Lãi suất là gì
Tháng tám 23, 2022

Các quy tắc phân tích liên thị trường (phần 2: Lãi suất và Chu kỳ kinh tế)

By habinh

1. Lãi suất và lãi suất ngắn hạn

Lãi suất là phần không thể thiếu trong bất cứ phân tích tài chính nào, và thông thường các tin tức liên quan đến lãi suất thường sẽ khiến thị trường phản ứng rất mạnh và ngay khi công bố lãi suất thì hầu hết các thị trường sẽ giao động khó kiểm soát nhất và luôn khiến cho thị trường bất ngờ.

Và lãi suất ngắn hạn cũng chính là cái mà đa phần trader cần phải hiểu và nắm vững, điều gì khiến ngân hàng trung ương cắt giảm hoặc nâng lãi suất… và tại sao có nhiều thời điểm các thị trường đều có phản ứng trước, tức là các nhà đầu tư đã kỳ vọng được về sự kiện lãi suất đó, vậy thì lý do gì và làm thế nào để tiên đoán và đưa ra được các nhận định kỳ vọng tốt nhất.

“Mua tin đồn, bán sự thật” chính là đọc hiểu được tâm lý thị trường khi mà tin tức chưa được công bố, và khi tin tức sắp được công bố thì là thời điểm mà các trader nhà nghề sẽ thoát hết lệnh.

Theo Investopedia định nghĩa: “Lãi suất”:

Số tiền chi trả, tính theo phần trăm của người cho vay, bởi người cho vay để cung cấp cho người mượn tiền đó cho việc sử dụng tài sản. Lãi suất thường được ghi trên một cơ sở hàng năm, được gọi là tì lệ phần trăm hàng năm (APR). Tài sản mượn có thể bao gồm: tiền mặt, hàng tiêu dùng, tài sản lớn chẳng hạn như một chiếc xe hơi hoặc tài sản cố định khác.

Lãi suất cơ bản là một chi phí thuê cho bên mượn, sử dụng tài sản. Trong trường hợp một tài sản lớn, giống như một chiếc xe hoặc tài sản xây dựng, lãi suất đôi khi sẽ được gọi là “tỉ lệ cho thuê”. Khi người vay ít đi, tức là lượng người cần vay tiền không nhiều thì thường họ sẽ phải trả mức lãi suất thấp hơn, nếu như bên cho vay ít đi (tức là lượng tài sản cho vay ít đi) thì lúc này lãi suất mà bên vay sẽ phải trả là cao hơn, điều này cũng tương tự quy luật cung cầu vậy.

DEFINITION of ‘Interest Rate’

The amount charged, expressed as a percentage of principal, by a lender to a borrower for the use of assets. Interest rates are typically noted on an annual basis, known as the annual percentage rate (APR). The assets borrowed could include, cash, consumer goods, large assets, such as a vehicle or building.

Interest is essentially a rental, or leasing charge to the borrower, for the asset’s use. In the case of a large asset, like a vehicle or building, the interest rate is sometimes known as the “lease rate”. When the borrower is a low-risk party, they will usually be charged a low interest rate; if the borrower is considered high risk, the interest rate that they are charged will be higher.

Lãi suất
Lãi suất

Một mức lãi suất là tỉ lệ mà tại đó lãi suất được trả bởi người đi vay (con nợ) đối với việc sử dụng tiền mà họ vay từ người cho vay (chủ nợ). Cụ thể lãi suất là một tỉ lệ % của người đi vay trả một lần nhất định mỗi chu kỳ cho tất cả các giai đoạn trong quá trình vay của khoản vay hoặc tín dụng. Lãi suất thông thường được thể hiện như là một tỉ lệ % của khoản vay trong thời hạn 1 năm, đôi khi chúng được thể hiện trong từng thời kỳ như một tháng hay một ngày.

Lãi suất khác nhau tồn tại song song với các khoảng thời gian tương tự hoặc tương đương, tùy thuộc vào xác xuất mặc định của khách hàng vay, thời hạn còn lại, đồng tiền hoàn vốn và nhiều yếu tố quyết định nhiều hơn một khoản vay hoặc tín dụng. Ví dụ, một công ty vay vốn từ ngân hàng để mua tài sản mới cho doanh nghiệp của mình, và ngược lại người cho vay nhận quyền về tài sản mới như tài sản thế chấp và lãi suất theo lãi suất quy định.

Mục tiêu lãi suất là một công cụ quan trọng của chính sách tiền tệ và được đưa vào tài khoản khi giao dịch với các biến số như đầu tư, lạm phát và thất nghiệp. Các ngân hàng trung ương của các nước nói chung có xu hướng giảm lãi suất khi họ muốn tăng cường đầu tư và tiêu dùng trong nền kinh tế của đất nước.

Tuy nhiên mức lãi suất thấp như là một chính sách kinh tế vĩ mô có thể là nguy hiểm và có thể dẫn đến bong bóng kinh tế. Minh chứng rõ ràng nhất chính là giai đoạn hậu khủng hoảng Dotcom mà FED thực hiện lãi suất thấp nên đã dẫn đến bong bóng bất động sản , tín dụng năm 2008 đó. Trong nền kinh tế phát triển, điều chỉnh lãi suất là như vậy, thực hiện đẻ giữ lạm phát trong một phạm vi mục tiêu cho sức khỏe của các hoạt động kinh tế hoặc đồng thời làm tăng trưởng kinh tế.

Lý do thay đổi lãi suất:

  • Lợi ích chính trị ngắn hạn: Việc hạ thấp lãi suất có thể cung cấp cho nền kinh tế sự tăng trưởng ngắn hạn. Trong điều kiện bình thường, hầu hết các nhà kinh tế cho rằng cắt giảm lãi suất sẽ chỉ cung cấp cho một sự tăng trưởng ngắn hạn trong hoạt động kinh tế sẽ sớm bù đắp bởi lạm phát. Sự gia tăng lãi suất nhanh chóng có thể ảnh hưởng đến cuộc bầu cử. Hầu hết các nhà kinh tế ủng hộ các ngân hàng trung ương hoạt động độc lập để hạn chế ảnh hưởng của các vấn đề chính trị đến lãi suất.
  • Tiêu dùng bị trì trệ: Khi tiền được vay mượn thì người cho vay trì hoãn việc chi tiêu tiền vào các hàng hóa tiêu dùng. Theo thuyết ưu tiên thời gian thì mọi người thích hàng hóa hiện nay hơn là hàng hoá về sau, vì thế trong một thị trường tự do sẽ có một lãi suất dương.
  • Kỳ vọng lạm phát: Hầu hết các nền kinh tế nói chung biểu lộ sự lạm phát, có nghĩa là một số lượng tiền nhất định mua được ít hàng hóa hơn trong tương lai so với nó mua được trong hiện tại. Người vay cần phải bù đắp cho người cho vay vì việc này.
  • Đầu tư thay thế: Người cho vay có thể lựa chọn việc sử dụng tiền của mình trong các đầu tư khác nhau. Nếu anh ta chọn một kiểu đầu tư, anh ta bỏ qua các hoàn vốn từ tất cả những đầu tư khác. Các đầu tư khác nhau cạnh tranh thực sự để giành nguồn tiền bạc.
  • Rủi ro đầu tư: Luôn luôn có một rủi ro là người vay sẽ phá sản, bỏ trốn, chết, hoặc vỡ nợ khoản vay… Điều này có nghĩa là một người cho vay thường tính một phí bù đắp rủi ro để đảm bảo rằng, xuyên suốt các đầu tư của mình, anh ta được bồi thường cho những khoản đầu tư thất bại.
  • Ưu tiên thanh khoản: Mọi người đều muốn các nguồn lực sẵn có của họ dưới hình thức ngay lập tức có thể trao đổi, chứ không phải dưới hình thức cần có thời gian để thực hiện.
  • Thuế: Vì một số thu nhập từ tiền lãi có thể phải chịu thuế, người cho vay có thể đòi hỏi một lãi suất cao hơn để bù đắp cho sự mất mát này.
  • Ngân hàng: Ngân hàng có thể có xu hướng thay đổi lãi suất hoặc là làm chậm tốc độ tăng trưởng kinh tế. Điều này liên quan đến việc tăng lãi suất để lạm chậm lại nền kinh tế, hoặc hạ lãi suất để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
  • Nền kinh tế: Lãi suất có thể thay đổi theo tình trạng của nền kinh tế. Nó nói chung sẽ được tìm thấy rằng nếu nền kinh tế đang mạnh sau đó lãi suất sẽ tăng cao, nếu nền kinh tế là yếu thì lãi suất sẽ giảm thấp.

Lãi suất danh nghĩa là số lượng, theo tỷ lệ phần trăm, của tiền lãi phải trả: Ví dụ, giả sử một hộ gia đình gửi tiền 100 USD với một ngân hàng trong vòng 1 năm và họ nhận được tiền lãi 10 USD. Vào cuối năm số dư của họ là 110 USD. Trong trường hợp này, lãi suất danh nghĩa là 10% mỗi năm.

Lãi suất thực tế: đo lường sức mua của biên lai tiền lãi, được tính bằng cách điều chỉnh lãi suất danh nghĩa được tính để đưa lạm phát vào hạch toán. Nếu lạm phát trong nền kinh tế đã là 10% trong năm, thì 110 USD trong tài khoản vào cuối năm mua số lượng tương tự như 100 USD đã làm một năm trước. Lãi suất thực tế, trong trường hợp này, là con số không.

Lãi suất thị trường: Có một thị trường cho các đầu tư mà cuối cùng bao gồm thị trường tiền tệ, thị trường trái phiếu, thị trường cổ phiếu và thị trường hàng hóa cũng như các tổ chức tài chính nhỏ lẻ như ngân hàng. Chức năng chính xác của các thị trường này như thế nào đôi khi phức tạp. Tuy nhiên, các nhà kinh tế đều đồng ý rằng các lãi suất được tạo ra bởi một đầu tư bất kỳ tính tới những điểm sau:

  • Chi phí vốn không rủi ro.
  • Kỳ vọng lạm phát.
  • Mức độ rủi ro trong đầu tư.
  • Các chi phí giao dịch.

Lãi suất này kết hợp các yếu tố tiêu dùng trì hoãn và đầu tư thay thế của tiền lãi.

Chính sách lãi suất âm: Lãi suất danh nghĩa thường dương, nhưng không phải lúc nào cũng vậy. Dựa vào sự thay thế là nắm giữ tiền mặt (và do đó thu nhập là 0%), thay vì cho vay thì những người cho vay tìm kiếm lợi nhuận sẽ không cho vay dưới 0%, vì làm như thế sẽ đảm bảo một sự thua lỗ, và một ngân hàng cung cấp một lãi suất tiền gửi âm sẽ tìm thấy ít người chấp nhận, do những người gửi tiết kiệm thay vì thế sẽ nắm giữ tiền mặt.

Tuy nhiên, trên thực tế, lãi suất ngân hàng trung ương có thể âm; vào tháng 7 năm 2009 Riksbank của Thụy Điển là ngân hàng trung ương đầu tiên sử dụng tiền lãi âm trên dự trữ dư thừa, bằng cách giảm lãi suất tiền gửi của nó tới -0,25%, một chính sách được Phó thống đốc Lars EO Svensson ủng hộ.

Lãi suất âm có mang lại hiệu quả
Lãi suất âm có mang lại hiệu quả

Trong khủng hoảng nợ công châu Âu, các trái phiếu chính phủ của một số nước (Thụy Sĩ, Đan Mạch, Đức, Phần Lan, Hà Lan và Áo) đã được bán với lợi suất âm. Các giải thích được đề nghị bao gồm mong muốn về an toàn và bảo vệ chống lại tan vỡ khu vực đồng euro (trong trường hợp một số quốc gia khu vực đồng euro có thể tái định ngạch nợ của họ sang một đồng tiền mạnh hơn).

Thường xuyên hơn, lãi suất thực có thể âm, khi lãi suất danh nghĩa nhỏ hơn mức lạm phát. Khi điều này được thực hiện thông qua chính sách của chính phủ (ví dụ, thông qua dự trữ bắt buộc), đây được coi là áp chế tài chính, và đã được thực hiện bởi các quốc gia như Hoa Kỳ và Vương quốc Anh sau Chiến tranh thế giới II (từ năm 1945) cho đến cuối những năm 1970 hoặc đầu năm 1980 (trong khi và sau khi phát triển kinh tế sau Thế chiến II).

Trong cuối những năm 1970, các Chứng khoán Kho bạc Hoa Kỳ với lãi suất thực âm bị coi là các chứng nhận tịch thu.

Lãi suất âm đã được đề xuất trong quá khứ, đặc biệt là trong những năm cuối thế kỷ 19 bởi Silvio Gesell. Một mức lãi suất âm có thể được mô tả (như bởi Gesell) như một “thuế nắm giữ tiền”; ông đề xuất nó như là thành phần Freigeld (tiền tự do) của hệ thống Freiwirtschaft (nền kinh tế tự do) của mình.

Để ngăn chặn mọi người nắm giữ tiền mặt (và do đó thu nhập 0%), Gesell đề nghị phát hành tiền trong một thời gian hạn chế, sau đó nó phải được đổi lấy giấy bạc mới; các cố gắng nắm giữ tiền do đó dẫn nó đến hết hạn và trở thành vô giá trị. Theo hướng tương tự, John Maynard Keynes đã đồng tình trích dẫn ý tưởng về đánh thuế tiền bạc, (1936, Lý thuyết tổng quát về việc làm, lãi suất và tiền tệ) nhưng bác bỏ nó vì những khó khăn hành chính.

Gần đây hơn, thuế tích trữ tiền đã được một nhân viên Cục Dự trữ Liên bang (Marvin Goodfriend) đề xuất năm 1999, để được thực hiện thông qua các dải từ tính trên giấy bạc, khấu trừ thuế tích trữ tiền trên tiền gửi, thuế này được tính toán dựa trên việc giấy bạc này đã được nắm giữ trong bao lâu.

Người ta cũng từng đề xuất một lãi suất âm về nguyên tắc có thể được áp dụng đối với tiền giấy hiện hành thông qua quay xổ số số sêri: chẳng hạn bằng cách chọn một số ngẫu nhiên từ 0 đến 9 và tuyên bố rằng những tờ giấy bạc nào mà số sêri của nó kết thúc bằng con số đó là vô giá trị sẽ mang lại lãi suất âm 10% (chọn hai chữ số cuối cùng sẽ cho phép một mức lãi suất âm 1%, v.v.).

Điều này đã được một sinh viên vô danh của N. Gregory Mankiw đề xuất, mặc dù như một thử nghiệm ý tưởng hơn là một đề xuất chính thức. Một phương pháp đơn giản hơn nhiều đối với các chính phủ để đạt được một cách cơ bản lãi suất âm và không khuyến khích nắm giữ tiền mặt là theo đuổi các chính sách tiền tệ lạm phát.

Trước khi đi vào chi tiết phân tích liên thị trường chúng ta sẽ tìm hiểu về chu kỳ kinh tế, phân tích liên thị trường thực chất là xác định chu kỳ kinh tế và thời điểm chuyển giao giữa các giai đoạn của chu kỳ kinh tế, bằng việc quan sát những thay đổi trong các mối tương quan trên những bộ phận khác nhau của thị trường mà chúng ta có thể đoán biết được hiện tại chu kỳ kinh tế đang ở giai đoạn nào. Và khi biết được giai đoạn của chu kỳ kinh tế thì phân tích sẽ trở nên đơn giản hơn nhiều.

2. Chu kỳ kinh tế:

Trong các bài viết trước Tôi cũng đã nhấn mạnh rất nhiều mối tương quan và cách nhận biết một số giai đoạn của chu kỳ kinh tế, tuy nhiên từng đó mới chỉ là những mối tương quan cơ bản, chúng ta cần phải hệ thống một cách khoa học tất cả những mối tương quan chính, sau đó sẽ đi chi tiết vào từng mối tương quan. Nếu các bạn chỉ giao dịch với những đồng tiền chính thì việc có thể chỉ cần hiểu một vài mối tương quan cơ bản là có thể giao dịch tốt rồi.

Chu kỳ kinh tế là gì?
Chu kỳ kinh tế là gì?

Trong phần này khi giới thiệu về chu kỳ kinh tế sẽ chủ yếu là những vận động trên 3 bộ phận chính là Bond, Commodity, Stock. Bởi vì 3 bộ phận đó đại diện cho những hàng hóa hữu hình, tài sản thực. Còn với Currency được hiểu đó là cộng cụ tài chính, vật ngang giá và những tài sản không phải là hữu hình cho nên nó biến động không tuân theo quy luật mà sẽ phụ thuộc nhiều vào chính sách tiền tệ, cùng với đó là tùy vào thời điểm của tình hình kinh tế mà các đồng tiền sẽ biến động khó lường hơn.

Theo Investopedia định nghĩa: “business cycle”

Những biến động trong hoạt động kinh tế mà một nền kinh tế trải qua trong một khoảng thời gian. Một chu kỳ kinh tế là cơ bản được quy định tại các điều khoản của các giai đoạn của việc mở rộng hoặc suy thoái kinh tế. Trong thời gian mở rộng, nền kinh tế đang phát triển trong điều kiện thực tế (tức là trừ lạm phát), được minh chứng bằng sự gia tăng các chỉ số như việc làm, sản xuất công nghiệp, doanh thu và thu nhập cá nhân. Trong thời kỳ suy thoái, nền kinh tế co cụm lại, được thể hiện qua các chỉ số kinh tế.

Chu kỳ mở rộng kinh tế được đo từ đánh của chu kỳ kinh tế trước đó với mức đỉnh của chu kỳ hiện tại, trong khi suy thoái kinh tế được đo từ đỉnh đến đáy. Tại Hoa Kỳ, the National Bureau of Economic Research (NBER) xác định ngày chính thức cho chu kỳ kinh tế.

DEFINITION of ‘Business Cycle’

The fluctuations in economic activity that an economy experiences over a period of time. A business cycle is basically defined in terms of periods of expansion or recession. During expansions, the economy is growing in real terms (i.e. excluding inflation), as evidenced by increases in indicators like employment, industrial

production, sales and personal incomes. During recessions, the economy is contracting, as measured by decreases in the above indicators. Expansion is measured from the trough (or bottom) of the previous business cycle to the peak of the current cycle, while recession is measured from the peak to the trough. In the United States, the National Bureau of Economic Research (NBER) determines the official dates for business cycles.

Chu kỳ kinh tế, còn gọi là chu kỳ kinh doanh, là sự biến động của GDP thực tế theo trình tự ba pha lần lượt là suy thoái, phục hồi và hưng thịnh (bùng nổ). Cũng có quan điểm coi pha phục hồi là thứ yếu nên chu kỳ kinh doanh chỉ gồm hai pha chính là suy thoái và hưng thịnh (hay mở rộng).

Các pha của chu kỳ kinh tế:

Suy thoái là pha trong đó GDP thực tế giảm đi. Ở Mỹ và Nhật Bản, người ta quy định rằng, khi tốc độ tăng trưởng GDP thực tế mang giá trị âm suốt hai quý liên tiếp thì mới gọi là suy thoái.

Phục hồi là pha trong đó GDP thực tế tăng trở lại bằng mức ngay trước suy thoái. Điểm ngoặt giữa hai pha này là đáy của chu kỳ kinh tế.

Khi GDP thực tế tiếp tục tăng và bắt đầu lớn hơn mức ngay trước lúc suy thoái, nền kinh tế đang ở pha hưng thịnh (hay còn gọi là pha bùng nổ). Kết thúc pha hưng thịnh lại bắt đầu pha suy thoái mới. Điểm ngoặt từ pha hưng thịnh sang pha suy thoái mới gọi là đỉnh của chu kỳ kinh tế.

Thông thường, người ta chỉ nhận ra hai điểm đáy và đỉnh của chu kỳ kinh tế khi nền kinh tế đã sang pha tiếp sau điểm ngoặt với dấu hiệu là tốc độ tăng trưởng GDP thực tế đổi chiều giữa mức âm và mức dương. Trong thực tế, các nhà kinh tế học cố tìm cách nhận biết dấu hiệu của suy thoái vì nó tác động tiêu cực đến mọi mặt kinh tế, xã hội. Một số đặc điểm thường gặp của suy thoái là:

Tiêu dùng giảm mạnh, hàng tồn kho của các loại hàng hóa lâu bền trong các doanh nghiệp tăng lên ngoài dự kiến. Việc này dẫn đến nhà sản xuất cắt giảm sản lượng kéo theo đầu tư vào trang thiết bị, nhà xưởng cũng giảm và kết quả là GDP thực tế giảm sút.

Cầu về lao động giảm, đầu tiên là số ngày làm việc của người lao động giảm xuống tiếp theo là hiện tượng cắt giảm nhân công và tỷ lệ thất nghiệp tăng cao.

Khi sản lượng giảm thì lạm phát sẽ chậm lại do giá đầu vào của sản xuất giảm bởi nguyên nhân cầu sút kém. Giá cả dịch vụ khó giảm nhưng cũng tăng không nhanh trong giai đoạn kinh tế suy thoái.

Lợi nhuận của các doanh nghiệp giảm mạnh và giá chứng khoán thường giảm theo khi các nhà đầu tư cảm nhận được pha đi xuống của chu kỳ kinh doanh. Cầu về vốn cũng giảm đi làm cho lãi suất giảm xuống trong thời kỳ suy thoái.

Còn khi nền kinh tế hưng thịnh thì các dấu hiệu trên biến thiên theo chiều ngược lại.

Trước đây, một chu kỳ kinh doanh thường được cho là có bốn pha lần lượt là suy thoái, khủng hoảng, phục hồi và hưng thịnh. Ở Việt Nam, trong một số sách về kinh tế các nước tư bản chủ nghĩa, khi nói về chu kỳ kinh tế thường gọi tên bốn pha này là khủng hoảng, tiêu điều, phục hồi và hưng thịnh.

Tuy nhiên, trong nền kinh tế hiện đại, khủng hoảng theo nghĩa nền kinh tế trở nên tiêu điều, thất nghiệp tràn lan, các nhà máy đóng cửa hàng loạt, v.v… hiếm khi xảy ra do những biện pháp can thiệp của chính phủ để giảm nhẹ hậu quả. Vì thế, một số lý thuyết mới chỉ nói về 3 pha là suy thoái-phục hồi-hưng thịnh. Toàn bộ giai đoạn GDP giảm đi, tức là giai đoạn nền kinh tế thu hẹp lại, được gọi duy nhất là suy thoái.

Trong cuốn sách Asset Allocation Review, tác giả Martin Pring đã chia chu kỳ kinh tế thành sáu giai đoạn. Và trong số các bạn chắc hẳn cũng đã biết đến quy luật hình SIN trong chu kỳ kinh tế rồi đúng không. Vậy thì trong chu kỳ kinh tế được chia ra thành sáu giai đoạn đó cũng tuân theo quy luật đó và nó được lập đi lập lại trong suốt hàng trăm năm qua cho tới tận bây giờ.

Và việc áp dụng các quy luật trong chu kỳ kinh tế sẽ giúp cho các bạn có cái nhìn một cách tổng quát nhất và nắm được thời điểm hiện tại của chúng ta đang là giai đoạn nào của chu kỳ kinh tế.

Chu kỳ kinh tế - Martin Pring
Chu kỳ kinh tế – Martin Pring

Trong sáu giai đoạn của chu kỳ kinh tế thường diễn ra trong vòng 4-5 năm hoặc hơn một chút, và trong mỗi một chu kỳ kinh tế như vậy thì chúng ta sẽ biết được là nên đầu tư vào cái gì, và không nên đầu tư vào cái gì. Hiểu một cách đơn giản thì khi kinh tế rơi vào suy thoái thì nhà đầu tư có xu hướng chuyển sang các tài sản an toàn như trái phiếu, vàng… và đến thời điểm kinh tế tăng trưởng thì lúc đó nhà đầu tư có xu hướng sử dụng tiền vào các danh mục đầu tư khác, ví dụ như cổ phiếu, nhà đất…

Trong bức hình dưới đây mô phỏng xu hướng đầu tư của đại bộ phận nhà đầu tư trong suốt chu kỳ kinh tế diễn ra. Đây chính là những giao dịch dễ nhận thấy nhất, và cái chúng ta cần quan tâm chính là theo dõi xem diễn biến trên thị trường hiện tại đang ở trong các giai đoạn nào của chu kỳ kinh tế.

Nếu như các bạn quan sát thấy có những thay đổi bất thường trong các lớp tài sản như trái phiếu, cổ phiếu hay hàng hóa… thì đó là lúc các bạn vận dụng những kiến thức học được và xem xét thời điểm đó có sự kiện nào đang được market quan tâm. Biết được điều này sẽ giúp các bạn có được cái nhìn tốt hơn về market hiện tại và sẽ giúp cho các bạn trong quá trình phân tích.

Diễn biến của thị trường trong chu kỳ kinh tế (thường chu kỳ kinh tế diễn ra trong khoảng 4-5 năm).
Diễn biến của thị trường trong chu kỳ kinh tế (thường chu kỳ kinh tế diễn ra trong khoảng 4-5 năm).

Với trái phiếu là dễ dàng nhận thấy nhất khi các bạn quan sát lợi tức trái phiếu tăng hoặc giảm, thường thì trái phiếu sẽ là chỉ báo sớm nhất để nhận ra giai đoạn của chu kỳ kinh tế. Và bức hình phía trên cũng cho thấy rằng những biến động của trái phiếu sẽ đi trước, sau đó sẽ đến stock và tiếp đến sẽ là những hàng hóa nhạy cảm với lạm phát… Diễn biến rõ ràng nhất đó là vào cuộc khủng hoảng 2008 mà các bạn thấy đó.

Dưới góc nhìn phân tích liên thị trường thì chu kỳ kinh tế được chia thành những giai đoạn như sau.

Giai đoạn 1: Trái phiếu tăng (lợi tức trái phiếu, cổ phiếu, hàng hóa giảm)

Giai đoạn 2: Cổ phiếu tăng (trái phiếu vẫn đang giai đoạn tăng, trong khi hàng hóa vẫn đang chu kỳ giảm)

Giai đoạn 3: Hàng hóa tăng (trái phiếu, cổ phiếu, hàng hóa cùng tăng)

Giai đoạn 4: Trái phiếu giảm (lợi tức trái phiếu, cổ phiếu và hàng hóa vẫn tăng)

Giai đoạn 5: Cổ phiếu giảm (trái phiếu giảm và hàng hóa tăng)

Giai đoạn 6: Trái phiếu, cổ phiếu và hàng hóa cùng giảm

Trên đây là 6 giai đoạn của một chu kỳ kinh tế, và sau khi hoàn thành thì lại quay về với giai đoạn 1. Điều Tôi muốn nhấn mạnh ở đây là những giai đoạn đó là hiện hữu, và làm thế nào chúng ta phán đoán được hiện tại đang ở giai đoạn nào. Điều đó dễ dàng được nhận thấy qua việc quan sát biến động trên 3 bộ phận chính là trái phiếu, hàng hóa và cổ phiếu. Các bạn có thể tinh ý nhìn ra được bộ phận nào đang tăng, bộ phận nào giảm và quan sát xem thời điểm nào các bộ phận đó sẽ đạt đỉnh và đáy.

Các bạn đừng lầm tưởng là chỉ có những nhà đầu tư dài hạn mới cần quan sát diễn biến thị trường nhé, bản thân Tôi cũng chỉ là 1 trader giao dịch trong ngày và swing trade, thế nhưng Tôi vẫn phải quan sát thật chi tiết diễn biến của các bộ phận trên để tiên đoán xem hiện tại đang là giai đoạn nào. Khi nắm được cái đó rồi Tôi sẽ tự tin hơn mỗi khi giao dịch theo các sự kiện ngắn hạn.

Một kinh nghiệm nữa là các bạn nên tìm hiểu các báo cáo về hàng hóa tồn kho, sức tiêu thụ hàng hóa, từ đó tiên đoán được xu hướng giá cả hàng hóa trong tương lai. Xu hướng giá cả hàng hóa sẽ giúp chúng ta tiên đoán xem thử lạm phát trong tương lai có tăng hay không, lạm phát và lãi suất là hai mặt của một vấn đề là như thế.

Để hiểu rõ hơn về những biến động của các lớp tài sản trong từng giai đoạn của chu kỳ kinh tế các bạn tìm đọc cuốn “Inter Market Analysis” của tác giả John Murphy tái bản năm 2013. Trong cuốn đó Murphy sẽ nói rất chi tiết những biến động trong từng giai đoạn của chu kỳ kinh tế.