Tại sao đồng USD được xem là tài sản an toàn?
Tại sao đồng USD được xem là tài sản an toàn?
Có lẽ các bạn sẽ thắc mắc là tại sao mà đồng USD lại được xem là tài sản an toàn đúng không? Trong suốt quá trình phát triển của lịch sử tiền pháp định cho đến tận ngày nay, sự vươn lên mạnh mẽ và vị thế bá chủ của Mỹ được tất cả mọi người thừa nhận. Trải qua hàng trăm năm lịch sử, nhiều cuộc chiến tranh tàn khốc, hầu hết các quốc gia khác phải đối mặt với những tổn thất nặng nề, kinh tế suy yếu thì nước Mỹ lại nhân cơ hội đó thể hiện sự bành trướng và ngôi vương của mình.
Trở thành cường quốc giàu mạnh nhất cả về kinh tế và quân sự. Cũng chính vì thế mà đồng USD nghiễm nhiên trở thành đồng tiền có quyền lực nhất trên thế giới ngày nay. Nó được xem là đồng tiền dự trữ bắt buộc mà central bank nào cũng phải có để phòng những trường hợp có biến động xảy ra.
Nói thêm một chút về lý do Tôi đưa USD vào chương các lớp tài sản an toàn và rủi ro là vì tầm quan trọng của USD hiện tại là không cần phải bàn cãi, thế nhưng cái hay ở chỗ là khi nào thì USD là thứ tài sản an toàn mà người ta sẽ ôm khư khư nó chứ nhất quyết không đổi sang đồng nội tệ, khi nào thì người ta cảm thấy bất an với đồng USD nhất và buộc phải bán USD để chuyển sang một thứ tài sản khác?
Các bạn thử đặt một câu hỏi thế này: Nếu như có biến động liên quan đến giá trị đồng VND chẳng hạn, như là vừa rồi Ngân Hàng Nhà Nước thông báo cắt giảm lãi suất tiền gửi USD và người dân phải trả thêm tiền để gửi USD nữa kia, cộng với đó là NHNN phá giá đồng VND và nới rộng biên độ tỉ giá USDVND thì người dân sẽ phản ứng thế nào?
Có phải người ta sẽ lo sợ thêm không, người ta sẽ càng cảm thấy bất an khi giữ đồng VND trong người, sợ rằng VND sẽ mất giá trị thêm và để phản ứng lại với những điều trên thì người ta sẽ càng giữ chặt USD hơn, thà mang nó sang nước ngoài giữ để hưởng lãi suất cao hơn, thà là bỏ USD trong két sắt hoặc mua tài sản cố định để bảo toàn số tiền mặt hiện có chứ ai dại gì nắm giữ đồng VND.
Một ví dụ khác là Trung Quốc rơi vào khủng hoảng, thị trường chứng khoán sụp đổ, chính phủ Trung Quốc buộc phải sử dụng hình thức phá giá CNY để kích thích xuất khẩu, đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ hàng hóa ra nước ngoài. Làm như thế thì chỉ có lợi cho xuất khẩu thôi, người dân Trung Quốc sẽ phải gành hậu quả khi giá cả các mặt hàng đồng loạt tăng, tiêu dùng trong nước sẽ giảm.
Thế nhưng vì sao Chính phủ Trung Quốc phải làm vậy? Bởi vì nền kinh tế Trung Quốc phân hóa không đồng đều, các khu công nghiệp không được dàn trải đều trên khắp lãnh thổ, một đại bộ phận dân Trung Quốc giàu có thôi còn phần lớn dân vẫn phải chịu cảnh nghèo đói, tiêu dùng trong nước quá thấp… vì thế nên để kích thích nền kinh tế phát triển chóng mặt như hiện nay thì Trung Quốc chỉ còn cách là phải xuất cảng thật nhiều.
Do đó biện pháp phá giá đồng CNY là phương án tốt nhất mà PBOC có thể làm để can thiệp vào thị trường. Thế nhưng càng phá giá CNY thì người dân lại càng mất niềm tin vào chính phủ, mất niềm tin vào đồng CNY… Người ta sẽ không giữ đồng CNY nữa mà sẽ đổi sang USD và các tài sản cố định, dễ dàng nhận thấy nhất là người ta sẽ chạy sang Nhật Bản dầu tiên, đồng JPY tăng là vì thế nữa.
Trong giai đoạn khủng hoảng này để tránh lượng tiền thất thoát sang nước ngoài, tránh đồng CNY sẽ mất đi giá trị thì chính phủ Trung Quốc lại thực hiện thêm một biện pháp là bán USD dự trữ để đổi lấy tài sản được định giá bằng CNY. Điều này để thấy tầm quan trọng của việc dự trữ USD của các central bank lớn như thế nào.
Thêm một ý nữa là nhiều người thắc mắc tại sao không để EUR, AUD, JPY … mà cứ phải là USD? Đơn giản vì vị thế của nước Mỹ là bá chủ, hiện tại và có lẽ hàng trăm năm nữa hoặc là không bao giờ có quốc gia nào có thể lật đổ được vị thế này của nước Mỹ. Bởi vì sự hùng mạnh đó cho nên giữ đồng USD sẽ có “cảm giác” an toàn hơn khi giữ một đồng tiền nào khác.
Bởi vì dù USD có mất giá thế nào, xảy ra cơ sự gì đi nữa thì giá trị của nó cũng không suy giảm nhiều, vì sự đảm bảo đó mà các central bank phải làm sao đó giữ được càng nhiều USD càng tốt để khi nào có biến động thì phải dùng USD để cứu lấy nền kinh tế và cứu lấy chính đồng tiền của họ.
Tại sao các quốc gia lớn mạnh, càng giàu có lại càng phải dự trữ nhiều USD? Theo cá nhân Tôi thì các quốc gia càng giàu mạnh thì đồng tiền của họ càng có giá trị, họ lại càng phải giữ giá trị của đồng tiền không bị mất giá và đảm bảo rằng nền kinh tế được duy trì ổn định tăng trưởng.
Và nền kinh tế càng lớn mạnh thì các chi phí trong nền kinh tế sẽ càng cao, vậy cho nên khi dự trữ nhiều USD các quốc gia đó sẽ tự tin mỗi khi có biến động trên thị trường là sẽ tung ra lượng USD cần thiết để duy trì không để cho đồng nội tệ mất giá.
Ví dụ điển hình là Nga đó: trong thời gian qua Nga phải hứng nhịu đòn trừng phạt kinh tế từ phương Tây và Mỹ, hứng chịu tổn thất khi giá Dầu giảm sâu… Chính phủ Nga đã phải thức hiện chính sách bán USD và Vàng để cứu lấy đồng RUB khỏi mất giá. Sự sụp đổ của đồng RUB đã khiến cho kinh tế Nga suy yếu rất nhiều, và nếu như không có lượng USD và Vàng dự trữ nhiều thì có lẽ bây giờ đồng RUB đã trở thành mớ giấy lộn không có bao nhiêu giá trị nữa rồi.
Có lẽ người ta mặc định trong tư tưởng là ai dự trữ nhiều USD hơn thì đó là cường quốc, là một quốc gia giàu mạnh và có đủ khả năng đương đầu với những sóng gió trên thị trường tài chính. Rõ ràng nhất là các bạn theo dõi bức hình ở dưới sẽ thấy Trung Quốc, Nhật và nguyên khối EU cộng lại đang chia nhau 3 vị trí dẫn đầu trong dự trữ USD.
Các quốc gia càng giàu thì dự trữ càng nhiều ngoại hối, đương nhiên là thế rồi, đánh giá tình hình sức khỏe của một nền kinh tế người ta cũng phải xem thử nền kinh tế đó có bao nhiêu USD để có thể sử dụng những lúc cần nhất mà bình ổn thị trường, giữ giá đồng nội tệ lúc cần thiết. Giả sử nếu đồng nội tệ bốc hơi, mất giá hàng trăm % đi thì chuyện gì xảy ra.
Nền kinh tế suy yếu thì liệu rằng đất nước còn đủ sức chống chọi với các thế lực bên ngoài không, còn đủ sức để bảo vệ an toàn quốc gia không, có thể đảm bảo chế độ quốc gia tồn tại hay không. Đồng nội tệ chính là trái tim của một quốc gia là vì thế đó. Trái tim có khỏe thì mới có sức mà đề kháng lại các tác động từ bên ngoài, từ chính nội tại của đất nước mà đúng không.
Đó là những lập luận cơ bản nhất về tầm quan trọng của đồng USD cũng như vai trò của nó đối với bất kỳ một quốc gia nào. Nhưng đồng USD là tài sản an toàn thì không có nghĩa rằng nó không phải là tài sản rủi ro nhé. Khi nào thì USD trở thành tài sản an toàn và khi nào nó lại là tài sản rủi ro? Tôi sẽ lấy những ví dụ ngắn hạn để các bạn dựa theo đó mà trade các món hàng định giá bằng USD nhé.
Khi các nền kinh tế khác rơi vào khủng hoảng, lạm phát tăng cao, giá trị các thứ hàng hóa giảm mạnh thì người ta sẽ tìm tới USD với mong muốn là giá trị USD sẽ không giảm mạnh, tiền của họ sẽ không mất thêm giá trị. Hơn nữa trong một số thời điểm dòng tiền tìm về với trái phiếu tăng mạnh thì buộc người ta phải dùng USD để mua trái phiếu, vì thế đồng USD trở thành tài sản, giá trị USD tăng nên một cái tâm lý hiện hữu là nên mua những cái gì an toàn được định giá bằng USD, hoặc dự trữ chính USD để đảm bảo sự an toàn đó.
Theo Wikipedia: Mục đích dự trữ ngoại hối của các quốc gia trên thế giới là vì:
Chính sách dự trữ các tài sản quốc tế cho phép một ngân hàng trung ương có thể sử dụng nguồn ngoại tệ đó để mua đồng nội tệ, được coi là một trách nhiệm đối với các ngân hàng trung ương. Như vậy, lượng dự trữ ngoại hối có thể thay đổi khi một ngân hàng trung ương thực hiện các chính sách tiền tệ, nhưng sự linh hoạt này cần được phân tích kỹ lưỡng trong bối cảnh mức độ luân chuyển dòng vốn, các tỉ lệ trao đổi và những yếu tố khác. Nhưng với một quốc gia có tỉ giá hối đoái cố định sẽ không thể thực hiện được chính sách tiền tệ độc lập.
Một ngân hàng trung ương mà thực hiện chính sách tỉ giá hối đoái cố định có thể phải đối mặt với một tình huống mà nguồn cung cấp và nhu cầu sẽ có xu hướng đẩy giá trị của đồng tiền xuống thấp hơn hoặc cao hơn (tăng trong nhu cầu tiền tệ có thể đẩy giá trị của nó cao hơn) và do đó các ngân hàng trung ương sẽ phải sử dụng nguồn dự trữ ngoại hối để duy trì tỉ giá hối đoái cố định đó.
Dưới sự linh hoạt trong cơ chế, thay đổi trong dự trữ ngoại hối là một biện pháp tạm thời, do tỉ giá hối đoái gắn các chính sách tiền tệ trong nước với các nước khác về các chính sách tiền tệ cơ bản. Do đó về lâu dài chính sách tiền tệ đã được điều chỉnh phù hợp với tình hình của đất nước, nếu không có điều đó thì các quốc gia này sẽ phải vay tiền nhiều hơn, nợ công nhiều hơn và sẽ phải tìm cách thu hút dòng vốn đầu tư nhiều hơn nữa…
Giữ tỉ giá cố định cũng được xem là một hình thức chính sách tiền tệ linh hoạt, sẽ đảm bảo chắc chắn rằng đồng tiền nội tệ sẽ không mất giá quá nhanh, với bối cảnh là một nền kinh tế mới nổi thì đương nhiên sẽ không đủ tiềm lực để mà chống chọi lại được với những đợt biến động trên thị trường được, vì thế buộc các quốc gia này phải giữ cố định tỉ giá.
Trong một chế độ tỉ giá linh hoạt hoặc thả nổi tỉ giá hối đoái, các ngân hàng trung ương không can thiệp vào động lực tỉ giá hối đoái, do đó tỉ giá được xác định bằng lực thị trường. Về mặt lý thuyết, trong trường hợp này dự trữ là không cần thiết. Công cụ khác của chính sách tiền tệ thường được sử dụng chẳng hạn như lãi suất trong bối cảnh cần hướng đến một mức lạm phát mục tiêu.
Cơ chế tỉ giá hối đoái hỗn hợp có thể yêu cầu sử dụng của các hoạt động ngoại hối để duy trì tỉ giá mục tiêu trong thời gian quy định, chẳng hạn như cơ chế tỉ giá hối đoái quy định. Như đã thấy ở trên, có một mối quan hệ mật thiết giữa các chính sách tỉ giá hối đoái và chính sách tiền tệ.
Ví dụ để duy trì tỉ giá hối đoái nếu có nhu cầu gia tăng, các ngân hàng trung ương có thể phát hành thêm đồng nội tệ và mua lại ngoại tệ, như vậy sẽ làm tăng tổng dự trữ ngoại hối nhưng lại phải đối mặt với vấn nạn lạm phát đồng nội tệ, càng tung ra nhiều tiền thì đồng tiền nội tệ sẽ càng suy yếu, tiềm lực của đất nước sẽ giảm đi.
Vì thế mà không thể nào in thêm tiền được, buộc các central bank phải tìm cách huy động lượng kiều hối, huy động ngoại hối trong dân, nhưng huy động thế nào thì lại phải sử dụng các chính sách tiền tệ phù hợp để kích thích việc gửi tiết kiệm USD của người dân…
Vì lượng dự trữ ngoại tệ sẵn có đó sẽ là lượng tiền được dùng để bảo vệ một đồng nội tệ yếu, một cuộc khủng hoảng tiền tệ hoặc giảm giá có thể là kết quả cuối cùng. Đối với một đồng tiền có nhu cầu rất cao và đang tăng, dự trữ ngoại hối có thể được tích lũy liên tục trên lý thuyết, nếu can thiệp được thông qua nghiệp vụ thị trường mở để ngăn chặn lạm phát tăng cao.
Mặt khác, điều này rất tốn kém, vì việc này được thực hiện bởi công cụ Nợ (ở một số quốc gia các central bank không được phép phát hành ra nợ bằng trái phiếu). Trong thực tế rất ít ngân hàng trung ương hoặc các chế độ tiền tệ hoạt động trên một mức độ đơn giản như vậy, sẽ có thêm nhiều yếu tố khác (nhu cầu trong nước, sản xuất và năng suất, nhập khẩu và xuất khẩu, giá cả tương đối của các hàng hóa và dịch vụ…) sẽ ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng.
Bên cạnh đó giả thuyết rằng các nền kinh tế trên thế giới hoạt động dưới sự linh hoạt trong nguồn vốn chưa thực sự hoàn hảo và đó là thiếu sót.
Như một hệ quả, ngay cả những ngân hàng trung ương mà hạn chế nghiêm ngặt các can thiệp ngoại hối thường nhận ra rằng thị trường tiền tệ có thể dễ bay hơi (ý nói là không ổn định về giá trị) và có thể can thiệp để chống lại các tác động trong ngắn hạn (có thể bao gồm các cuộc tấn công đầu cơ). Như vậy sự can thiệp không có nghĩa là họ đang bảo vệ một mức tỉ giá xác định.
Do đó những điều này cao hơn năng lực của các ngân hàng trung ương để làm ổn định các biến động của cán cân thanh toán và đảm bảo trong thời gian dài. Các bạn có thể tham khảo thêm ở đây:
https://en.wikipedia.org/wiki/Foreign-exchange_reserves.
Bên cạnh là một thứ tài sản được xem là an toàn trong một số thời điểm thì USD cũng trở thành một thứ tài sản rất rủi ro trong những giai đoạn mà nền kinh tế các quốc gia khác đang phát triển, hàng hóa tăng và niềm tin vào các món hàng đầu tư khác tăng lên, USD sẽ không được người ta cất giữ nữa. Hoặc trong một vài trường hợp khi các central bank đồng loạt bán đồng USD để cứu lấy đồng tiền nước họ thì lúc đó USD cũng sẽ giảm và cái tâm lý sợ đồng USD tiếp tục giảm đó sẽ khiến cho giá trị USD càng giảm thêm.