Bank intervention (BI)

Bank intervention (BI) là hành động trong đó một hay nhiều các ngân hàng trung ương trực tiếp ra tay mua bán trên thị trường tiền tệ để can thiệp vào tỉ giá. SNB cùng với BOJ là hai ngân hàng thường xuyên thực hiện hành động can thiệp trực tiếp vào tỉ giá nhất.

Đây cũng chính một trong những rủi ro lớn nhất khi giao dịch đồng tiền này. Bởi vì Bank intervention là hành động được tiến hành bí mật, bất ngờ. Không giống với các tin tức kinh tế thông thường

DXY

Chỉ số này thực chất là một hợp đồng tương lai được niêm yết tại Sàn giao dịch hàng hóa tương lai New-York(*). Phương thức cấu tạo chỉ số này bao gồm sáu đồng tiền thành viên, tương ứng với sáu trọng số khác nhau. Trọng số càng lớn thể hiện quốc gia (or vùng) kinh tế đó giao thương với Mỹ nhiều càng nhiều. Theo đó, Châu âu là vùng có giao thương với Mỹ nhiều nhất khi đồng EUR có trọng số cao nhất chiếm tới 57.6%, theo sau lần lượt là JPY (13.6%), GBP(11.9%), CAD(9.1%), SEK(4.2%) và CHF(3.6%). Cho bác nào quan tâm nhiều hơn thì USDx được tính toán như sau:

USDx = 50.143 x EUR/USD^(-0.576) x USD/JPY^(0.136) x GBP/USD^(-0.119) x USD/CAD^(0.091) x USD/SEK^(0.042) x USD/CHF^(0.036)

Khi sức mạnh của đồng USD tăng lên thì chỉ số này tăng theo và ngựợc lại khi đồng $ giảm giá trị, chỉ số này quay đầu đi xuống. Chỉ số này thường được dùng trong các phân tích liên thị trường như là cây thước đo đại diện cho currency market nói chung.

DXY
DXY

(*)Ghi chú: Sàn giao dịch hàng hóa New York là sàn giao dịch hàng hóa tương lai lớn nhất thế giới, nằm trong thành phố New York. Hai chi nhánh từ ban đầu của Sàn là New York Mercantile Exchange và New York Commodities Exchange (COMEX), nhưng hiện tại hai chi nhánh (công ty) đã sáp nhập. Công ty New York Merchantile Exchange, Inc. là công ty đại chúng bởi vì công ty mẹ của nó là NYMEX Holdings, Inc được niêm yết trên Sàn giao dịch chứng khoán New York tháng 11 năm 2006, mã chứng khoán NMX.

Sàn giao dịch hàng hóa New York là nơi diễn ra các giao dịch có giá trị hàng tỉ đôla về hàng hóa năng lượng và kim loại, và những loại hàng hóa khác được mua và bán trên sàn hoặc thông qua hệ thống máy tính giao dịch điện tử. Giá cả được niêm yết cho các giao dịch trên Sàn là cơ sở để tính toán giá cả trên khắp thế giới.

Sàn của NYMEX được điều hành bởi Ủy Ban Giao Dịch Hàng Hóa Tương Lai (Commodity Futures Trading Commission), một cơ quan độc lập của Chính phủ Hoa Kỳ. NYMEX là một trong số rất ít sàn trên thế giới còn duy trì hệ thống Open Outcry, ở đó người giao dịch được dùng lời nói và dấu hiệu bằng tay trên sàn giao dịch. Vào tháng 2 năm 2003, New York Board of Trade (NYBOT) kí vào bản hợp đồng thuê tài sản với NYMEX để chuyển tới trụ sở ở khu Trung tâm tài chính sau khi trụ sở ban đầu của NYBOT đã bị phá hủy trong vụ khủng bố 11/9/2001 ( Source: Wikipedia).

HICP

Chỉ số giá tiêu dùng điều hòa (Harmonized Index of Consumer Price- HICP) và mức cung tiền M3. HICP là một chỉ số tổng hợp nên bởi chỉ số CPI của các quốc gia trong khối. Nó bao gồm khoảng hơn một trăm chỉ số con trong đó, được tính toán theo phương pháp trọng số.

Harmonized Index of Consumer Prices (HICP): Fixed basket and weights
Harmonized Index of Consumer Prices (HICP): Fixed basket and weights

LIBOR

LIBOR là từ viết tắt của thuật ngữ tiếng Anh là London InterBank Offered Rate – Lãi suất liên ngân hàng Luân Đôn. Đây là một loại lãi suất liên ngân hàng mà tại đó các ngân hàng toàn cầu lớn cho nhau vay trên thị trường liên ngân hàng quốc tế đối với các khoản vay ngắn hạn, hay còn được gọi là lãi suất cho vay qua đêm liên ngân hàng Luân Đôn.

LIBOR đóng vai trò là lãi suất chuẩn chính được chấp nhận trên toàn cầu cho biết chi phí đi vay giữa các ngân hàng. Tỷ giá được tính toán và công bố mỗi ngày bởi Intercontinental Exchange (ICE) – sàn giao dịch liên lục địa.

LIBOR là lãi suất trung bình mà các ngân hàng lớn trên toàn thế giới sử dụng khi cho vay lẫn nhau. Nó được xem như tiêu chuẩn tham chiếu toàn cầu và được niêm yết bằng năm loại tiền tệ bao gồm: đồng đô la Mỹ (USD), đồng Euro (EUR), bảng Anh (GPB), yên Nhật (JPY) và đồng franc Thụy Sĩ (CHF), và có 7 kì hạn khác nhau gồm lãi suất qua đêm, lãi suất một tuần, một tháng, hai tháng, ba tháng, sáu tháng và 1 năm.

Có tổng cộng 35 lãi suất LIBOR, trong đó, phổ biến nhất là lãi suất LIBOR 3 tháng được tính bằng đô la, thường được gọi là lãi suất LIBOR hiện tại.

Lãi suất LIBOR cũng là cơ sở cho các khoản vay tiêu dùng ở các nước trên thế giới, vì vậy nó tác động đến người tiêu dùng giống như của các tổ chức tài chính khác.

Lãi suất cho các khoản vay mua ô tô, thẻ tín dụng và các khoản thế chấp lãi suất có thể điều chỉnh dao động dựa trên lãi suất liên ngân hàng. Sự thay đổi của lãi suất LIBOR cho thấy mức độ dễ dàng mà các ngân hàng cho khách hàng vay tiền.

Cách xác định lãi suất LIBOR

Như đã nói ở phần LIBOR là gì, sàn giao dịch liên lục địa (ICE) là cơ quan tính toán và công bố lãi suất LIBOR, hàng ngày các ngân hàng lớn trên thế giới sẽ bí mật gửi thông tin về lãi suất cho mỗi kỳ hạn cho vay, từ lãi suất qua đêm đến lãi suất 12 tháng.

ICE sẽ lấy thông tin về các ngân hàng lớn trên thế giới, về mức phí họ sẽ tính cho các ngân hàng áp dụng khác nhau đối với các khoản vay ngắn hạn này.

Sau khi có các dữ liệu trên, LIBOR sẽ được tính bằng cách loại các mức lãi suất cao nhất và các mức thấp nhất, sau đó tính trung bình các mức còn lại. Sau khi tỉ lệ lại suất cho mỗi kỳ hạn và loại tiền tệ được hoàn thành, LIBOR sẽ được công bố vào khoảng 11h55 phút giờ London.

Kể từ tháng 4 năm 2018, ICE đã đệ trình đề xuất mới nhằm tính toán lãi suất LIBOR, phương pháp mới này được tính toán dựa trên việc phân lớp, dựa trên giao dịch, dữ liệu – được gọi là Waterfall Mathodology (phương pháp Thác nước).

Nếu lãi suất LIBOR tăng lên thì tiền trả lãi người vay sẽ tăng lên và ngược lại, nếu LIBOR giảm thì tiền lãi vay giảm. Tuy nhiên, nếu LIBOR giảm dẫn đến các quỹ hỗ trợ và lương hưu với các khoản đầu tư vào các tài sản dựa trên lãi suất LIBOR sẽ bị giảm theo khi mà họ sẽ nhận được ít hơn, gây thiệt thòi cho người nhận.

Bản chất lãi suất Libor (London Inter Bank Offered Rate)
Bản chất lãi suất Libor (London Inter Bank Offered Rate)

Tầm quan trọng của LIBOR đối với thị trường tài chính thế giới

Hiệp hội Ngân hàng Anh từng gọi LIBOR là con số quan trọng nhất thế giới và LIBOR cũng chứng minh được vai trò này của mình khi nó vượt biên giới London, vượt ra khỏi phạm vi châu Âu trở thành số liệu quan trọng toàn cầu trong thị trường tài chính.

Các ngân hàng, tổ chức tài chính và các công ty tín dụng khắp mọi nơi trên thế giới đều dựa vào LIBOR để ấn định lại suất riêng của mình. LIBOR còn được xem như lãi suất tiêu chuẩn để tham khảo cho các hợp đồng trị giá hàng triệu đô la Mỹ, từ ngắn hạn đến dài hạn.

Một trong những lý do chính LIBOR được sử dụng rộng rãi là cách tính tỷ lệ lãi suất. LIBOR thể hiện tỷ lệ lãi suất cho vay thấp nhất giữa các ngân hàng và các tổ chức tài chính lớn trên thế giới. Do đó, nếu LIBOR tăng hoặc giảm mức lãi suất cơ bản đều tác động đến những hợp đồng gắn liền với nó và dựa vào nó như một chuẩn mực.

Không chỉ ở lĩnh vực nhà ở, tầm ảnh hưởng của LIBOR còn được sử dụng như lãi suất thả nổi qua đêm, hợp đồng tương lai, thế chấp, các khoản vay cho sinh viên và các quỹ hoạt động cũng dựa vào lãi suất này. Đối với hợp đồng tương lai, LIBOR được sử dụng để thiết lập các mức giá cho những hợp đồng lãi suất trong tương lai của các công ty bảo hiểm về rủi ro lãi suất.

Với tầm ảnh hưởng của mình, LIBOR còn tác động đến cả thị trường ngoại hối, lý do là nó gắn liền với các đồng tiền như đồng Euro (EUR), bảng Anh (GPB), yên Nhật (JPY) và đồng franc Thụy Sĩ (CHF)… nhưng tác động hàng ngày đến của nó đến giá trị của đồng USD ở Mỹ là không đáng kể.

Mặc dù vậy, lãi suất LIBOR có liên quan mật thiết đến tỷ giá của đồng Euro hoặc đô la Mỹ được nắm giữ bởi các nhân hàng nước ngoài khi đồng Euro chiếm khoảng 20% trong tổng dự trữ đô la.

Tuy nhiên, LIBOR lại rất nhạy cảm với mọi biến động của FED (Cục dự trữ Liên bang Hoa Kỳ), nếu FED cắt giảm lãi suất sẽ khiến cho LIBOR giảm tầm ảnh hưởng.

Repo rate

Năm 1993, nhà nghiên cứu John B. Taylor, Giáo sư Đại học Stanford (Mỹ) đã tiến hành nghiên cứu thực nghiệm đối với chính sách lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Federal Reserve – FED) trong vòng một thập niên trong giai đoạn 1980-1990 và phát hiện ra rằng biến động lãi suất điều hành của FED tuân thủ theo một nguyên tắc nhất định trong mối tương quan với lạm phát và tăng trưởng kinh tế.

Mặc dù được nghiên cứu dựa trên dữ liệu của the FED nhưng hiện thời trong số các central bank trên thế giới hiện thời thì ECB lại là ngân hàng áp dụng model này nhiều nhất chứ không phải là the FED hay một ngân hàng trung ương nào khác.

Từ quan sát trên, Taylor đã mở rộng nghiên cứu và khái quát hóa thành một nguyên tắc điều hành lãi suất của NHTW gọi là Nguyên tắc Taylor (the Taylor Rule – TR). Theo TR, lãi suất điều hành cần điều chỉnh phù hợp với thay đổi của chênh lệch sản lượng (output gap – chênh lệch giữa GDP tiềm năng và GDP thực tế trong một thời kỳ) và chênh lệch lạm phát (chênh lệch giữa mức lạm phát thực tế và mức lạm phát mục tiêu) trong nền kinh tế. TR được biểu hiện bằng hàm phản ứng chính sách (reaction function) sau:

Công thức Repo rate
Công thức Repo rate

Trong đó:

it : là lãi suất điều hành của NHTW theo TR

πt: là tỷ lệ lạm phát tính theo chỉ số GDP deflator π*t: là tỷ lệ lạm phát mục tiêu;

rt: lãi suất thực cân bằng giả định;

aπ và ay: là các tham số phản ứng chính sách (reaction parameters) hay trọng số đối với tăng trưởng và lạm phát;

yt: tăng trƣởng GDP;

ȳt: tăng trưởng GDP tiềm năng.

VIX

VIX là ký hiệu cổ phiếu và là tên gọi phổ biến của Chỉ số Biến động CBOE của Sở giao dịch quyền chọn Chicago , một thước đo phổ biến về kỳ vọng biến động của thị trường chứng khoán dựa trên các tùy chọn chỉ số S&P 500 . Nó được tính toán và phổ biến trên cơ sở thời gian thực bởi CBOE , và thường được gọi là chỉ số sợ hãi hoặc thước đo mức độ sợ hãi.

VIX bắt nguồn từ nghiên cứu kinh tế tài chính của Menachem Brenner và Dan Galai. Trong một loạt bài báo bắt đầu từ năm 1989, Brenner và Galai đã đề xuất việc tạo ra một loạt các chỉ số biến động, bắt đầu bằng chỉ số về sự biến động của thị trường chứng khoán, và chuyển sang sự biến động của lãi suất và tỷ giá hối đoái.

Trong bài báo của họ, Brenner và Galai đề xuất, “[chỉ số] biến động, được đặt tên là ‘Chỉ số Sigma’, sẽ được cập nhật thường xuyên và được sử dụng làm tài sản cơ bản cho các hợp đồng tương lai và quyền chọn. … Chỉ số biến động cũng sẽ đóng vai trò tương tự. khi chỉ số thị trường đóng vai trò quyền chọn và hợp đồng tương lai trên chỉ số. “

Năm 1992, CBOE đã thuê nhà tư vấn Bob Whaley để tính toán các giá trị cho sự biến động của thị trường chứng khoán dựa trên công trình lý thuyết này. Whaley đã sử dụng chuỗi dữ liệu trong thị trường quyền chọn chỉ số và cung cấp cho CBOE các phép tính cho các mức VIX hàng ngày từ tháng 1 năm 1986 đến tháng 5 năm 1992. 

Việc xây dựng chỉ số VIX kết quả cung cấp một thước đo về sự biến động của thị trường, dựa vào đó có thể dựa trên những kỳ vọng về sự biến động của thị trường chứng khoán trong tương lai gần. Giá trị chỉ số VIX hiện tại báo giá sự thay đổi dự kiến ​​hàng năm trong chỉ số S&P 500 trong 30 ngày tiếp theo, được tính toán từ lý thuyết dựa trên quyền chọn và dữ liệu thị trường quyền chọn hiện tại.

Tóm lại, VIX là chỉ số biến động bắt nguồn từ các tùy chọn S&P 500 trong 30 ngày sau ngày đo lường, với giá của mỗi tùy chọn đại diện cho kỳ vọng của thị trường về sự biến động trong tương lai 30 ngày. Công thức chỉ số VIX kết quả cung cấp một thước đo về mức độ biến động thị trường dự kiến, dựa vào đó có thể dựa trên những kỳ vọng về sự biến động của thị trường chứng khoán trong tương lai gần.

Giống như các chỉ mục thông thường, tính toán Chỉ số VIX sử dụng các quy tắc để chọn các tùy chọn thành phần và công thức để tính toán các giá trị chỉ mục. Không giống như các sản phẩm thị trường khác, VIX không thể được mua hoặc bán trực tiếp. Thay vào đó, VIX được giao dịch và trao đổi thông qua hợp đồng phái sinh , ETF dẫn xuất và ETN , những thứ thường theo dõi chỉ số hợp đồng tương lai VIX.

Ngoài VIX, CBOE sử dụng cùng một phương pháp để tính toán các sản phẩm liên quan sau: 

  • Chỉ số biến động ngắn hạn CBOE (VIX9DSM), phản ánh mức biến động dự kiến ​​trong 9 ngày của Chỉ số S&P 500,
  • CBOE S&P 500® Chỉ số biến động 3 tháng (VIX3MSM),
  • Chỉ số biến động 6 tháng của CBOE S&P 500® (VIX6MSM)
  • Chỉ số biến động 1 năm CBOE S&P 500 (VIX1YSM).

CBOE cũng tính toán Chỉ số Biến động Nasdaq-100® (VXNSM), Chỉ số Biến động CBOE DJIA® (VXDSM) và Chỉ số Biến động CBOE Russell 2000® (RVXSM). Thậm chí còn có VIX trên VIX (VVIX) là thước đo độ biến động trong đó nó thể hiện sự biến động dự kiến ​​của giá kỳ hạn 30 ngày của Chỉ số Biến động CBOE (VIX®)

VIX là kỳ vọng biến động trong 30 ngày được đưa ra bởi một danh mục đầu tư có trọng số của các quyền chọn không có tiền của châu Âu trên S&P 500:


{\ displaystyle VIX = {\ sqrt {{\ frac {2e ^ {r \, \! \ tau}} {\ tau}} \ left (\ int _ {0} ^ {F} {\ frac {P (K )} {K ^ {2}}} dK + \ int _ {F} ^ {\ infty} {\ frac {C (K)} {K ^ {2}}} dK \ right)}}}


ở đây {\ tau} là số ngày trung bình trong một tháng (30 ngày),r là lãi suất phi rủi ro, F là giá kỳ hạn 30 ngày trên S&P 500 và P(K) và C(K) là giá đặt và gọi có cảnh cáo không K và 30 ngày để đáo hạn. 

VXN

CBOE NASDAQ Volatility Index

Hợp đồng tương lai chỉ số biến động CBOE Nasdaq-100 (VXN) – một trong chín hợp đồng tương lai dựa trên “phương sai” và “biến động” – được niêm yết trên CBOE Futures Exchange ( CFE ), được ra mắt lần đầu tiên vào năm 2007 và tái khởi động vào năm 2012 . Nó dựa trên giá quyền chọn chỉ số NASDAQ-100 (NDX) theo thời gian thực và được thiết kế để phản ánh quan điểm đồng thuận của các nhà đầu tư về sự biến động thị trường dự kiến ​​trong tương lai (30 ngày) của Chỉ số NASDAQ-100 .

Thông số kỹ thuật hợp đồng

KÍCH THƯỚC HỢP ĐỒNGVXN nhân với $ 1,000
GIỜ GIAO DỊCH8:30 sáng – 3:15 chiều Giờ chuẩn miền Trung (giờ Chicago).
SÀN GIAO DỊCHCBOEdirect
HỢP ĐỒNG THÁNGTối đa sáu tháng nối tiếp ngắn hạn và năm tháng trong chu kỳ hàng quý của tháng Hai (tháng Hai, tháng Năm, tháng Tám, tháng Mười Một) có thể được niêm yết cho hợp đồng tương lai VXN.
BIỂU TƯỢNG TICKERVN, VXN
CÁC KHÁI NIỆM VỀ GIÁ CẢCả giá tương lai và mức Chỉ số tiền mặt đều được nêu ở định dạng thập phân.
PHỎNG VẤN GIÁ TỐI THIỂU0,01 của một điểm Chỉ số biến động Nasdaq-100 CBOE (tương đương 10 đô la cho mỗi hợp đồng).
GIÁ TRỊ ĐÔ LA MỖI LƯỢT NHÉ$ 10,00 mỗi hợp đồng.
CHẤM DỨT GIAO DỊCHKết thúc giao dịch vào ngày trước Ngày Thanh toán Cuối cùng. Khi ngày giao dịch cuối cùng bị dời do kỳ nghỉ lễ của CFE, ngày giao dịch cuối cùng cho các hợp đồng tương lai VIX hết hạn sẽ là ngày ngay trước ngày giao dịch thường xuyên được lập lịch cuối cùng.
NGÀY GIẢI QUYẾT CUỐI CÙNGThứ tư 30 ngày trước ngày thứ sáu thứ ba của tháng dương lịch ngay sau tháng mà hợp đồng hết hạn (“Ngày thanh toán cuối cùng”). Nếu ngày thứ sáu thứ ba của tháng tiếp theo ngày hết hạn hợp đồng tương lai VIX áp dụng là ngày nghỉ lễ của CBOE, thì Ngày thanh toán cuối cùng cho hợp đồng sẽ là 30 ngày trước ngày làm việc của CBOE ngay trước ngày thứ sáu đó.
GIÁ THANH TOÁN CUỐI CÙNGGiá thanh toán cuối cùng cho hợp đồng tương lai Chỉ số biến động CBOE Nasdaq-100 (VXN) sẽ là Báo giá mở cửa đặc biệt (SOQ) của VXN được tính toán từ chuỗi giá mở cửa CBOE của các tùy chọn được sử dụng để tính chỉ số vào ngày thanh toán. Giá mở cửa cho bất kỳ chuỗi nào không có giao dịch sẽ là giá trung bình của giá đặt mua và giá bán của quyền chọn đó được xác định tại thời điểm mở giao dịch. Giá quyết toán cuối cùng sẽ được làm tròn đến 0,01 đô la gần nhất.
VẬN CHUYỂNViệc thanh toán hợp đồng tương lai chỉ số biến động Nasdaq-100 của CBOE (VXN) sẽ dẫn đến việc giao một khoản tiền thanh toán vào ngày làm việc ngay sau ngày thanh toán. Số tiền thanh toán bằng tiền mặt vào ngày thanh toán cuối cùng sẽ là mốc cuối cùng của số tiền thị trường so với giá thanh toán cuối cùng của hợp đồng tương lai VXN nhân với 1.000 đô la.
KHẢ NĂNG KẾ TOÁN VỊ TRÍ5.000 hợp đồng
MỨC BÁO CÁO TỐI THIỂU25 hợp đồng trở lên
THÔNG TIN HIỂU VỀ CHỈ SỐ TIỀN MẶTVXN được tính toán theo thời gian thực bởi Sàn giao dịch quyền chọn Chicago (CBOE) và được phổ biến 15 giây một lần thông qua Cơ quan báo cáo giá quyền chọn (OPRA) từ 8:30 sáng đến 3:15 chiều (giờ Chicago) trong mỗi ngày giao dịch.