Thị trường tài chính: Cơ cấu và vai trò trong hệ thống tài chính ( Phần 1).
“Phần này được dịch từ một số nguồn khác nhau, và mục đích để các bạn có thể hiểu một cách tổng quát nhất về cấu trúc và những chức năng của hệ thống tài chính. Các đoạn lược dịch có thể không chính xác theo ý của tác giả, vậy nên rất mong các bạn lượng thứ”.
Xem thêm: Thị trường tài chính là gì?
1. Cấu trúc và chức năng của hệ thống tài chính
Hệ thống tài chính đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, như các bạn đã biết rằng bất kể lĩnh vực, ngành hàng hay thị trường nào cũng đều phải có hệ thống cơ cấu, qua đó có thể điều hành hoạt động của thị trường đó một cách tốt nhất.
Ở đây hệ thống tài chính góp phần tăng trưởng kinh tế, ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả kinh tế, phúc lợi kinh tế. Những điều trên sẽ đạt được nhờ những cơ sở hạ tầng tài chính, trong đó các thực thể với kinh phí phân bố cho các quỹ hiệu quả hơn để đầu tư vào.
Một hệ thống tài chính sẽ góp phần làm cho các quỹ này hoạt động một cách hiệu quả hơn. Trong trường hợp không có một hệ thống tài chính rõ ràng thì sẽ dẫn đến việc mất cân bằng trong nhiều vấn đề, sai lệch trong các thông tin, do vậy việc hình thành một thể chế tài chính sẽ góp phần phân bổ hiệu quả các nguồn tài chính.
Bằng việc khắc phục các vấn đề thông tin bất đối xứng của hệ thống tài chính tạo điều kiện cho sự cân bằng giữa những người có vốn đầu tư và những người cần vốn.
Theo cách tiếp cận trên thì cấu trúc, hệ thống tài chính của một nền kinh tế bao gồm ba thành phần chính:
- Thị trường tài chính
- Tổ chức (trung gian) tài chính
- Quản lý tài chính
Mỗi thành phần đóng góp một vai trò cụ thể trong nền kinh tế.
Thị trường tài chính thúc đẩy dòng tiền của các quỹ chảy về để tài trợ cho các khoản đầu tư của các tập đoàn, các chính phủ và cá nhân. Các tổ chức tài chính là những đơn vị chủ chốt trong việc thực hiện các chức năng trung gian của việc phân bổ các nguồn vốn từ các quỹ đầu tư vào các cá nhân, tổ chức đang cần vốn huy động.
Các nhà quản lý tài chính sẽ thực hiện vai trò giám sát và điều tiết lượng người tham gia vào hệ thống tài chính.
Nghiên cứu thị trường tài chính, dựa trên lý thuyết thị trường vốn, tập trung vào hệ thống tài chính, cấu trúc của lãi suất và giá cả của các tài sản chính. Một tài sản là bất kỳ những nguồn tài nguyên nào mà được dự báo là sẽ mang lại lợi ích trong tương lai, và do đó sở hữu giá trị kinh tế.
Với những định nghĩa trên thì có thể hiểu được là tài sản là những thử có giá trị thực tiễn với đời sống con người và nó mang lại những lợi ích cho nền kinh tế, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phục vụ cho đời sống của con người.
Tài sản được chia thành hai loại: Tài sản hữu hình với các tính chất vật lý và tài sản vô hình. Một tài sản vô hình đại diện cho một yêu cầu pháp lý cho một số lợi ích kinh tế trong tương lai. Giá trị của một tài sản vô hình thường không có liên quan đến hình thức, thể chất hoặc những cách thức khác.
Trong quan điểm của một nhà phân tích thị trường tài chính nói chung và thị trường hàng hóa nói riêng, để có thể nắm vững và hiểu rõ được quá trình hình thành, phát triển và các quy luật tác động đến những biến động đó của hàng hóa thì Tôi có thể chia tài sản thành hai lớp: Lớp tài sản an toàn và lớp tài sản rủi ro.
Lý do Tôi chia ra như vậy là để các bạn có thể hình dung một cách tốt nhất trong những tư duy về market thực tiễn, vì những biến động của hai lớp tài sản này chính là những nguyên lý giúp chúng ta tiên đoán được xu hướng tương lai của dòng tiền.
Các bạn có thể hiểu đơn giản thế này, mục đích của chúng ta là dựa vào sự phân bố của dòng tiền, tức là quan sát xem thử tài sản nào đang được market quan tâm.
Tôi có thể ví dụ thế này: Trong năm 2008 khi khủng hoảng kinh tế lên đến đỉnh điểm, thị trường chứng khoán trên thế giới bốc hơi hầu như là trên 50% giá trị, lạm phát dâng cao rõ rệt, chỉ riêng Việt Nam chúng ta nếu tôi nhớ không nhầm thì lạm phát tăng lên tầm 30%, với con số khủng khiếp như thế thì liệu người dân có còn thiết tha với việc giữ tiền trong người không?
Bởi vì họ biết rằng giữ tiền nội tệ là rất rủi ro do vậy họ sẽ phải tìm đến một món hàng hóa nào đó an toàn hơn và có thể giúp họ thoát khỏi thời kỳ khủng hoảng này một cách an toàn nhất. Vậy thì các bạn nghĩ thời bấy giờ tài sản nào là an toàn nhất? Trái phiếu hay là kim loại quý?
Trong bối cảnh lạm phát dâng cao và mối lo rủi ro trong nền kinh tế tăng lên đỉnh điểm, thị trường chứng khoán toàn cầu bốc hơi thì người ta sẽ nghĩ ngay đến vàng, bởi vì trong hàng ngàn năm lịch sử, vàng vẫn luôn là thứ tài sản không chỉ có giá trị về tinh thần, dùng làm đồ trang sức mà nó còn là một thứ tài sản rất an toàn (nó chỉ không an toàn chừng nào người dân không cần vàng nữa mà thôi).
Vì thế nên trong giai đoạn này cho mãi tới những năm sau đó giá vàng đã lên đến đỉnh điểm vào năm 2011. Một ví dụ trên để chúng ta có thể hình dung được sự biến động của các lớp tài sản là rất quan trọng trong quá trình phân tích và giao dịch trên thị trường tài chính nói chung và thị trường giao dịch tiền tệ- ngoại hối nói riêng.
Tài sản tài chính, thường được gọi là công cụ tài chính, là một tài sản vô hình, được kỳ vọng là sẽ mang lại những lợi ích trong tương lai. Có thể hiểu đơn giản là sau khi tiền giấy được đưa vào lưu thông phổ biến cho đến ngày hôm nay thì việc giao dịch bất cứ thứ gì chúng ta chỉ cần tiền mà thôi, do vậy tiền được xem là một thứ tài sản rất quan trọng không thể thiếu.
Một số công cụ tài chính được gọi là chứng khoán và thường bao gồm trái phiếu và cổ phiếu. Như Tôi có nêu phía trên về lịch sử hình thành tiền giấy, trái phiếu được phát hành dựa trên lượng tài sản thu được trong tương lai (tiền thuế) và cổ phiếu là những tài sản được các công ty phát hành nhằm huy động lượng vốn để giúp công ty thúc đẩy sản xuất, những thứ đó được xem là những tài sản vô hình.
Chúng là công cụ giúp chúng ta thực hiện các mục đích khác nhau, và nhờ vào những thứ tài sản vô hình đó mà giúp cho nền kinh tế tăng trưởng, thêm vào đó là giúp tạo thêm nhiều hơn những tài sản hữu hình khác (con người không thể sống thiếu lương thực, năng lượng và những vật dụng cá nhân cần thiết).
Bất kỳ giao dịch nào liên quan đến công cụ tài chính bao gồm ít nhất hai bên:
- Các bên đã đồng ý để thực hiện thanh toán bằng tiền mặt trong tương lai và được gọi là tổ chức phát hành.
- Bên sở hữu các công cụ tài chính, và do đó quyền được nhận các khoản thanh toán được thực hiện bởi tổ chức phát hành, được gọi là các nhà đầu tư.
Tài sản tài chính cung cấp các chức năng kinh tế trọng điểm sau đây:
- Họ cho phép chuyển tiền từ các đơn vị, những người có quỹ thặng dư để đầu tư cho những người cần vốn để đầu tư và tài sản hữu hình.
- Họ phân phối lại các rủi ro khó tránh khỏi liên quan đến thặng dự và thâm hụt trong các đơn vị kinh tế.
Các yêu cầu được giữ bởi những người nắm giữ của cải cuối cùng thường khác với các khoản nợ do các đơn vị có nhu cầu đã huy động từ những quỹ này. Vai trò của họ được thực hiện bởi các thực thể cụ thể hoạt động trong hệ thống tài chính, được gọi là các trung gian(tổ chức) tài chính. Những người này sau này sẽ chuyển đổi các khoản nợ cuối cùng vào các tài sản tài chính khác nhau.
2. Thị trường tài chính và chức năng kinh tế của nó.
Một thị trường tài chính là một thị trường mà công cụ tài chính được trao đổi, mua bán.
Thị trường tài chính cung cấp 3 chức năng kinh tế chủ yếu sau đây:
- Giá trị (chức năng phát hiện giá cả)
- Tính thanh khoản
- Giảm chi phí giao dịch
a. Chức năng phái hiện giá
Có nghĩa là giao dịch giữa người mua và người bán các công cụ tài chính trong một thị trường tài chính xác định giá cả của tài sản được giao dịch. Đồng thời sự trở lại yêu cầu từ các khoản đầu tư của các quỹ được xác định bởi những người tham gia vào một thị trường tài chính.
Động lực cho các quỹ tìm kiếm (đơn vị nhập siêu) phụ thuộc vào sự trở lại của các thị trường tài chính, báo hiệu lượng tiền có sẵn từ những người muốn cho vay hoặc đầu tư kinh phí sẽ được phân bổ đang cần giữa các quỹ và nâng cao bằng cách phát hành các công cụ tài chính.
b. Chức năng thanh khoản
Cung cấp một cơ hội cho các nhà đầu tư bán một công cụ tài chính, kể từ khi nó được gọi là một thước đo khả năng bán một tài sản theo giá thị trường một cách công bằng ở bất cứ lúc nào. Nếu không có thanh khoản, nhà đầu tư sẽ buộc phải giữ một công cụ tài chính cho đến khi điều kiện phát sinh để có thể bán sản phẩm đó hoặc các tổ chức phát hành phải có nghĩa vụ trả hết các hợp đồng đó.
Công cụ nợ được thanh lý khi nó đáo hạn và công cụ vốn là cho đến khi các công ty tự nguyện hoặc không tự nguyện thanh lý. Tất cả các thị trường tài chính cung cấp một số hình thức của thanh khoản. Tuy nhiên, thị trường tài chính khác nhau được đặc trưng bởi mức độ thanh khoản là khác nhau.
Điều này hoàn toàn dễ hiểu, các bạn có thể để ý mức độ thanh khoản của các cổ phiếu niêm yết trên sàn chứng khoán so với sự biến động giữa tỉ giả các cặp ngoại tệ, đó là một ví dụ dễ dàng nhìn thấy nhất. Thị trường tài chính khác nhau có thể kể đến vị trí địa lý, quy mô của nền kinh tế, khả năng chi trả của người dân, mức độ tín nhiệm của nền kinh tế…
c. Các chức năng giảm chi phí giao dịch được thực hiện
Khi tham gia vào thị trường tài chính sẽ phải chịu những chi phí kinh doanh của công cụ tài chính.
Trong nền kinh tế thị trường, cơ sở kinh tế cho sự tồn tại của các tổ chức và các công cụ tài chính là những chi phí giao dịch có liên quan, do đó các tổ chức và công cụ mới có thể tồn tại, nhưng bên cạnh đó việc rất nhiều tổ chức tài chính được hình thành, các công cụ tài chính vì thế cũng phát triển và phong phú hơn thì tất nhiên sẽ có sự cạnh tranh để giành lấy nhiều khách hàng về.
Chính những điều này đã khiến cho các chi phí phát sinh trong quá trình giao dịch phải có những thay đổi, và dương nhiên những thay đổi đó sẽ có lợi cho khách hàng. Trong tiềm thức, tâm lý của con người luôn muốn được sở hữu những món hàng/dịch vụ tốt nhất và giá cả thì phải rẻ nhất.
Do đó trong thời đại ngày hôm nay việc cung cấp các dịch vụ, công cụ tài chính sẽ không còn cơ chế độc quyền nữa, mà thay vào đó là sự thông thoáng hơn trong quy trình quản lý, nhưng vẫn phải lấy khách hàng làm trọng tâm.
Sẽ chẳng có dịch vụ nào tồn tại nếu không có khách hàng cả, đó là lẽ dĩ nhiên mà bất cứ nhà cung cấp công cụ tài chính nào cũng phải cố gắng mang đến những điều tốt đẹp nhất cho khách hàng.
Các thuộc tính quan trọng quyết định chi phí giao dịch:
- Tài sản đặc biệt
- Sự không chắc chắn
- Tần suất xuất hiện
Tài sản đặc biệt:
Có liên quan đến cách thức tổ chức và thực hiện các giao dịch. Sẽ là dễ dàng nếu như tài sản đó được đưa vào sử dụng dễ dàng, dễ dàng được thay thế và có thể triển khai cho các nhiệm vụ khác nhau mà không cần chi phí đáng kể.
Giao dịch cũng có liên quan đến sự không chắc chắn, điều này có (1) các nguồn bên ngoài (khi sự kiện thay đổi ngoài sự kiểm soát của các bên ký kết hợp đồng), và (2) phụ thuộc vào hành vi cơ hộ của các bên ký kết hợp đồng.
Nếu những thay đổi trong các sự kiện bên ngoài có thể dễ dàng kiểm chứng, sau đó có thể thích nghi được với những hợp đồng ban đầu, có tính đến các vấn để tài khoản do không chắc chắn bên ngoài. Trong trường hợp này có một khả năng để kiểm soát chi phí giao dịch.
Tuy nhiên, không dễ dàng để chúng ta có thể nhận ra được, chủ nghĩa cơ hội sẽ tạo ta những động lực thúc đẩy cho các bên ký kết để xem xét lại hợp đồng ban đầu và tạo ra những vấn đề rủi ro đạo đức. Mặc dù vậy sự không chắc chắn càng cao thì các hành vi cơ hội cao hơn có thể được kiểm soát, và các chi phí giao dịch cao hơn có thể được sinh ra.
Trong những trường hợp mà chúng ta cảm thấy bất an và cần được bảo vệ bởi những công cụ tài chính và những dịch vụ đảm bảo thì tất nhiên sẽ phải chịu thêm các khoản chi phí phát sinh, các khoản chi phí này có thể sẽ rất cao tùy vào từng hoàn cảnh, thời điểm khác nhau.
Ở đây sẽ là những lý giải dễ hiểu để thấy rằng trong mỗi con người chúng ta đều luôn có nỗi sợ và lòng tham chế ngự, sự biến động trên thị trường tài chính cũng vì thế mà trở nên khó đoán biết hơn, cái khó là chúng ta không thể biết chính xác lúc nào con người thật sự lo sợ và lúc nào lòng tham của họ trở nên mãnh liệt nhất.
Nhiệm vụ của chúng ta là dùng những kiến thức học được, kỹ năng và kinh nghiệm để tiên đoán rằng thời điểm nào hai thứ đó chế ngự trên thị trường. Có một câu nói Tôi rất tâm đắc đó là “Follow The Market, Don’t Forecast The Market” đại ý của câu này nghĩa là hãy nương theo market, đừng tiên đoán nó.
Nương theo có nghĩa là chúng ta không cần phải bắt đúng đáy hay đỉnh của thị trường mà làm gì, cái quan trọng nhất là chúng ta biết đường đi của market để mà nương theo đó, chỉ cần nương theo được khoảng giữa của xu hướng thôi là chúng ta có thể kiếm được nhiều tiền rồi.
Tần suất xuất hiện
Đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định nếu một giao dịch cần diễn ra trong thị trường hoặc trong công ty. Một giao dịch trong một khoảng thời gian có thể làm giảm chi phí khi nó được thực hiện trên thị trường.
Ngược lại, các giao dịch thường xuyên yêu cầu ký kết hợp đồng chi tiết và cần diễn ra trong một công ty để giảm chi phí.
Khi tài sản được cụ thể, giao dịch thường xuyên và những chi phí cho những giao dịch nội bộ đó là ít tốn kém nhất. Và ngược lại khi tài sản không cụ thể, giao dịch là không thường xuyên, và không có sự không chắc chắn đáng kể ít tốn kém nhất có thể được giao dịch trên thị trường.
Các thuộc tính được đề cập trong các giao dịch và các vấn đề kích thích cơ bản có liên quan đến các giả định về hành vi giao dịch giữa các bên. Các nhà kinh tế đã đóng góp vào chi phí giao dịch bằng cách phân tích hành vi của con người, nhu cầu bình thường và những hành vi hợp lý của họ, và tất nhiên là cũng có hành vi cơ hội.
Trong khuôn khổ bài viết này Tôi không thể nào nói hết ý nghĩa của những hành vi này, vì cơ bản những tác động trên thị trường, giá cả và sự biến động đó đến từ hành vi, tâm lý của con người.
Việc khai thác và phân tích tâm lý của con người là một việc làm rất khó, để có thể đi vào thực tiễn những phân tích giao dịch thì chúng ta sẽ đi sâu vào các chương sau, đặc biệt đó là những chương các quy luật liên thị trường, sự kết hợp giữa phân tích cơ bản và kỹ thuật.
Dựa vào những tư duy trên mà phán đoán được tâm lý của thị trường vào thời điểm đó như thế nào. Hành vi cơ hội được hiểu là liên quan đến các hành động với những thông tin không đầy đủ và sai lệch có thể cố ý gây hiểu lầm cho các bên khác.
Điều này nghĩa là các thông tin được công bố trên mạng internet có thể sẽ gây ra những hiểu nhầm đối với nhà đầu tư, và thoạt đầu khi họ tiếp nhận những thông tin đó thì chắc chắn là sẽ có những phản ứng trái ngược với những gì mà thị trường đang mong muốn.
Để giải thích rõ hơn các bạn có thể hình dung trong thị trường chứng khoán việc chúng ta bắt gặp những tin đồn thất thiệt hay những tin tức mang hàm ý của sự tuyệt vọng như có ai đó tự tử vì thua lỗ chẳng hạn… những điều trên sẽ gây nên một tâm lý hoảng loạn và không có gì lạ khi thị trường chứng khoán bước vào một downtrend là nó sẽ rớt rất nhanh và mạnh, sự sụp đổ diễn ra rất mau lẹ, đó chính là nỗi sợ hãi trong mỗi con người.
Bước chân vào thế giới của giao dịch tài chính thì Tiền chính là sinh mạng của những nhà đầu tư, việc mất tiền đồng nghĩa với sự tuyệt vọng, cái khó nhất chính là chấp nhận thua lỗ nhỏ để thoát ra khỏi thị trường, điều này sẽ trở nên rất khó khăn mỗi khi các bạn đối mặt với những thua lỗ.
Những hành vi trên sẽ đòi hỏi các nhà tạo lập thị trường, các tổ chức cung cấp hệ thống tài chính phải nỗ lực sàng lọc, việc sàng lọc các đối tượng giao dịch này và những biện pháp bảo vệ cũng như kiềm chế những phát sinh giữa các bên có thể sẽ dẫn đến các chi phí giao dịch cụ thể tăng theo.
Chi phí giao dịch được phân thành những hạng mục sau:
- Chi phí tìm kiếm và thông tin
- Chi phí hợp đồng và giám sát
- Chi phí của các vấn đề thúc đẩy giữa người mua và người bán các tài sản chính.
a. Chi phí tìm kiếm và thông tin được xác định theo các cách sau:
Chi phí tìm kiếm rơi vào các loại chi phí rõ ràng và chi phí hàm ẩn. Chi phí rõ ràng bao gồm các chi phí có thể cần thiết để quảng cáo ý định của một người bán hoặc mua các công cụ tài chính. Chi phí hàm ẩn bao gồm giá trị của thời gian trong việc tìm đối tác để giao dịch. Sự hiện diện của một thị trường tài chính có tổ chức sẽ làm giảm chi phí tìm kiếm.
Chi phí thông tin có liên quan đến việc đánh giá đầu tư một thuộc tính của công cụ tài chính. Trong một thị trường giá hiệu quả, giá cả phản ánh các thông tin tổng hợp thu thập bởi tất cả những người tham gia thị trường.
b. Chi phí hợp đồng và giám sát có liên quan đến các chi phí cần thiết
Để giải quyết vấn đề thông tin bất đối xứng, khi hai bên giao kết giao dịch có ít thông tin về nhau và tìm cách đảm bảo rằng các nghĩa vụ giao dịch được thực hiện.
c. Chi phí của vấn đề thúc đẩy giữa người mua và người bán phát sinh
Khi có những xung đột lợi ích giữa hai bên, có ưu đãi khác nhau đối với các giao dịch liên quan đến tài sản tài chính.
Các chức năng của một thị trường được thực hiện bởi những người tham gia thị trường, trong một cơ chế như hiện nay lượng người tham gia vào thị trường là rất lớn và đa dạng. Những người tham gia thị trường tài chính có thể được phân loại thành các nhóm khác nhau, theo động cơ giao dịch của họ:
Những nhà đầu tư tự do: Những người cuối cùng sở hữu các chứng khoán và người được thúc đẩy bởi lợi nhuận từ việc nắm giữ chứng khoán. Các nhà đầu tư tự do bao gồm các cá nhân và tổ chức đầu tư, chẳng hạn như các quỹ, quỹ tương hỗ…
Môi giới: Người làm đại lý cho các nhà đầu tư tự do và những người được thúc đẩy bởi thù lao nhận được (thường là dưới hình thức chi phí hoa hồng) cho các dịch vụ mà họ cung cấp. Môi giới thương mại cho những người khác chứ không phải trên tài khoản cá nhân của họ.
Hiện nay các broker cung cấp dịch vụ giao dịch tài chính cá nhân rất nhiều, và trong số đó không có ít những broker là lừa đảo, họ có thể huy động một lượng lớn nhà đầu tư cá nhân nhưng sau thời gian hoạt động sẽ xảy ra rất nhiều vấn đề liên quan như là những lỗi trong quá trình đặt lệnh giao dịch, broker không thanh toán tiền cho nhà đầu tư hay là những sửa đổi trong lịch sử giao dịch của nhà đầu tư…
Những vấn nạn trên hiện giờ rất khó có thể tránh khỏi, chỉ có những tổ chức uy tín mới hạn chế những vụ việc như trên, nhưng với tình hình của Việt Nam hiện tại thì sẽ trở nên khó khăn hơn khi phần lớn những broker đều là mới nổi và chưa tạo được nhiều uy tín cho khách hàng.
Đại lý: Những người giao dịch trên tài khoản của họ nhưng mà động lực chính là để có được lợi nhuận từ giao dịch chứ không phải là từ việc nắm giữ chứng khoán. Thông thường, các đại lý sẽ thu lợi từ sự chênh lệch giữa các mức giá mà tại đó họ mua và bán các cổ phiếu trong thời gian ngắn.
Cơ quan xếp hạng tín dụng (CRAs) nhằm đánh giá rủi ro tín dụng trong những khoản vay của khách hàng.
Trong thực tế ba nhóm này không loại trừ lẫn nhau. Một số nhà đầu tư đôi khi có thể thực hiện các giao dịch thay cho người khác, môi giới có thể thực hiện giống như đại lý và nắm giữ chứng khoán của chính họ.
Thực ra trong thị trường ngày nay việc một tổ chức, ngân hàng hay các quỹ đầu tư, các nhà môi giới trực tiếp tham gia vào những giao dịch trên thị trường là rất phổ biến, và đó cũng được xem là một hình thức để họ nâng cao mức lợi nhuận của mình.
Vai trò của ba nhóm khác nhau theo cơ chế giao dịch thông qua bởi một thị trường tài chính. Tất cả những cá nhân hay tổ chức tham gia vào thị trường tài chính đều phải tuân thủ những nguyên tắc nhất định được đề ra và tất nhiên nếu không có những nguyên tắc đó thì thị trường sẽ trở nên hỗn loạn và không thể nào đi vào quy củ như hiện nay.