Để tiếp tục serie bài viết về các bộ phận cấu tạo của thị trường tài chính hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về thị trường hàng hóa (Commodity Market).
Xem thêm:
Các bộ phận cấu thành của thị trường tài chính: Thị trường Trái Phiếu (Bond Market) phần 1.
Các bộ phận cấu thành của thị trường tài chính: Thị trường Trái Phiếu (Bond Market) phần 2.
1. Tổng quan, định nghĩa về thị trường hàng hóa
Trong tất cả các thị trường thì theo quan điểm cá nhân Tôi thị trường hàng hóa là thị trường quan trọng bậc nhất, những giao dịch, biến động của tất cả các thị trường khác có thể không có, nhưng hàng hóa thì không thể nào không có được. Tiền có thể không cần, nhưng thực phẩm, hàng hóa, dầu mỏ… nếu thiếu thì con người sẽ sống thế nào?
Cũng chính vì tầm quan trọng của hàng hóa mà trong những phân tích liên thị trường chắc chắn không được bỏ qua những vận động của thị trường hàng hóa. Đó là xét về yếu tố cần thiết của hàng hóa trong đời sống con người, nhưng xét riêng về thị trường giao dịch hàng hóa thì không chỉ đơn thuần là thị trường sản xuất hàng hóa nữa mà đây được hiểu rộng ra là thị trường giao dịch hàng hóa thuần túy.

Điều này có nghĩa đây thật sự là các giao dịch tài chính dựa trên việc mua bán các sản phẩm hàng hóa mà thôi. Các giao dịch có thể được thực hiện thông qua giá giao ngay (spot trading), giá hợp đồng tương lai (futures contracts) hoặc các hợp đồng quyền chọn (options) hàng hóa…
Theo investopedia định nghĩa: “Thị trường hàng hóa”
Một thị trường vật lý hay ảo để mua bán, kinh doanh các sản phẩm thô hoặc sơ cấp. Đối với mục đích của nhà đầu tư hiện nay có khoảng 50 thị trường hàng hóa lớn trên toàn thế giới tạo điều kiện cho đầu tư thương mại gần 100 mặt hàng thiết yếu.
Hàng hóa được chia thành hai loại: Hàng hóa cứng và mềm. Hàng hóa cứng là nguồn tài nguyên thiên nhiên mà thường được khai thác hoặc chiết xuất (vàng, cao su, dầu, kim khoáng quặng…). Trong đó hàng hóa mềm là các sản phẩm nông nghiệp hoặc chăn nuôi (như là ngô, lúa mì, café, đường, đậu nành, thịt gia súc…).
DEFINITION of ‘Commodity Market’
A physical or virtual marketplace for buying, selling and trading raw or primary products. For investors’ purposes there are currently about 50 major
commodity markets worldwide that facilitate investment trade in nearly 100 primary commodities.
Commodities are split into two types: hard and soft commodities. Hard commodities are typically natural resources that must be mined or extracted (gold, rubber, oil, etc.), whereas soft commodities are agricultural products or livestock (corn, wheat, coffee, sugar, soybeans, pork, etc.)
Tôi dám chắc là 100% những Trader giao dịch thị trường tài chính đều đã biết đến và có thể là đã giao dịch với Gold Spot, đặc biệt là các Trader Việt chúng ta (người Việt chúng ta ham làm giàu từ vàng lắm nha). Mà thực sự giao dịch Gold spot là một trong những thị trường mang lại nguồn lợi nhuận cực lớn và rất nhanh (mỗi ngày thị trường vàng có thể giao động hàng trăm giá), do vậy mà rủi ro đi kèm khi giao dịch Gold spot cũng rất lớn.
Thực tế thì không ít các Trader đã khuynh gia bại sản cũng chỉ vì lao vào những giao dịch với thị trường vàng nhưng lại không hề có những trang bị thật tốt về tính chất và mức độ tác động của những thông tin thị trường đến vàng.
1.1. Lịch sử hình thành
Thị trường hàng hóa và hàng hóa dựa trên tiền, trong lịch sử sơ khai có nguồn gốc từ giữa 4500-4000 TCN. Con người lần đầu tiên sử dụng đất sét niêm phong trong một bình đất sét, sau đó đất sét sẽ được xem như văn bản đại diện cho tiền, và sau đó nó được dùng đại diện cho số lượng dê sẽ được chuyển giao.
Những lời hứa về thời gian giao hàng đúng như trong hợp đồng tương lai. Các nền văn minh sau này sử dụng những vật dụng như là đầu lợn, vỏ sò hiếm hoặc các mặt hàng khác như tiền hàng hóa. Kể từ thời điểm đó các thương nhân đã tìm cách để đơn giản hóa và chuẩn hóa hợp đồng tương lai.
Vàng và bạc đã xuất hiện trong nền văn minh cổ đại và đã được sử dụng cho giao dịch và trao đổi hàng hóa và các mặt hàng khác, hoặc cho các khoản thanh toán của lao động. Sau này vàng được sử dụng làm tiền.

Từ cuối thể kỷ 10, thị trường hàng hóa lớn như là một cơ chế phân bổ hàng hóa, lao động, đất đai và vốn trên khắp châu Âu. Từ cuối tháng 11 và cuối thể kỷ 13, đô thị hóa của nước Anh đã mở rộng và cải thiện cơ sở hạ tầng, tăng cường sử dụng hệ thống tiền tệ và bằng chứng là sự gia tăng của thị trường trao đổi hàng hóa, hội chợ xuất hiện nhiều hơn.
Cũng từ đó các giao dịch chứng khoán Amsterdam, được xem như là tiền thân, nguồn gốc đầu tiên của chứng khoán. Đầu phiên giao dịch Amsterdam thường liên quan đến việc sử dụng các hợp đồng rất phức tạp, bao gồm doanh số bán hàng ngắn hạn, hợp đồng tương lai, quyền chọn.
Năm 1864 tại Hòa Kỳ, lúa mì, ngô, bò, lợn được giao dịch rộng rãi sử dụng các công cụ chuẩn trên Chicago Board of Trade (CBOT), hợp đồng tương lai và quyền chọn lâu đời nhất trên thế giới. Các mặt hàng thực phẩm khác đã được bổ sung vào luật giao dịch hàng hóa và giao dịch CBOT trong những năm 1930 và 1940, sau này danh sách được mở rộng thêm các loại ngũ cốc bao gồm gạo, bơ, trứng, khoai tây…
Cũng từ đây mà hàng hóa bắt đầu được giao dịch phổ biến và chất lượng hàng hóa ngày càng tăng cao. Qua thế kỷ 19 giao thương đã trở nên phổ biến, hiệu quả và sáng tạo hơn, những tiến bộ trong giao thông vận tải, kho bãi và các nguồn tài chính đã mở đường cho những hoạt động thương mại quốc tế về sau này.
1.2. Các hình thái giao dịch hàng hóa phổ biến:
Chỉ số giá hàng hóa: Năm 1934, Cục thống kê Lao động Mỹ đã bắt đầu tính toán chỉ số giá hàng hóa trong một ngày, sau này những thống kê đó được tổng hợp và công bố năm 1940. Đến năm 1952, Cục Thống kê Lao động ban hành một chỉ số giá thị trường mà đo biến động giá của 22 hàng hóa nhạy cảm cơ bản nhất của thị trường, những hàng hóa được coi là có tầm ảnh hưởng lớn và chịu tác động bởi những thay đổi trong điều kiện kinh tế.
Như vậy chỉ số giá hàng hóa bước đầu đánh dấu sự thay đổi trong những hoạt động kinh doanh trong tương lai sau này.
Quyền chọn: Trong một hợp đồng quyền chọn việc các đối tác lựa chọn một hợp đồng tài chính mà người mua quyền chọn không có nghĩa vụ phải đồng ý mua một số lượng hàng hóa cụ thể hoặc công cụ tài chính cơ bản từ người bán quyền chọn tại một thời điểm nhất định (ngày hết hạn) với một mức giá nhất định. Người bán có nghĩa vụ phải bán hàng hóa hay công cụ tài chính để người mua có quyền quyết định. Người mua trả một khoản phí (gọi là phí bảo hiểm) cho quyền chọn này.
Kinh doanh hàng hóa điện tử: Trong truyền thống trao đổi hàng hóa trên thị trường chứng khoán như các giao dịch chứng khoán ở sàn giao dịch chứng khoán New York (NYSE), hoạt động giao dịch diễn ra nhưng gặp phải những rắc rối trong việc đối mặt giữa các nhà môi giới và dealers.
Năm 1992 the Financial Information eXchange (FIX) được giới thiệu, cho phép trao đổi thời gian thực tế của thông tin liên quan đến các giao dịch trên thị trường. Các Ủy ban chứng khoán và Ngoại hối Mỹ đã ra lệnh để thay đổi thị trường chứng khoán từ hệ thống phân đoạn sang một hệ thống thập phân từ tháng 4 năm 2001. Đến năm 2011, hệ thống thương mại thay thế (ATS) của giao dịch điện tử đã thay đổi phương thức mua bán mà không cần trung gian hay dealers của con người.

Hợp đồng trong thị trường hàng hóa: Một hợp đồng giao ngay là một thỏa thuận mà giao hàng và thanh toán có thể diễn ra ngay lập tức hoặc có một thời gian trễ ngắn hạn. Thị trường phái sinh đòi hỏi sự tồn tại của các tiêu chuẩn thống nhất để giao dịch có thể được thực hiện mà không cần kiểm tra trực quan.
Hợp đồng kỳ hạn: Một hợp đồng kỳ hạn là một thỏa thuận giữa hai bên để trao đổi vào một ngày cố định trong tương lai một số lượng hàng nhất định của một loại hàng hóa với một mức giá xác định khi hợp đồng được hoàn tất. Giá cố định được gọi là giá kỳ hạn.
Hợp đồng kỳ hạn đã bắt đầu như một cách để giảm nguy cơ giá cả trong thị trường thực phẩm và nông nghiệp, vì nông dân sẽ chắc chắn biết những gì họ sẽ nhận được từ mức giá cho sản lượng họ thu hoạch. Các hợp đồng kỳ hạn đã được sử dụng cho lúa ở Nhật Bản thế kỷ XVII.

Hợp đồng tương lai: Hợp đồng tương lai là hợp đồng kỳ hạn tiêu chuẩn hóa được giao dịch thông qua trao đổi. Trong tương lai hợp đồng cho người mua và người bán quyết định sản phẩm, loại, số lượng, vị trí và giá cả là một biến số duy nhất. Hợp đồng tương lai nông nghiệp là lâu đời nhất. Hợp đồng tương lai hiện đại bắt đầu ở Chicago trong những năm 1840, với sự xuất hiện của các tuyến đường sắt.
Chicago nằm ở trung tâm, nổi lên như một trung tâm giữa người nông dân miền Tây và bờ biển phía Đông trung tâm dân cư của người tiêu dùng.

Giao dịch trao đổi hàng hóa (ETCs): Vàng là hàng hóa giao dịch được sử dụng cho các quỹ giao dịch hàng hóa. Theo dõi hiệu suất của một chỉ số hàng hóa cơ bản bao gồm các chỉ số có tổng lợi nhuận dựa vào một mặt hàng duy nhất. Chúng tương tự như ETFs và các giao dịch được giải quyết một cách chính xác như các quỹ chứng khoán.
ETCs có thị trường xuất khẩu hỗ trợ với thanh khoản được đảm bảo, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư dễ dàng đầu tư vào hàng hóa. Vàng là hàng hóa đầu tiên được chứng khoán hóa thông qua một quỹ trao đổi giao dịch (ETF) vào đầu những năm 1990. Ý tưởng về một ETF vàng đầu tiên được chính thức ra đời bởi các công ty quản lý tài sản Benchmark Private Ltd tại Ấn Độ.
Các quỹ vàng ETF đầu tiên là Gold Bullion Securities. Tính đến tháng 11/2010 một ETF hàng hóa, cụ thể là SPDR Gold Shares, là ETF lớn thứ 2 về vốn thị trường trên thế giới hiện nay. Nói chung quỹ ETF hàng hóa là các quỹ chỉ số không được bảo đảm.
Bởi vì các quỹ này không đầu tư vào chứng khoán, quỹ ETF hàng hóa không được quy định như các công ty đầu tư theo luật Đầu tư công ty năm 1940 tại Hoa Kỳ, mặc dù phát hành ra công chúng của các quỹ này là đối tượng SEC và phải chịu điều chỉnh của Ủy ban giao dịch hàng hóa tương lai. Các ETFs đầu tiên, chẳng hạn như: SPDR Gold Shares NYSE Arca : GLD and iShares Silver Trust NYSE Arca : SLV , actually owned the physical commodity (eg, gold and silver bars).
Tương tự như NYSE Arca : PALL (palladium) and NYSE Arca : PPLT (platinum). Tuy nhiên hầu hết ETCs thực hiện một chiến lược kinh doanh tương lai và có thể tạo ra kết quả khác hoàn toàn với việc sở hữu hàng hóa.
2. CHỈ SỐ CRB Index (Commodity Research Bureau Index) LÀ GÌ? TẦM QUAN TRỌNG CỦA CHỈ SỐ CRB Index TRONG PHÂN TÍCH CƠ BẢN LIÊN THỊ TRƯỜNG
Chỉ số CRB Index được ví như thước đo đại diện cho thị trường hàng hóa. Cũng tương tự như các chỉ số chứng khoán, tựu chung lại tất cả các mã giao dịch trên thị trường chứng khoán vậy, ở đây chỉ số CRB Index được tổng hợp từ những mặt hàng thiết yếu nhất trong nền kinh tế.
The Thomson Reuters/Core Commodity CRB Index (TR/CC CRB) là một chỉ số giá cả hàng hóa tương lai. Chỉ số này lần đầu tiên được tính toán bởi Cục nghiên cứu hàng hóa, Inc vào năm 1957 và xuất hiện chính thức vào năm 1958 CRB Commodity Year Book.
Chỉ số này ban đầu gồm 28 mặt hàng, 26 trong số đó đã được giao dịch trên sàn giao dịch tại Mỹ và Canada, và hai thị trường tiền mặt. Nó bao gồm lúa mạch và hạt lanh từ trao đổi Winnipeg; Ca cao, cà phê “B”, đồng, bông, dầu hạt bông, mỡ lông cừu, da sống, chì , khoai tây, cao su, sugar #4, sugar #6, ngọn len và kẽm từ sàn giao dịch New York; Ngô, trứng, yến mạch, hành tây, lúa mạch đen, đậu tương, khô dầu đậu nành, dầu đậu tương và lúa mì từ sàn giao dịch Chicago.
Ngoài 26 món hàng trên chỉ số còn bao gồm bông New Orleans và thị trường lúa mì Minneapolis mà đã được thêm vào để cân bằng một số mặt hàng được lặp đi lặp lại trong các chỉ số như các sản phẩm hàng hóa khác. The Thomson Reuters/Core Commodity CRB Index (TR/CC CRB) được tính toán ban đầu để cung cấp một cái nhìn tương đối rộng trong giá cả hàng hóa nói chung.

Để đảm bảo rằng nó vẫn tiếp tục thực hiện vai trò đó, các thành phần và công thức của nó đã được điều chỉnh định kỳ để phản ánh những thay đổi trong cơ cấu và hoạt động thị trường. Từ năm 1957 đã có 10 điều chỉnh đối với các thành phần Index, lần đầu tiên là vào năm 1961 và mới đây nhất là 2005.
Trong tính toán ban đầu, tất cả các giao dịch tương lai lên đến một năm trước được tính trung bình để tính toán mức giá hiện tại. Năm 1987 các tính toán đã được thay đổi để chỉ bao gồm hàng hóa của 9 tháng trong tương lai. Trong năm 1989 những tháng không có chu kỳ đã được loại khỏi việc tính toán.
Cũng đã có một sự điều chỉnh liên tục của các thành phần cá nhân được sử dụng trong việc tính toán các chỉ số kể từ bản gốc 28 mặt hàng chính đã được lựa chọn trong năm 1957. Tất cả những thay đổi này là một phần trong nỗi lực liên tục của Thomson Reuters để đảm bảo rằng giá trị của nó cung cấp đại diện chính xác cho hàng hóa và xu hướng giá. Hiện nay nó được tạo thành từ 19 mặt hàng như trích dẫn trên NYMEX, CBOT, LME, CME và MOMEX.
Cũng được xếp thành 4 nhóm, mỗi nhóm có trọng số khác nhau. Những nhóm này là:
- Các sản phẩm dựa trên dầu mỏ (dựa trên tầm quan trọng của họ đối với thương mại toàn cầu, luôn tạo nên 33% của các trọng số)
- Tài sản lỏng
- Tài sản có tính thanh khoản
- Hàng hóa đa dạng.
Chỉ số bao gồm 19 mặt hàng: Nhôm, Ca cao, Cà phê, Đồng, Ngô, Bông, Dầu thô, Vàng, Dầu sưởi, Lean Hogs, Gia súc sống, Khí tự nhiên, Nickel, Orange Juice, Bạc, Đậu nành, Đường, Gas không chứa chì và lúa mì. Về sau này chỉ số này được đổi tên thành Thomson Reuters/Core Commodity CRB Index, or TR/CC CRB.
Theo Investopedia định nghĩa “Commodity Research Bureau Index”
Một chỉ số đo lường sự biến động chung của các ngành hàng hóa. CRB được thết kế để tổng hợp và cho thấy hướng của sự chuyển động của giá cả hàng hóa trong tổng thể các ngành nghề.
DEFINITION of ‘Commodity Research Bureau Index – CRB’
An index that measures the overall direction of commodity sectors. The CRB was designed to isolate and reveal the directional movement of prices in overall commodity trades.
Theo thống kê những mặt hàng quan trọng ở phía trên, có không ít các mặt hàng chiếm tỉ lệ rất lớn trong xuất khẩu của một quốc gia, ví dụ như vàng chiếm hơn 8% tống kim ngạch xuất khẩu của Australia… và còn rất nhiều nữa, đặc biệt là dầu mỏ, nguồn năng lượng không thể thiếu với cuộc sống hàng ngày, sản xuất và phát triển kinh tế toàn thế giới.
Như vậy với một tầm quan trọng rất lớn của thị trường hàng hóa và nhất là tầm quan trọng của chỉ số CRB Index mà trong những chương tiếp theo để đi sâu vào phân tích và đánh giá mức độ tác động của thị trường hàng hóa tới các quy luật và biến động trên toàn bộ thị trường tài chính chúng ta sẽ phải sử dụng chỉ số này rất nhiều và chắc chắn không thể thiếu trong những phân tích liên thị trường.

Chính vì lý do những ngành hàng trên cực kỳ nhạy cảm với sự thay đổi kinh tế. Và hàng hóa lại là những thứ phản ứng nhanh nhất với lạm phát cho nên một khi nền kinh tế có sự thay đổi vì lý do lạm phát thì hàng hóa sẽ là thước đo sớm nhất và thực tế nhất để chúng ta tiên đoán được rằng chu kỳ nên kinh tế trong tương lai cũng như qua đó mà biết để chọn món hàng nào sẽ giao dịch.
Ngoài ra các món hàng này hầu hết là những mặt hàng nguyên thủy, lý do chọn các mặt hàng nguyên thủy hoàn toàn chưa được tinh chế thành sản phẩm tiêu thụ là vì người ta không muốn thấy giá của những hàng hóa trên bị ảnh hưởng bởi những tác động ngoại cảnh như giá thành sản xuất, chi phí vận chuyển… khiến giá thành những sản phẩm này đội lên cao và không phản ảnh tương quan thực tế với thị trường.
Chỉ số này nguyên thủy được tính bằng giá spot market. Spot market là giá mua ngay tại chỗ, không có chi phí phân lời vay mượn hay chi phí tồn kho tính vào. Nghĩa là đây chính là giá trị thật ban đầu, sát thực nhất mà người ta có thể mua được. Giá được tính theo cách này để tránh mọi phát sinh ngoài dự tính và mọi thay đổi trong giá không xuất phát từ lạm phát mà ra, vì chỉ số này được xem như chỉ số đo lường mức độ lạm phát sớm nhất trong nền kinh tế Hoa Kỳ.
Chỉ số này đã quá lâu đời cho nên hiện tại người ta ít sử dụng để theo dõi thay đổi lạm phát trong tương lai mà thay vào đó người ta sử dụng chỉ số CPI là chính, CRB Index theo thiển ý cá nhân Tôi thì sử dụng để thực hiện những phân tích liên quan đến các đồng tiền hàng hóa như là AUD, CAD, NZD… sẽ rất tốt và phản ứng rất nhanh.
3. Để hiểu rõ hơn Tôi sẽ lấy một vài ví dụ thực tế như sau:
Ví dụ: Chỉ số CRB Index giảm báo hiệu trước xu hướng giảm của đồng AUD. Ngay sau khi chỉ số GDP q/y của China được công bố ngày 19/10/2015 là 6.9%, mặc dù con số này rất tốt trong bối cảnh thị trường chứng khoán Trung Quốc sụp đổ và bốc hơi hơn 50%.
Thế nhưng GDP lại tăng tới 6.9% liệu con số này có phải là ảo hoặc có sự thay đổi số liệu nào đó hay không, điều đó được mình chứng là ngay sau khi GDP q/y được công bố tốt như vậy mà dường như Chứng khoán Trung Quốc không hề có phản ứng tăng mà ngược lại có giảm ngay sau khi công bố GDP.
Điều này thể hiện rằng tâm lý của người dân đang rất lo sợ và thực sự lúc này đây họ chưa hết bàng hoàng khi chứng kiến tiền của họ bốc hơi với tốc độ chóng mặt mà không thể làm gì hơn, chính phủ Trung Quốc đã áp dụng nhiều biện pháp mang tính áp đặt, răn đe, nhưng dường như những biện pháp đó chỉ đổ thêm dầu vào lửa, tâm lý của con người rơi vào tuyệt vọng và nỗi sợ bao trùm thì dù cho có áp đặt thế nào đi nữa cũng không thể kéo được thị trường đi lên.
Không dừng lại ở đó ngày 23/10 ngân hàng trung ương Trung Quốc PBOC thực hiện cắt giảm lãi suất một cách bất ngờ khiến cho thị trường một phen hoảng loạn, điển hình đó là đồng AUD bị bán chỉ ngay sau đó.

Lý do Tôi phân tích kỹ thị trường chứng khoán Trung Quốc trước khi bắt đầu tiến hành phân tích sang chỉ số CRB Index để tiên đoán hướng đi của đồng AUD là vì Trung Quốc là quốc gia nhập khẩu rất lớn kim khoáng quặng từ phía Australia, mà lượng kim khoáng quặng xuất khẩu đóng góp phần lớn vào GDP của Úc, cho nên mỗi khi kinh tế Trung Quốc có biến động thì Australia sẽ phải chịu tác động không hề nhỏ.
Việc Trung Quốc phá giá CNY, cut giảm lãi suất để thúc đẩy giao thương xuất cảng của quốc gia này, thế nhưng Úc thì lại chịu tác động không nhỏ khi giá thành xuất khẩu sang Trung Quốc giảm đi đáng kể, điều này sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế Úc thời điểm hiện tại, và chắc chắn là điều mà Chính phủ Úc không hề mong muốn.
Trong sự kiện này việc Trung Quốc thực hiện nới lỏng là để thúc đẩy kinh tế tăng trưởng, mà một khi nới lỏng trong chính sách thì có nghĩa là kinh tế trong tương lai vì thế sẽ được hỗ trợ tương đối tốt, giá thành hàng hóa vì thế sẽ tăng lên, sản xuất được hỗ trợ thì các mặt hàng kim khoáng quặng sẽ tăng, thế nhưng những gì PBOC thực hiện lại không hề khiến thị trường phản ứng tích cực mà ngược lại còn kéo thị trường chứng khoán đi xuống.
Chart CRB index đã phá vỡ đường hỗ trợ và hiện đang xác nhận lại xu hướng giảm. Có hay không việc giá cả các mặt hàng kim khoáng quặng sẽ giảm lại, mặc dù Trung Quốc thực hiện các biện pháp nới lỏng để kéo thị trường chứng khoán đi lên, kích cầu và kích thích xuất khẩu
Nhưng không phải là cứ nới lỏng hơn thì tiêu dùng sẽ tăng, nếu như trong lòng market vẫn lo sợ về mức tăng trưởng thật của Trung Quốc và lo sợ về viễn cảnh rằng các công ty của Trung Quốc có nhân cơ hội này để tăng cường sản xuất, tiêu thụ hàng hóa và dầu nhiều hơn hay không?
Mối lo đó phần nào khiến cho thị tường hàng hóa tuy được hỗ trợ nhưng không hề tăng, ngược lại còn đang giảm rất mạnh. Vậy thì có hay không đồng AUD vì thế cũng sẽ giảm, vị thế đồng USD đang tăng, vị thế AUD đang giảm và ngay lúc này người ta sẽ short đồng AUD như một sự kỳ vọng rằng đồng AUD sẽ giảm như mong muốn của RBA trong bối cảnh giá các mặt hàng giảm sẽ tác động tiêu cực đến xuất khẩu và nguồn doanh thu từ việc xuất khẩu các mặt hàng trên.

Hiện tại cặp AUDUSD đang test lại mức đỉnh mà trước khi China cut rate, cái mức giá mà ngay sau khi PBOC cut giảm lãi suất thì cặp AU giảm mạnh, trong bối cảnh như hiện nay, Tôi có nói ở phía trên là việc China cut rate thì sẽ tác động thế nào, nó có thật sự tốt hay mang lại một cái nhìn tiêu cực hơn cho thị trường.
Cut thì vẫn cắt nhưng Shanghai Composite không hề phản ứng tăng, đó dường như là một dấu hiệu để tiên đoán rằng cái sự kiện cut rate đó thực ra là làm cho tình hình trở nên tồi tệ hơn mà thôi. Vậy thì tôi sẽ sẵn sàng vào short cặp tiền AUDUSD, với mức giá như lúc này thì cái stop loss của Tôi sẽ rất ngắn, và những tiên đoán trên là có cơ sở thì tôi tin cặp tiền này có thể sẽ giảm về vùng 0.710.

Và đây là kết quả short cặp tiền AUD/USD:

Trong ví dụ trên chúng ta đã thấy được tầm quan trọng của chỉ số CRB Index trong việc tiên đoán xu hướng của những đồng tiền hàng hóa, tùy vào từng sự kiện mà chúng ta sẽ có những hình dung, tư duy cụ thể để vào lệnh, tuy nhiên nếu là một giao dịch với đồng tiền hàng hóa thì chắc chắn các bạn phải có được cái nhìn bao quát ở thị trường hàng hóa trước khi đặt sự kiện thị trường đang quan tâm đó lên chart, có làm như vậy xác xuất thành công của chúng ta sẽ cao hơn rất nhiều.
Như vậy trong bài viết này chúng ta đã phần nào nắm vững được thị trường hàng hóa và tầm quan trọng của chỉ số CRB Index tới phân tích cơ bản liên thị trường. Việc áp dụng chỉ số này vào từng giao dịch hàng ngày sẽ trở nên đơn giản hơn và sát hơn với thực tiễn khi các bạn đọc hiểu được tâm tư của market qua từng sự kiện, qua đó sẽ biết được rằng dòng tiền đang chạy vào lớp tài sản nào, điều đó sẽ góp phần giúp các bạn hình thành tư duy thị trường rất tốt và Tôi tin chắc là các bạn sẽ thành công!