Đặc điểm của các đồng tiền chính (phần 2): Đồng EUR
1. Khái quát chung về đồng EURO
Liên minh Châu âu (EU) bao gồm có 28 nước thành viên và đồng EUR là đồng tiền chính thức của 17 quốc gia trong tổng số 28 nước thuộc liên minh này. Mười bảy quốc gia đó được gọi dưới một tên chung là Khu vực đồng tiền chung Châu âu (Eurozon- EMU- Europian Monetary Union). Trong số 17 quốc gia thuộc khu vực này, Đức, Pháp, Italy là những nước lớn nhất xét trên tổng mức GDP đóng góp vào trong khối. Ba quốc gia này chiếm tới 2/3 tổng mức GDP của khối.
Do đó, khi phân tích về đồng tiền chung EUR, trader đặc biệt ưu tiên dành sự chú ý về ba nước dẫn đầu về kinh tế này. Các quốc gia như Đan Mạch, Thụy Điển và Anh quốc là những nước lớn thuộc liên minh châu âu nhưng không nằm trong khu vực EMU. Ba quốc gia này hiện vẫn đang tiếp tục lưu hành và sử dụng đồng tiền riêng do lo ngại việc sử dụng một đồng tiền chung sẽ làm giảm bớt chủ quyền.
EMU là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới với quy mô tổng sản lượng đạt khoảng 12 ngàn tỉ $ (2012). Với một thị trường tài chính phát triển vào hàng cao nhất, các thị trường trái phiếu, cổ phiếu, giao dịch tương lai của khối EMU là nơi thu hút lượng vốn lớn thứ hai đối với các nhà đầu tư trong và ngoài khối.
Xem thêm: Tỷ giá đồng EUR hôm nay
Hoạt động thương mại đóng một vai trò quan trọng đối với các quốc gia thuộc EMU, không giống với đa số các nền kinh tế lớn. Cán cân thương mại EMU thường duy trì trạng thái cân bằng, rất hiếm khi thậm hụt hay thặng dư lớn.
Tổng mức xuất khẩu của EMU chiếm khoảng 19% tổng xuất khẩu của thế giới trong khi nhập khẩu chiếm khoảng 17%. Các thị trường xuất khẩu lớn nhất của EMU là Mỹ, Nhật Bản, Ba Lan và China, trong khi các thị trường nhập khẩu dẫn đầu là Mỹ, Nhật, China, và Nga. EMU cũng là một nền kinh tế dịch vụ với gần 70% đóng góp trong tổng mức GDP. Các ngành sản xuất công nghiệp, khai khoáng chiếm khoảng 22%.
2. The European Central Bank (ECB)- cơ quan điều hành chính sách tiền tệ của EMU
Cơ quan này có trách nhiệm điều hành chính sách tiền tệ chung cho các nƣớc thuộc khối Eurozon. Ban điều hành ECB bao gồm sáu người, một chủ tịch, một phó chủ tịch cùng với bốn quan chức ECB khác. Không có văn bản quy định nào nhưng bốn thành viên điều hành này từ xưa cho tới nay đều là đại diện của các ngân trung ương Pháp, Đức, Ý và Tây Ban Nha.
ECB thường tổ chức các cuộc họp định kỳ vào ngày đầu của mỗi tháng để thảo luận về chính sách tiền tệ, quy định mức lãi suất cơ bản phù hợp với tình hình kinh tế. Những thay đổi trong chính sách tiền tệ thông thường sẽ được chủ tịch (hiện thời là Christine Lagarde) công bố trong phần họp báo sau khi kết thúc cuộc họp 45 phút và trả lời các câu hỏi liên quan trong phần Q&A (Question and Answer).
Trong thời gian này market thường trở nên rất biến động và khó đoán định trước. Thậm chí nhiều khi nó đảo ngược luôn xu hướng lúc trước nếu có chú nào đó nói năng lộn xộn, không rõ ràng. Đây là thời điểm mà Traders on the Street đi đào sâu vào từng câu, chữ được phát ra từ cửa miệng của chủ tịch ECB.
Không giống với cục dữ trữ liên bang Mỹ hay ngân hàng trung ương Anh quốc, ECB không công bố văn bản nào về cuộc họp. Giống như cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed), ngân hàng trung ương châu âu (ECB) có hai công cụ chính trong điều hành chính sách tiền tệ đó là hoạt động thị trường mở và lãi suất cơ bản.
Open Market Operations (Hoạt động thị trường mở)
Cũng giống như cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed), ngân hàng trung ương châu âu (ECB) tiến hành các hoạt động mua và và bán ra các loại giấy tờ có giá của chính phủ trên thị trường. Thông qua hoạt động này ECB tác động trực tiếp đến nguồn vốn khả dụng của các ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng, từ đó điều tiết lượng cung ứng tiền tệ và tác động gián tiếp đến lãi suất cho vay trên thị trường.
Tuy nhiên, không giống với Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED), các chính sách thực thi hoạt động thị trường mở của ECB thường khó khăn và phức tạp hơn rất nhiều. Nguyên nhân là vì EUR là một đồng tiền chung của các nước trong khối Eurozon. Nên khi xây dựng chính sách thu mua hay bán tài sản trên thị trường mở, ECB cần phải cân nhắc kỹ càng về tỉ trọng mua, bán dành cho mỗi nước thành viên.
Bất cứ một sự thiên lệch nào nằm trong chính sách này cũng đều tiềm ẩn các nguy cơ phát sinh xung đột lợi ích giữa các nước trong khối với nhau.
Một thí dụ mới đây là chương trình nới lỏng định lượng QE trị giá 1140 tỉ EUR sẽ được thực thi vào tháng 03/2015 kéo dài đến tháng 09/2016. Trước đó ECB từng vấp phải rất nhiều sự phản đối của Đức là quốc gia lớn nhất trong khối do những lo ngại bị “thiệt thòi” nếu QE được triển khai. Cả vú lấp miệng em mà, hành động này đâu khác gì câu ngạn ngữ cổ “muốn ăn gắp bỏ cho người” đâu.
Chuyện Đức luôn là kẻ lên tiếng phản đối QE này thực chất là để đòi quyền lợi nhiều hơn các nước khác trong khối mà thôi, chứ bản thân kinh tế Đức cũng đâu có gì khá khẩm hơn là bao các quốc gia khác đâu mà không muốn liều thuốc QE này chứ.
After all, sau các cuộc họp bàn thì cuối cùng QE cũng được triển khai với tỉ lệ mua tài sản ở Đức cao nhất (18%-please check) , Pháp (12%)…Riêng Hy Lạp và Cyrus dường như là quốc gia bị thiệt thòi nhất khi QE đƣợc triển khai nhưng không hề có phần dành cho họ. Thói đời là vậy mà, thấp cổ bé họng thì kêu gào được ai đâu!
ECB Minimum Bid Rate (Repo rate)- Lãi suất cơ bản
Đây là mức lãi suất mà ECB quy định cho các ngân hàng trung ương tại các quốc gia thành viên vay tiền. Nó cũng chính là mức lãi suất mà được đem ra thảo luận tại các cuộc họp bàn thường kỳ của ECB. Sự thay đổi lãi suất cơ bản này có tác động lớn đến đồng EUR và kinh tế của cả khu vực. Khi lãi suất này tăng lên, thường sẽ làm cho đồng Euro tăng giá nhưng cùng đồng thời làm tăng chi khi vay mượn trên thị trường, do đó cản trở kinh tế tăng trưởng.
Chính sách tăng lãi suất thường được áp dụng trong các thời kỳ lạm phát tăng cao. Trường hợp ngược lại, khi Repo rate giảm thường sẽ làm giảm giá đồng tiền chung nhưng lại có ý nghĩa tích cực là thúc đẩy kinh tế phát triển. Chính sách thường được xài trong các kỳ kinh tế bị suy yếu.
Một điểm khá đặc biệt của lãi suất repo rate này mà không mấy ngân hàng trung ương trên thế giới có là nó được ngân hàng trung ương ECB dự báo qua mô hình Taylor(*). Danh từ nhà nghề gọi đây là Taylor rule.
Nội dung chính mô hình này là nó đi dự báo lãi suất cơ bản dựa trên tỉ lệ lạm phát và tăng trưởng. Cụ thể là nếu tỉ lệ lạm phát tăng 1% thì lãi suất cơ bản cũng nên tăng hơn 1% và nếu GDP giảm 1% thì lãi suất cũng nên giảm 0,5%. Dựa trên quy tắc này, trader nhiều khi sẽ tiên đoán hành động cắt giảm or tăng phân lời của ECB mỗi khi các số liệu liên quan như lạm phát và tăng trưởng GDP được công bố.
(*)Ghi chú: Năm 1993, nhà nghiên cứu John B. Taylor, Giáo sư Đại học Stanford (Mỹ) đã tiến hành nghiên cứu thực nghiệm đối với chính sách lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Federal Reserve – FED) trong vòng một thập niên trong giai đoạn 1980-1990 và phát hiện ra rằng biến động lãi suất điều hành của FED tuân thủ theo một nguyên tắc nhất định trong mối tương quan với lạm phát và tăng trưởng kinh tế.
Mặc dù được nghiên cứu dựa trên dữ liệu của the FED nhưng hiện thời trong số các central bank trên thế giới hiện thời thì ECB lại là ngân hàng áp dụng model này nhiều nhất chứ không phải là the FED hay một ngân hàng trung ương nào khác.
Từ quan sát trên, Taylor đã mở rộng nghiên cứu và khái quát hóa thành một nguyên tắc điều hành lãi suất của NHTW gọi là Nguyên tắc Taylor (the Taylor Rule – TR). Theo TR, lãi suất điều hành cần điều chỉnh phù hợp với thay đổi của chênh lệch sản lượng (output gap – chênh lệch giữa GDP tiềm năng và GDP thực tế trong một thời kỳ) và chênh lệch lạm phát (chênh lệch giữa mức lạm phát thực tế và mức lạm phát mục tiêu) trong nền kinh tế. TR được biểu hiện bằng hàm phản ứng chính sách (reaction function) sau:
Trong đó:
it : là lãi suất điều hành của NHTW theo TR
πt: là tỷ lệ lạm phát tính theo chỉ số GDP deflator π*t: là tỷ lệ lạm phát mục tiêu;
rt: lãi suất thực cân bằng giả định;
aπ và ay: là các tham số phản ứng chính sách (reaction parameters) hay trọng số đối với tăng trưởng và lạm phát;
yt: tăng trưởng GDP;
ȳt: tăng trưởng GDP tiềm năng.
3. Các đặc điểm chính của đồng tiền chung châu âu (EUR)
Nợ công là vấn đề lớn của các nước thuộc liên minh tiền tệ EMU
Năm 1992, hiệp ước Masstricht được thành lập để quy định về chính sách tiền tệ cho các nước thành viên EU (đặc biệt là các nước thuộc Eurozon). Theo đó tỉ lệ lãi suất được ấn định chung, các thành viên eurozon có quyền lập chương trình tài khóa riêng nhưng không được quyền in tiền và điều hành chính sách liên quan đến tiền tệ vì đó là một đồng tiền chung.
Thêm vào đó các thành viên EU phải tuân thủ quy định không được để thâm hụt ngân sách vượt quá 3% GDP quốc gia; nợ công không vượt quá 60% và lạm phát không được phép vƣợt quá 1.5%/năm. Ngân hàng trung ương châu âu ECB cũng không có quyền cho vay trực tiếp đến các chính phủ quốc gia thành viên mà phải cho vay gián tiếp qua hệ thống ngân hàng nước sở tại.
Về góc độ tài chính, các nước thành viên Eurozon vẫn tương đối độc lập, bao gồm thu chi ngân sách và điều hành kinh tế vĩ mô nhưng TUYỆT ĐỐI không có quyền thu hồi hoặc phát hành tiền tệ.
Cơ chế nêu trên đã loại trừ giải pháp truyền thống là in tiền khi thâm hụt ngân sách hay thiếu nợ… vì quyền này đã thuộc về ECB. Tháng 11/2009, Hy Lạp tuyên bố thâm hụt ngân sách 12,7% GDP cao gấp hơn 4 lần mức cho phép theo hiệp ước Maastricht, dẫn đến việc Hy Lạp phải bó tay và xin cứu trợ để thanh toán khoản nợ 20 tỉ EUR.
Sự kiện Hy Lạp khi đó đã làm cho thị trường tài chính toàn cầu một phen trao đảo khi traders nhìn sang các nước khác thuộc liên minh tiền tệ chung cũng đứng trước nguy cơ vỡ nợ rất cao như Ireland, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Italy… Sự kiện này đã buộc quỹ tiền tệ quốc tế IFM và ngân hàng trung ương châu âu ECB phải lần lượt đưa ra hai gói cứu trợ nhằm giúp các nước này thoát khỏi nguy cơ vỡ nợ.
Nhận rõ lỗ hổng về cơ chế tài chính, tại hội nghị Thượng đỉnh EU tại Brussel ngày 2/3/2012, 25 trong tổng số 27 (Tại thời điểm này EU mới chỉ có 27 quốc gia thành viên) quốc gia thành viên thuộc liên minh EU đã ký bản hiệp ƣớc mới có tên đầy đủ là bản hiệp ước về ổn định, phối hợp và quản lý trong liên minh tiền tệ và kinh tế.
Đây được coi là nền tảng để đối phó với cuộc khủng hoảng nợ công kéo dài tại châu âu. Theo hiệp ước mới, tất cả các nước EU phải tuân thủ “quy tắc vàng” về kỷ luật ngân sách là thâm hụt ngân sách không đƣợc vượt quá 0.5% GDP. Đối với các nước có mức nợ công thấp, thâm hụt ngân sách không vượt quá 1% GDP. Nợ của tất cả các nước EU không được vượt quá 60% GDP. Các nước có nợ công cao hơn 60% GDP (hiện có 24/28 nước) phải giảm nợ tối thiểu 5% mỗi năm.
Kinh tế Eurozon được dẫn dắt bởi kinh tế của ba nước thành viên Đức, Pháp, Italy
Ba quốc gia thành viên này chiếm tới 2/3 tổng sản lượng GDP của khối eurozon. Tính riêng Đức đã chiếm tới gần 30% tổng GDP. Do đó, kinh tế của ba quốc gia này, đặc biệt là kinh tế Đức đóng vai trò quan trọng, là nền kinh tế dẫn dắt của toàn khối.
Chính vì điểm này nên không có gì ngạc nhiên khi lợi tức trái phiếu chính phủ Đức (German Bund) và thị trường chứng khoán Đức thường là chỉ tiêu đầu tiên được xem xét khi đánh giá về viễn ảnh kinh tế khu vực Eurozon nói chung trong các nghiên cứu, phân tích về sức mạnh kinh tế của khu vực này. Một chiêu thức rất thường được xài khi tiên đoán về viễn ảnh tương lai của nền kinh tế EMU là so sánh mức chệnh lệch lợi tức giữa trái phiếu chính phủ Đức và Mỹ có cùng kỳ hạn.
Khi lợi tức trái phiếu của Đức tăng lên với một tốc độ nhanh hơn lợi tức cùng kỳ hạn của Mỹ làm cho mức độ chệnh lệch này tăng lên thì đó là một chỉ báo mang tính bullish nhiều hơn cho vùng đất EURO. Ngược lại khi mức chênh lệch này tụt giảm là dấu hiệu kinh tế EMU sẽ đi xuống.
Mâu thuẫn lợi ích giữa các quốc gia thành viên tiềm ẩn rủi ro quốc gia thành viên tác khỏi khối qua đó làm giảm giá đồng EUR
Lấy một thí dụ đơn giản dễ nhiểu nhƣ thế này: Hy Lạp là quốc gia nhỏ trong khối Eurozon, chỉ đóng góp 2,2% vào GDP của khối, nên nếu xét riêng, xét độc lập thì việc nước này rút khỏi liên minh tiền tệ sẽ không gây tổn thất lớn về mặt kinh tế, thương mại nào.
Song điều đáng lo ngại là ở chỗ, sự ra đi của Hy Lạp có thể tạo ra một tiền lệ “nguy hiểm” với kết cục có thể là Eurozone sẽ nhanh chóng tan rã một khi các thành viên dễ bị tổn thương khác, như Tây Ban Nha và Italia có chung điểm tương đồng là tỉ lệ nợ công cao, nối gót Hy Lạp.
Điểm đáng sợ ở đây là vấn đề tâm lý thôi. Khi một quốc gia phải “bật ra” khỏi khối thì cũng là lúc dấy lên câu hỏi trong đầu ngƣời investor/trader là “who is next?” Chỉ riêng câu chuyện của Hy Lạp- một quốc gia vào hạng em út nhất trong khối với một tương lai sẽ đi hay ở mà còn làm cho đồng EUR bị sell off te tua như vậy thì thử hỏi nếu một quốc gia khác trong tương lai vì một mâu thuẫn khác đe dọa đến khả năng ở lại hay ra đi thì đồng tiền chung còn bị bán tháo bao nhiêu nữa đây? Hmmm you make a call, man.
Cặp tiền EUR/USD và GOLD tương quan chặt chẽ
Kết luận này đúng trong phần lớn thời gian, tuy nhiên không phải lúc nào cũng thế. Biểu đồ dưới đây là một ví dụ cho kết luận này. Theo đó thì từ khoảng tháng ba cho đến tháng mười một năm 2014, cặp tiền EURUSD và Gold đi cùng hướng với nhau.
Tuy nhiên từ đầu tháng 12 trở đi thì quan hệ này bị đảo ngược. Nguyên nhân của sự đảo ngược này là do các đồn đoán và việc ngân hàng trung ương Châu âu sẽ thực hiện gói lới lỏng định lượng (QE) trong năm 2015. Tâm lý đồn đoán này làm giảm giá đồng EUR đồng thời gây mất niềm tin vào tiền giấy nói chung do đó đẩy một lượng tiền tìm về với GOLD như là một mặt hàng trú ẩn.
Biểu đồ trên có thể coi nhƣ một minh chứng cho quan niệm rằng trading là rất flexible (tạm dịch linh hoạt). Tùy từng mỗi điều kiện, hoàn cảnh của thị trường mà người trader nên có những lập cho phù hợp với thực tế. Trading thành công tuyệt đối không nên cứng nhắc.
4. Các chỉ số kinh tế quan trọng của đồng tiền chung
Với đặc trưng là một liên minh kinh tế trong đó Đức, Pháp, Italy chiếm tới 2/3 tổng sản lượng GDP của khối. Khi đọc các chỉ số kinh tế của vùng đất này, market nói chung và currency trader nói riêng trở nên đặc biệt chú ý hơn tới chỉ số của các nước đầu tàu này.
Các số liệu thống kê trong cùng một lĩnh vực của các nước khác nhau trong khối thường không được thông cáo báo chí tại cùng một thời điểm, do đó tiểu xảo khi đọc số liệu kinh tế của vùng đất Euro này là dựa vào số liệu của nước này để tiên đoán số liệu sẽ công bố của nước tiếp theo.
Lý do áp dụng như vậy là vì kinh tế các nước này thường diễn biến cùng chiều với nhau. Khi kinh tế một trong các nước dẫn đầu này tốt lên thì thường kéo theo sự tốt lên ở các nền kinh tế khác trong khu vực. Tuy nhiên, quy tắc này không phải lúc nào cũng đúng. Do đó, tùy từng thời điểm và những cơ sở dữ liệu khác mà trader nên có những nhận định sao cho phù hợp với từng thời kỳ. Tiểu xảo trên chỉ nên coi như một phương thức tham khảo thêm khác hơn là lý do chính cho quyết định mua bán.
Preliminary GDP- GDP sơ bộ
Là một con số ước đoán của cơ quan thống kê châu âu dựa trên dữ liệu thu thập của một số lượng đủ lớn các nước thuộc liên minh như Đức, Pháp, Hà Lan.
German Industrial Production- sản xuất công nghiệp của Đức
Đây là số liệu sản xuất công nghiệp của Đức đã loại bỏ yếu tố mùa vụ. Chỉ số này được tổng hợp nên từ bốn ngành công nghiệp con là khai khoáng, sản xuất, năng lượng và xây dựng. Market thường tập trung sự chú ý của mình vào tỉ lệ thay đổi trung bình hàng kỳ sau khi đã hiệu chỉnh mùa vụ.
Inflation Indicators- Các chỉ báo lạm phát
Bao gồm hai chỉ báo chính trong đó là Chỉ số giá tiêu dùng điều hòa (Harmonized Index of Consumer Price- HICP) và mức cung tiền M3. HICP là một chỉ số tổng hợp nên bởi chỉ số CPI của các quốc gia trong khối. Nó bao gồm khoảng hơn một trăm chỉ số con trong đó, được tính toán theo phương pháp trọng số.
Mỗi trọng số được xác định cho từng quốc gia riêng lẻ dựa trên tổng mức GDP. HICP được thông báo vào cuối mỗi tháng và trở nên đặc biệt quan trọng vì ngân hàng trung ương châu âu (ECB) sử dụng chỉ số này để làm căn cứ theo dõi biến động của lạm phát. Mức lạm phát mục tiêu của ECB thường giao động trong khoảng dưới 2%. Mức cung tiền M3 là một thước đo phổ biến khác để dự đoán lạm phát trong nền kinh tế. M3 bao gồm các loại từ tiền giấy, tiền đồng cho đến các khoản tiền gửi tại ngân hàng.
German Unemployment
Xem ở các bài viết sau
Individual Country Budget Deficits
Ngày nay, thâm hụt ngân sách quốc gia của các nước thành viên eurozon trở nên đặc biệt quan trọng hơn bất cứ thời kỳ nào khác vì vấn đề nợ công, đe dọa trực tiếp đến sự ổn định và phát triển của khối. Khác với các chỉ số kinh tế khác của vùng, market thường chỉ dành sự chú ý vào các nền kinh tế lớn nhất. Riêng với mức thâm hụt ngân sách người ta chú ý vào tất cả các nước trong khối, đặc biệt là các nước có tỉ lệ nợ công cao nhất.