gia ở châu Âu. EU hiểu rằng HL vỡ nợ và tách khỏi khối thì tiếp theo đó sẽ là Bồ Đào Nha… và ai đảm bảo rằng các quốc gia khác trong khối không tách ra.

Như hầu hết các bạn đều thấy rõ trong các cuộc họp của EU mới đây thì sự đối nghịch trong quan điểm của 2 cường quốc Pháp và Đức là thấy rõ.

Đương nhiên chả có quốc gia nào muốn đứng ở vị thế cửa dưới cả. Do vậy việc khiến tình hình chung của khối gặp nhiều khó khăn như lúc này sẽ là bất lợi cho toàn khối. Vừa rồi việc bơm tiền cứu các ngân hàng HL không vỡ nợ và phải đóng cửa đó là điều phải làm với EU.

Và mới đây khi tiếp tục thỏa thuận cải cách lần thứ 2, là một bước đầu thuận lợi cho các cuộc đàm phán cứu trợ tiếp theo. Mang tiếng là cứu trợ nhưng kỳ thực là cho vay nhiều hơn, và gánh nặng lại đổ lên dầu dân:

Cái gì mà đàm phán để đạt được một thỏa thuận dễ dàng hơn chứ, sau cuộc đàm phán đầu tiên là về Thuế VAT và hưu trí đã được cắt giảm, và đợt đàm phán thứ 2 này có ai đảm bảo được là sẽ thay đổi các yếu tố trong việc tái cấu trúc ngân hàng và những thay đổi của bộ tư pháp để mang đến điều tốt đẹp hơn cho những người dân tiết kiệm khoản tiền của họ.

Và bên cạnh đó là những biện pháp tăng thuế (không tăng thì lấy gì bù vào khoản thâm hụt và cục nợ to tướng đó) và cả việc giảm các khoản đãi ngộ khi về hưu của người dân.

Cả ECB và IMF tin rằng việc giảm nợ cho HL là cần thiết nhưng Đức lại muốn đưa ra một hướng giải quyết tốt hơn và chính những rào cản này nên việc đàm phán có thể sẽ chưa đi đến hồi kết. ECB có thể xem xét gia hạn đáo nợ của HL, tháng 8 tới đây là một tháng rất quan trọng với HL vì quốc hội không cần chấp nhận tất cả các điều khoản cải cách.

Và ECB sẽ phải chấp nhận gói cứu trợ thứ 3 cho HL trước khi phải trả nợ 3.4 tỉ trải phiếu của ECB. Và vấn đề bầu cử sớm sẽ dẫn tới bất ổn chính trị đó là bất lợi cho nền kinh tế vào lúc này.

Quan trọng là HL sẽ vẫn ở lại khối. Trong cuộc trưng cầu dân ý ngày 5/7/2015 về việc người dân có đồng ý gói cứu trợ thì kết quả không ngoài dự đoán là đến 51.5% người dân không đồng ý.

Vì sao? Đơn giản vì người ta biết các gói cứu trợ đó chỉ là những mỹ danh từ của cho vay nặng lãi, tức là sau khi dồng ý các gói cứu trợ thì người dân Hy Lạp sẽ phải thắt lưng buộc bụng, cắt giảm chi tiêu và gánh thêm rất nhiều thứ thuế khác nữa.

Điều này sẽ khiến cuộc sống của họ thêm khốn khó hơn thôi, Hy Lạp muốn vỡ nợ lắm chứ, nhưng mà ai cho vỡ đây, nợ công là vấn nạn không chỉ riêng HL mà bất cứ quốc gia nào cũng đều không muốn, thế nhưng vẫn phải nợ, bởi vì muốn tăng trưởng kinh tế nhanh mà không cần phải in nộitệ ra thì chỉ còn cách vay tiền nước ngoài. In nội tệ ra quá nhiều thì sẽ gây nên lạm phát trong nền kinh tế, đồng tiền quốc gia sẽ mất dần giá trị, kinh tế suy yếu và niềm tin của người dân vào chính phủ sẽ không còn… điều này cực kỳ tai hại.

Trưng cầu dân ý ngày 5/7/2015, người dân Hy Lạp không đồng ý gói cứu trợ.
Trưng cầu dân ý ngày 5/7/2015, người dân Hy Lạp không đồng ý gói cứu trợ.

Ngay sau khi cuộc trưng cầu dân ý diễn ra và kết quả là NO thì sang phiên giao dịch ngày 6/7 đồng EUR đã giảm rất mạnh. Bởi vì người ta lo ngại HL không đồng ý gói cứu trợ thì lấy cái gì ra mà trả nợ đây, rồi không thể trả được nợ thì sẽ phải chấp nhận vỡ nợ, buộc phải tác khỏi liên minh EU. Nền kinh tế EU đang rơi vào khủng hoảng, nếu mà HL đòi tách khỏi khối vì những bất đồng thì sau đó sẽ là đến các quốc gia khác.

Liên minh EU sẽ sụp đổ, đó là điều mà không ai muốn, thế giới sẽ rơi vào suy thoái nếu điều đó xảy ra. Chính cái mối lo đó mà liên tục trong suốt nhiều ngày sau đó đồng EUR liên tục giảm, nhưng thị trường chứng khoán Đức lại tăng, trong khi thị trường chứng khoán toàn cầu đang phải đối mặt với một đợt bán tháo lớn.

Bởi vì người ta ai cũng đã nhìn thấy viễn cảnh đó rồi, khi thị trường chứng khoán Trung Quốc sụp đổ. Mối liên hệ giữa thị trường chứng khoán China và thế giới ngày nay càng được quan tâm nhiều hơn khi sự vươn lên mạnh mẽ một cách nhanh chóng của China. Thực sự trong đầu tư chứng khoán người ta lo ngại nhất là tâm lý sợ hãi, phản ứng sẽ xảy ra rất nhanh và khó kiểm soát, lúc này đây những nhà đầu tư lớn đã bắt đầu rút dần các khoản đầu tư và tìm về với thị trường trái phiếu trước tiên.

Chỉ không lâu sau đó thị trường chứng khoán toàn cầu rơi vào những ngày đen tối, áp lực bán tháo khắp các chỉ số lớn. Đức đóng vai trò là nền kinh tế đầu tàu của EU, một khi nền kinh tế Đức suy yếu thì người ta sẽ rất lo ngại, những số liệu kinh tế được công bố không thật sự tốt:

Và một điều đáng lo ngại niềm tin kinh tế Đức liên tục giảm chứng tỏ sức khỏe nền kinh đã yếu đi tương đối, tuy rằng so sánh với những năm trước đó thì ở mùa này đang thời tiết khắc nghiệt nên không quá lo lắng khi GDP và niềm tin kinh tế có suy yếu nhưng vẫn đảm bảo được kinh tế vẫn chưa quá tệ. So với cùng kỳ những năm trước đó thì chỉ số này cho thấy niềm tin vào tăng trưởng đã tốt hơn rất nhiều.

Nếu như GDP q/q được công bố tháng tiếp theo đây của Đức vẫn thấp hơn 0.3% thì việc đồng EUR tiếp tục suy yếu là điều được dự đoán.


Về phương diện kỹ thuật chart DAX đang là một xu hướng tăng phục hồi sau chuỗi ngày dài giảm điểm, nhưng cái tâm lý bearish thì vẫn còn đó, người ta lo ngại sớm muộn gì thị trường chứng khoán cũng sẽ sụp đổ, vậy nên các nhà đầu tư bắt đầu rút dần các khoản đầu tư.

Chart daily DAX thể hiện áp lực chốt lời trong 3 phiên liên tiếp và đó là lý do mà Tôi nhận thấy tâm lý của nhà đầu tư lúc này đang không chắc chắn. kỳ vọng short chỉ số DAX lúc này sẽ hạn chế mức stop loss tương đối nhỏ.

Kỳ vọng short chỉ số Indices Đức DAX trong bối cảnh trưng cầu dân ý các gói cứu trợ của HL không đạt được, sự sụp đổ của thị trường chứng khoán Trung Quốc là một giọt nước tràn ly, kinh tế EU đang rất yếu.
Kỳ vọng short chỉ số Indices Đức DAX trong bối cảnh trưng cầu dân ý các gói cứu trợ của HL không đạt được, sự sụp đổ của thị trường chứng khoán Trung Quốc là một giọt nước tràn ly, kinh tế EU đang rất yếu.

Đối với nền kinh tế Mỹ: năm nay nền kinh tế đã phục hồi đáng kể, tăng trưởng GDP đã đạt được những mốc quan trọng và niềm tin vào việc FED sẽ sớm nâng lãi suất trong năm nay là điều được nhắc tới khá nhiều, vậy thì cái kỳ vọng đó đã khiến đồng USD liên tục tăng trong suốt từ năm 2014 đến nay, chứng khoán đã được đẩy lên mức cao kỷ lục.

Và FED thừa hiểu đó là 1 quả bong bóng, nếu như không sớm nâng lãi suất thì khi thị trường chứng khoán được đẩy lên cao hơn nữa sẽ là một bất lợi, để khi nâng sẽ tạo một cú sốc lên thị trường.

Biết được điều này nên chắc hẳn FED đã cân nhắc sẽ nâng từ từ trong tháng 9 và trong bối cảnh thị trường chứng khoán đã chững lại. Thời điểm này đang là mùa đông ở Mỹ và không khó nhận ra tăng trưởng GDP là quá tệ, sự giảm sút quá nhiều cũng là điều mà FED cảm thấy lo ngại về vấn đề nâng rate.

Nếu tháng 9 này nâng và GDP vẫn thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoài thì đó mới là điều đáng lo ngại. Sự thâm hụt nghiêm trọng trong cán cân thương mại suốt mấy năm qua cũng khiến cho FED phải cân nhắc, dầu liên tục giảm và doanh số xuất khẩu ô tô đã giảm rất nhiều. Và nếu như kỳ tới đây cán cân thương mại vẫn thâm hụt ở mức lớn hơn 40B thì sẽ là một điều đáng lo ngại.

Tăng trưởng GDP sơ bộ theo quý của Mỹ
Tăng trưởng GDP sơ bộ theo quý của Mỹ

Nhưng bên cạnh những số liệu không khả quan đó thì CPI và bảng lương phi nông nghiệp đã được cải thiện rất đáng kể, chứng tỏ nền kinh tế đã phục hồi khá tốt tuy chưa đạt được như sự kỳ vọng của FED. Tỉ lệ thất nghiệp được giảm xuống dưới mức 5.3%, một con số quá ấn tượng. Bên cạnh đó là lạm phát đang ở mức thấp đáng báo động, và FED không thể nào nới lỏng thêm cũng như hạ lãi suất được nữa, vậy thì làm thế nào để kéo tỉ lệ lạm phát quay trở lại mức 2%.

Nâng rate lúc này sẽ không phải là phương án tốt nhất, vậy thì chỉ có thúc đẩy kinh tế và tăng cường các ngành công nghiệp sản xuất, khi nguồn cung được đảm bảo thì mới có thể khiển nền kinh tế đi lên và kéo tỉ lệ lạm phát quay trở lại mức kỳ vọng.

So sanh hieu suat thi truong
So sánh hiệu suất thị trường của nền kinh tế Mỹ.
So sánh hiệu suất thị trường của nền kinh tế Mỹ.

Ở cái bức hình này các bạn có nhận ra chứng khoán đã tăng quá mạnh trong khi mức chênh lệch lãi suất và lượng tài sản của FED thì giảm sút, tỉ lệ nợ của các tập đoàn tuy chỉ mới giảm nhẹ và hàng hóa thì giao dịch ở mức giá quá thấp, điển hình là dầu và vàng cũng những kim loại quý và các sản phẩm kim khoáng quặng liên tục giảm, đó có phải là một mối lo mà FED đã biết trước về thị trường chứng khoán?

Mang những kỳ vọng đó đặt lên chart S&P500 và USD Index thì nhận thấy rằng chỉ số chứng khoán đã tăng quá mạnh, trong khi tăng trưởng kinh tế thật sự là không cao, chỉ số S&P 500 liên tục tạo đỉnh trong những thời gian trước đó, áp lực chốt lời thể hiện trong 3 phiên liên tiếp, đó dường như là dấu hiệu để đoán biết rằng nhà đầu tư đang lo sợ.

S&P500 tạo mô hình 3 đỉnh liên tiếp, sự lo ngại từ thị trường chứng khoán China vẫn còn đó. Trong phân tích lần này kỳ vọng sẽ là short các chỉ số Indices trong dài hạn. Có điều là hầu hết các chỉ số Indices của các nền kinh tế lớn trên thế giới đều có mối tương quan rất mật thiết và thường khi sụp đổ sẽ là sự sụp đổ có dây chuyền.

Kỳ vọng short chỉ số S&P500 trong dài hạn.
Kỳ vọng short chỉ số S&P500 trong dài hạn.
Kết quả kỳ vọng short chỉ số chứng khoán Đức DAX
Kết quả kỳ vọng short chỉ số chứng khoán Đức DAX
Kết quả kỳ vọng short chỉ số chứng khoán Mỹ S&P500.
Kết quả kỳ vọng short chỉ số chứng khoán Mỹ S&P500.