Quốc kỳ Anh
Tháng tám 8, 2022

Đặc điểm của các đồng tiền chính (phần 3): Đồng Bảng Anh GBP

By habinh

1. Khái niệm chung về đồng Bảng Anh GBP

Đồng Bảng Anh (tiếng Anhpound, ký hiệu £, mã ISO: GBP) là đơn vị tiền tệ chính thức của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland cùng các lãnh thổ hải ngoại, thuộc địa. Một bảng Anh gồm 100 xu (pence hoặc penny).

Xem thêm: Tỷ giá Bảng Anh hôm nay

Ký hiệu của đồng bảng Anh ban đầu có hai gạch trên thân (), sau này mới chuyển thành một gạch (£), ký hiệu này xuất xứ từ ký tự L trong LSD – tên viết tắt của các đơn vị trong hệ đếm 12 – librae, solidi, denarii, chuyển sang tiếng Anh là Pound, shilling và pence (hoặc penny).

Đồng Bảng Anh
Đồng Bảng Anh

Anh quốc tên đầy đủ là Liên hiệp vương quốc Anh và Bắc Ai-len- United Kingdom. Bao gồm bốn vùng đất khác nhau sắp xếp theo thứ tự dân số từ cao tới thấp là England (Anh), 83,6%; Scotland, 8,6%; xứ Wales, 4,9% và Bắc Ai- len có 2,9% trong tổng gần 61 triệu dân (2006). Anh gia nhập EEC (nay là liên minh châu âu EU) năm 1973.

Liên hiệp vương quốc Anh
Liên hiệp vương quốc Anh

Cơ quan lập pháp của Anh là Quốc hội được cấu thành bởi ba thành phần là Vua (or Nữ Hoàng), Thượng viện và Hạ viện. Vua hay Nữ Hoàng Anh chỉ mang tính ý nghĩa tượng trưng. Hạ viện là cơ quan duy nhất được dân bầu và trên thực tế đây là cơ quan lập pháp chủ yếu của Anh.

Ngày 13/11/2018, một sự kiện quan trọng Brexit đã đánh một dấu mốc lớn trong lịch sử đó là nước Anh và Liên minh châu Âu (EU) đạt thỏa thuận sơ bộ về việc Anh rời khỏi EU sau hai năm đàm phán căng thẳng.

Thượng viện – House of Lords: còn được gọi là Viện Nguyên lão, nhiệm kỳ 5 năm bao gồm các Thượng nghị sĩ cha truyền con nối có dòng dõi quý tộc và hoàng gia. Thượng nghị sĩ là những chức sắc quan trọng trong giáo hội Anh, và những chính khách có công lao lớn đối với đất nước. Chính phủ Công Đảng hiện đang tiến hành cải cách Thượng viện theo hướng xóa bỏ chế độ cha truyền con nối, thay vào đó là cử những người có công với đất nước như Nữ hoàng phong cấp.

Hạ viện- House of Commons: Đây là cơ quan lập pháp chủ yếu được bầu theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu, nhiệm kỳ 5 năm. Chức năng chính là thông qua các đạo luật, các chủ trương, chính sách lớn về kinh tế, chính sách đối nội, đối ngoại và giám sát hoạt động của chính phủ.

Cũng giống như Mỹ và Châu âu, kinh tế Liên hiệp Anh là nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, trong đó khu vực tư nhân đóng góp trên 80% GDP và sử dụng khoảng 75% tổng số lao động. Tốc độ tăng trưởng tương đối cao so với các nước thuộc liên minh EU, trung bình đạt khoảng 2,5%- 3%/năm, tỉ lệ thất nghiệp thuộc hàng thấp nhất Châu âu, lạm phát trung bình duy trì mức dưới 3%/năm. Các ngành kinh tế mũi nhọn của Anh là xuất khẩu khí đốt; ngân hàng, tài chính, bảo hiểm; sản xuất thép, đóng tàu, khai thác than; công nghiệp hóa chất, điện tử, viễn thông.

Mỏ than Murton, gần Seaham, hạt Durham, đông bắc nước Anh qua tranh của Wilson Carmichael
Mỏ than Murton, gần Seaham, hạt Durham, đông bắc nước Anh qua tranh của Wilson Carmichael

Đối tác thương mại lớn nhất của Liên hiệp Anh là EU, chiếm 53% tổng xuất khẩu, 52% tổng nhập khẩu. Các quốc gia có giao thương nhiều nhất với Anh thuộc liên minh EU là Đức, Pháp, Hà Lan. Tiếp đến là Mỹ, Nhật, China.

Anh đứng thứ 4 thế giới về đầu tư ra nước ngoài, chiếm khoảng 6.1% tổng đầu tư của thế giới và đứng thứ 7 về nhận đầu tư của thế giới, chiếm 3.8%.

2. Bank of England (BoE)- Ngân hàng trung ương Anh

Ngân hàng trung ương Anh cũng chính là Ngân hàng trung ương của Liên hiệp vương quốc Anh. Cơ quan này có nhiệm vụ hoạch định và thực hiện các chính sách tài chính và tiền tệ chung của Anh quốc thông qua Ủy ban chính sách tiền tệ- The Monetary Policy Committee (MPC). MPC bao gồm chín thành viên, một thống đốc, hai phó thống đốc, hai giám đốc điều hành của ngân hàng trung ương và bốn chuyên gia bên ngoài.

Ngân hàng trung ương Anh
Ngân hàng trung ương Anh

Từ năm 1997, BoE được cấp quyền độc lập trong các hoạch định và thực thi chính sách tiền tệ. Tuy nhiên, các mục tiêu của BoE theo đuổi bao gồm tập trung vào việc đạt mức lạm phát mục tiêu được quyết định bởi Bộ trưởng tài chính (Treasury Chancellor(*) ). Mức lạm phát mục tiêu hiện tại (2014) mà BoE đang theo đuổi là 2%. Ngân hàng trung ương Anh tổ chức các cuộc họp hàng tháng để bàn luận những thay đổi trong chính sách tiền tệ, bao gồm việc thay đổi mức lãi suất tái chiết khấu- Bank repo rate.

(*)Ghi chú: Treasury Chancellor hay Chancellor of the Exchequer là chức danh tương đương Bộ trưởng tài chính của chính phủ. Đối với Anh Quốc, vị trí này có trách nhiệm chính trong việc hoạch định chính sách tài chính (fiscal policy) bao gồm việc lập ngân sách thu chi và chính sách tiền tệ (thiết lập các mục tiêu lạm phát).

Hai ấn bản quan trọng của BoE là Báo cáo lạm phát quý ( Quarterly Inflation report) và bản tin hàng quý (Quarterly bullentin). Nội dung báo cáo lạm phát quý bao gồm những dự đoán về lạm phát, tăng trưởng cho hai năm tiếp theo cùng với những điều chỉnh trong chính sách tiền tiện để theo đuổi các dự báo đó.

Nội dung bản tin hàng quý cung cấp những phân tích về điều kiện, môi trường kinh tế quốc tế tác động đến nền kinh tế Anh quốc. Tất cả những bản tin này bao gồm những miêu tả chi tiết về chính sách của BoE hiện tại và những điều chỉnh thay đổi trong tương lai nếu có. Cũng giống như Fed và ECB, BoE có hai công cụ chính trong điều hành chính sách tiền tệ là Bank Repo Rate và Open Market Operations.

Bank Repo Rate- Lãi suất tái chiết khấu

Không giống với Fed fund rate hay ECB minimum Bid rate, Bank repo rate là lãi suất tái chiết khấu khi mua bán lại các loại giấy tờ có giá như trái phiếu chính phủ chưa đến hạn trả ở các ngân hàng thương mại. Lãi suất tài chiết khấu tăng lên sẽ làm cho các ngân hàng thương mại không muốn bán lại các loại giấy tờ có giá mà họ đang nắm giữ, bởi vì bán lại lúc này thì các ngân hàng phải chiết khấu lại một phần tiền nhiều hơn so với khi bank repo rate chƣa tăng.

Do đó, việc tăng lãi suất này có tác động làm giảm cung tiền, và qua đó có tác động làm giảm lạm phát. Trong trường hợp ngược lại khi lãi suất này giảm xuống thì cung tiền sẽ tăng lên. Bởi vì khi đó các ngân hàng thương mại có chiều hướng mong muốn bán lại các giấy tờ có giá mà họ đang nắm giữ hơn vì bán lại khi này họ chỉ phải chiết khấu một phần tiền nhỏ hơn so với lúc trước.

Xem thêm: Lãi suất Libor là gì?

Lưu ý là lãi suất này khác với lãi suất Libor- loại lãi suất được quyết định bởi hệ thống liên 18 ngân hàng lớn nhất Anh quốc. Libor được tính bằng mức trung bình các mức lãi suất cho vay trên thị trường liên ngân hàng của 18 ngân hàng này (loại bỏ ¼ các mức lãi suất cao nhất và thấp nhất).

Bản chất lãi suất Libor (London Inter Bank Offered Rate)
Bản chất lãi suất Libor (London Inter Bank Offered Rate)

Câu hỏi bạn đọc đang thắc mắc bây giờ là lãi suất đƣợc công bố trên trang Forexfactory dưới tên gọi là Official bank rate là loại lãi suất nào? Đúng không?

Câu trả lời đây là một loại lãi suất khác, và cũng là một công cụ chính yếu của BOE trong điều hành chính sách tài chính, tiền tệ. Official bank rate là loại lãi suất mà BOE lấy khi cho các ngân hàng thương mại vay tiền qua đêm. Điểm này cũng giống như Libor rate là khoản lãi suất các ngân hàng thương mại phải trả cho nhau khi tiến hành vay mượn qua đêm lẫn nhau. Do sự tồn tại của libor rate mà Official bank rate không có nhiều “quyền lực” thật sự nhƣ FED fund rate hay ECB minimum bid rate.

Thí dụ như vào thời điểm hiện tại Libor rate kỳ hạn qua đêm của các ngân hàng thương mại là 0.47438% trong khi Official bank rate là 0.5%. Nếu đem hai mức lãi suất này ra so sánh thì không một ngân hàng thương mại nào đi vay tiền từ BOE cả, lý do là họ có thể đi vay lẫn nhau ở một mức lãi suất thấp hơn.

Nhưng lý do mà market vẫn dành nhiều sự quan tâm đến loại lãi suất Official bank rate là bởi vì sự tăng giảm của nó phản ảnh cái nhìn của một cơ quan đứng đầu trên phương diện quản lý kinh tế. Sự tăng giảm trong loại lãi suất này cũng đồng thời là leading indicator cho lãi suất libor.

Open Market Operations

Bao gồm các hoạt động mua bán cái loại giấy tờ có giá của chính phủ. Các hoạt động thị trường mở này có bản chất cũng giống như việc thay đổi mức lãi suất tái chiết khấu nói ở trên.

3. Những đặc điểm quan trọng của đồng bảng (GBP)

Chú ý sự chênh lệch lợi tức của trái phiếu chính phủ Anh và trái phiếu nước ngoài

Hẳn bạn đọc còn nhớ trong phần viết về đặc điểm của đồng USD tôi có trình bày về mức độ tương quan chặt chẽ giữa cặp tiền GBPUSD và mức chênh lệch lợi tức giữa trái phiếu chính phủ kỳ hạn mười năm của Anh và Mỹ. Điểm đáng nói ở đây là mối tương quan như vậy không chỉ đúng với riêng cặp tiền GBPUSD mà còn đúng với cả những cặp tỉ giá của đồng Bảng khác nữa. GBPJPY là một thí dụ khác như thế. Đây là một trong những đồng tiền hung hăng (high volatility) nhất trong currency market.

Mức stop loss của tôi khi trade currency thường nằm trong khoảng 30- 50 pips, riêng đối với cặp tiền này thì tôi luôn dành ra chừng 70 pips cho mức stop loss khi vào lệnh. Lý do là bởi vì mức độ biến động trong ngày của nó rất cao. Biểu đồ dưới đây cho thấy tầm quan trọng của việc theo dõi mức chênh lệch lợi tức trong trái phiếu của hai chính phủ sở hữu hai đồng tiền riêng biệt.

Chênh lệch lợi tức trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm giữa Đức và Anh giảm xác nhận xu hƣớng cặp tiền EURGB
Chênh lệch lợi tức trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm giữa Đức và Anh giảm xác nhận xu hướng cặp tiền EURGB

Xu hướng GBP và Oil biến động cùng chiều

Anh Quốc sở hữu những công ty năng lượng thuộc hàng lớn nhất trên thế giới, điển hình như tổng cộng ty xăng dầu Anh (British Petroleum). Sản xuất năng lượng nói chung đóng góp khoảng 10% trong tổng số GDP của nước Anh, chính vì thế nên không có gì ngạc nhiên khi thấy đồng bảng biến động khá sát với giá dầu.

Tương quan giữa giá dầu và đồng Bảng
Tương quan giữa giá dầu và đồng Bảng

4. Những chỉ số kinh tế quan trọng của đồng bảng (GBP)

Phần lớn nếu không muốn nói là tất các các chỉ số kinh tế của Anh đều được xây dựng cách tính giống với Mỹ. Nên những chỉ số dưới đây, có thể có tên gọi khác đôi chút với chỉ số tương ứng của Mỹ nhưng ý nghĩa kinh tế thì không thay đổi. Do đó, những mô tả chi tiết về các chỉ số này đều có thể tìm thấy ở các bài viết sau

  • Employment situation
  • Retail Price Index
  • Gross Domestic Product
  • Industrial Production
  • Purchasing Managers Index (PMI)
  • U.K Housing Starts

5. Tác động của Brexit đến cục diện thế giới hiện nay

Ngày 23-6-2016, cử tri nước Anh đã tham gia cuộc bỏ phiếu trưng cầu ý dân. Theo đó, 52% người Anh đồng ý rời khỏi EU. Đây là một quyết định gây sốc với châu Âu và thế giới. Việc người dân Anh bỏ phiếu quyết định rời khỏi EU đã ngay lập tức gây nên cuộc khủng hoảng chính trị ở nước Anh và có thể sẽ đẩy châu Âu vào một cuộc khủng hoảng kinh tế, chính trị, tác động sâu sắc cục diện thế giới hiện nay.

1. Tác động của Brexit đối với nước Anh

– Kinh tế suy thoái, chính trị khủng hoảng

Về kinh tế, sự ra đi của Anh đã gây ra một cú sốc kinh tế ngay lập tức do sự không chắc chắn về tương lai của Anh và EU. Tăng trưởng kinh tế của Anh đã chậm lại trong quý I/2016 do cảm giác bất an liên quan đến cuộc trưng cầu dân ý. Ngay sau khi kết quả của cuộc trưng cầu dân ý được công bố, đồng Bảng Anh đã mất giá 6%, xuống còn 1,33 USD – mức thấp nhất trong vòng 31 năm.

Rời khỏi EU, GDP của nước Anh được dự báo sẽ giảm 6% từ nay đến năm 2020. Ông George Soros (tỷ phú Mỹ gốc Hungary) cảnh báo đồng Bảng sẽ tiếp tục mất giá từ 10% đến 20%. Nước Anh mất 40 tỷ USD đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI khi các nhà đầu tư lớn từ châu Âu có thể sẽ dừng việc đầu tư vào các doanh nghiệp của Anh.

Trong ngắn hạn, đầu tư vào nước Anh có thể giảm, nhưng đồng Bảng mất giá sẽ thúc đẩy hoạt động xuất khẩu. Tuy nhiên, trong dài hạn, nếu đạt được các thỏa thuận với EU, nước Anh vẫn có thể tiếp nhận một lượng đầu tư lớn từ nước ngoài, do Anh là cửa ngõ để tiếp cận thị trường hơn 500 triệu dân của EU.

Brexit
Brexit

Vị thế trung tâm tài chính toàn cầu của London có thể sẽ mất đi.

Theo tờ Financial Times, khi Anh không còn thuộc EU, các ngân hàng có trụ sở tại Anh sẽ mất quyền tự do hoạt động trong EU. Hiện các ngân hàng hàng đầu của Mỹ, như JP Morgan Chase, Goldman Sachs, Bank of America, Citigroup và Morgan Stanley với hàng chục nghìn nhân viên tại Anh, sau sự kiện Brexit, đã lên kế hoạch chuyển một số hoạt động sang Dublin, Paris hay Frankfurthay Milano.

Về chính trị, Bộ trưởng thứ nhất phụ trách xứ Wales, ông Carwyn Jones đã cảnh báo Brexit “sẽ tạo cuộc khủng hoảng hiến pháp lớn cho toàn thể Anh Quốc(1). Sau Brexit,London sẽ phải đối phó với yêu cầu độc lập của Scotland. Phần lớn cử tri người Scotland ủng hộ EU và Đảng Nhân dân Scotland cầm quyền cho biết sẽ kêu gọi mộtcuộctrưng cầu dân ý nếu Anh rời khỏi EU.

Khi các tiêu chuẩn của EU không còn hiệu lực, Quốc hội Anh sẽ phải sửa đổi hoặc bãi bỏ nhiều điều luật hiện nay. Trong trường hợp này, sự khác biệt giữa pháp luật của Anh và EU sẽ tăng lên gây ảnh hưởng cho xuất khẩu của Anh sang EU và khiến Anh trở thành điểm đến kém hấp dẫn của nhà đầu tư. Ngoài ra, sau khi rời khỏi EU, London sẽ phải giải quyết tình trạng của các công dân EU đang làm việc ở Anh cũng như Brussels cần phải xác định tình trạng của các công dân Anh đang sinh sống trong Khối.

Hơn nữa, Chính phủ Anh sẽ cần xây dựng một chính sách nhập cư mới để thu hút các lao động có tay nghề cao và chống lại xu hướng suy giảm dân số của đất nước.

Về vấn đề nhập cưviệc nước Anh “dứt áo” ra đi khỏi EU sẽ làm suy giảm nguồn lao động nhập cư đến từ các nước châu Âu (khoảng 2,15 triệu người). Cùng với đó, gần 1,2 triệu người Anh sinh sống tại các nước EU có thể mất quyền tự do đi lại và tiếp cận các lợi ích xã hội chung trong EU.

Về mặt xã hội, sau Brexit, chủ nghĩa dân tộc và bài ngoại, phân biệt chủng tộc có xu hướng phát triển mạnh. Trên mạng xã hội, các nhóm tân phátxít đòi “Thánh chiến Trắng” (White Jihad) và đòi trục xuất cả những công dân Anh gốc Á – Phi.

Nhiều hàng quán của người Ba Lan bị bôi bẩn, vẽ khẩu hiệu bài xích. Căng thẳng và cảm giác bất an đang ở mức cao trong các cộng đồng người di dân sau cuộc trưng cầu dân ý, vì vấn đề di dân là một vấn đề then chốt thúc đẩy nhiều người bỏ phiếu tán thành đề nghị rời khỏi EU. Theo số liệu thống kê, chỉ có 25% số người trong độ tuổi 18 đến 24 bỏ phiếu cho việc rời khỏi EU, trong khi có tới 61% số người trên 65 tuổi muốn ra đi.

Vị thế quốc tế của Anh bị suy yếu nghiêm trọng và khó có thể lấy lại. 

Giới phân tích cho rằng, việc người dân Anh bỏ phiếu để Anh rời khỏi EU sẽ làm suy yếu ảnh hưởng toàn cầu của Anh trong Liên Hợp quốc, G7 và NATO. Trước hết, Scotland có thể ly khai khỏi Anh trong vòng hai năm tới và có thể sẽ kế thừa vị thế của Anh, là một trong 5 thành viên thường trực của Hội đồng bảo an. Nếu cuộc chia tay giữa Scotland và Vương quốc Anh xảy ra, G7 sẽ phải xem xét lại vai trò thành viên của Anh.

Ngoài ra, mối quan hệ đặc biệt giữa London và Washington cũng như vai trò thành viên của Anh trong NATO có thể sẽ nảy sinh nhiều vấn đề. Mối quan hệ này không bị ảnh hưởng ngay lập tức theo chiều hướng tiêu cực, nhưng sự chồng chéo trong các mối quan hệ sẽ khiến công việc đối ngoại của Anh gặp nhiều khó khăn.

Cựu Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Nicholas Burns – cố vấn của bà Hillary Clinton viết trên twitter của mình: “Có lẽ Anh sẽ vẫn là một đồng minh quan trọng của Mỹ. Nhưng không thể phủ nhận từ nay quan hệ của Mỹ với Đức sẽ là chìa khóa khi thảo luận về các vấn đề liên quan tới châu Âu”(3).

2. Tác động đến châu Âu và thế giới

Sự kiện Brexit sẽ chỉ là một trong nhiều diễn biến có liên quan đến khả năng sắp diễn ra một cuộc sắp xếp lại quyền lực, các mối quan hệ kinh tế, các đường biên giới và các hệ tư tưởng trên toàn thế giới.

Brexit tác động thế nào đến EU
Brexit tác động thế nào đến EU

Một là, Brexit làm suy giảm ảnh hưởng của EU trên toàn cầu. 

Về kinh tếbất ổn chính trị gây ra từ việc Anh rời khỏi EU sẽ làm tổn thương các nền kinh tế ởchâu Âu. Nước Anh đóng một vai trò trong Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB). Giờ đây, việc quốc gia này rút khỏi EU sẽ làm suy yếu vị thế của một liên minh sở hữu thị trường chung lớn nhất thế giới.

Ủy ban châu Âu, Hội đồng châu Âu, Nghị viện châu Âu và cả 6 nước thành viên sáng lập EU gồm Pháp, Italia, Hà Lan, Bỉ và Luxemburg đã hối thúc Anh đàm phán về việc rời EU “càng sớm càng tốt”, mọi sự chậm trễ đều có thể kéo theo những hậu quả lớn cho cả Anh, EU và thị trường toàn cầu.

Về chính trịviệc Anh rời khỏi EU sẽ làm thay đổi cán cân quyền lực trong EU. Nước Anh ra đi sẽ làm cho EU thiếu đi một thành viên trong Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc và một cường quốc về quân sự, làm giảm năng lực đối phó với những thách thức mà châu lục này đang phải giải quyết, như cuộc khủng hoảng di cư, chủ nghĩa khủng bố quốc tế, và cuộc đối đầu với Nga hiện nay…

Đức và Pháp mới đây đã kêu gọi EU làm sâu sắc hơn quan hệ quân sự và an ninh. Thực tế, từ khi khủng hoảng di cư bùng phát, Đức đã phải đứng ra đảm nhận gánh nặng dẫn dắt khu vực về chính trị và kinh tế, nhằm duy trì sự đoàn kết của EU. Nhưng nay, khi Anh rời EU, gánh nặng về vai trò quân sự dường như là quá sức với Đức và vấn đề phân bổ người nhập cư, khiến các quốc gia đau đầu.

Còn nước Pháp chỉ chấp nhận một vai trò đi đầu về quốc phòng trong khuôn khổ của EU, điều vốn đã rất khó khăn trong bối cảnh các nước thành viên ngày càng muốn độc lập khỏi EU. Tổn thất với châu Âu sau Brexit đã khá rõ ràng và cán cân quyền lực châu Âu sẽ phải được định hình lại.

Có quan điểm cho rằng: Brexit sẽ làm Nga mạnh hơn, EU khó đối phó hơn. Nhận định này chủ yếu dựa vào giả thuyết là việc Anh rời EU sẽ làm mạnh hơn quyền lực của Đức trong EU, từ đó sẽ làm trầm trọng thêm bất hòa trong tổ chức này. Nhiều nhà phân tích cũng dự đoán rằng, sau Brexit, thái độ quyết liệt của EU trong trừng phạt Nga quanh vấn đề Ukraine sẽ giảm bớt. Brexit sẽ làm yếu đi quan hệ của EU với Mỹ, đẩy EU đến gần Nga như một đối tác thay thế để hạn chế các cú sốc kinh tế hậu Brexit.

Tuy nhiên, nếu cân nhắc kỹ đến chính sách đối ngoại ở mỗi thành viên EU thì điều này khó có thể xảy ra. Nước Đức vốn có lịch sử hòa giải với Nga hơn nhiều nước châu Âu khác. Đức có quan hệ kinh doanh lâu dài với Nga. Nhiều chính trị gia cấp cao Đức như Ngoại trưởng Franz Walter Steinmeier ủng hộ bỏ trừng phạt Nga. Như vậy, Brexit khó có khả năng làm tăng sức mạnh địa chính trị của Nga tại châu Âu và cũng không có khả năng làm ấm hơn quan hệ giữa Nga với Anh hay với EU, ít nhất trong ngắn hạn.

Hai là, phá vỡ thế cân bằng quyền lực ở châu Âu, làm cho Anh mất an toàn hơn. 

Chính sách phòng thủ chung của EU sẽ bị ảnh hưởng nặng nề vì sau Brexit, quân đội tinh nhuệ của Anh như lực lượng đặc nhiệm SAS, Commandos hay Lữ đoàn nhảy dù sẽ không tham gia các chiến dịch chung của EU, nhất là trong trường hợp châu Âu quyết định can thiệp quân sự để đánh bại lực lượng IS.

Theo giới phân tích, quan hệ liên minh Pháp – Đức vốn là hòn đá tảng của sự đoàn kết EU. Tuy nhiên, Anh đóng vai trò kết nối giữa hai nước, giúp ổn định mối quan hệ giữa đôi bên và rộng hơn là cả châu Âu. Về lâu dài, việc Anh rời khỏi EU dẫn đến sự thay đổi cán cân quyền lực ở châu Âu. Không có Anh trong EU sẽ tạo điều kiện cho các nước theo chủ nghĩa can thiệp, như Pháp, Italia và Tây Ban Nha giành lợi thế trong liên minh.

Đức luôn xem Anh là một đối trọng với Pháp trong EU và nếu không có lá phiếu của Anh trong Hội đồng châu Âu, Đức, Hà Lan và các nước Bắc Âu sẽ mất đi một hậu thuẫn quan trọng trong các cuộc đàm phán. Sự suy yếu của Đức thậm chí có thể khuyến khích Pháp cố gắng kiểm soát vai trò lãnh đạo EU dẫn đến căng thẳng tăng lên giữa hai trụ cột của liên minh.

Sự chia rẽ giữa Đông và Tây Âu có thể tăng lên sau sự ra đi của Anh. Trung và Đông Âu xem Anh như người bảo vệ chính cho các lợi ích của các nước thành viên EU không thuộc Eurozone. Anh là nước ủng hộ mạnh mẽ nhất đối với các biện pháp trừng phạt Nga vốn gắn liền với chính sách của Ba Lan và các nước Baltic. Nếu Anh rời khỏi EU, các nước Trung và Đông Âu có thể bị cô lập hơn trong liên minh và sẽ trở nên hoài nghi hơn. Sự suy yếu trong nội bộ sẽ dẫn đến sự suy yếu ảnh hưởng của EU trên trường quốc tế.