Các quy tắc phân tích liên thị trường (phần 3: Trái phiếu và hàng hóa có mối tương quan mật thiết).
Trái phiếu và hàng hóa có mối tương quan mật thiết? Sở dĩ Tôi dành khá nhiều giấy bút để nói về lạm phát và lãi suất là bởi vì hai cái này chính là sợi dây xuyên suốt trong bốn bộ phận cấu thành của financial market. Và trong hầu hết các phân tích liên thị trường đều xoay quanh hai vấn đề chính trên, trong bất cứ giai đoạn nào của chu kỳ kinh tế cũng đều không thể tách rời lạm phát và lãi suất được. Trong khi đó, linh hồn của thị trường trái phiếu (bonds) lại chính là lợi tức (yield).
Danh từ Lợi tức ở đây chỉ là một hình thái tổng thể, một tên gọi khác của lãi suất, bao gồm trong đó là lãi suất ngắn hạn (cho các trái phiếu kỳ hạn ngắn- thường dưới 2 năm) và lãi suất dài hạn (cho các trái phiếu có kỳ hạn dài- thường trên 7 năm). Trong khi lãi suất ngắn hạn thường do các Central bank quy định thì lãi suất dài hạn thường được hình thành thông qua phương thức đấu giá bond (danh từ nhà nghề gọi là bond aution trong forexfactory đó).
Khi các bạn theo dõi lãi suất ngắn hạn mà FED hay các ngân hàng trung ương khác quyết định chẳng hạn, các bạn hãy theo dõi xem chỉ số bond aution nó thay đổi thế nào, vì bản chất lãi suất ngắn hạn được FED và các central bank kia quyết định đều dựa vào những thay đổi trên thị trường trái phiếu và những thay đổi lợi tức trái phiếu đó chính là thước đo và là kim chỉ nam cho lãi suất ngắn hạn, hay còn được gọi đó chính là lãi suất dài hạn.
Những vận động của lãi suất về cơ bản sẽ gây ra những xáo trộn trên các thị trường vốn và tiền tệ. Do đó, trader dù là sống trong thị trường nào cũng cần phải theo dõi sát sao những vận động của lãi suất. Để làm được việc này thì không gì chính xác hơn là dõi theo diễn biến trên thị trường hàng hóa và trái phiếu. Đó chính là lý do tôi bắt đầu nghiên cứu các quy tắc liên thị trường dưới đây bằng việc xét mối quan hệ liên thị trường giữa hàng hóa và trái phiếu.
Điểm khó nhất trong thực hiện phân tích liên thị trường là người phân tích thường không biết phải bắt đầu từ đâu. Với bốn bộ phận cấu thành, bond, currency, commondity và stock, câu hỏi đặt ra là nên bắt đầu từ thị trường nào thì hợp lý. Đây không phải là một câu hỏi khó mà là một câu hỏi không thể trả lời.
Nó làm nhức đầu phần lớn những người mới tiếp cận theo cách thức phân tích này. Lý do không thể trả là vì nó không có câu trả lời duy nhất. Một IA- Trader (trader theo phân tích liên thị trường) phải có khả năng tìm ra được câu chuyện (cơ bản) đang ăn khách nhất hiện thời.
Từ câu chuyện cơ bản đó người trader mới có thể xác định đâu là động lực thật sự đang dịch chuyển thị trường, và đây chính là cơ sở để xác định điểm bắt đầu trong phân tích liên thị trường. Rất nhiều Bạn có hỏi Tôi là bắt đầu với phân tích cơ bản thế nào?
Trên phương diện Liên thị trường những mối quan hệ mật thiết giữa bốn bộ phận cấu thành trên được tóm gọn trong sáu mối tương quan chính như sau:
Trái phiếu và hàng hóa có mối tương quan mất thiết và không thể tách rời.
Hàng hóa và tiền tệ có mối quan hệ nghịch đảo với nhau.
Lợi tức trái phiếu Yield và Cổ phiếu có mối quan hệ mật thiết.
Tiền tệ và thị trường cổ phiếu có mối tương quan với nhau.
Hàng hóa và cổ phiếu là mối tương quan không thể thiếu khi phân tích.
Thị trường trái phiếu và tiền tệ cũng tương quan mật thiết.
Trong 6 mối tương quan kể trên, thì có 3 mối tương quan cực kỳ quan trọng mà các bạn cần phải nắm vững: Trái phiếu và hàng hóa, Hàng hóa và tiền tệ, Trái phiếu và cổ phiếu. Và trong bất cứ thời điểm nào của chu kỳ kinh tế chúng ta cũng cần phải để tâm đến 3 mối tương quan này.
Bởi vì những mối tương quan mà chúng ta thường sử dụng để phân tích đều được phát triển ra từ những mối tương quan chính này và điều đầu tiên các bạn cần nắm vững chính là hiểu rõ những mối quan hệ chính đó. Từ đó sẽ phát triển ra những mối tương quan cụ thể khác, vì tùy thuộc vào đặc điểm của từng món hàng/đồng tiền khác nhau nữa.
Trong phần tới đây Tôi sẽ lần lượt đi qua cả 6 mối tương quan trên và sẽ có ví dụ cụ thể trong từng giao dịch với những mối tương quan đó. Và sau khi đã đi qua cả 6 mối tương quan đó thì Tôi sẽ hệ thống lại bằng các ví dụ thực tiễn kết hợp tất cả những mối tương quan trên để từ đó đưa ra những quyết định giao dịch với những món hàng/cặp tiền chúng ta đang quan tâm.
1. Trái phiếu và hàng hóa có mối tương quan mật thiết và không thể tách rời.
Các bạn đã biết được là trái phiếu tỉ lệ nghịch với lợi tức của nó rồi. Lợi tức chính là mặt trái của lạm phát, trong khi giá cả hàng hóa lại là chỉ báo sớm nhất cho biết lạm phát trong tương lai. Điều này giải thích như sau: trái phiếu tăng thì có nghĩa là lợi tức giảm, mà lợi tức giảm thì cho biết được lạm phát trong tương lai không tăng, điều này có nghĩa là giá trái phiếu và hàng hóa tỉ lệ nghịch với nhau.
Nếu như các bạn đặt lợi tức trái phiếu Mỹ lên cùng biểu đồ với chỉ số CRB index sẽ thấy rõ, thường lợi tức trái phiếu sẽ là chỉ báo sớm cho xu hướng giá cả hàng hóa. Và vì mối quan hệ nghịch đảo giữa giá trái phiếu và lợi tức của nó cho nên trong các phân tích liên thị trường người ta sẽ sử dụng lợi tức để phân tích thay thế cho giá trái phiếu. Tuy nhiên không phải trong tất cả mọi trường hợp mà lợi tức cùng chiều với giá hàng hóa.
Tôi sẽ lấy ví dụ cụ thể ngắn hạn sau.
Đặc điểm của quy tắc này là nó thường đúng với dài hạn hơn là ngắn hạn. Và thực tế là nếu chỉ nhìn cho từng ngày thì có thể nó không đúng. Tuy nhiên khi phân tích xu hướng chúng ta cũng cần phải để tâm tới mối quan hệ này, nó sẽ giúp chúng ta tự tin hơn mỗi khi phân tích xu hướng của các hàng hóa chính và từ đó tiên đoán được xu hướng của các đồng tiền hàng hóa được tốt hơn.
Tôi không khẳng định là dựa vào những phân tích này sẽ mang lại kết quả tốt như mong muốn, tuy nhiên khi hiểu được mối tương quan này thì nó sẽ hỗ trợ cho các bạn tương đối tốt, đặc biệt là thêm tự tin với phân tích của mình và tự tin vào lệnh hơn. Mối quan hệ này là một mối quan hệ nền tảng dùng để xác định các mối tương quan đơn lẻ khác.
Và có thể nói rằng mối quan hệ này đóng vai trò là mối quan hệ nhằm xác định xu hướng của toàn thị trường nói chung, trong ngắn hạn có thể các biến động sẽ đi ngược với quy luật này, tuy nhiên xét về dài hạn thì nó luôn có xu hướng quay lại đúng với mối quan hệ giữa hàng hóa và trái phiếu nói chung.
Đây là một trong những mối quan hệ liên thị trường căn bản nhất, cũng chính từ sự tương quan của trái phiếu và hàng hóa mà sau đó hình thành nên những mối quan hệ khác. Điểm quan trọng trong khi phân tích mối tương quan này là các bạn theo dõi lợi tức trái phiếu Mỹ trên chart real time, với một speculator thì các bạn có thể mở real time ở khung H1 (trong phần phụ lục Tôi sẽ hướng dẫn cách mở khung real time để xem).
Trong trường hợp giá hàng hóa đang đi xuống mà khung real time của Yield lại đang tăng, thì đó có thể là một dấu hiệu để tiên đoán hàng hóa có thể tăng trong tương lai. Hơn thế nữa tâm tư của Trader hàng hóa rất nhạy cảm khi thấy lợi tức trái phiếu biến động.
Giả sử như trường hợp đang nói khi real time lợi tức trái phiếu tăng thì có nghĩa là giá trái phiếu đang giảm, điều này sẽ tạo một tâm lý rằng thị trường đang kỳ vọng nền kinh tế phát triển, giá các mặt hàng hóa thiết yếu sẽ tăng, các mặt hàng như Oil, Đồng… cũng vì thế có thể tăng trong tương lai.
Vậy cho nên nhà đầu tư họ sẽ nghĩ ngay đến việc mua các thứ hàng hóa đó hoặc go long 3 đồng tiền hàng hóa AUD, NZD, CAD. Bởi vì là tâm lý thoải mái và tin tưởng rằng kinh tế đang phát triển, thị trường chứng khoán tăng cho nên trái phiếu mới giảm, và khi trái phiếu giảm thì các món hàng được nhà đầu tư xem là tài sản trú ẩn lại ít được quan tâm, một ví dụ dễ thấy đó là khi trái phiếu giảm thì các đồng tiền CHF, JPY cũng giảm theo.
Trong hình vẽ trên ở thời điểm hiện tại khi mà thị trường trái phiếu đang giảm, lợi tức trái phiếu tăng và hàng hóa giảm mạnh thì mối quan hệ này có phần không đúng nữa. Tuy nhiên nếu là Tôi sẽ kỳ vọng rằng thị trường hàng hóa sang năm 2016 sẽ khởi sắc hơn. Giá dầu hiện tại đã giảm quá thấp rồi cho nên là sự kỳ vọng hàng hóa sẽ phục hồi vào năm 2016 là điều dễ hiểu.
Và hiện tại cũng chưa thể kết luận chính xác vì thị trường trái phiếu còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Mối tương quan giữa chứng khoán và trái phiếu sẽ giải thích thêm cho suy luận này.
Để hiểu một cách đơn giản hơn các bạn có thể thấy mối tương quan giữa trái phiếu Mỹ với giá dầu và vàng. Hai thứ hàng hóa này được xem là hàng hóa đặc biệt, và riêng với vàng thì Tôi sẽ có ví dụ thực tiễn trong giao dịch sau đây. Mối tương quan giữa Oil và US bond thế hiện qua biểu đồ rất rõ ràng dưới đây.
Trong các bài viết trước khi giới thiệu về các bộ phận chính của thị trường tài chính Tôi cũng đã nói về chỉ số CRB rất kỹ, đặc trưng dầu chiếm % tương đối cao trong chỉ số CRB cho nên không có gì khó nhận thấy giá dầu biến động sẽ tác động rất nhiều đến chỉ số CRB Index.
2. Dựa vào mối tương quan trái phiếu và hàng hóa trong giao dịch Gold
Gold spot là một trong những hàng hóa mà Trader Việt rất thích giao dịch nhất. Ở chương trước Tôi cũng đã có vài ví dụ về giao dịch Gold. Thế những để hiểu sâu hơn các bạn cần quan sát thêm lợi tức trái phiếu. Sở dĩ là vì Gold là thứ hàng hóa phản ứng nhanh nhất với lạm phát, và lợi tức trái phiếu cũng như vậy.
Tuy nhiên nếu các bạn suy luận là Yield đang tăng để mà go long Gold thì lại không hoàn toàn đúng, ngược lại khi Yield đang giảm mà go short Gold thì cũng thế. Có nghĩa là tùy từng trường hợp mà chúng ta kỳ vọng Gold tăng do lạm phát tăng hay là Gold tăng do người ta lo sợ, cảm thấy bất an khi chứng khoán giảm… mà họ tìm đến với Gold. Trong trường hợp có biến động khủng hoảng hay niềm tin thì lúc này Gold và trái phiếu lại là bạn đồng hành, và đương nhiên Gold và lợi tức trái phiếu sẽ nghịch đảo với nhau.
Vì thế cho nên Tôi rất ít khi giao dịch Gold và chỉ dùng Gold để tiên đoán những món hàng/cặp tiền khác thôi. Bởi vì trong quan niệm cá nhân Tôi giao dịch Gold sẽ mạo hiểm và khó hơn nhiều so với các mặt hàng khác, hơn nữa Gold lại là thứ hàng hóa đặc biệt và rất nhạy cảm với những biến động trên thị trường cho nên Tôi sử dụng Gold để lồng ghép vào các chart khác, và xem Gold như là một Indicator động và tốt nhất để tiên đoán hướng đi của những món hàng đó.
Trong giai đoạn mà mối lo lạm phát gia tăng, yield tăng thì lúc này nhà đầu tư họ sẽ tìm đến với Gold như là một thứ tài sản an toàn để tránh lạm phát, mối tương quan này thường xảy ra trong dài hạn và thường xảy ra vào những giai đoạn hậu khủng hoảng kinh tế khi mà các chính sách nới lỏng đã khiến cho đồng tiền mất giá, giá cả hàng hóa leo thang.
Để minh chứng rõ hơn các bạn hãy nhìn lại trong khoảng thời gian dài hạn một chút ở thời điểm diễn ra cuộc khủng hoảng 2008 và hậu khủng hoảng. Để có thể hiểu được câu chuyện ẩn đằng sau cái chart và sự kiện nào đang là tâm điểm thì không có cách nào khác là trang bị lượng kiến thức tốt, và trải nghiệm theo thời gian, thực hành áp dụng hàng ngày và thực sự là phải đam mê với tài chính thì mới có thể theo đuổi phương pháp phân tích liên thị trường tốt được.
Quay trở lại với sự kiện năm 2008, khoảng thời gian từ tháng 6/2007 đến 3/2008 giá vàng tăng mạnh trong khi trái phiếu cũng tăng đẩy lợi tức trái phiếu giảm mạnh lúc đó. Trong giai đoạn này là thời điểm mà bong bóng nhà đất, tín dụng thức sự bùng nổ và khiến cho nhà đầu tư lo sợ nhất, mối lo về khủng hoảng tài chính toàn cầu đẩy dòng tiền tìm về với trái phiếu Mỹ trú ẩn như là một bức tương thành cuối cùng.
Hơn nữa trong thời gian này người ta lo ngại khủng hoảng sẽ khiến thị trường chứng khoán sụp đổ theo và lo sợ các ngân hàng phá sản và hồi chuông cảnh tỉnh chính là vụ việc Lehnam Brother phá sản cho nên phần lớn nhà đầu tư đã tìm về với vàng như là thứ tài sản an toàn nhất với họ lúc này.
Khác với trái phiếu ở chỗ khi họ mua vàng tức là họ đang đầu tư, cho nên khả năng kiếm lợi nhuận cao hơn là đem tiền gửi tiết kiếm và mua trái phiếu. Vậy trong trường hợp này vàng và trái phiếu cùng tăng vì người ta lo ngại khủng hoảng kinh tế, hay nói ngắn gọi là người ta đang lo sợ khủng hoảng niềm tin (mất hết niềm tin vào các chính sách, vào chứng khoán, vào các khoản đầu tư bất động sản…).
Đến cuốn năm 2008 khi FED thực hiện chính sách QE1 để vực dậy nền kinh tế. Lúc này khi mà FOMC đang họp bàn chính sách thì nhà đầu tư họ đã đoán biết chắc chắn phải có QE. Cùng tương tự như sự kiện FED nâng rate phải đến tháng 12/2015 mới nâng thế nhưng từ giữa năm 2014 market đã đồn đoán và đã đi tiền cho sự kiện này từ lúc đó rồi. Một điều mà các gói QE gây ra đó chính là lạm phát, cái này Tôi đã nhắc trong chương khủng hoảng 2008.
Khi cái mối lo lạm phát gia tăng thì những nhà đầu tư trái phiếu lại lo ngại rằng khoản tiền họ mua trái phiếu đó sẽ mất giá trị và cái khoản lợi tức họ nhận được sau khi trừ đi lạm phát đồng tiền USD đi thì chả còn lại bao nhiêu… Vậy cho nên lúc này người ta sẽ không mua trái phiếu nữa mà thay vào đó là dùng số tiền đó đầu tư, minh chứng là thị trường chứng khoán tăng mạnh sau khi QE1 được thông qua.
Cũng trong giai đoạn này khi mà mối lo lạm phát gia tăng thì người ta tìm đến vàng như là thứ tài sản chống lại lạm phát. Như có nói là khi mối lo lạm phát gia tăng sẽ làm mất giá đồng tiền thì người ta sẽ tìm đến tài sản an toàn thay vì để tiền mặt trong người. Và đó là lý do mà trong giai đoạn này vàng tăng trong khi trái phiếu lại giảm.
Phân tích vàng có vẻ khó đúng không các bạn, vì để nhận ra được khi nào market lo ngại lạm phát và khi nào thì những sự kiện tác động khiến người ta lo sợ và khủng hoảng niềm tin… Mặc dù khó nhưng mà dường như Trader Việt rất khoái giao dịch vàng, có lẽ vì nó biến động mạnh, lợi nhuận thu được nhanh và rất nhiều cho nên người ta thích.
Gold là một thứ hàng hóa, hàng hóa đặc biệt, và cũng được xem là một loại tiền tệ. Người ta có thể sử dụng Gold để thanh toán các hóa đơn… và rất nhiều đặc tính khác nữa mà việc giao dịch Gold phụ thuộc rất nhiều vào tâm lý của nhà đầu tư, phụ thuộc xem thử họ đang nghĩ gì, họ lo sợ điều gì… cho đến việc mối quan hệ của Gold và đồng USD nữa…
Vậy nên theo cá nhân Tôi thì nếu sử dụng Gold để tiên đoán xu hướng của các món hàng khác sẽ dễ hơn là tiên đoán xu hướng của Gold. Giả sử khi có tin tức nào đó tác động đến thị trường chứng khoán, ví dụ như vụ việc bê bối khí thải của Volkswagen đã khiến ngành công nghiệp Ô Tô thế giới một phen lao đao,
Và đặc biệt hơn cả là thị trường chứng khoán Đức giảm điểm mạnh, kéo theo đó là mối lo ngại gia tăng, cũng trong giai đoạn này thị trường chứng khoán toàn cầu lại vừa mới trải qua những ngày đen tối khi toàn bộ chứng khoán toàn cầu bị bán tháo, áp lực đó khiến cho nhà đầu tư bắt đầu lo ngại và họ tìm đến với vàng như là thứ hàng hóa an toàn lúc đó.
Nếu là một nhà phân tích liên thị trường thì sẽ chú ý biến động của giá vàng để tiên đoán xu hướng của các đồng tiền liên quan khác. Trong những trường hợp như thế này Gold thường sẽ là món hàng nhạy cảm nhất và biến động nhanh nhất, cho nên có thể xem Gold là một chỉ báo di động tương đối tốt.
Trên đây là những thay đổi về dài hạn và cũng thật là đặc biệt khi trùng với giai đoạn khủng hoảng năm 2008 cho nên không khó để giải thích mối tương quan của Vàng và Trái phiếu. Thế nhưng khi quay trở lại với khung giao dịch nhỏ hơn thì sao.
Một ví dụ nữa về các giao dịch trong ngắn hạn. Trong vùng đánh dấu (1) là thời điểm mà trái phiếu giảm, lợi tức trái phiếu tăng trong khi giá vàng cũng giảm theo. Nếu để mà lý giải cho thật chi tiết thì phải phân tích thêm ở những thị trường khác trong đó có chứng khoán, tuy nhiên ở ví dụ này Tôi chỉ muốn nhấn mạnh rằng khi giao dịch ngắn hạn với Gold cũng cần để ý xem lợi tức trái phiếu đang biến động thế nào.
Ở vùng (1) đó là thời điểm mà thị trường chứng khoán phục hồi, giá vàng giảm xuống cùng với đó là trái phiếu Mỹ cũng giảm, điều này được lý giải tương đối dễ. Nếu ở trong thời điểm đó các bạn cần chú ý rằng nếu như tâm lý của market đang là tích cực thì lợi tức trái phiếu tăng có nghĩa là dòng tiền sẽ thoát ra khỏi các lớp tài sản an toàn để đầu tư.
Thời điểm vàng break out khỏi cái đường trendline đó các bạn hãy quan sát sang trái phiếu, lợi tức cũng đang có dấu hiệu break out cho nên cũng được xem là một tín hiệu vào lệnh tương đối tốt. Ở vùng đánh dấu thứ (2) có vẻ như mối tương quan trên đã bị phá vỡ, tất nhiên là không phải bất cứ lúc nào mối tương quan này cũng đúng, tuy nhiên căn cứ vào tâm lý market hiện thời lúc đó để tiên đoán xem là lý do mà lợi tức giảm trong khi vàng vẫn tiếp tục đi xuống.
Còn trong vùng đánh dấu (3) vàng tăng do kỳ vọng lạm phát sẽ tăng sau khi FED nâng lãi suất, và trái phiếu hiện đang có dấu hiệu giảm lại, trong giai đoạn này giá hàng hóa đang tăng và đồng USD đang giảm cho nên tôi mới kỳ vọng như vậy. Chắc hẳn các bạn sẽ thắc mắc tại sao FED nâng lãi suất mà USD lại giảm đúng không, điều này thì phải phân tích sâu hơn ở cả 4 bộ phận cấu thành market và đọc hiểu tâm lý qua sự kiện hiện thời.
Mà cái sự kiện lúc Tôi viết nhận định này là kỳ vọng GDP q/q của Mỹ được công bố. Tôi không nói rõ các phân tích ở đây mà chỉ nêu lên mối tương quan giữa vàng và lợi tức trái phiếu Mỹ thôi, vậy nên bức hình trên là những kỳ vọng mà Tôi sẽ hệ thống lại sau khi đã đi qua tất cả các phân tích này. Các bạn hãy kiếm chứng lại kỳ vọng trên nhé. Gold lúc đó là giá 1074 $/oz, điểm mà Tôi kỳ vọng là 1068-1070 $/oz để vào lệnh buy với mức stop loss chấp nhận là tương đối nhỏ.