Hướng dẫn sử dụng Website TradingView
Tháng mười 6, 2022

Hướng dẫn sử dụng Website Tradingview và Investing trong công việc so sách các mối tương quan và xử lý số liệu.

By habinh

1. Hướng dẫn sử dụng Website Tradingview

Hướng dẫn sử dụng Website TradingView
Hướng dẫn sử dụng Website TradingView

Hôm nay HaBinhFx sẽ Hướng dẫn sử dụng website TradingView và Investing cho các bạn.Website https://www.tradingview.com/ là một trong những trang web cho phép chúng ta sử dụng các biểu đồ FREE tốt nhất hiện nay, các biểu đồ với đa khung thời gian và real time. Quá thuận tiện để sử dụng trong phân tích. Hơn thế nữa hầu hết tất cả các món hàng chúng ta cần đều có và rất dễ dàng để tìm kiếm.

Đầu tiên là làm quen với giao diện của trang web chính, Trading view giống như là một trang mạng xã hội chia sẻ các ý tưởng trading của tất cả mọi người vậy, các bạn có thể tham khảo các ý kiến và nhận định của các trader khác cũng như có thể tự share những ý tưởng của bản thân lên đó.

Giao diện chính website Tradingview
Giao diện chính website Tradingview

Có lẽ Tôi cũng không cần phải nói nhiều vì các bạn vào website này cũng biết là nó bao gồm những mục gì rồi, nếu ai chưa biết thì chỉ mất chừng 30p là sẽ biết thôi mà. Mục đích chính khi Tôi vào website này không phải là để ngó xem các ý tưởng của người khác mà là để theo dõi các chart cần thiết, và đặc biệt là nó cho phép Tôi compare thêm nhiều chart khác vào cùng một biểu đồ để tiện cho việc so sánh.

Trước tiên các bạn cần phải tạo một tài khoản hoặc login bằng cách nào đó tùy các bạn. Sau khi đã login vào thì các bạn tiến tới mở chart bằng cách gõ tên món hàng các bạn muốn vào ô tìm kiếm “ Chart or quote, eg. ‘AAPL’ “

Cách tìm kiếm chart của những món hàng cần quan tâm.
Cách tìm kiếm chart của những món hàng cần quan tâm.

Sau khi mở được chart thì sẽ có những công cụ nằm ở thanh bên trái, đó chính là những công cụ giúp chúng ta phân tích (tương tự trong các phần mềm trading). Thanh bên phải chính là list những món hàng mà chúng ta quan tâm nhất (tùy vào mục đích mỗi người mà chọn những món hàng phù hợp).

Thực ra cũng chỉ cần như vậy là đủ, không nhất thiết phải quá chi tiết, cái chính là có thể sử dụng chart và compare được các chart vào với nhau trong quá trình so sánh tương quan. Nếu bạn nào muốn demo trading luôn trên trang web này thì cũng OK luôn, Tradingview hiện cho phép các bạn thực hành demo trên website đó.

Về phần nghiên cứu các công cụ, giao diện và cách thêm indicator Tôi không nhắc lại, các bạn cứ tự vào tìm hiểu chừng 30p là biết hết ấy mà.

Tiếp đến là phần COMPARE, tức là kết hợp nhiều chart vào với nhau và cũng là phần quan trọng nhất trong phân tích liên thị trường.

Trong mục COMPARE sẽ có 2 phần Compare khác nhau và mục đích của nó cũng khác nhau luôn. Nhiệm vụ của chúng ta là tìm hiểu công dụng và chức năng của 2 cách Compare đó như thế nào trong quá trình phân tích, trong trường hợp nào thì cần sử dụng một trong hai hình thức compare và trong trường hợp nào thì phải sử dụng cả hai hình thức đó.

Hướng dẫn sử dụng chart trên Tradingview.
Hướng dẫn sử dụng chart trên Tradingview.

Trong bức hình trên có các vùng Tôi đánh dấu là những mục chúng ta thường xuyên sử dụng nhất. (1) đó chính là dùng để lựa chọn món hàng cần hiển thị chart và lựa chọn các khung thời gian, mẫu chart là nến hay đường line… (2) đó chính là mục COMPARE (mục này rất quan trọng).

(3) là mục add các indicator (có rất nhiều Indicator và các bạn có thể lụa chọn những indicator phù hợp với mình nhất), (4) là mục đặt lệnh demo trực tiếp trên website này, (5) là phần list các món hàng chúng ta quan tâm nhất và một vài công cụ cần thiết hơn bên, (6) chính là các công cụ phân tích để giúp chúng ta tự vẽ lên biểu đồ và thực hiện các thao tác phân tích của cá nhân.

Trong mục Compare các bạn sẽ thấy xuất hiện trên.jpg
Trong mục Compare các bạn sẽ thấy xuất hiện trên

Trong bức hình trên có hai hình thức Compare:

  • Compare: Đây là hình thức giúp chúng ta so sánh sức mạnh của các món hàng cần kết hợp với nhau. Giống như bức hình so sánh sức mạnh đồng tiền với Vàng đó. Hình thức này sẽ quy đồng tất cả món hàng chúng ta so sánh về cùng một mốc 0% và khi quan sát các bạn sẽ thấy món hàng nào nằm trên và cái nào nằm dưới trong đa khung thời gian để đoán biết sức mạnh hiện tại của từng món hàng.
  • Add Symbol: Hình thức này là hình thức so sánh tương quan biến động của các món hàng với nhau (giả sử như so sánh biểu đồ giá Vàng và cặp AUDUSD). Hình thức này là phổ biến nhất và thường hay sử dụng nhất. Bởi vì mỗi khi cần so sánh mối tương quan giữa các mặt hàng thì chúng ta phải sử dụng hình thức này để có cái nhìn khách quan nhất trong từng sự kiện hay từng thời điểm.

Mục Symbol là để add những món hàng cần so sánh (mã của các món hàng các bạn phải tự tìm và nhớ lấy, VD: EURUSD, SPX500, JPN225, DXY…). Kỹ năng tìm kiếm các mã sản phẩm cần chỉ đơn giản là hỏi Google thôi: các bạn muốn tìm chỉ số chứng khoán Trung Quốc chẳng hạn thì hãy gõ vào tìm kiếm “ Shanghai Composite Index Chart Tradingview “. Quá đơn giản phải không nào.

Trong một số trường hợp các bạn sẽ cần phải sử dụng hình thức so sánh chênh lệnh, hay còn gọi là spead giữa 2 chỉ số để tiên đoán xu hướng của món hàng khác chẳng hạn (ví dụ như spread giữa US 10 Years Bond Yield và UK 10 Years Bond Yield với cặp GBPUSD). Trong trường hợp này các phần mềm và website tradingview không làm được mà buộc các bạn phải sử dụng excel để vẽ. Hay đơn cử là các bức hình quan trọng khác. Bật mí cho các bạn một người chuyên tổng hợp các data thành video và các bài phân tích thị trường của anh ấy tương đối chính xác:

John Kicklighter: https://www4.dailyfx.com/authors/bio/John_Kicklighter và link trang cá nhân https://twitter.com/JohnKicklighter. Các bạn hãy theo dõi thường xuyên các Videos của anh ấy, chắc chắn sẽ có được những thông tin bổ ích đó. Một số hình vẽ trong website này Tôi có sử dụng từ chính những videos này của John Kicklighter.

2.Hướng dẫn sử dụng website Investing.

Hướng dẫn sử dụng website Investing
Hướng dẫn sử dụng website Investing

Với website Investing.com thì chúng ta sẽ có rất nhiều tài nguyên và cách thức theo dõi chart cũng có nhiều điểm mới và đầy đủ hơn. Nếu bạn nào chịu khó tìm kiếm các data trên Investing thôi thì cũng đã rất đầy đủ rồi. Đầu tiên Tôi sẽ hướng dẫn xem chart trên Investing trước, khai thác dữ liệu và một số kỹ năng khác sau đó.

Đầu tiên các bạn truy cập vào địa chỉ: http://www.investing.com/ và tiến hành đăng nhập bình thường bằng cách nào đó tùy các bạn.

Trang web Investing.com.
Trang web Investing.com.

Có 3 vùng Tôi khoanh lại đó là những cái đầu tiên mà các bạn cần làm quen. Đầu tiên là vùng mà khi các bạn đăng nhập vào thì sẽ có hiển thị những thông báo, những tin tức quan trọng mới được công bố. Vùng tìm kiếm đó chính là để chúng ta search những món hàng cần thông tin, xem chart…Vùng ngoài cùng là mục đăng nhập, để có thể sử dụng nhiều tính năng hơn thì các bạn cần phải đăng nhập vào Investing.

Ví dụ các bạn gõ vào là “US” thì sẽ hiển thị khá nhiều thông tin như sau:

Hướng dẫn tìm kiếm trên Investing.
Hướng dẫn tìm kiếm trên Investing.

Trong ví dụ trên Tôi muốn tìm kiếm chỉ số chứng khoán Mỹ S&P500 chẳng hạn thì sẽ có 2 chỉ số đó là S&P 500 Index chính là chỉ số thực tế của chứng khoán Mỹ và chỉ số S&P 500 Futures Indices chính là chỉ số giao dịch tương lai mà chúng ta cần theo dõi để trade.

Các bạn click vào một trong hai chỉ số đó đều được
Các bạn click vào một trong hai chỉ số đó đều được

Các bạn click vào một trong hai chỉ số đó đều được, sau đó sẽ dẫn chúng ta đến trang thống kê chart, data dữ liệu, tin tức liên quan… của chỉ số S&P 500.

Cac ban click vao mot trong hai chi so do deu duoc sau do se dan chung ta den trang thong ke chart data du lieu tin tuc lien quan… cua chi so SP 500.

Trong bức hình trên (1) là hiển thị mã chỉ số/món hàng chúng ta đang xem, và khung xem hiện tại đó là real time, có nghĩa là chúng ta đang xem chỉ số CFD S&P 500 Future Indices hoặc có thể chọn xem chỉ số Index thực tế cũng được.

(2) là mục quan trọng nhất, chúng ta sẽ xem được các tin tức, các báo cáo kinh tế, các nhận định và phân tích của những chuyên gia khác, tham gia vào diễn đàn…, nhưng mục quan trọng nhất với Tôi là “Chart”: khi các bạn vào mục chart sẽ có 2 dạng biểu đồ là “Streaming Chart” và “Interactive Chart”. “Streaming Chart” chính là chart real time tương tự như trên Tradingview mà Tôi đã hướng dẫn trên kia.

Với một Trader thì các bạn chỉ cần quan tâm “Streaming Chart” này thôi, nó sẽ là khung real time để chúng ta biết được ngay thời điểm đó các biến động là thế nào. “Interactive Chart” cũng là một dạng biểu đổ real time, nhưng sử dụng khó hơn và ít công cụ hơn, cái này tùy mục đích sử dụng của các bạn mà lựa chọn cho phù hợp. Cách sử dụng Investing xem chart cũng không quá khó, các bạn tìm hiểu chứng 30p là xong ngay thôi.

Nếu có chỉ số nào các bạn không tìm ra mã thì cứ vào Google gõ vào là xong, ví dụ “CRB Index chart investing.com” Bên cạnh đó trang web Investing.com còn cho phép chúng ta theo dõi bảng tin tức tương tự như Forexfactory.

Hiệu quả của bảng tin này cũng rất tốt, bên cạnh đó là bảng báo cáo “EARNING” của những công ty lớn nhất trên thế giới, các bạn nếu giao dịch với các chỉ số Indices thì hãy học cách theo dõi các báo cáo này, nó rất quan trọng và trong những công ty bluechip đó nếu như báo cáo ra tốt hoặc không tốt thì sẽ tác động trực tiếp lên chỉ số chứng khoán. Đầu tiên là các bạn vào địa chỉ sau: http://www.investing.com/economic-calendar/.

Economic Calendar
Economic Calendar

Mục “ECONOMIC INDICATOR” quá quen thuộc với các bạn rồi, cái này có thể theo dõi ở FOREXFACTORY cũng được, “EARNINGS” là báo cáo doanh thu, lợi nhuận trên một cổ phiếu và vốn hóa thị trường của những công ty lớn, cái này các bạn hãy tự tìm hiểu xem công ty nào là bluechip của các nền kinh tế lớn như Mỹ, Nhật, Âu, China… để từ đó mà biết nên xem báo cáo của công ty nào.

Báo cáo thu nhập của các công ty hàng đầu.jpg
Báo cáo thu nhập của các công ty hàng đầu

Ngoài ra còn phương thức khai thác dữ liệu thì các bạn vào địa chỉ sau: http://intermarketanalysisblog.com/2015/09/20/huong-dan-download-so-lieu-va-thuc- hanh-phan-tich-tren-excel-viet-trader/. Mục menu của Investing có rất nhiều thông tin quan trọng, những cái này các bạn cứ tự tìm hiểu là sẽ xong thôi.

Về cơ bản cách sử dụng thì đơn giản, cái quan trọng là ở chính các bạn vận dụng thế nào, cái nào cần xem, và xem như thế nào… đó là kinh nghiệm rồi. Tôi cũng không biết phải chia sẻ thế nào vì nó ở trong tư duy trading của Tôi, đôi khi chỉ lướt qua thôi là đoán biết cần phải xem cái gì rồi, các bài viết nhận định và tư duy được thể hiện qua nhưng phân tích và vào lệnh của Tôi. Trên mục Menu của website này còn có rất nhiều mục khác mà Tôi nghĩ là sẽ quan trọng với các bạn.

Dữ liệu và những thứ các bạn khai thác trên Investing sẽ rất rộng lớn, các mục Menu chính trên đó các bạn có thể tự tìm hiểu thêm, cũng không quá khó để khai thác đâu. Mục “MARKET” là phần mà theo Tôi nghĩ là rất hữu ích, các biểu đồ và những thống kê trên đó sẽ giúp cho các bạn nhiều đó.

Cách theo dõi mục MARKET trên Investing
Cách theo dõi mục MARKET trên Investing

Trong mục này sẽ hệ thống cho các bạn gần như tất cả những món hàng chính, quan trọng và cần thiết nhất với các bạn trong quá trình phân tích liên thị trường. Có những biểu đồ về đường cong lợi tức của tất cả các quốc gia trên thế giới ở mục này mà có thể các bạn sẽ khó mà tìm được ở nơi khác hoặc sẽ mất nhiều thời gian để tìm thấy đó.

Xem thêm: