Các quy tắc phân tich lien thi truong p9
Tháng chín 6, 2022

Các quy tắc phân tích liên thị trường ( phần 9: Mối tương quan giữa lợi tức trái phiếu Mỹ với cặp tiền USDJPY và Vàng).

By habinh

Mối tương quan giữa lợi tức trái phiếu Mỹ với cặp tiền USDJPY và Vàng.

Một mối tương quan nữa mà khi giao dịch với cặp tiền USDJPY và Vàng cần phải chú ý là quan sát diễn biến lợi tức trái phiếu kỳ hạn 2 năm của Mỹ. Sở dĩ xét chung mối tương quan này vào bởi vì đặc tính của cả 3 món hàng trên. Gold và trái phiếu thì Tôi cũng đã nói rất nhiều rồi, riêng với USDJPY thì sao: Tại sao USDJPY lại biến động cùng chiều với lợi tức trái phiếu Mỹ.

Đặc điểm của đồng JPY cũng được xem là một thứ tài sản an toàn mà, vì đặc trưng như thế nên mỗi khi trái phiếu Mỹ tăng tức là nỗi sợ của nhà đầu tư dâng cao, hối thúc họ tìm về với lớp tài sản an toàn này, và chính vì thế nên lợi tức trái phiếu Mỹ giảm theo.

Lợi tức trái phiếu Mỹ với cặp tiền USDJPY và Vàng
lợi tức trái phiếu Mỹ với cặp tiền USDJPY và Vàng

Nhưng có một điều cần lưu ý đó là tại sao lợi tức trái phiếu giảm mà đồng USD lại giảm? Quá mâu thuẫn đúng không, đương nhiên rồi, trong loạt bài này Tôi cũng có nói về những lý do khiến cho USD biến động ngược chiều với lợi tức trái phiếu và có trường hợp nó lại biến động cùng chiều. Câu chuyện ở đây là diễn biến hiện tại như thế nào, và đương nhiên là Lạm Phát vẫn là mấu chốt trong mối tương quan này. USDJPY thường sẽ giảm mỗi khi thị trường chứng khoán giảm, và trong khi chứng khoán giảm thì dòng tiền đã tìm về với trái phiếu Mỹ.

Nhưng tại sao lại là lợi tức trái phiếu 2 năm mà không phải là kỳ hạn khác? Với kỳ hạn càng dài hạn thì mức độ an toàn sẽ càng giảm xuống, lợi tức sẽ càng cao, và cũng vì kỳ hạn quá lâu cho nên thường những trader ngăn hạn họ sẽ quan tâm tới lợi tức 2 năm, vì nó thể hiện dòng tiền một cách tương đối nhanh, phù hợp với diễn biến của từng sự kiện hiện thời.

Trong một xu hướng dài hạn có thể các bạn sẽ cảm thấy mối tương quan này rất rõ ràng, thế nhưng nếu lúc nào cũng giữ quan niệm US 2 Year Bond Yield để dự đoán xu hướng của USDJPY thì các bạn sẽ phải trả giá đó.

Trong các trường hơp khác nhau giả sử như thời điểm mối lo giảm phát tăng cao thì lúc này USDJPY sẽ đóng vai trò là chỉ báo cho lợi tức trái phiếu, còn trong các trường hợp lạm phát không phải là mối lo chính mà diễn biến thị trường phản ảnh bằng tâm lý lo sợ hay hưng phấn của nhà đầu tư thì lợi tức trái phiếu có xu hướng biến động trước và kéo theo cặp USDJPY.

Mối tương quan giữa Lợi tức trái phiếu kỳ hạn 2 năm của Mỹ US 2 Year Bond Yield và cặp tiền USDJPY
Mối tương quan giữa Lợi tức trái phiếu kỳ hạn 2 năm của Mỹ US 2 Year Bond Yield và cặp tiền USDJPY

Xét trong ngắn hạn thì mối tương quan này có thể sẽ nghịch đảo nhau. Một ví dụ ở ngay thời điểm hiện tại khi FED vừa mới nâng lãi suất. Tại sao sau hi FED nâng lãi suất không lâu thì USD lại quay đầu giảm? Câu hỏi này Tôi đã trả lời ở phần trước rồi đó, vấn đề ở đây là sau khi FED nâng lãi suất thì người ta lại quan tâm tới các quyết định chính sách của Nhật Bản.

FED quyết định nâng lãi suất cơ bản ngắn hạn lên 0.5% sau hơn một thập niên duy trì chính sách lãi suất siêu thấp. (ngày 17/12/2015).
FED quyết định nâng lãi suất cơ bản ngắn hạn lên 0.5% sau hơn một thập niên duy trì chính sách lãi suất siêu thấp. (ngày 17/12/2015).

Câu hỏi đặt ra ở đây là FED nâng lãi suất thì tác động thế nào đến Nhật bản, và sau đó ít ngày thì BOJ sẽ quyết định thế nào với chính sách tiền tệ hiện tại. Người ta sẽ đặt một số nghi ngờ rằng tại sao FED lại quyết định thắt chắt tiền tệ trong khi lạm phát gần như bằng 0, một mối lo giảm phát dâng cao khi giá cả hàng hóa liên tục lao dốc.

Liệu quyết định nâng lãi suất đó có phải là một canh bạc mà FED đang chơi, bởi vì nếu không nâng trong năm nay để sang 2016 khi cuộc bầu cử tổng thống gần kề thì sẽ càng khó khăn hơn.

Với lại thị trường chứng khoán hiện tại đang có dấu hiệu đạt đỉnh và không ai giám chắc chứng khoán sẽ không sụp đổ vào năm 2016, và nếu như không nâng lúc này thì đến lúc thị trường chứng khoán sụp đổ thì đó sẽ lại càng khiến FED không thể nâng lãi suất, và vị thế đồng USD sẽ lại giảm xuống.

Vậy nên nâng lãi suất vào cuối năm 2015 là một quyết định mà theo Tôi là khá hợp lý khi để duy trì niềm tin của nhà đầu tư vào chính sách của FED, từ đó kéo đồng USD tiếp tục tăng trong năm 2016 và thu hút thêm dòng tiền đổ về Mỹ, từ đó duy trì thị trường chứng khoán không sụp đổ quá sớm.

Việc giá cả hàng hóa giảm mạnh, tiêu dùng Mỹ không tăng mà thị trường chứng khoán lại tăng một cách đột biến như thế thì ai cũng có thể nhìn thấy một quả bong bóng đã được hình thành và chỉ một thời gian nữa thôi thị trường chứng khoán sẽ phải giảm về với giá trị thực. Theo lý thuyết chu kỳ kinh tế thì lúc này thị trường sẽ bước sang chu kỳ brearish thật sự.

Và chính cái mối lo đó mà chỉ sau ít ngày thôi đồng USD đã giảm lại, vì GDP q/q vừa được công bố chỉ tăng 2.0%, một con số quá tệ so với cùng kỳ năm 2014 và những năm trước.

Câu chuyện chúng ta đang kỳ vọng ở đây là BOJ sẽ làm gì?

Và có thể người ta đã nghĩ đến việc BOJ tiếp tục nới lỏng hơn, hoặc một chính sách nào đó có lợi trong việc xuất cảng, vì thế cho nên trong suốt mấy ngày từ khi FED nâng lãi suất đến lúc BOJ công bố chính sách thì USDJPY liên tục tăng, và chỉ sau khi BOJ công bố chính sách như trước thì cặp tiền này giật lên rất mạnh và sau đó đảo chiều vì dòng tiền tìm về với đồng JPY tăng cao.

Mà sự việc này người ta gọi là dòng tiền hồi hương về đầu tư tại Nhật sau khi nhìn thấy các thị trường khác không đáp ứng được lợi nhuận cũng như mục đích của các nhà đầu tư Nhật.

Vì thế cho nên chỉ khoảng 30 phút sau khi công bố giữ nguyên chính sách siêu nới lỏng mà đồng JPY đã tăng lên rất mạnh. Cái mà nhà đầu tư đang nghĩ đến lúc đó là BOJ giữ nguyên chính sách thì có nghĩa là niềm tin vào kinh tế Nhật tiến triển tốt hơn, lạm phát trong tương lai sẽ tăng và chính phủ không cần phải sử dụng thêm một chương trình nới lỏng hơn nữa.

Thế nhưng chứng khoán Nhật lại giảm? Bởi vì đồng JPY tăng thì xuất cảng của Nhật sẽ khó khăn hơn, trong bối cảnh mà kinh tế đang chậm lại, mối lo già hóa dân số tăng cao. Đồng JPY tăng quá cao khiến cho nhà đầu tư lo ngại rằng xuất cảng gặp khó khăn thì thị trường chứng khoán sẽ không được hỗ trợ, do vậy mà người ta ồ ạt bán các cổ phiếu ngay sau đó để giữ lấy đồng Yên.

BOJ công bố giữ nguyên chính sách tiền tệ chỉ vài ngày sau khi FED nâng lãi suất lần đầu tiên sau hơn 11 năm. (báo cáo cuộc họp chính sách các bạn tham khảo ở đây: http://www.boj.or.jp/en/announcements/release_2015/k151218a.pdf)
BOJ công bố giữ nguyên chính sách tiền tệ chỉ vài ngày sau khi FED nâng lãi suất lần đầu tiên sau hơn 11 năm. (báo cáo cuộc họp chính sách các bạn tham khảo ở đây: http://www.boj.or.jp/en/)

Đó là những lý do mà lợi tức trái phiếu kỳ hạn 2 năm của Mỹ liên tục tăng trong khi cặp USDJPY và JPN225 lại giảm. Mấu chốt ở đây chính là mối lo giảm phát tăng cao trong bối cảnh FED nâng lãi suất. Trong trường hợp này Tôi vẫn giữ kỳ vọng USDJPY và JPN225 sẽ chưa thể giảm liền được mà sẽ có bước phục hồi theo chiều hướng của lợi tức trái phiếu Mỹ, xu hướng chính Tôi vẫn kỳ vọng USDJPY và JPN225 sẽ giảm và lợi tức trái phiếu Mỹ sẽ giảm theo.

Tuy nhiều đó chỉ là trong ngắn hạn, nếu muốn thị trường chứng khoán giảm thì phải có một lý do gì đó đặc biệt hơn nữa để tạo tâm lý sợ hãi thật sự.

Lợi tức trái phiếu kỳ hạn 2 năm của Mỹ US 2 Year Bond Yield tăng cao trong khi đồng USD giảm, cặp USDJPY và JPN225 giảm trong bối cảnh mối lo giảm phát tăng cao.
Lợi tức trái phiếu kỳ hạn 2 năm của Mỹ US 2 Year Bond Yield tăng cao trong khi đồng USD giảm, cặp USDJPY và JPN225 giảm trong bối cảnh mối lo giảm phát tăng cao.

Xem thêm