Sự luân chuyển giữa các lớp tài sản an toàn và rủi ro trong các giao dịch ngắn hạn
Sự luân chuyển giữa các lớp tài sản an toàn và rủi ro trong các giao dịch ngắn hạn
Thực sự thì trong suốt serie bài viết này nói riêng và phân tích liên thị trường nói chung cũng đã là so sánh tương quan sự luân chuyên giữa các món hàng với nhau rồi. Nhưng để chi tiết hơn thì phải phân chia nó thành các lớp tài sản an toàn và rủi ro, để theo dõi sự luân chuyển giữa các lớp tài sản đó trong ngắn hạn.
Từ đó sẽ có thể tiên đoán được xu hướng của các mặt hàng cần giao dịch. Trong dài hạn thì cuốn sách của John Murphy cũng có nói về sự luân chuyển này, nhưng đó chỉ là để hiểu về bản chất của sử luân chuyển giữa các lớp tài sản thôi, nếu chỉ dựa vào đó để giao dịch thì chết chắc. Bởi vì sao? Những quy tắc luân chuyển mà Murphy nói chỉ là những cái đã xảy ra trong quá khứ, nó là trong một xu hướng dài hạn, mà thực sự đối với trader thì không thế nào chỉ dựa vào đó được.
Sự luân chuyển trong ngắn hạn được lý giải thế này. Trong một sự kiện diễn ra thì sẽ có những dòng tiền lưu động trong thời điểm đó là thực sự chạy vào các lớp tài sản và cũng trong thời điểm đó dòng tiền sẽ chạy ra khỏi những tài sản mà người ta sợ rằng nó rủi ro lớn. Ví dụ như sự kiện thị trường chứng khoán giảm điểm thì dòng tiền đương nhiên phải chạy ra khỏi chứng khoán mà tìm đến các lớp tài sản an toàn hơn rồi, những lớp tài sản an toàn đó chắc chắn là trái phiếu, vàng, các đồng tiền đóng vai trò là tài sản trú ẩn…
Nhưng trong một sự kiện khác, có thể là những tin tức tích cực khiến cho tâm lý nhà đầu tư thoải mái hơn, họ sẵn sàng dùng tiền để đầu tư vào các tài sản có độ rủi ro cao hơn như chứng khoán, bất động sản… thì lúc này những thứ tài sản an đóng vai trò là an toàn trong những thời điểm diễn ra khủng hoảng niềm tin đó sẽ không còn là tài sản an toàn nữa mà nó sẽ ít được quan tâm hơn, cho nên giá trị của nó sẽ giảm xuống.
Giá trị giảm xuống không có nghĩa là nó không phải là tài sản an toàn nữa mà chỉ đơn giản là người ta không còn muốn để tiền nằm một chỗ nữa, mà sẽ dùng tiền đó đầu tư sinh lợi.
Sự luân chuyển giữa các thứ tài sản là có quy luật, và trong ngắn hạn cũng thế. Các bạn quan sát bức hình dưới đây sẽ thấy rõ.
Trong bức hình trên các bạn có thể thấy rằng thị trường chứng khoán chính là thị trường dẫn dắt cho những tài sản khác. Ở đây là Gold, JPY và CHF, đại diện cho 3 thứ tài sản được xem là an toàn mỗi khi có khủng hoảng niềm tin diễn ra. Riêng với Gold thì sẽ khó phân tích hơn bởi vì Gold còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác.
Tóm lại kinh nghiệm cho những bạn nào thích trade vàng là hãy xem thử thị trường chứng khoán thế nào, và phải chắc chắn rằng thị trường chứng khoán giảm hãy tính tới mua vàng.
Trong ngắn hạn, tức là những cái trade dành cho speculator thì các bạn cũng cần phải thật nhanh nhạy để nhìn xem thử diễn biến trên các thị trường thế nào. Thực sự nhiều bạn sẽ thắc mắc là dường như các biến động đến cùng lúc, vậy làm thế nào để biết mà vào lệnh.
Điều này nằm ở tâm lý thị trường có nhiều thời điểm các biến động sẽ đến cùng một lúc và khó có thể kịp để vào lệnh, nhưng một điều cần phải lưu ý đó là thị trường chứng khoán có những đặc điểm riêng của nó, khi tăng thị trường chứng khoán thường tăng rất từ tốn, và các bạn đủ khả năng để bắt nhịp sóng tăng của chứng khoán, thế còn khi nó đã giảm thì giảm rất mau lẹ, giảm nhanh đến mức mà người ta ồ ạt bán tháo khiến cho tâm lý lo sợ lại càng thêm trầm trọng hơn.
Trong bức hình trên các bạn thấy đó, thị trường chứng khoán sụp đổ rất nhanh, trong giai đoạn đó các bạn có thể vào lệnh với Gold và CHF khá dễ dàng. Có cái đặc biệt là Gold rất nhạy cảm với các tin tức đến từ đồng USD, nhạy cảm với những suy luận kiểu như là thị trường đã phục hồi, chứng khoán có thể sẽ bắt đáy trong một khoảng thời gian ngắn.
Những suy luận như thế khiến Gold bị bán rất nhanh, giảm mau lẹ. Một kinh nghiệm nhỏ nữa là mỗi khi thị trường chứng khoán giảm mạnh thì sẽ có giai đoạn rebounce, hay còn gọi là sự phục hội ngắn hạn, trong thời gian có thể chỉ vài giờ hoặc lâu hơn thì 1 vài ngày đó thường vàng sẽ giảm trở lại, và lực giảm sẽ tương đối mạnh như là lúc nó tăng vì người ta tìm đến vàng trú ẩn vậy.
Một ví dụ thực tiễn về sự luân chuyển giữa các lớp tài sản:
Sự kiện mở đầu phiên giao dịch của năm 2016, các quan chức FED phát biểu rằng kinh tế có thể ổn định và FED sẽ tiến hành thắt chắt tiền tệ tiếp trong năm 2016 này, khả năng cao là sẽ nâng lãi suất trong 4 lần. Cái bình luận đó khiến cho nhà đầu tư tin rằng kinh tế Mỹ sẽ phục hồi mạnh mẽ, đồng USD vì thế mà tăng mạnh sau khi mở phiên.
Bên cạnh đó những số liệu kinh tế của Trung Quốc được công bố vào buổi sáng phiên giao dịch đầu năm 2016 đó là quá tệ, áp lực bán tháo chứng khoán diễn ra rất nhanh, chỉ sau một thời gian ngắn thị trường chứng khoán Trung Quốc đã bốc hơi đến ngưỡng giới hạn và hệ thống ngắt mạch đã tự động đóng cửa thị trường. Điều đáng nói ở đây là chỉ trong vòng thời gian ngắn như vậy khi thị trường chứng khoán Trung Quốc sụp đổ thì người ta sẽ nghĩ điều gì và phản ứng của thị trường sau đó sẽ thế nào.
Lúc đó Tôi nhìn quanh các cặp tiền với USD chợt nhận ra đồng USD đang quá mạnh, cùng với đó là sự sụp đổ của thị trường chứng khoán khiến cho người ta giấy lên một mối nghi ngờ rằng các mặt hàng mà Trung Quốc nhập khẩu sẽ giảm giá mạnh. Bởi vì Trung Quốc là công xưởng của thế giới, là nơi tập trung của sản xuất và xuất cảng. Khi kinh tế Trung Quốc suy yếu thì nhu cầu tiêu thụ hàng hóa sẽ giảm, giá cả hàng quá vì thế giảm theo.
Các quốc gia xuất khẩu hàng hóa như Australia, New Zealand, Canada… là những quốc gia đầu tiên phải hứng chịu tổn thất. Giá dầu ngay lúc đó cũng giảm rất mạnh bởi vì nhu cầu tiêu thụ dầu của Trung Quốc giảm, cộng với các thỏa thuận dầu mỏ khu vực Trung Đông, OPEC duy trì khai thác dầu mặc nguồn cung dư thừa… đã châm ngòi cho sự sụp đổ của giá dầu ngay sau đó.
Sự nhanh nhạy trong lúc này tức là các bạn hãy quay sang go long đồng USD, bởi vì những phát biểu trên của các quan chức FED đã khiến cho đồng USD tăng rất mạnh, hơn nữa sự sụp đổ của thị trường chứng khoán Trung Quốc khiến cho nhu cầu tìm đến USD tăng cao, đồng USD nghiễm nhiên trở thành thứ tài sản an toàn. Go long đồng JPY vì sao?
JPY là một thứ tài sản an toàn mỗi khi thị trường chứng khoán sụp đổ kia mà, hơn nữa Nhật là cường quốc ở gần Trung Quốc nhất, thương mại giữa 2 quốc gia là rất lớn. Dòng tiền từ Trung Quốc sẽ chạy sang JPY trước tiên bởi vì nó an toàn với họ. Cái sự kiện PBOC phá giá CNY ngay sau khi thị trường chứng khoán sụp đổ đó cũng chính là giọt nước tràn ly khiến cho cái mối lo càng trở nên trầm trọng hơn, người ta lại càng tìm về JPY nhiều hơn.
Sự luân chuyển giữa các tài sản diễn ra trong giai đoạn này như sau: khi thị trường chứng khoán Trung Quốc giảm mạnh thì ngay lúc đó nhìn sang thị trường chứng khoán Mỹ, Nhật, Âu … cũng đồng loạt giảm nhưng sự suy giảm chưa mạnh, đó là một dấu hiệu rất tốt để chúng ta nhận biết rằng sự lo sợ đang diễn ra trong lòng market, các nhà đầu tư khôn ngoan đã thoát ra sớm trước khi sự sụp đổ diễn ra.
Và khi mà đại bộ phận nhà đầu tư rút khỏi thị trường thì cũng là lúc mà sự lo sợ lên đến đỉnh điểm. Chứng khoán bắt đầu lao dốc, với một IA Trader thì đó là một tín hiệu rất tốt để vào lệnh với các chỉ số Indices, Vàng và đồng JPY. Dù là USD tăng nhưng sự sụp đổ của thị trường chứng khoán Mỹ cũng đã kéo theo đó là sự suy yếu của đồng USD.
Các bạn xem lại chart sẽ thấy vào thời điểm đó đồng USD bất ngờ tăng ngay khi mở phiên giao dịch, kéo các cặp tiền AUDUSD, NZDUSD giảm rất mạnh, USDCAD tăng vọt… phần lớn các cặp tiền với USD đều biến động, đồng USD tăng so với hầu hết các cặp tiền đó. Có thể nói tuần giao dịch đầu tiên của năm 2016 là ác mộng với những nhà đầu tư chứng khoán nhưng đó lại là thời điểm tốt nhất để các trader trên các thị trường khác make $.
Quá dễ để make $ trong tuần đó nếu như các bạn bắt được xu hướng sụp đổ của chứng khoán, đó là khủng hoảng trong niềm tin nên dòng tiền sẽ chạy sang các tài sản an toàn.
Sở dĩ hôm đó Tôi dự đoán được thị trường chứng khoán toàn cầu sụp đổ. USD, vàng và JPY tăng, các đồng tiền hàng hóa giảm là bởi vì nhìn thấy sự sụp đổ quá nhanh của chứng khoán Trung Quốc khiến cho hệ thống phải tự động ngắt mạch. Cái hay ở đây là những nhà đầu tư thị trường chứng khoán Trung Quốc cũng bao gồm rất nhiều là ở các quốc gia khác, trong đó nhà đầu tư Nhật rất nhiều.
Vậy nên khi thị trường chứng khoán Trung Quốc tự động đóng thì lúc này người ta sẽ quay sang bán tống bán tháo các cổ phiếu trên sàn chứng khoán Nhật trước tiên, sự sụp đổ đó kéo dài tương đối lâu, trong suốt mấy ngày sau đó. Nguyên ngày 4/1 đó là một formation rất tốt để vào lệnh rồi, đợi sang ngày 5/1 thì các phân tích market sentiment mới chính thức được confirm.
Trong bức hình trên có các giai đoạn khác nhau, xu hướng tăng hay giảm cũng sẽ có những thời điểm rebounce lại, trong một sự kiện lớn khiến thị trường chứng khoán lao dốc thì sự rebounce đó sẽ là thời điểm để chúng ta tiếp tục vào lệnh. Một kinh nghiệm cá nhân Tôi là thường trong một xu hướng sẽ có khoảng 2 lần rebounce, tức là đi đúng theo dạng mô hình sóng Elliot. Mặc dù bản thân Tôi cũng không mặn mà gì với lý thuyết sóng Elliot đó lắm nhưng cũng thỉnh thoảng áp dụng vào những trường hợp hiện hữu là chắc chắn.
Trên đó là sự luân chuyển dòng tiền từ chứng khoán sang Vàng, thế còn sự luân chuyển sang các dạng tài sản khác thì thế nào. Đồng JPY, CHF và trái phiếu sẽ là những thứ tài sản an toàn nhất được người ta để tâm. Khi biến cố đó xảy ra thì dòng tiền nó sẽ chạy rất mau về với các lớp tài sản khác nhau, trong đó trái phiếu là cái đầu tiên.
Trong bức hình dưới đây Tôi lấy JPY/USD để các bạn dễ hình dung rằng đồng JPY tăng mạnh thế nào sau khi thị trường chứng khoán giảm, và theo phân tích kỹ thuật thì khi giá phá qua đường base line trên hình đó chính là một formation để vào lệnh rất tốt. Một kinh nghiệm nhỏ để kết hợp giữa phân tích cơ bản và kỹ thuật được tốt đó là những formation phải được confirm trong một xu hướng rõ ràng và các tin tức cơ bản phải hỗ trợ cho cái formation đó. Lúc đó mới là thời điểm tốt nhất để vào lệnh.
Trong bức hình sau là sự luân chuyển dòng tiền từ chứng khoán sang đồng CHF và USD. Sở dĩ mà Tôi phải tách đồng CHF ra bởi vì sự luân chuyển vào CHF thường không mạnh bằng sự luân chuyển vào Vàng và JPY. Do vậy Tôi cũng rất ít khi giao dịch với đồng CHF, riêng với vàng theo quan điểm của Tôi là chỉ nên giao dịch khi có những biến cố lớn xảy ra trên thị trường chứng khoán và xác xuất phân tích là chính xác cao thì hãy trade vàng.
Trong thời điểm diễn ra biến cố thị trường chứng khoán giảm điểm đó đồng USD tăng tương đối mạnh nhưng do thị trường chứng khoán giảm nên sức mạnh của đồng USD cũng suy yếu nhiều, vậy nên chỉ số USD Index phản ảnh sức mạnh của đồng USD không tăng nhiều.