Forex và chứng khoán có mối tương quan với nhau
Tháng chín 3, 2022

Các quy tắc phân tích liên thị trường ( phần 6: Forex và chứng khoán có mối tương quan với nhau).

By habinh

Forex và chứng khoán có mối tương quan với nhau

Một mối tương quan rất quan trọng nữa mà cần phải nắm vững, giữa thị trường chứng khoán và tỉ giá đồng nội tệ của một quốc gia có tầm quan trọng với nhau rất mật thiết. Một ví dụ đơn giản thế này: với một quốc gia lấy xuất cảng làm trọng như Nhật Bản chẳng hạn, nếu như đồng nội tệ tức là JPY tăng cao quá so với USD (có nghĩa là cặp USDJPY giảm mạnh đó) thì điều gì sẽ xảy ra?

Forex và chứng khoán có mối tương quan với nhau
Forex và chứng khoán có mối tương quan với nhau

Nhật Bản xuất khẩu món hàng A chẳng hạn với số chi phí tính ra đồng JPY là 1 triệu Yên chẳng hạn. Nếu như đồng JPY tăng cao quá thì tức là người nào đó muốn nhập khẩu món hàng A đó của Nhật thì sẽ phải trả một khoản phí là 1 triệu Yên kia. Nhưng mà có điều là khi quy đổi sang tiền JPY thì họ sẽ phải dùng đồng tiền khác để mua, chẳng hạn như USD. Vậy thì bên nhập khẩu họ sẽ cần một lượng USD lớn hơn để quy đổi sang đồng JPY.

Vậy thì bên nhập khẩu họ sẽ phải hạn chế chi phí lại, có nghĩa là nhập khẩu cùng lượng tiền đó mà sẽ được ít hàng hóa hơn. Như vậy thì ai sẽ thiệt trong trường hợp này? Đương nhiên là cả hai bên rồi. Vậy nếu như đồng JPY giảm thấp hơn so với đồng USD thì sao. Người nhập khẩu họ sẽ cần một lượng USD ít hơn để quy đổi sang JPY, có nghĩa là với 1 triệu USD chẳng hạn họ có thể đổi được nhiều JPY hơn. Điều này có nghĩa là họ sẽ mua được nhiều hàng hóa hơn từ Nhật Bản.

Xem thêm

Vậy sẽ có thắc mắc là làm như thế thì Nhật sẽ thiệt hại hơn, giá trị món hàng của Nhật sẽ giảm đi…, đúng vậy, giá trị món hàng sẽ giảm, nhưng thương mại sẽ tăng lên, Nhật sẽ bán được nhiều hàng hóa hơn và từ đó mang về được nguồn lợi lớn hơn, GDP sẽ tăng cao hơn… Những điều này thì có liên quan gì đến thị trường chứng khoán?

Khi hàng hóa bán ra được nhiều thì có phải các doanh nghiệp của Nhật sẽ tăng doanh thu cao hơn, mở rộng kinh doanh hơn, mang về nguồn lợi cao hơn … như vậy thì có phải là thị trường sẽ tốt hơn, giá trị cổ phiếu vì thế cũng tăng cao.

Thế ngược lại thì sao? Với một quốc gia nhập siêu, nhập các mặt hàng tinh chế như Việt Nam chúng ta chẳng hạn. Nếu đồng VND của chúng ta mất giá quá nhiều so với USD (như hiện tại năm 2015 này đã mất giá tương đối nhiều so với đồng USD) thì chuyện gì sẽ xảy ra. Việt Nam chúng ta là một quốc gia đang phát triển, chúng ta là một quốc gia thuần nông nghiệp và đang từng bước tiến lên công nghiệp hóa.

Mấu chốt ở đây là chúng ta phải nhập khẩu các món hàng tinh chế, những món hàng chất lượng cao… và xuất khẩu các sản phẩm thô, nông nghiệp. Mà giá thành các món hàng tinh chế thì bao giờ cũng mắc hơn các món hàng thô.

Với một quốc gia nhập siêu thì việc đồng nội tệ mất giá quá nhiều so với USD sẽ tác động rất tiêu cực (trong trường hợp này là đồng VND mất giá quá nhiều so với USD, hiện tại 1 USD = 22,550 VND), khi chúng ta nhập khẩu thì không thể dùng đồng VND để mua hàng của Mỹ, châu Âu… được, mà phải quy đổi nó ra đồng USD.

Và khi mà đồng VND giảm thì có nghĩa là chúng ta phải trả một khoản tiền cao hơn để quy đổi sang USD, từ đó mới có thể mua được những món hàng tinh chế kia. Điều này có nghĩa là giá thành nhập khẩu sẽ tăng cao, cho nên giá bán ra các mặt hàng đó ở trong nước sẽ cao hơn rất nhiều so với ở các quốc gia phát triển.

Câu hỏi đặt ra ở đây là việc đồng VND mất giá thì có tác động như thế nào đến thị trường chứng khoán? Cấu trúc thị trường chứng khoán là đầu tư vốn hợp tác cùng làm ăn với các công ty, nghĩa là khi đồng VND mất giá thì giá trị thực của vốn hóa trên thị trường chứng khoán sẽ giảm xuống.

Điều này được giải thích như sau: vốn hóa trên thị trường chứng khoán là giá trị thị trường, và công ty huy động vốn đó được một khoản tiền 1 tỉ VND chẳng hạn, cách đây 1 tháng số tiền đó có giá trị cao hơn khi quy đổi ra được nhiều USD hơn, nhưng hôm nay nó chỉ đổi được có một lượng USD ít hơn, giá trị thực tế của đồng VND đã giảm đáng kể, có nghĩa là cùng là khoản tiền 1 tỉ VND đó nhưng giá trị thực sử dụng ngày hôm nay đã giảm đi.

Điều này sẽ khiến giá trị thị trường của công ty đó giảm xuống, giá trị cổ phiếu vì thế cũng giảm theo. Nhưng đó là trên phương điện nhập khẩu, thế còn xuất khẩu thì sao? Tùy vào từng đặc điểm kinh tế của từng quốc gia, quốc gia nào lấy xuất cảng làm trọng, quốc gia nào cân đối giữa xuất nhập khẩu, và quốc gia nào nhập siêu để từ đó mà tiên đoán được rằng đồng tiền nội tệ tăng hay giảm tác động thế nào đến giá trị cổ phiếu trên thị trường.

Những gì Tôi viết kể trên có thể không hợp lý trong nhiều trường hợp, lý giải có thể không chuyên sâu, thế nhưng mối tương quan giữa giá trị đồng tiền với thị trường chứng khoán là rất quan trọng. Xét riêng với Mỹ các bạn có thể nhận thấy đồng USD tăng giảm cũng tác động rất lớn đến thị trường chứng khoán. Vậy cho nên rất nhiều trường hợp phân tích xu hướng của các chỉ số chứng khoán Mỹ Tôi đều compare USD Index vào cùng.

Mối tương quan giữa chỉ số chứng khoán Mỹ S&P 500 Index và chỉ số sức mạnh đồng USD (USD Index).
Mối tương quan giữa chỉ số chứng khoán Mỹ S&P 500 Index và chỉ số sức mạnh đồng USD (USD Index).

Các bạn dễ dàng nhận thấy đồng USD tăng sẽ tác động tích cực tới thị trường chứng khoán Mỹ. Điều này được lý giải như sau: Mỹ là quốc gia ở vị thế cường quốc, vị thế số 1 thế giới, và đồng USD là đồng tiền được sử dụng rộng khắp trên thế giới, vậy cho nên Mỹ luôn muốn dồng USD tăng cao để thu hút dòng tiền chạy về Mỹ đầu tư.

Khi đồng USD tăng cao thì có nghĩa là vị thế của Mỹ đang tăng lên, dòng tiền sẽ tìm về Mỹ nhiều hơn, kéo thị trường chứng khoán tăng, hơn thế nữa Mỹ là một cường quốc công nghiệp, hơn 70% GDP của Mỹ đến từ các dịch vụ, tiêu dùng trong nước.

Vậy cho nên đồng USD tăng sẽ là tích cực hơn, người ta sẽ có xu hướng tích trữ USD nhiều hơn, các central bank trên thế giới sẽ dự trữ nhiều USD hơn.

Xem thêm: Các quy tắc phân tích liên thị trường (phần 1: Lạm phát là gì?)

Các quy tắc phân tích liên thị trường (phần 2: Lãi suất và Chu kỳ kinh tế)

Phân tích cơ bản quá khó đúng không các bạn? Những mối tương quan, những lập luận một cách máy móc đôi khi không đúng, những tư duy theo lối mòn cũ có thể sẽ khiến bạn phải trả giá đó. Một câu nói mà Tôi rất tâm đắc “Trading is flexible”, trong phân tích và vào lệnh, xử lý lệnh đôi khi không như mình kỳ vọng, sẽ phải thật sự linh hoạt để xử lý các giao dịch làm sao để không thua lỗ nhiều khi dự đoán sai xu hướng, và tối ưu lợi nhuận khi đúng.

Có rất nhiều lần Tôi vào lệnh, khoảng thời gian đầu giá sẽ chạy theo kỳ vọng nhưng sau một lúc thì quay ngược trở lại và không ít lần Tôi phải chấp nhận cắt khi giá sắp quay lại điểm vào lệnh, cũng có nhiều trường hợp không kịp cắt lại phải ngậm ngùi cắt lỗ và điều đáng buồn hơn cả vẫn là cắt lỗ xong thì giá đi đúng phân tích… những trường hợp thế này diễn ra quá bình thường với một trader đúng nghĩa danh từ.

Thường thì sau khi gặp phải những trường hợp như thế Tôi sẽ nghỉ ngơi một vài ngày, một câu nói khá hay là đừng bao giờ cãi nhau với market, đừng bao giờ tức giận với nó làm gì, nó có biết mình là ai đâu, tức giận nó chả khác nào đang tự dày vò bản thân cả.

Quay trở lại với một ví dụ về mối tương quan giữa đồng USD và chỉ số chứng khoán S&P500 (sở dĩ Tôi chọn các chỉ số chứng khoán Mỹ và đồng USD là vì phiên Mỹ vào sau các phiên khác, sẽ có nhiều thời gian để quan sát diễn biến trên cả bốn bộ phận và diễn biến của các phiên giao dịch cũng như các chỉ số chứng khoán khác, hơn nữa trong quan niệm cá nhân Tôi thì giao dịch các chỉ số Futures Indices của Mỹ đơn giản hơn vì việc xác định cấu trúc GDP và ngành nghề của Mỹ dễ hơn các quốc gia khác…). Ngoài những điều

Tôi đã nói ở trên thì còn một vấn đề cần quan tâm nữa, đó là khi mà chứng khoán tăng thì động nội tệ sẽ phản ứng như thế nào.

Ở đây Tôi xét riêng cho chỉ số USD Index và chỉ số chứng khoán S&P 500, trong một số trường hợp thì khi thị trường chứng khoán tăng thì sau đó đồng USD cũng tăng theo. Điều này được lý giải là khi thị trường chứng khoán tăng thì dòng tiền tìm về với Mỹ tăng lên, nhu cầu sử dụng đồng USD để đầu tư vào các tài sản ở Mỹ tăng cao… cho nên sau đó đồng USD mới tăng. Xét về mặt dài hạn thì như thế, còn trong các giao dịch ngắn hạn thì sao.

Nếu các bạn quan sát thị trường chứng khoán Mỹ tăng thì điều các bạn nên chú ý đó là kỳ vọng rằng đồng USD sẽ tăng trong tương lai, và ngược lại khi thị trường chứng khoán giảm thì sẽ kỳ vọng đồng USD giảm trong tương lai. Tuy nhiên lối suy luận kia không phải lúc nào cũng rập khuôn theo, mà các bạn cần nhớ thêm là điều gì tác động đến USD.

Đặc điểm của đồng USD là gì, cái sự kiện hiện thời đang là bearish hay bullish với đồng USD, để rồi từ đó mang cái kỳ vọng đó qua chart với chỉ số chứng khoán S&P 500 xem thử là chỉ số chứng khoán hiện thời thế nào.

Trong bức hình dưới đây các bạn có để ý là thị trường chứng khoán tăng tương đối bạnh ở vùng (1), trong khi đó đồng USD vẫn đang ở mức thấp và nhìn sang mô hình kỹ thuật xuất hiện mô hình chart parttern, chart USD Index tạo 3 đáy trước khi tăng mạnh sau đó. Ở cái thời điểm này thị trường tạm thời vượt qua cú sốc sụp đổ hồi tháng 8 đó, trường hợp này thị trường chứng khoán tăng thu hút dòng tiền tìm về đầu tư ở Mỹ.

Cũng trong giai đoạn này các bạn có còn nhớ là FED liên tục khiến cho thị trường phải chờ đợi cái quyết định nâng lãi suất, mà trong khi trước đó FED luôn phát biểu khiến cho thị trường phải chú ý và chính cái tâm tư trên đã kéo đồng USD tăng mạnh trước khi cuộc họp FOMC diễn ra. Ở vùng (2) đó là thời điểm mà đồng USD tăng mạnh ngay sau khi chứng khoán Mỹ tăng trước đó không lâu.

Như vậy ở ví dụ này sẽ hệ thống cho các bạn lý do kỳ vọng đồng USD tăng, mà chắc các bạn cũng còn nhớ là giai đoạn đó đồng EUR giảm rất mạnh sau khi ECB phát tín hiệu sẽ tăng thêm lượng QE vào nền kinh tế, và chính cái phát biểu này mà đồng EUR sau đó đã bị bán rất mạnh (EUR chiếm tỉ trọng gần 50% trong chỉ số USD index), vậy cho nên sẽ thêm một hỗ trợ nữa cho đồng USD tăng.

Cái sự linh hoạt ở đây thể hiện qua cách nhìn nhận market mà Tôi nghĩ là sau thời gian kiên trì chắc chắn các bạn sẽ xử lý rất FLEXIBLE.

Trong vùng (3) đó là thời điểm hiện tại khi Tôi đang viết phân tích này, trong cái kỳ vọng đồng USD giảm và thị trường chứng khoán tăng trở lại vì lý do giá dầu tăng đã kéo theo đó là giá cả các mặt hàng cũng tăng theo, cổ phiếu một vài công ty năng lượng, khai thác dầu tăng. Nếu đem cái sự kiện hiện thời thì cái Tôi đang nghĩ là đồng USD giảm kéo theo đó là thị trường chứng khoán cũng giảm theo. Với một trader ngắn hạn thì cái trade tiếp theo như Tôi đang chờ đợi đó là short chỉ số S&P 500 Future Indices.

Trong bức hình Tôi đã thể hiện xu hướng chỉ số S&P 500, các bạn hãy kiểm chứng lại nhé. Mối tương quan giữa dầu mỏ và các chỉ số chứng khoán có thể nói là rất quan trọng, mà để nói sâu hơn, chi tiết hơn thì trước tiên Tôi sẽ hệ thống lại đặc điểm, cấu trúc của các chỉ số chứng khoán Mỹ, các chỉ số đo lượng biến động của thị trường chứng khoán.

Mối tương quan giữa chỉ số USD Index và S&P 500 Future Indices trong ngắn hạn với khung thời gian real time. Trong nhiều thời điểm khác nhau và các sự kiện cơ bản khác nhau mà các bạn phải linh hoạt trong việc sử dụng chỉ số S&P 500 để kỳ vọng cho USD hay là sử dụng đồng USD để kỳ vọng cho xu hướng chỉ số S&P 500.
Mối tương quan giữa chỉ số USD Index và S&P 500 Future Indices trong ngắn hạn với khung thời gian real time. Trong nhiều thời điểm khác nhau và các sự kiện cơ bản khác nhau mà các bạn phải linh hoạt trong việc sử dụng chỉ số S&P 500 để kỳ vọng cho USD hay là sử dụng đồng USD để kỳ vọng cho xu hướng chỉ số S&P 500.