Các quy tắc phân tích liên thị trường ( phần 10: Giao dịch Vàng và mối tương quan giữa Oil với USDJPY).
1. Giao dịch Vàng và những mối tương quan bổ sung khi giao dịch Vàng.
Ngoài những ví dụ về giao dịch vàng mà Tôi đã từng nhắc đến thì còn có một vài mối tương quan nữa mà có thể bổ sung. Giữa Vàng và USDJPY có một mối tương quan mà Tôi biết là rất nhiều Trader cũng đã sử dụng. Trong quan điểm của nhiều người nhìn vào biến động của USDJPY để trade vàng, nhưng theo cá nhân Tôi thì không phải lúc nào cũng thế. Tôi sẽ dùng Vàng để trade USDJPY thì đúng hơn, bởi vì Vàng là thứ tài sản đặc biệt nên nó không phụ thuộc vào hướng đi của cặp USDJPY được.
Nhưng tất nhiên là không phải lúc nào Vàng và USDJPY cũng là ngược chiều với nhau, có nhiều trường hợp nó cũng là bạn đồng hành. Lý giải cho những thời điểm Vàng và USDJPY nghịch đảo thì phần lớn các bạn cũng đã biết cả rồi.
Vì tính chất của Vàng và đồng JPY là những thứ tài sản an toàn mối khi có biến động khủng hoảng niềm tin và những lúc không có sự kiện khiến tâm lý người ta thay đổi thì vàng và JPY lại là những thứ tài sản không an toàn và ít được người ta quan tâm, cùng với đó là mối tương quan nghịch đảo của Vàng và USD mà Tôi cũng đã nói trước đó.
Còn lý giải thời điểm mà Vàng và USDJPY là bạn đồng hành thì sao: Những thời điểm đó thường chỉ trong ngắn hạn khi mà Vàng tăng là mối lo lạm phát gia tăng khi hàng hóa tăng cao, nhưng thời điểm đó thị trường chứng khoán vẫn tăng, đồng USD tăng và JPY không phải là đồng tiền được người ta quan tâm cho nên đồng JPY sẽ giảm và cặp USDJPY cũng tăng theo. Và ngược lại trong trường hợp cả Gold và USDJPY cùng giảm thì cũng có nhiều nguyên nhân.
Những ý kiến trên cũng chỉ là một phần rất nhỏ trong những nguyên nhân khiến cho giá vàng và cặp USDJPY có mối tương quan cùng chiều hoặc ngược chiều. Trong từng thời điểm sẽ có những nguyên nhân khác tác động, hoặc có thể các chính sách tiền tệ của Mỹ và Nhật trong thời điểm đó hay những số liệu kinh tế gây tác động nhiều tới sức mạnh của đồng USD và JPY.
Trong bức hình trên là 3 trường hợp khác nhau mà mối tương quan giữa Gold Và USDJPY thẻ hiện tương đối rõ . Ở (1) là thời điểm cặp USDJPY đóng vai trò dẫn dắt khi mà thời điểm này thị trường chứng khoán tăng mạnh. Đồng JPY sẽ giảm, mối tương quan giữa JPY và chứng khoán Nhật cùng với lợi tức trái phiếu MỸ cũng nên được xét đến trong những trường hợp thế này.
Với một IA Trader thì Tôi sẽ quan sát xem dòng tiền đang chạy về lớp tài sản nào, và trong trường hợp này thì USDJPY đóng vai trò dẫn dắt cho xu hướng của Gold. USD JPY tăng mạnh trong khi Gold tạo mô hình bearish, khi giá beark out khỏi cái trendline đó có thể sẽ là một cái formation để vào lệnh sell Gold mà ở trong (2) đó chính là kết quả.
Theo kinh nghiệm cá nhân Tôi trừ những trường hợp tin tức thật sự mạnh khiến giá break out quá nhanh thì mới không chờ giá hồi, còn trong đa số trường hợp khi giá break out khỏi mô hình nào đó thì sẽ có một khoảng thời gian để xác nhận, và với một speculator như Tôi thì sẽ kiến nhẫn đợi điểm vào đẹp nhất và hạn chế Stop Loss là bé nhất có thể.
Ở (3) đó Tôi cũng đã có nhận định giá Gold sẽ tăng, tuy nhiên giá chỉ tăng từ 1068 lên 1077 là giảm lại, cùng thời điểm đó chỉ số chứng khoán S&P 500 tăng mạnh, niềm tin vào đồng USD cũng tăng, vậy nên trong phân tích này giá không đạt được kỳ vọng của Tôi là 1090.
Trong lệnh buy Gold lần này Tôi chỉ không lỗ, khi giá tăng lên tôi cũng kịp dời stop loss. Lúc Tôi viết nhận định này cũng có nêu ở trong phần trên khi lợi tức trái phiếu kỳ hạn 2 năm của Mỹ tăng, và do nếu theo đúng nguyên tắc liên thị trường thì USDJPY và JPN225 sẽ có xu hướng tăng lên theo, thế nhưng hiện tại khi giá Oil đang phục hồi thì câu chuyện hiện thời đã khác, mà lý do vì sao thì ở mục dưới đây Tôi sẽ nói về mối tương quan giữa Oil và kinh tế Nhật Bản.
Hơn nữa BOJ mới công bố giữ nguyên chính sách tiền tệ cho nên nhà đầu tư tin rằng kinh tế Nhật đã có những phản ứng tích cực với chương trình nới lỏng bấy lâu nay, đồng JPY tăng trong khi mối lo ngại giảm phát và sự việc FED phải nâng lãi suất là bất đắc dĩ đã kéo đồng USD giảm, vậy nên trong trường hợp này USDJPY sẽ kéo yield giảm theo. Trong quá trình giao dịch Gold sẽ có rất nhiều mối tương quan mà các bạn cần phải ghép vào.
2. Mối tương quan giữa Oil với USDJPY và kinh tế Nhật Bản.
Sẽ có nhiều bạn thắc mắc là giá oil và kinh tế Nhật thì có liên quan gì đến nhau, và tác động của giá oil đến sản xuất của Nhật thế nào, mối tương quan giữa oil và chỉ số chứng khoán Nhật sẽ như thế nào… Mối tương quan giữa Oil và thị trường chứng khoán đã là một mối tương quan rất mật thiết rồi, ở phần trên Tôi cũng đã nhấn mạnh, thế nhưng riêng với Nhật Bản thì cần phải chú ý thêm một vài yếu tố khác. Vì bản chất Nhật bản là nền kinh tế công nghiệp, sản xuất vậy nên lượng dầu tiêu thụ cũng rất lớn.
Thế nhưng thiên nhiên lại không ưu ái cho Nhật Bản nhiều về tài nguyên và năng lượng, vậy nên Nhật sẽ phải nhập khẩu rất nhiều dầu. Theo thống kê thì lượng dầu tiêu thụ của Nhật chỉ đứng sau Mỹ và China. Với một nền kinh tế tiêu thụ dầu nhiều như thế thì không quá khó để nhận ra biến động của giá Oil sẽ tác động rất lớn đến kinh tế Nhật Bản. Và trong một vài sự kiện các bạn cũng nên quan sát giá Oil trước khi nghĩ đến việc giao dịch với đồng JPY và chỉ số JPN225.
Một lý giải đơn giản hơn thế này: Với một quốc gia xuất khẩu dầu như Canada thì khi oil giảm sẽ khiến GDP thâm hụt, các công ty khai thác dầu sẽ mất đi những nguồn lợi khổng lồ… điều này khiến cho kinh tế suy yếu và đồng nội tệ sẽ giảm theo. Thế nhưng với một quốc gia nhập khẩu dầu nhiều như Nhật thì lại hoàn toàn khác, chắc chắn Nhật sẽ muốn mua dầu với giá thành rẻ đúng không? Giá dầu càng thấp thì chi phí mà Nhật phải bỏ ra là càng nhỏ, vì thế các chi phí trong sản xuất sẽ giảm đi, trong giao thông vận tải cũng thế…
Một minh chứng dễ nhận thấy nhất đó là khi giá Oil giảm thì thị trường chứng khoán Nhật tăng tương đối ấn tượng, tất nhiên trong số đó sẽ có các công ty về giao thông vận tải và năng lượng sẽ phải cắt giảm giá thành, lợi nhuận cũng có thể phải giảm theo. Nhưng điều quan trọng nhất trong mối tương quan này đó là thường giá Oil giảm sẽ là động thái tích cực với thị trường chứng khoán Nhật và vì thế nên đồng JPY cũng giảm theo.
Giải thích cho vấn đề này sẽ rất mâu thuẫn với những gì trước đây đã từng nhắc đến, với đồng JPY là một câu chuyện khác nữa khi giá trị đồng JPY phụ thuộc vào chính sách tiền tệ của BOJ và cả những tác động từ hoạt động carry trade, cả những đặc điểm là đồng tiền trú ẩn mỗi khi có biến động nữa…
Trong giao dịch ngắn hạn với cặp đồng JPY và chỉ số chứng khoán Nhật cũng nên chú ý xu hướng của Oil. Trong nhiều trường hợp khác nhau mà xu hướng của Oil sẽ tác động trực tiếp đến Nhật Bản, nếu quan sát kỹ những giai đoạn mà không có các tin tức quan trọng của Nhật thì thường giá Oil sẽ đóng vai trò dẫn dắt cho thị trường chứng khoán Nhật và đồng JPY.
Trong bức hình so sánh tương quan trong khung H4 dưới đây các bạn có thể thấy vào mỗi thời điểm khác nhau mà giá Oil đóng vai trò dẫn dắt như ở (1), hoặc sẽ biến động ngược chiều nhau như ở trong (2). Trong khi Oil giảm trước ở (2) thì mãi sang vùng (3) USDJPY và JPN225 mới giảm mạnh sau đó, kéo theo đó là một khoảng thời gian tương đối dài mối tương quan này là bạn đồng hành.
Còn (4) đó là hôm BOJ công bố chính sách tiền tệ sau khi FED nâng lãi suất ít ngày, ngay sau khi công bố giữ nguyên chính sách thì đồng JPY tăng mạnh, kéo theo đó là thị trường chứng khoán Nhật cũng giảm theo. Đơn giản là vì khi kinh tế Nhật dang rất yếu và vấn dề già hóa dân số là mối lo thì chính phủ Nhật sẽ phải tăng cường kích thích, nới lỏng trong các chính sách tài chính.
Thế nhưng khi BOJ quyết định không tăng cường thêm chương trình kích thích thì thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực lại với quyết định trên, đồng JPY tăng vì người ta tin rằng kinh tế Nhật đang có những dấu hiệu tốt lên, và hơn hết là kinh tế toàn cầu đang suy yếu nên nhân thời điểm này nhà đầu tư Nhật sẽ hồi hương và quay trở lại đầu tư vào đất nước.
Đồng USD giảm ngay sau khi FED nâng lãi suất và cả khi GDP q/q final được công bố là tốt hơn dự báo nhưng USD vẫn giảm, cũng chính vì nguyên nhân này nữa mà dòng tiền tìm về đầu tư ở Nhật tăng lên, kéo đồng JPY tăng cao.
Trong thực tế các giao dịch ngắn hạn không phải lúc nào mối tương quan này cũng đúng. Dù là giá Oil giảm thì có lợi cho sản xuất của Nhật nhưng nếu nó giảm sâu quá thì các công ty năng lượng trên thế giới sẽ phá sản, kéo theo đó là hệ lụy kinh tế toàn cầu đi xuống, nhu cầu sử dụng hàng hóa sẽ giảm, vậy thì sẽ không có lợi cho kinh tế Nhật. Hi vọng các bạn sẽ thật sự linh hoạt trong các nhận định ngắn hạn để tránh những sai lầm không đáng có.
3. So sánh sức mạnh của các đồng tiền và các hàng hóa, chỉ số chứng khoán.
Còn một yếu tố ngoài lề nữa mà Tôi muốn nhắc đến đó là so sánh sức mạnh của các đồng tiền so với USD. Cũng tương tự như so sánh sức mạnh của các đồng tiền so với vàng chẳng hạn, thì trong trườn hợp so sánh này chúng ta cũng cần phải sử dụng thường xuyên, bởi vì có những sự kiện chính xoay quanh đồng USD thì việc xem xét đồng tiền nào đang yếu nhất trong những đồng tiền chính khác so với đồng USD, để từ đó có thể biết mà lựa chọn cặp tiền phù hợp.
Hơn nữa việc so sánh này sẽ giúp các bạn hiểu được sức mạnh các đồng tiền chéo với nhau. Trong khi giao dịch với các đồng tiền chéo sẽ tương đối khó phân tích nếu như không nắm vững tình hình kinh tế của từng đồng tiền đó, cùng với đó là hiểu được các tin tức về kinh tế Mỹ thì sẽ không thuận lợi trong phân tích cặp tiền chéo.
Khi sử dụng cách so sánh này các bạn sẽ dễ dàng nhận thấy trong dài hạn hay ngắn hạn các đồng tiền đó mạnh hay yếu để mà có quyết định nương theo hợp lý. Ngoài ra còn có phương pháp so sánh sức mạnh của các chỉ số chứng khoán với nhau. Riêng mục so sánh sức mạnh của các món hàng này thì có rất nhiều cái để so sánh, không bó hẹp trong bất cứ món hàng nào.
Về mục đích so sánh sức mạnh các chỉ số chứng khoán trên thế giới xem được rằng trong cùng thời gian đó thị trường chứng khoán nước nào tăng trưởng tốt hơn. Mục đích để so sánh sức mạnh của mỗi nền kinh tế, cái này có vẻ hơi quá lời mà nói đúng hơn là so sánh nhịp tim của mỗi nền kinh tế. Chứng khoán tăng thì sức khỏe nền kinh tế ổn, chứng khoán sụp đổ thì nền kinh tế suy yếu…
Các bạn lưu ý hình thức so sánh này tức là đồng quy về cùng một mốc thời gian và nó so sánh xem tỉ lệ tăng trưởng hay sức mạnh của các món hàng so với thời điểm so sánh chứ không phải là tính theo giá trị thị trường nhé. Mốc so sánh thường là lấy theo năm, quý, tháng… cũng không có ràng buộc gì trong phương thức so sánh này thế nhưng nếu các bạn so sánh có quy luật của riêng các bạn thì sẽ tốt hơn.
Với cá nhân Tôi thì thường sẽ lấy chắn thời gian. Ví dụ so sánh từ đầu năm 2014 đến nay, từ quý 2/2015 đến nay, so sánh trong vài ngày gần đây… Các bạn cần nhớ kỹ là tùy vào khung thời gian, mốc thời gian nhé chứ không phải là lấy lung tung là được, chọn mốc thời gian phải có căn cứ.