Đặc điểm của các đồng tiền chính (phần 4): Đồng Yên
1. Khái quát chung về đồng Yên
Đồng Yên (Nhật:円 (viên)Hepburn:en?, biểu tượng: ¥; ISO 4217: JPY; cũng được viết tắt là JP¥) là tiền tệ chính thức của Nhật Bản. Đây là loại tiền được giao dịch nhiều thứ ba trên thị trường ngoại hối sau đồng đô la Mỹ và đồng euro. Nó cũng được sử dụng rộng rãi như một loại tiền tệ dự trữ sau đồng đô la Mỹ, đồng euro và bảng Anh.
Khái niệm đồng Yên là một thành phần của chương trình hiện đại hóa của chính phủ Minh Trị đối với nền kinh tế Nhật Bản, trong đó quy định việc thành lập đồng tiền thống nhất trong cả nước, được mô phỏng theo hệ thống tiền tệ thập phân. Trước khi có Minh Trị duy tân, những khu vực cát cứ phong kiến của Nhật Bản đều phát hành tiền riêng của họ, hansatsu (藩札 phiên trát), với một loạt các mệnh giá không tương thích.
Xem thêm: Đặc điểm của các đồng tiền chính Đồng USD
Đặc điểm của các đồng tiền chính Đồng EUR
Đặc điểm của các đồng tiền chính Đồng Bảng GBP
Đạo luật tiền tệ mới năm 1871 đã loại bỏ những loại tiền này và thiết lập đồng yên, được định nghĩa là 1,5 g (0,048 ounce troy) vàng, hoặc 24,26 g (0,780 ounce troy) bạc, là đơn vị tiền tệ thập phân mới. Các cựu khu vực cát cứ đã trở thành các tỉnh và các kho sản xuất tiền đã trở thành các ngân hàng tư nhân cấp tỉnh, ban đầu vẫn giữ quyền in tiền. Để chấm dứt tình trạng này, Ngân hàng Nhật Bản được thành lập vào năm 1882 và độc quyền kiểm soát nguồn cung tiền.
Sau khi mất giá bạc năm 1873, đồng yên mất giá so với đô la Mỹ và đô la Canada (vì hai quốc gia này tuân thủ tiêu chuẩn vàng), và đến năm 1897, đồng Yên chỉ có giá trị khoảng 0,5 đô la Mỹ. Vào năm đó, Nhật Bản đã áp dụng tiêu chuẩn trao đổi vàng và do đó đóng băng giá trị của đồng Yên ở mức 0,5 đô la.
Tỷ giá này vẫn duy trì cho đến khi Nhật Bản rời khỏi tiêu chuẩn vàng vào tháng 12 năm 1931, sau đó đồng Yên giảm xuống 0,30 đô la vào tháng 7 năm 1932 và xuống còn 0,20 đô la vào năm 1933. Nó vẫn ổn định ở mức khoảng 0,30 đô la cho đến khi bắt đầu Chiến tranh Thái Bình Dương vào ngày 7 tháng 12 năm 1941, lúc đó nó đã giảm xuống còn 0,23 đô la.
Sau Thế chiến II, đồng Yên mất phần lớn giá trị nó có trước chiến tranh. Để ổn định nền kinh tế Nhật Bản, tỷ giá hối đoái của đồng Yên đã được cố định ở mức ¥360 ăn 1 đô la Mỹ như một phần của hệ thống Bretton Woods. Khi hệ thống này bị bỏ rơi vào năm 1971, đồng Yên đã bị định giá thấp và được phép thả nổi. Đồng Yên đã tăng giá lên mức cao nhất ¥ 271 mỗi đô la Mỹ vào năm 1973, sau đó trải qua thời kỳ mất giá và đánh giá cao do cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973, đạt giá trị ¥ 227 mỗi đô la Mỹ vào năm 1980.
Từ năm 1973, chính phủ Nhật Bản đã duy trì chính sách can thiệp tiền tệ và đồng Yên do đó theo chế độ ” thả nổi có kiểm soát”. Chính phủ Nhật Bản tập trung vào một thị trường xuất khẩu cạnh tranh, và cố gắng đảm bảo tỷ giá hối đoái thấp cho đồng Yên thông qua thặng dư thương mại.
Xem thêm: Tỷ giá đồng Yên hôm nay
Hiệp định Plaza năm 1985 tạm thời thay đổi tình trạng này: tỷ giá hối đoái giảm từ mức trung bình ¥239/1 đô la Mỹ năm 1985 xuống còn ¥128 vào năm 1988 và dẫn đến tỷ lệ cao nhất là ¥80 so với đô la Mỹ năm 1995, làm tăng giá trị một cách hiệu quả GDP của Nhật Bản tính theo đồng đô la Mỹ cao ngang với GDP của Hoa Kỳ. Tuy nhiên, kể từ thời điểm đó, giá đồng Yên thế giới đã giảm đáng kể. Ngân hàng Nhật Bản duy trì chính sách lãi suất từ 0 đến gần 0 và chính phủ Nhật Bản trước đây đã có chính sách chống lạm phát nghiêm ngặt.
Nhật bản là quốc gia có nền kinh tế lớn thứ tư thế giới sau Mỹ, China và nguyên khối eurozon hợp lại. Kinh tế Nhật là một nền kinh tế lấy xuất cảng làm trọng. Cũng vì lẽ này mà chính phủ Nhật thường không mong muốn đồng tiền của mình tăng giá quá cao. Những món hàng xuất cảng nhiều nhất của Nhật là các loại linh kiện điện tử và xe hơi. Chỉ tính riêng những món hàng này đã đóng góp tới 20% cho GDP Nhật Bản. Bên cạnh việc xuất cảng lớn, Nhật cũng là nước nhập khẩu nguyên liệu thô nhiều nhất.
Tuy nhiên, cán cân thương mại của Nhật thường luôn ở mức thặng dư cao. Chính điều này giải thích cho nhu cầu mua đồng JPY của Nhật luôn thuộc mức cao trên thế giới. Các thị trường xuất khẩu lớn nhất là Mỹ, China, Hàn, Taiwan, Hong Kong trong khi nhập khẩu nhiều nhất là từ China, Mỹ, Hàn, Úc và Taiwan.
2. Ngân hàng trung ương Nhật Bản BOJ
Đây được xem là cơ quan “thực thi” các chính sách tiền tệ, đặc biệt là các chính sách liên quan đến vấn đề hối đoái nói chung của Nhật Bản. Gọi là cơ quan thực thi thay vì cơ quan “hoạch định” là vì phần đa các chính sách tài chính, tiền tệ của Nhật đều do Bộ tài chính Nhật quyết định chứ không phải là BOJ.
Mặc dù năm 1998, chính phủ Nhật bản đã thông qua điều luật cho phép BOJ được độc lập trong các quyết sách về tiền tệ, xong cho tới hiện tại thì điều này dường như vẫn chỉ nằm trên giấy. Thực tế ở Nhật Bộ Tài chính mới là đơn vị có tiếng nói nhất trong các chính sách tiền tệ, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến tỉ giá hối đoái. Cũng chính vì điểm này cho nên rất thường thấy Thủ tướng Nhật Bản đưa ra những phát biểu, chính sách mang đậm chất “nghiệp vụ” về tài chính.
Nhiều hơn bất cứ vị thủ lĩnh tối cao nào khác trên thế giới. Tổng thống Mỹ, Thủ tướng Anh, Chủ tịch Châu Âu… không một ai thường xuyên xuất hiện đưa ra những phát biểu trực tiếp và tài chính, tiền tệ như Thủ tướng Nhật Bản.
Là một quốc gia xuất cảng hàng đầu thế giới, Nhật Bản không bao giờ mong muốn thấy đồng tiền của mình lên giá. Nhưng kể từ khi hiệp ước Plaza(*) được kí kết ngày 22/9/1985 thì đồng Yên luôn đi ngược lại với mong muốn của chính phủ và doanh nghiệp Nhật Bản. Hiện nay với chính sách kinh tế nổi tiếng Abenomics(**) Nhật Bản đang vùng mình cố thoát ra khỏi sợi dây giảm phát vốn làm kinh tế Nhật trì trệ suốt hai thập kỷ qua.
Abenomics đã mang lại một số Hiệu quả ban đầu (tỉ giá USDJPY tăng từ 80 (10/2012) lên 120 (01/2015) nhưng liệu nó có giúp Nhật thoát khỏi giảm phát hay không thì vẫn còn là một câu hỏi bỏ trống đáp số.
(*)Ghi chú: Thỏa ước Plaza hay Hiệp định Plaza (tiếng Anh: Plaza Accord) là thỏa ước tài chính được ký ngày 22 tháng 9 năm 1985 lại khách sạn Plaza, thành phố New York, Mỹ, bởi nhóm G5 khi đó gồm Mỹ, Nhật Bản, Đức, Anh và Pháp. Nhóm G5 đi đến thỏa thuận giảm giá đồng đô-la Mỹ so với đồng Yên Nhật và đồng Mác Đức (đơn vị tiền tệ của Cộng hòa liên bang Đức trước khi đồng Euro có hiệu lực) bằng cách can thiệp vào thị trường ngoại hối.
Trong vòng hai năm kể từ khi Thỏa thuận này có hiệu lực, tỷ giá hối đoái giữa đô la Mỹ và Yên Nhật đã giảm tới 51%. Phần lớn sự giảm giá này là nhờ khoản 10 tỷ đô-la bán ra của các ngân hàng trung ương liên quan. Đầu cơ tiền tệ tiếp tục khiến đồng đô-la xuống giá khi chấm dứt các hành động can thiệp. Việc đồng đô-la xuống giá này được hoạch định và thực thi với sự thông báo trước và rộng rãi, nó cũng không gây ra rối loạn ở các thị trường trên toàn cầu- source:Wikipedia.
(**)Ghi chú: Abenomics là hàng loạt chính sách kinh tế được gọi là chiến lược “3 mũi tên” với trọng tâm chính gồm: thúc đẩy chi tiêu công, nới lỏng tiền tệ và tăng trưởng kinh tế sâu rộng.
Cũng chính vì sự tăng giá đồng Yên này mà trong suốt hai thập kỷ qua, không ít lần ngân hàng trung ương Nhật Bản đã thực hiện can thiệp trực tiếp vào tỉ giá. Danh từ nhà nghề gọi đây là Bank Intervention.
Trước áp lực giảm phát trong nhiều năm qua nên chuyện tăng lãi suất ở Nhật gần như không được bàn đến, công cụ thường được xài duy nhất ở đây là các hoạt động thị trường mở mà BOJ thực hiện dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ Tài chính Nhật mà thôi.
3. Những đặc điểm quan trọng của đồng JPY
Là một loại tài sản đo lường mức độ rủi ro trong thị trường
Lý do có đặc điểm này là vì Japan là quốc gia ít vay nợ nhất xét trên phương diện vay nợ nước ngoài. Cũng như bao chính phủ khác trên thế giới, chính phủ Nhật cũng cõng trên mình một đống nợ công to tướng. Nhưng điểm đặc biệt là ở chỗ, phần lớn trong mớ nợ công đó là vay từ người dân Nhật Bản chứ không phải vay từ bên ngoài. Vì là vay tiền từ người dân của đất nước mình nên xác xuất để chính phủ Nhật vỡ or “xù” nợ thấp đi rất nhiều so với những quốc gia khác.
Thấp đi rất nhiều ở đây không có nghĩa là chính phủ Nhật có nhiều uy tín hơn chính phủ khác mà bởi vì họ sở hữu uy quyền của một chính phủ độc lập, họ có thể in bao nhiều đồng JPY để trả nợ cho người dân Nhật cũng được. Điểm này giúp phân biệt Nhật Bản với các quốc gia khác, trong đó có Việt Nam chúng ta. Chính phủ Việt Nam không thể in đồng VND để đi trả những khoản nợ bằng USD vay của ngoại nhân được. Chính vì lý lẽ này mà mỗi khi thế giới có bạo loạn liên quan đến nợ công thì người ta chạy về JPY đầu tiên.
Yên cùng với U.S Treasury bond còn tượng trưng cho một lớp tài sản mang tính trú ẩn trong các thời kỳ rủi ro trong thị trường tăng cao. Ngược lại trong các thời kỳ kinh tế tăng trưởng ổn định thì nhóm tài sản này ít được ưa chuộng hơn. Vì đặc tính này nên JPY đóng một vai trò quan trọng trong rất nhiều các phân tích liên thị trường. Nó là một trong nhóm các công cụ giúp trader đo lường mức độ e ngại rủi ro trong lòng người trader.
Một thí dụ minh họa cho đặc điểm này là sự tương quan chặt chẽ giữa cặp tiền EURJPY và chỉ số nhóm cổ phiếu công nghệ của Mỹ chỉ số Nasdaq composite dưới đây
Khi thị trường chứng khoán sụt giảm (rủi ro tăng cao) đẩy trader/investor tìm về các lớp tài sản mang tính trú ẩn và JPY là một trong số các tài sản đó. Nhu cầu nắm giữ JPY và các loại tài sản được định giá bằng JPY tăng cao đẩy cặp tiền EURJPY xuống thấp.
Là một đồng tiền chính trong các giai đoạn carry trade của thị trường
Khái niệm carry trade hiểu một cách tổng quát là hành động dùng một loại tài sản có lợi tức thấp để mua một loại tài sản khác có lợi tức chi trả cao hơn. Trong currency trading, carry trade có thể được hiểu là hành động dùng (vay mượn) đồng tiền có lãi suất thấp để mua một đồng tiền khác có lãi suất cao hơn, qua đó hưởng phần lợi tức chênh lệch giữa hai đồng tiền này.
Một thí dụ cho hoạt động carry trade có thể tiến hành hiện tại (02/2015) là việc vay mượn đồng JPY với lãi suất hiện tại là 0.1% để mua đồng NZD có lãi suất là 3.5%. Khi vay đồng JPY trader phải trả một khoản lãi suất là 0.1%/năm trong khi phần lãi suất thu được từ việc nắm giữ đồng NZD là 3.5%. Trader đương nhiên được hưởng một khoản lợi tức chênh lệch 3.4%/năm với giả định tỉ giá cặp NZDJPY không thay đổi vào thời quyết toán so với thời điểm mua ban đầu.
Với một thị trường có tỉ lệ đòn bẩy cao như currency, trader hoàn toàn có thể khuếch đại con số 3.4% kia thành 34% nếu xài tỉ lệ đòn bầy là 10/1 or 340% nếu leverage là 100/1. Đó là trên phương diện lý thuyết, nhưng thực tế rất hiếm và dường như không bao giờ có chuyện nhà đầu tư sẽ đạt được mức lợi tức như tính toán bên trên do những biến động trong tỉ giá của cặp tiền cơ sở gây ra. Lợi nhuận từ carry trade có thể lớn hơn or nhỏ hơn rất nhiều so với tính toán trên.
Cũng chính vì đặc điểm này mà điều kiện để hoạt động carry trade thịnh hành phải bao gồm có hai yếu tố. Cái thứ nhất là mức chênh lệch lợi tức phải lớn đủ để hấp dẫn người trader/investor tham gia vào mua bán carry trade. Cái thứ nhì rất quan trọng đó là volatility (biến động) trong tài sản (or cặp tiền) phải thấp.
Điều này rất quan trọng để thúc đẩy hoạt động mua bán chênh lệch lợi tức phát triển thịnh hành. Bởi vì volatility thấp sẽ làm giảm nguy cơ biến động trong giá của tài sản cơ sở triệt tiêu phần lợi nhuận có được từ chênh lệch lợi tức. Khi hội tụ đủ hai yếu tố này thì có thể tin tưởng rằng môi trường carry trade đang thịnh hành.
Khi carry trade xảy ra, JPY thường là đồng tiền bị giảm giá lý do là người ta bán đồng JPY để đi nắm giữ các đồng tiền or tài sản có lãi suất cao hơn.
Biểu đồ dưới đây là một phương pháp dự đoán khi nào trò chơi carry trade đang thịnh hành. Đây là một overlay chart của sự chênh lệch lãi suất giữa đồng AUD của Úc Châu trừ lãi suất đồng JPY của Nhật Bản và chỉ số CBOE Volatility đo mức độ biến động trong thị trường. Theo đó thì trong khoảng thời gian từ đầu năm 2005 đến quãng Quý III năm 2007 mức chênh lệch lãi suất giữa hai đồng tiền này rất cao (>5%) nằm trong một môi trường có mức biến động thấp, chỉ số VIX luôn nằm dưới 20%.
Dựa vào hai điều kiện này trader có thể tin tưởng đây là một môi trường tạo điều kiện rất tốt cho trò chơi carry trade phát triển. Lập luận này đẩy traders chạy theo trò kinh doanh chênh lệch lãi suất và hành động của họ là GO LONG cặp tiền AUDJPY. Và biểu đồ dưới đây là kết quả. Cặp tỉ giá này tăng mạnh suốt những năm tháng carry trade thịnh hành. Xu hướng này chấm dứt khi mức độ biến động bỗng nhiên tăng cao khi thị trường lo sợ về viễn ảnh thị trường nhà đất tại Mỹ sụp đổ sẽ kéo theo sự sụp đổ của thị trường chứng khoán.