Các quy tắc phân tích liên thị trường ( phần 11: Mối tương quan giữa đồng Bảng GBP và Oil).
Mối tương quan giữa đồng Bảng GBP và Oil
Sở dĩ Tôi gộp mối tương quan này vào loạt bài này là vì tầm quan trọng của OIL trong đời sống cũng như những ảnh hưởng của giá Oil với nền kinh tế của nhiều quốc gia trên thế giới, hơn nữa Oil là một thứ hàng hóa, hàng hóa đặc biệt cho nên sẽ rất nhạy cảm với mỗi biến động trên thị trường.
Và bên cạnh đó mối tương quan mật thiết giữa nền kinh tế Anh và giá Oil lại là cả một câu chuyện. Sẽ nhiều bạn có những thắc mắc là tại sao cặp tiền có đồng GBP lại đôi khi tự nhiên biến động rất khó lường, và nhìn quanh chả thấy có cái tin nào liên quan đến GBP hay các đồng tiền liên quan khác, thế nhưng đột nhiên cặp tiền đi cùng GBP lại biến động. Đó là câu hỏi mà Tôi biết rằng nhiều bạn sẽ thắc mắc và nhiều bạn nói là cặp GBPUSD, GBPJPY… là cực kỳ khó trade và là những cặp tiền biến động nhiều nhất của market…
Tất cả những lý do trên Tôi sẽ cố gắng giải thích trong phần này, bởi vì mối tương quan rất mật thiết của đồng Bảng và giá dầu cho nên sẽ có nhiều thời điểm các bạn thấy bất ngờ vì đồng GBP tăng hoặc giảm đột ngột, thế nhưng khi hiểu được bản chất rồi thì mọi chuyện sẽ không quá khó như các bạn nghĩ đâu, và cặp tiền có đồng GBP sẽ không còn là vấn đề nan giải. Năm 2006, Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland là nước tiêu thụ lớn thứ chín và nước sản xuất lớn thứ 15 trên thị trường năng lượng thế giới.
Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland là nơi đặt trụ sở của một số công ty năng lượng lớn, trong đó có BP, Royal Dutch Shell và BG Group. Năm 2011, 40% điện năng của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland được sản xuất bằng khí đốt, 30% bằng than đá, 19% bằng năng lượng hạt nhân, và 4,2% bằng gió, hydro, nhiên liệu sinh học, và chất thải.
Mặc dù không phải là quốc gia có trữ lượng dầu nhiều và khai thác nhiều thế nhưng công nghiệp năng lượng lại là ngành công nghiệp chủ lực trong nền kinh tế Anh khi đóng góp khoảng 10% GDP. Việc sở hữu các công ty năng lượng lớn như vậy cho nên những biến động của giá dầu sẽ tác động trực tiếp đến sản xuất và GDP của Anh, vậy cho nên mỗi khi các bạn nhìn thấy giá dầu giảm thì nền kinh tế Anh sẽ chịu những tổn thất không hề nhỏ.
Một điều quan trọng mà các bạn nên nhớ đó là lịch sử hình thành và phát triển thị trường trái phiếu Anh đã trải qua hàng trăm năm và cho đến tận bây giờ thì tầm ảnh hưởng của những tập đoàn tài chính, những ngân hàng lớn ở Anh vẫn còn rất lớn. Bên cạnh đó là trái phiếu của Anh cũng được đánh giá hạn mức tín nhiệm rất cao và cũng được nhà đầu tư tìm đến mỗi khi có những biến động trên thị trường.
Với những lý do này cho nên khi phân tích các cặp tiền tệ của đồng GBP các bạn hãy theo dõi những biến động trên thị trường trái phiếu thật rõ ràng, bằng những phân tích tương đối đơn giản trên chart lợi tức trái phiếu của Anh chúng ta sẽ thấy được xu hướng của smart $ đang tìm đến với thị trường trái phiếu Anh hay không, qua đó sẽ tiên đoán được những kỳ vọng của thị trường và nhận biết có mối lo nào xung quanh sự kiện mà market đang chú ý hay không…
Có hai điều cần được hiểu rõ đó là mức độ an toàn và lợi tức trái phiếu mà nhà đầu tư thu được. Smart $ thường tìm kiếm những tài sản đáp ứng đủ hai yêu cầu này để chạy vào. Thị trường trái phiếu Mỹ là một thị trường lớn nhất và cũng an toàn nhất. Cho nên đương nhiên thỏa mãn điều kiện 1. Khi lợi tức trái phiếu Mỹ tăng lên so với lợi tức trái phiếu nước ngoài thì nó hội tụ đủ điều kiện thứ hai.
Từ đó sẽ thu hút nguồn vốn nước ngoài đổ về đây. Ngược lại khi lợi tức Mỹ giảm thấp so với đối tượng được mang ra so sánh, dòng tiền sẽ chạy ra khỏi tài sản được định giá bằng USD. Khi tiến hành mua các tài sản định giá bằng $ có lợi tức cao, nhà đầu tư nước ngoài cần phải bán đồng tiền bản xứ để đổi lấy đồng USD, do đó làm tăng giá trị của dollar.
Trong tình huống ngược lại khi bán ra các tài sản Mỹ thu về đồng USD để đi đầu tư vào các loại tài sản khác không được định giá bằng $, người ta cần phải dùng USD đổi lấy đồng tiền bản xứ, qua đó gián tiếp làm giảm giá USD. Biểu đồ dưới đây là ví dụ minh họa rõ nét cho tình huống này.
Không chỉ riêng gì chênh lệch lợi tức giữa Anh và Mỹ mà ở vị thế quan trọng của trái phiếu Anh thì các bạn cũng có thể áp dụng phân tích sự chênh lệch lợi tức trái phiếu này với các cặp tiền khác của đồng GBP như GBPJPY, EURGBP…
Các bạn cũng có thể so sánh mức chênh lệch lợi tức trái phiếu kỳ hạn khác nhau của Anh vào các quốc gia phát triển khác để nhận thấy sự tương quan giữa sự chênh lệch lợi tức trái phiếu của các quốc gia so với tỉ giá cặp tiền tương ứng có mối tương quan thế nào. Tôi lấy một ví dụ với cặp tiền GBPUSD và GBPJPY vì đa phần các Trader Việt sẽ giao dịch với cặp tiền này là chính so với những cặp tiền khác của đồng GBP.
Ví dụ 1: Biến động của giá Oil là chỉ báo sớm cho đồng GBP. Sự kiện OPEC công bố chính sách không cắt giảm sản lượng khai thác vào ngày 04/12/2015.
Như đã nhấn mạnh ở trên nền kinh tế Anh phụ thuộc tương đối nhiều vào giá dầu, nếu giá dầu giảm thấp quá thì các tập đoàn, công ty năng lượng cảu Anh sẽ mất đi rất nhiều nguồn doanh thu, do đó khi giá dầu có biến động thì đồng Bảng Anh vì thế cũng sẽ chịu ảnh hưởng.
Vậy nên sẽ có nhiều trường hợp không hề có tin tức liên quan đến kinh tế Anh và các quốc gia liên quan nhưng cặp tiền đi cùng Bảng Anh lại biến động, và nếu như các bạn nắm vững quy luật tương quan giữa đồng bảng và Oil thì các bạn sẽ biết được thời điểm nào có các tin tức liên quan đến Oil để từ đó mà biết được các smart $ đi tiền thế nào.
Tôi lấy một ví dụ ngay gần đây vào tuần trước khi OPEC công bố sẽ nâng sản lượng khai thác lên mức cao kỷ lục và nhất quyết không chịu giảm sản lượng, mặc cho gía dầu rớt xuống mức thấp. Cũng trong ngày hôm đó báo cáo phi nông nghiệp NFP của Mỹ được công bố. Nếu bạn nào tinh ý sẽ phát hiện ra ngay tại thời điểm hôm thứ 6 công bố NFP và OPEC công bố kế hoạch khai thác dầu mà giá dầu vẫn không giảm mạnh và cặp tiền USDCAD vẫn giảm, GBPUSD vẫn không có phản ứng nhiều.
Ngày 4/12/2015 khi báo cáo NFP của Mỹ công bố là tốt, thế nhưng tại sao đồng USD lại không hề tăng mạnh, nếu các bạn không chú ý trong vài ngày trước đó đồng USD đã tăng nhẹ vì báo cáo NFP lần này được các nhà đầu tư tiên đoán là tốt, tuy nhiên trong ngày 3/12/2015 là ngày mà ECB công bố chính sách tiền tệ mà những tháng trước đó ECB đã lên tiếng rằng sẽ tăng thêm lượng tiền QE vào nền kinh tế do chương trình QE đang thực hiện là chưa phát huy hết hiệu quả của nó.
Vào ngày hôm đó không những ECB không tăng thêm lượng QE mà lại còn cắt giảm lãi suất huy động khiến cho đồng EUR tăng mạnh so với các đồng tiền khác.
Khi ECB công bố là kinh tế đã suy yếu và chương trình kích thích QE hiện tại chưa phát huy được hết hiệu quả và cần phải thực hiện một chương trình mở rộng chính sách thì trong suốt quãng thời gian từ giữa tháng 10 đến ngày 3/12 đồng EUR liên tục bị bán tháo. Có thể nói đây là một chiến lược rất thông minh của ECB khi không cần phải tăng QE mà chỉ cần xài đòn gió giống y như FED vậy, và đòn gió này đã khiến cho đồng EUR giảm xuống mức thấp nhất kể từ đầu năm 2015.
Việc đồng EUR giảm mạnh đã thúc đẩy thương mại của khu vực EU với các nền kinh tế khác, mặc dù EUR giảm quá thấp sẽ khiến dòng tiền đầu tư vào EU giảm, thế nhưng việc thúc đẩy thương mại tăng vào dịp cuối năm nay là quan trọng hơn, và khi đạt được mục đích thì ECB sẽ không ngần ngại thông báo sẽ không cần thêm một chương trình nới lỏng nữa mà thay vào đó là cắt giảm lãi suất huy động vốn, giảm lãi suất huy động có nghĩa là sẽ kích thích kinh tế tăng trưởng khi mà người dân, doanh nghiệp…
Gửi tiền vào nhà bank thì sẽ thu được nguồn lãi suất thấp hơn so với việc họ dùng chính đồng tiền đó đầu tư vào kinh doanh, thương mại…
Chiến lược này đã phát huy tác dụng rất tích cực khi ECB vẫn không cần tăng thêm lượng QE, việc cung tiền ra thị trường quá nhiều sẽ gây ra những tác động xấu, dẫn đến việc đồng EUR giảm quá thấp so với các đồng tiền khác, nhà đầu tư họ sẽ quay lưng với EUR, và chắc hẳn nếu đồng EUR giảm về dưới 1 EUR đổi 1 USD thì kinh tế khu vực châu Âu sẽ càng rơi vào khủng hoảng.
Quay lại vấn đề chính, khi ECB công bố chính sách tiền tệ thì cặp tiền EURUSD đã tăng rất cao đẩy đồng USD về mức thấp, thế nhưng trong ngày sau đó đồng USD đã tăng trở lại, phần vì lượng lớn smart $ chốt lời sự kiện ECB, phần vì sự kỳ vọng báo cáo NFP sẽ tốt hơn so với kỳ vọng. Vậy cho nên trong 2 ngày sau đó cặp EURUSD đã có chút giảm nhẹ.
Và sự kỳ vọng đó không còn mạnh như hồi tháng trước cho đến khi báo cáo NFP được công bố tốt hơn so với kỳ vọng, nhưng đồng USD lại không hề tăng mạnh, điều này cho thấy các smart $ đang cảm thấy không an toàn khi mua vào đồng USD. Cũng trong ngày hôm đó OPEC công bố chính sách không cắt giảm sản lượng khai thác, nhưng có một lý do các bạn cần quan tâm là cũng trong ngày báo cáo phi nông nghiệp được công bố thì Canada cũng công bố một loạt số liệu về thương mại và lao động, thất nghiệp rất tệ.
Thế tại sao cặp tiền USDCAD không tăng, cặp tiền GBPUSD không giảm? Trong khi lúc đó giá Oil giảm tương đối mạnh. Các bạn sẽ thắc mắc đúng không. Trên lý thuyết thì số liệu Canada là quá tệ, cộng thêm giá oil giảm vì OPEC nâng sản lượng khai thác mặc kệ giá dầu giảm mạnh, cùng lúc đó NFP của Mỹ ra là tốt, thế thì đó là một thời điểm quá tốt để chúng ta vào lệnh buy cặp USDCAD và short cặp GBPUSD đúng không.
Nếu các bạn hiểu rõ tầm quan trọng của giá Oil tới nền kinh tế Anh thì các bạn sẽ không thể bỏ qua cơ hội tốt như vậy đâu. Vì hôm đó là ngày cuối tuần và các báo cáo ra bất ngờ cùng với quyết định bất ngờ của OPEC cho nên ngay lúc đó nhà đầu tư và các quỹ vẫn còn cảm thấy rui ro tương đối lớn, cùng với đó là thời điểm ngày thứ 6 cuối tuần cho nên lượng smart $ chốt lời nhiều cho nên thị trường có chút biến động.
Trong suốt mấy ngày diễn ra những sự kiện trên cho đến mãi hôm 8/12 không hề có tin tức liên quan đến đồng Bảng, thế nhưng vì giá dầu giảm quá mạnh cho nên nhà đầu tư và các smart $ sẽ nghĩ rằng Oil giảm sẽ gây thiệt hại tương đối lớn với nền kinh tế Anh và trong tương lai kinh tế Anh sẽ suy yếu, điều này khiến họ lo ngại rằng việc BOE nâng lãi suất là không thể thực hiện, do vậy người ta sẽ bán đồng GBP.
Vậy cái cần rút ra ở đây là gì: sự kỳ vọng việc giá dầu giảm sẽ kéo GDP của Anh xuống, các tập đoàn năng lượng của Anh trên khắp thế giới sẽ chịu tốn thất và thiệt hại tương đối nhiều, điều này khiến cho triển vọng kinh tế Anh đi xuống, mà nền kinh tế suy yếu thì việc nhà đầu tư cảm thấy bất an khi giữ đồng GBP là điều chắc chắn. Do vậy mà những ngày sau đó đồng GBP liên tục bị bán. Trong ví dụ này Oil đóng vai trò dẫn dắt đồng GBP.
Vùng đánh dấu đầu tiên là thời điểm OPEC công bố chính sách khiến Oil giảm mạnh, thế nhưng cặp USDCAD và GBPUSD không hề phản ứng mạnh, nếu là một IA Trader thì sẽ nhân cơ hội này mà short đồng CAD và GBP, thì ngay lúc này mức stop loss sẽ rất ngắn. Về phân tích kỹ thuật Tôi sẽ chỉ nói sơ qua mô hình hình thành trong khung H1, cá nhân Tôi nghĩ về Phân tích kỹ thuật là mỗi người một quan điểm cho nên Tôi sẽ không đi sâu quá vào phân tích kỹ thuật, mà sẽ chỉ nói tới những mô hình và các tín hiệu cơ bản nhất ai cũng biết.
Trên hình vẽ Tôi thể hiện 2 mô hình chart parttern với 2 cặp GBPUSD và USDCAD, mô hình thể hiện xu hướng sắp có một break out xảy ra. Và khi mang cái phân tích cơ bản đã nêu ở trên áp vào chart cùng với mô hình thể hiện ra như vậy thì đó là một thời điểm tốt để Tôi vào lệnh với mức Stop Loss chấp nhận là rất ngắn (các giao dịch của Tôi Stop Loss giao động từ 20-60 pips).
Và vùng tô màu thứ 2 là kết quả của việc kỳ vọng đồng GBP và CAD giảm. Các bạn có thể thấy việc phân tích liên thị trường không nhất thiết là dài hạn. Và ví dụ trên để chứng minh cho cái lập luận về mối tương quan giữa giá Oil và đồng GBP như trong bức hình tương quan dài hạn ở trên.
Ví dụ 2: Oil tăng mạnh trong một khoảng thời gian dài trước đó là chỉ báo xu hướng cho đồng GBP từ ngày 18/3-15/5/2015.
Trong ví dụ lần này là giá dầu tăng mạnh trong suốt quãng thời gian từ 18/3 đến 20/4/2015. Trong suốt quãng thời gian này giá dầu liên tục tăng cao sau khi chạm đáy thấp nhất kể từ khủng hoảng 2008, các quốc gia xuất khẩu dầu bắt đầu nhìn thấy được giá dầu giảm sâu sẽ tác động rất lớn đến GDP và tăng trưởng kinh tế của mình, thời điểm này xung đột tại Yemen leo thang cho nên sản lượng khai thác dầu giảm mạnh, cùng với đó là nhu cầu dầu tăng lên, sự khởi sắc trên thị trường chứng khoán, sản lượng dầu khai thác của Mỹ giảm xuống.
Lượng dầu tồn đọng trong kho của Mỹ giảm xuống thấp hơn dự báo cho nên giá dầu được hỗ trợ tăng mạnh vào dịp cuối tháng 3 đến đầu tháng 4 năm 2015. Tạm gác lại nguyên nhân giá dầu tăng, mục đích của ví dụ này là giá dầu tăng sẽ là chỉ báo sớm cho đồng GBP. Suốt quãng thời gian dài từ cuối tháng 3 đến ngày 18/4 giá dầu liên tục tăng và cặp tiền GBPUSD cũng có những tín hiệu tốt, tăng nhẹ lên mức 1,490.
Trên chart các bạn có thể thấy rõ là sau giá đoạn này chart GBPUSD xuất hiện mô hình chart parttern là mô hình 2 đáy, cùng với đó là sự kiện giá dầu liên tục tăng cao cho nên dấy lên trong lòng market một sự kỳ vọng là đồng GBP sẽ tăng mạnh trong tương lai. Sự kỳ vọng đó càng được hỗ trợ hơn khi các thông tin được công bố vào thời điểm từ ngày 17/4 đến 20/4 là rất tốt.
Mặc dù trong suốt quãng thời gian rất dài kể từ ngày 15/3 cho đến hết 30/4/2015 không có nhiều tin tức quan trọng tác động đến đồng Bảng, thế nhưng trong quãng thời gian này đồng GBP lại tăng rất mạnh so với các đồng tiền khác.
Lý do là vì giá dầu đã tăng rất mạnh trước đó, cộng thêm việc kinh tế Anh tăng trưởng tương đối tốt và giai đoạn này đồng USD giảm do người ta mất niềm tin vào việc FED nâng lãi suất khi cuộc họp chính sách trước đó FED vẫn duy trì mức lãi suất 0,25% mặc dù luôn nói là sẽ nâng lãi suất, thế nhưng lại không hề nâng, thời điểm này Mỹ đang phải đối mặt với việc giảm phát cho nên FED không thể nào mạo hiểm nâng lãi suất được.
Trong quãng thời gian này giá dầu tăng mạnh đã giúp cho các công ty năng lượng và khai thác dầu của Anh thu về nguồn lợi rất lớn và qua đó cổ phiếu các công ty này tăng cao đã kéo thị trường chứng khoán Anh đạt đỉnh vào ngày 16/4/2015.
Đem cái suy luận trên áp vào chart kỹ thuật các bạn sẽ thấy được rằng thời điểm dầu tăng lên mức trên 58$/thùng vào ngày 18/4 thì lúc này đây cặp tiền GBPUSD cũng đã tăng lên lại mức cản kháng cự 1,49 và trong bối cảnh lúc này khi giá dầu tăng cao và chứng khoán Anh tăng mạnh (chỉ số FTSE tăng lên mức đỉnh năm 2015), cùng với đó là chart GBPUSD xuất hiện mô hình 2 đáy là mô hình chart parttern đảo chiều.
Vậy thì thời điểm tốt nhất để vào lệnh cặp tiền này chính là lúc giá break out qua mức cản 1,49 đó và cũng là thời điểm mà mức stop loss theo Tôi là rất nhỏ.
Trong ví dụ trên và dựa vào mối tương quan mật thiết giữa Oil và đồng Bảng thì việc xác định thời điểm vào lệnh với cặp tiền GBPUSD thời điểm cặp tiền này phá qua mức kháng cự 1,49 sẽ là thời điểm tương đối tốt khi mức stop loss là rất ngắn. Vùng đánh dấu thứ 2 sau thời điểm vào lệnh đó giá dầu bắt đầu chững lại và không có dấu hiệu tăng cao thế nhưng cặp tiền GBPUSD vẫn tăng rất mạnh sau đó.
Vào thời điểm ngày 29/4 các số liệu của Mỹ công bố là tương đối xấu và FED vẫn quyết định không tăng lãi suất cùng với đó là số liệu GDP sơ bộ q/q quá tệ nên đã khiến đồng USD giảm trong ngày 29/4, cùng với đó là việc lượng dầu tồn kho giảm mạnh nên giá dầu tăng cao. Ngày 29/4 giá dầu tăng cao và USD giảm đã đẩy cặp tiền GBPUSD tăng lên mức cao 1,547.
Tuy nhiên sau đó ngày 30/4 thì cặp tiền này lại giảm lại tương đối mạnh do số liệu Manufacturing PMI của Anh công bố là quá tệ. Thế nhưng việc đồng Bảng bị bán chỉ xảy ra trong khoảng thời gian ngắn do phản ứng tức thì của thị trường với số liệu công bố quá tệ mà thôi.
Có thể sẽ nhiều bạn lầm tưởng rằng xu hướng giảm bởi vì trên chart H4 cặp tiền đã phá qua đường trendline, thế nhưng về phương diện cơ bản thì vẫn hỗ trợ cặp này tăng, cho nên đây là một dạng bear trap, cái này các bạn sẽ gặp rất nhiều trong quá trình giao dịch, nếu không nắm vững cơ bản mà chỉ dựa vào các công cụ kỹ thuật thuần thì chắc chắn sẽ rất dễ bị đánh lừa bởi những trường hợp như thế này.
Trong ví dụ này Tôi không nhắc đến các cặp tiền khác của đồng GBP, với các cặp tiền khác các bạn cũng phân tích tương tự, nhưng cần chú ý đặc điểm của đồng tiền đi cùng. Giả sử với cặp GBPJPY thì các bạn cần chú ý đồng JPY là một đồng tiền đặc biệt, cũng như là một thứ tài sản an toàn mỗi khi có biến động vậy. Đặc điểm và các ví dụ của đồng JPY Tôi sẽ nói sau.
Ví dụ 3: Oil và đồng GBP biến động ngược chiều nhau trong một vài thời điểm nhất định. (từ ngày 19/06 đến 07/08/2015)
Trong giai đoạn này Tôi sẽ chia ra 3 thời điểm mà ở mỗi thời điểm giá Oil và cặp GBPUSD biến động khác nhau, sẽ có nhiều bạn thắc mắc là vì sao mà có những thời điểm ngắn hạn thì GBP lại biến động ngược chiều với Oil và có những thời điểm mà Oil sẽ giao động trước và sau đó một thời gian tương đối khoảng vài ngày thì cặp tiền liên quan đồng Bảng mới giao động theo chiều của Oil trước đó.
Vậy thì đó chính là thời điểm mà chúng ta cần quan sát để tiên đoán xu hướng đồng GBP chính xác hơn, và sẽ có thể xảy ra trường hợp Oil giảm trước nhưng chỉ là giảm do những thông tin không thật sự có tác động dài hạn, thì thời điểm đó cặp tiền đi với Bảng Anh chưa kịp có những thay đổi thì giá Oil đã tăng trở lại hoặc trường hợp ngược lại khi giá Oil tăng ngắn hạn…
Những trường hợp như thế cũng giống như là các giai đoạn Bull Trap hay Bear Trap mà chúng ta thường thấy khi phân tích kỹ thuật vậy. Và không nhất thiết lúc nào cũng phải tuân thủ theo nguyên tắc này mà sẽ dựa vào những thông tin cơ bản nhận được. Rồi từ đó tiền đoán xu hướng chính của giá Oil trước và phải tin chắc vào những lập luận thì mới có thể trade thành công với cặp tiền đồng GBP được.
Trong bức hình phía dưới các bạn có thể hình dung thế này: giai đoạn đầu tiên là thời điểm giá dầu giảm và những căng thẳng từ việc giá dầu giảm đã kéo cặp tiền GBPUSD giảm xuống, giai đoạn thử 2 là thời điểm mà Oil liên tục giảm thế nhưng cặp tiền GBPUSD lại tăng, giai đoạn thứ 3 là giai đoạn mà giá Oil đã bắt đầu chững lại sau khi giảm xuống mức thấp và hạn mức chịu đựng của các quốc gia xuất khẩu dầu mở và lúc này cặp tiền GBPUSD mới thật sự bước và down trend.
Thế nhưng khi xâu chuỗi từng sự kiện trong giai đoạn này thì lại có mối liên hệ rất mật thiết . Tôi sẽ lần lượt đi qua từng giai đoạn được chia trong hình dưới đây để các bạn nắm vững thêm.
Trong vùng đánh dấu (1) các bạn cần nắm vững đó là thời điểm này không hề có tin tức thật sự quan trọng với đồng GBP mà chủ yếu thời điểm đó là những tin tức liên quan đến Mỹ và giá dầu cho nên đồng GBP chịu sự tác động. Vào ngày 1/7/2015 khá nhiều tin tức quan trọng với Mỹ và tin về lượng dầu tồn kho của Mỹ trong tháng trước đó.
Ngay sau khi công bố tin tức số liệu PMI sản xuất là không được tốt thì đồng GBP đã bắt đầu có những dấu hiệu bị bán rồi, cùng trong ngày hôm đó sau khi số liệu ADP của Mỹ được công bố là tốt thì ngay lúc này trong lòng market xuất hiện luồng suy luận và kỳ vọng rằng số liệu NFP được công bố vài ngày sau đó cũng sẽ tốt, do vậy mà trader họ đã đi tiền cho cái sự kiện NFP kia trước và long đồng USD giữ đó rồi, điều này lại càng khiến cho xu hướng bearish của cặp GBPUSD càng thêm củng cố hơn.
Cũng trong ngày hôm đó vào lúc 9h30 giờ Việt Nam số liệu lượng dầu tồn kho của Mỹ là cao hơn nhiều so với dự kiến khiến cho market nghĩ rằng nhu cầu tiêu thụ của Mỹ giảm xuống và giá dầu ngay lập tức giảm rất mạnh. Khi giá dầu giảm mạnh thì lúc này cặp tiền GBPUSD cũng giảm luôn và phá qua mức cản hỗ trợ Tôi vẽ trong bức hình dưới đây ở vùng đánh dấu (a).
Trong trường hợp này khi cặp tiền này phá qua mức cản đó cũng chính là tín hiệu rất tốt để vào lệnh và mức stop loss của Tôi lúc đó cũng tương đối nhỏ: điểm vào lện là vùng đánh dấu (a) 1,562 và mức Stop loss của Tôi lúc đó là 1,568 ở ngay cái đáy của cặp tiền này trước đó.
Trong trường hợp này nếu như giá đã phá qua mức cản và bật ngược lên lại thì Tôi cũng chỉ mất một lượng tiền rất nhỏ. Cái mà Tôi muốn nhấn mạnh ở đây chính là sự kỳ vọng về NFP sắp được công bố ngày 2/7 kia và cái sự kiện giá dầu giảm mạnh đó, chính cái đó là những tin tức để Tôi quyết định đi tiền trước với kỳ vọng đồng USD tăng và giá Oil giảm kỳ vọng đồng GBP cũng sẽ giảm theo sau đó.
Vậy là về phân tích cơ bản Tôi đã có được, việc tiếp theo là Tôi mang cái sự kỳ vọng đó đặt lên biểu đồ và thật sự điểm vào tốt là khi giá phá qua mức cản 1.562 đó, và trên chart cũng xuất hiện một Bearish falling wedge, một mô hình chart parttern củng cố cho xu hướng giảm. Như vậy là công việc của Tôi còn lại chỉ là chờ đợi thời điểm thật sự an toàn để vào lệnh với mức stop loss chấp nhận là tương đối nhỏ, cùng với mức lợi nhuận là khá lớn.
Và sự kỳ vọng đồng USD tăng đó đã được hiện thực hóa khi mà ngày hôm sau đó số liệu NFP được công bố là 223k, con số tuy xấu hơn dự đoán là 231k thế nhưng con số trên không quá tệ và vẫn nằm trong vùng chấp nhận được, cũng trong lúc đó con số tỉ lệ thất nghiệp giảm xuống 5,3% so với dự đoán là 5,4% là rất tốt, vậy cho nên sau khi tin tức được công bố thì đồng USD đã biến động rất khó lường khiến cho cặp tiền GBPUSD cũng giật lên xuống khá nhiều trong thời điểm đó.
Thế nhưng sang ngày 3/7 thì cặp tiền này đã giảm rất mạnh về mức 1.553, vùng giá mà tương đối an toàn với lệnh của Tôi lúc trước.
Và dưới đây là kết quả lệnh short cặp GBPUSD sau khi có được thông tin khiến giá dầu giảm mạnh và tin tức hỗ trợ đồng USD tăng.
Trong giai đoạn thứ (2) Tôi nêu ra ở bức hình 6.20 đó các bạn có thể thấy là cặp tiền GBPUSD lại tăng tương đối mạnh trong khi Oil thì vẫn giảm, lý do là vào cuối tháng 7 khi mà FED công bố không nâng lãi suất, cùng với đó là GDP sơ bộ q/q của Mỹ được công bố là quá tệ, lượng dầu tồn kho của Mỹ bất ngờ giảm mạnh khiến giá dầu tăng ngay trong thời điểm lúc đó.
Sau khi các số liệu trên được công bố thì giá dầu đã tăng tương đối mạnh kéo cặp GBPUSD cũng tăng lên tương đối mạnh lúc đó (Hình vẽ 6.26 vùng tô màu đầu tiên). Cũng trong ngày 6/8 Bank of England Governor Mark Carney đã phát biểu về những triển vọng kinh tế Anh và kỳ vọng vào việc giá dầu sẽ tăng vào cuối năm, thế nhưng ông vẫn không quên bày tỏ quan điểm lạm phát hiện đang quá thấp cho nên khả năng nâng lãi suất sớm của BOE sẽ chưa thể áp dụng.
Cũng trong ngày hôm đó cuộc họp báo ghi nhận số phiếu vote cho khả năng nâng lãi suất giảm về 1-0-8 khiến cho đồng GBP bị bán tương đối mạnh ngay lúc đó. Tuy nhiên chỉ vài ngày sau thì sự kỳ vọng về việc kinh tế Anh phục hồi là tốt hơn và sự kiện NFP của Mỹ công bố sau đó ta xấu hơn dự báo cho nên cặp tiền này đã tăng lên mức tương đối cao 1.580 trước khi bước vào chu kỳ giảm rất mạnh bắt đầu từ ngày 26/8 được Tôi đánh dấu (3). Nguyên văn bài phát biểu của Bank of England Governor Mark Carney: http://www.reuters.com/article/us-britain-economy-highlights- idUSKCN0QB1DL20150806#z1zwxLWUcTGlWo7G.97.
Các tin tức trên ngay sau khi được công bố đã khiến cho đồng GBP giảm tương đối mạnh, nếu là Tôi trong trường hợp này Tôi sẽ short cặp GBPUSD vì giá dầu cũng đang giảm, và không ngần ngại chia sẻ thời điểm đó sự kỳ vọng của Tôi đã sai và phải chấp nhận cut loss.
Thế nhưng mức stop loss của Tôi là tương đối nhỏ và không ảnh hưởng đến tài khoản nhiều, nếu như sự kỳ vọng đó của Tôi đến muộn hơn một vài ngày thì mới là thời điểm make $ tốt nhất khi lực mua lên cặp GBPUSD đã hết và giá dầu thì cứ giảm sâu đến ngưỡng giới hạn chịu đựng của các quốc gia xuất khẩu dầu và các công ty dầu mỏ của Anh cũng phải tiến hành những biện pháp cắt giảm để hạn chế những chi phí phát sinh xuống trong bối cảnh giá dầu giảm sâu.
Vùng đánh dấu (3) thể hiện tâm lý lo sợ khi nắm giữ đồng GBP trong giai đoạn giá dầu chạm đáy và kỳ vọng nâng lãi suất của Anh đã không còn cao như trước, cùng với đó là mối lo tăng trưởng thật sự của kinh tế Anh cho nên smart $ đã bán đồng GBP giảm xuống mức rất thấp dưới 1.516. Đường trendline thứ 2 Tôi vẽ khi cặp tiền này đã phá vỡ và thực sự là Tôi không có đủ can đảm để vào lệnh short lại cặp GBPUSD khi trước đó đã bị stop loss.
Còn với những trader có thể nhìn nhận ra được cơ hội khi giá break out đường trendline thì quả thực đó là cái trade tuyệt vời. Trong quá trình phân tích cặp tiền này với mối tương quan với Oil các bạn cần lưu ý thời điểm công bố chính sách tiền tệ của cả FED và BOE.