Tại sao Đồng CHF được xem là tài sản trú ẩn an toàn?
Đồng CHF được xem là tài sản an toàn những lúc có biến động trên thị trường hay khi có chiến tranh.
Như các bạn đã biết đồng CHF được xem là một thứ tài sản an toàn mỗi khi có biến động trên thị trường hoặc những giai đoạn chiến tranh, mình chứng rõ nhất đó chính là 2 cuộc chiến tranh thế giới diễn ra thế kỷ 20. Các bạn sẽ được hiểu rõ về những đặc điểm khiến cho Thụy Sĩ trở thành túi tiền của các nhà tư bản và đồng CHF đương nhiên trở thành đồng tiền mà người ta tìm đến mỗi khi có khủng hoảng niềm tin hoặc chiến tranh xảy ra.
Do vậy không có gì khó hiểu khi Tôi xếp đồng CHF vào chương các lớp tài sản an toàn, và dù là tài sản gì đi nữa thì sẽ có những thời điểm không còn an toàn nữa, giả sử trong thời điểm nền kinh tế tăng trưởng tốt thì các lớp tài sản an toàn sẽ không còn được các nhà đầu tư hay các quỹ quan tâm nhiều, mà thay vào đó dòng tiền sẽ chạy sang các lớp tài sản khác như chứng khoán hay bất động sản…
Sở dĩ Tôi tách riêng từng thứ hàng hóa thế này để các bạn dễ dàng hình dung hơn, tuy nhiên trong quá trình phân tích và giao dịch thì các bạn phải thật nhạy bén, tức là lượng kiến thức phải đủ nhiều để chỉ cần biết qua một vài tin tức là có thể tiên đoán được cần phải chú ý tới món hàng nào rồi.
Và hơn hết là các bạn phải nắm được khi có sự kiện nào đó diễn ra thì dòng tiền sẽ chạy từ món hàng nào sang món hàng nào, từ đó mới có thể tiên đoán được những món hàng dễ dàng make $ nhất để mà đưa ra những quyết định một cách sáng suốt.
Để các bạn hiểu rõ hơn và đặc biệt là các giao dịch thực tiễn ngắn hạn thì Tôi sẽ lấy một vài ví dụ thực tế trong quá trình phân tích luôn, từng bước áp dụng những lý thuyết học được vào thực tế, điều đó sẽ mang lại cho các bạn những cái nhìn tốt nhất cũng như có thể áp dụng trực tiếp luôn vào giao dịch hàng ngày của bản thân.
Ví dụ 1: Đồng CHF trở thành hàng hóa an toàn trong quãng thời gian thị trường chứng khoán toàn cầu sụp đổ hồi tháng 8/2015.
Trong các bài viết trước Tôi cũng đã từng đi qua sự kiện này rồi, tuy nhiên để hiểu sâu nguyên nhân và tiên đoán được thời điểm thị trường chứng khoán sụp đổ để mà vào lệnh với đồng CHF thì lại là một câu chuyện khác, đó là lý do mà Tôi phải phân ra cùng một sự kiện nhưng nói ở nhiều phần khác nhau. Nếu gộp chung thì sẽ khiến các bạn cảm thấy rối và không thật sự hiểu được những vận động ở các lớp tài sản trong thời điểm diễn ra sự kiện trên.
Nguyên nhân việc thị trường chứng khoán toàn cầu sụp đổ giai đoạn này bắt nguồn từ việc thị trường chứng khoán Trung Quốc bốc hơi hơn 50% trước đó.
Tâm lý hoảng loạn trên thị trường chứng khoán Trung Quốc đã lan rộng sang các nền kinh tế lớn khác, cũng trong thời điểm này những lo ngại về tăng trưởng kinh tế toàn cầu đã khiến cho nhà đầu tư cảm thấy bất an khi mang tiền đi đầu tư, giá dầu giảm mạnh khiến cho các tập đoàn dầu mỏ và các công ty năng lượng thiệt hại rất lớn, tác động đến toàn cảnh nền kinh tế toàn cầu.
Cùng với đó là mối lo giảm phát khắp các quốc gia trên thế giới, và mối lo giảm phát này cũng là nguyên nhân khiến cho FED liên tục trì hoãn việc nâng lãi suất trong suốt 2 năm qua. Khác với các thị trường khác, thị trường chứng khoán là đầu tư giá trị, tức là góp vốn làm ăn cho nên khi có những thông tin tiêu cực thì các nhà đầu tư sẽ cảm thấy bất an và chỉ cần một vài nhà đầu tư lớn bán tháo thôi thì ngay lập tức làn sóng sẽ lan rộng.
Cái này gọi là hiệu ứng đám đông hay còn gọi là tâm lý lo sợ trước áp lực giá giảm khiến cho người ta đồng loạt bán tháo cổ phiếu. Mà một khi thị trường chứng khoán đã bị bán tháo thì lúc này không có gì cứu nổi, mà chỉ chờ vào thời điểm người ta cảm thấy ổn định lại và tiếp tục mua lên thì lúc đó thị trường mới hết lực bán tháo.
Trong trường hợp này các bạn cần quan sát lợi tức trái phiếu, từ đó mới tiên đoán được là dòng tiền có đang chạy sang tài sản an toàn không. Khi thị trường trái phiếu đột ngột tăng và lợi tức trái phiều giảm thì ngay lúc đó các bạn quan sát biến động trên thị trường chứng khoán mà lấy ví dụ là chỉ số chứng khoán Mỹ S&P 500.
Trong bức hình trên các bạn có thể thấy rõ lợi tức trái phiếu giảm mạnh đột ngột thể hiện nỗi sợ trong lòng market đã tăng lên, dòng tiền đã bắt đầu tìm đến với các lớp tài sản an toàn để trú ẩn. Điều này đồng nghĩa với dòng tiền trên thị trường chứng khoán sẽ giảm và người ta sẽ đồng loạt bán tháo cổ phiếu để tìm đến với những tài sản an toàn mà trong đó thị trường trái phiếu, vàng và đồng CHF chính là những thứ tài sản rất an toàn vào những thời điểm như thế này.
Xét về lý thuyết thì là như vậy, thế nhưng làm sao có thể tiên đoán được thời điểm như thế để mà vào lệnh? Các bạn hãy quan sát bức hình Tôi vẽ ở trên, chỉ số SP500 bắt đầu tạo mô hình chart parttern Bearish falling wedge trong quãng thời gian trước đó lợi tức trái phiếu liên tục giảm, mà khi lợi tức trái phiếu giảm thì không lâu sau đó thị trường chứng khoán cũng sẽ giảm theo.
Và như có nói ở trên đó, mối tương quan liên thị trường này là một trong những mối tương quan cần thiết và quan trọng nhất trong các quy tắc liên thị trường, khi sự kiện như thế xảy ra trong bối cảnh lo ngại rủi ro từ thị trường chứng khoán Trung Quốc giảm, lo ngại tăng trưởng toàn cầu giảm và mối lo giảm phát toàn cầu thì đương nhiên là người ta sẽ lo sợ mà tìm đến những lớp tài sản an toàn khác rồi. Trong khuôn khổ mục này Tôi sẽ chỉ nói đến dòng tiền chạy sang đồng CHF như là lớp tài sản an toàn nhất lúc đó.
Ví dụ 2: Thị trường chứng khoán phục hồi đã kéo theo đó là nhu cầu tìm đến đồng CHF trú ẩn giảm mạnh.
Trong các ví dụ với việc giao dịch với đồng CHF Tôi sẽ lấy ví dụ là chỉ số S&P 500 để đơn giản hơn việc phân tích vào lệnh, hơn nữa việc nhìn mối tương quan giữa các thị trường người ta thường dùng chỉ số chứng khoán Mỹ S&P 500 để đại diện cho các chỉ số chứng khoán trên toàn cầu cho nên những biện động của chỉ số này thường là những chỉ báo sớm nhất cho market.
Ở ví dụ dưới đây các bạn sẽ thấy sau cú sốc thị trường chứng khoán giảm mà Tôi nhắc ở ví dụ trên thì cặp tiền USDCHF lại tăng mạnh trở lại chỉ ngay sau khi thị trường chứng khoán phục hồi ít lâu.
Nhưng để chính xác hơn trong các nhận định thì các bạn cũng cần quan sát sang thị trường hàng hóa, ở ví dụ này thị trường hàng hóa có bước phục hồi tăng tương đối ấn tượng khi chỉ số CRB Index tăng từ 191,5 lên 293,6 từ ngày 1/10 đến ngày 9/10. Thị trường hàng hóa phục hồi thể hiện nhu cầu tiêu dùng và niềm tin vào các công ty sản xuất tăng lên cao, kỳ vọng lạm phát trong tương lai sẽ tốt lên và khả năng nâng lãi suất của FED sẽ vẫn được duy trì.
Như vậy trong ví dụ lần này thì các bạn cần phải hiểu khi niềm tin của nhà đầu tư phục hồi và giá cả các món hàng hóa tăng thì đương nhiên là kỳ vọng lạm phát trong tương lai sẽ tăng rồi, đây cũng là một quy tắc liên thị trường mà các bạn cần nhớ kỹ.
Khi thị trường hàng hóa tăng, thị trường chứng khoán cũng tăng theo thì lúc này đây cái kỳ vọng việc FED nâng lãi suất hiện hữu hơn bao giờ hết và do dó cho nên người ta sẽ kỳ vọng đồng USD tăng, khi mà đồng USD tăng cộng với niềm tin vào các khoản đầu tư của người dân tăng lên thì lúc này đồng CHF sẽ không còn là đồng tiền an toàn nữa.
Vì bản chất là một đồng tiền thả nổi cho nên các biến động của nó sẽ phải tuân theo các sự kiện HOT NHẤT, điều này cũng tương tự như với các thứ hàng hóa an toàn khác như trái phiếu hay vàng… Trong bức hình dưới đây các bạn có thể thấy thị trường chứng khoán tăng tương đối mạnh trước đó chính là chỉ báo quan trọng rằng đồng USD sẽ tăng với kỳ vọng FED giữ nguyên lộ trình nâng lãi suất và đồng USD vì thể được các nhà đầu tư quan tâm.
Trong bức hình trên các bạn cần lưu ý đó là thị trường chứng khoán đóng vai trò dẫn dắt bởi vì trong giai đoạn này tâm điểm của nhà đầu tư chính là thị trường chứng khoán, các bạn có thể thấy các tờ báo cho đến các tin tức ngoài lề cũng đều nói rất nhiều tới việc thị trường chứng khoán sụp đổ.
Chính vì vậy cho nên nhà đầu tư họ cũng rất nhạy cảm và dồn tâm điểm vào nhưng biến động của chúng khoán, và khi mà thị trường chứng khoán tăng điểm trở lại thì niềm tin của nhà đầu tư sẽ tốt lên, khi họ tin vào sự phục hồi của nền kinh tế thì đương nhiên là người ta sẽ không muốn để tiền của mình nằm an toàn nữa mà thay vào đó người ta sẽ dùng số tiền trên để đầu tư, phần cũng vì muốn gỡ lại những gì đã mất.
Trong các trường hợp khác nhau thì sẽ có các thị trường đóng vai trò dẫn dắt các thị trường khác, những ví dụ như thế này sẽ còn xảy ra rất nhiều lần nữa trong quãng thời gian cho tới sau này, vậy nên khi các bạn nắm vững được các quy tắc này thì sẽ hỗ trợ rất nhiều trong quá trình phân tích vào giao dịch.
Các bạn có thể quan sát thấy là trong những ngày từ 15-25/10 thì các tin tức đều hỗ trợ đồng USD tăng, thêm vào việc thị trường hàng hóa tăng và chứng khoán cũng tăng mạnh cho nên việc vào lệnh buy cặp USDCHF sẽ là một lựa chọn không tồi chút nào. Điều Tôi muốn nhấn mạnh ở đây là khả năng tiên đoán được dòng tiền chạy về lớp tài sản nào, và sau đó mang cái kỳ vọng đó áp lên chart.
Trong ví dụ này các bạn có thấy rằng chỉ một lực break out qua đường trendline kháng cự thôi mà cặp tiền USDCHF đã tăng rất mạnh sau đó. Các bạn quan sát biểu đồ có nhận thấy rằng thị trường chứng khoán tạo đáy trước, vì là trong giai đoạn dòng tiền tìm đền CHF thì người ta cũng cần phải thận trọng, và chỉ khi chứng khoán phục hồi ấn tượng người ta mới tin rằng thị trường đã đến giai đoạn tăng trở lại và người ta lo sợ đồng CHF sẽ giảm cho nên người ta kỳ vọng short đồng CHF là điều dễ nhận thấy.
Mấu chốt ở đây chính là phải quan sát và thời gian “canh me giá trên biểu đồ” phải thấy chuẩn và đòi hỏi các bạn phải trải nghiệm nhiều mới có thể đủ tự tin xử lý lệnh được. Các bạn quan sát chỉ báo Ichimoku Tôi đưa vào chart sẽ thấy được mẫu nến đảo chiều hình thành ở vùng tô màu đỏ, giá đóng trong đám mây và 2 sợi dây Kijun và Tenkan cắt nhau hướng lên. Điều này củng cổ thêm cái kỳ vọng cặp tiền này sẽ tăng trong tương lai.
Các bạn nếu giao dịch ngắn hạn thì cũng có thể make được $ tương đối nhiều trong trend lần này, với phần lớn trong chúng ta là những nhà đầu cơ ngắn hạn cho nên việc kiên trì giữ lệnh là rất khó, vậy cho nên các bạn khi gặp lại trường hợp như thế này chỉ cần kiếm lãi ở khúc giữa thôi, như thế cũng đủ làm giàu rồi.
Trong phương pháp này các bạn không nên dự đoán đỉnh và đáy nhé, chỉ vào lệnh khi hội tụ đủ các yếu tố cơ bản và các thông tin hỗ trợ cho phân tích của mình là hợp lý, thêm vào đó là sự xác nhận bằng các mô hình… trên chart kỹ thuật, tín hiệu vào lệnh phải thật rõ ràng và cho chúng ta cái mức stop loss là nhỏ nhất thì hãy vào. Vậy cho nên không có gì khó khi Tôi luôn nói là phần lớn thời gian trade chính là ngồi ngoài quan sát thị trường. Có một điều mà theo kinh nghiệm cá nhân
Tôi thì không cần phải trade quá nhiều, cũng không phải là lúc nào cũng chăm chăm vào cái chart và cứ loay hoay trong cùng một vài cặp tiền cố định, phong cách trade của Tôi tương đối linh hoạt, khi sự kiện nào đó hỗ trợ cho cặp nào, cho món hàng nào… thì Tôi sẽ tập trung chú ý vào đó, và phải thật sự linh hoạt trong quá trình xử lý lệnh.
Không phải như nhiều bạn quan niệm là cứ tập trung vào một vài cặp tiền cụ thể hay vài món hàng cụ thể thì sẽ hạn chế rủi ro, mà theo cá nhân Tôi thì rủi ro là khi chúng ta vào lệnh mà không có được tư duy lập trường hợp lý, tức là những phân tích đó không có cơ sở chắc chắn…, và rủi ro cũng được Tôi định nghĩa đó là thời gian ngồi lại trong market mà.
Còn rất nhiều ví dụ khác nữa mà Tôi không thể nói hết trong khuôn khổ bài viết này được, các bạn nào quan tâm thì hãy thường xuyên truy cập website của Tôi để theo dõi các bài nhận định thực tiễn khách quan update theo từng cái trade HOT NHẤT. Những bài viết thực tiễn bằng chính những lệnh giao dịch sẽ là những cái mà các bạn cần thiết để thực hành và giao dịch.
Chắc chắn rằng sẽ phải đánh đổi bằng những giao dịch thua lỗ, những lần phân tích sai, thế nhưng nếu sợ sai và không giám nói lên chính kiến thì chắc chắn các bạn sẽ khó mà tiến bộ với nghiệp trade này được. Các bạn hãy nhớ là chỉ có thực hành và viết ra những cái gì các bạn nghĩ và chấp nhận sai, lúc đó các bạn sẽ tiến bộ rất nhanh, thậm chí nếu các bạn học trade cho đúng quy trình thì chỉ một vài tháng là đủ khả năng kiếm lợi nhuận đều đặn từ nghiệp trade này rồi.