Các quy tắc phân tích liên thị trường ( phần 5: Lợi tức trái phiếu Yield và Cổ phiếu có mối quan hệ mật thiết).
Lợi tức trái phiếu Yield và Cổ phiếu có mối quan hệ mật thiết.
Giữa thị trường trái phiếu và cổ phiếu có những mối tương quan không phải đồng nhất, và cũng tương tự như những mối tương quan khác, xét về mặt tổng thể dài hạn thì những mối tương quan trên sẽ đúng. Thế nhưng trong những sự kiện riêng biệt và những thời điểm khác nhau thì những mối tương quan trên có thể không còn đúng nữa. Giữa lợi tức trái phiếu và cổ phiếu cũng thế, hai thứ này có những đặc điểm hoàn toàn khác nhau.
Xem thêm:
Trong khi trái phiếu đóng vai trò là món hàng trú ẩn mỗi khi có biến động khủng hoảng niềm tin hay chiến tranh thì chứng khoán lại là một kênh đầu tư giá trị, người ta đầu tư vào cổ phiếu với mong muốn kiếm thật nhiều tiền… Có một điều mà xuyên suốt cuốn sách này Tôi luôn nhắc đến đó là mỗi khi có những thông tin hay sự kiện gì đó khiến người ta cảm thấy bất an thì ngay lúc đó các bạn sẽ thấy trái phiếu sẽ tăng trước và lợi tức giảm rồi sau đó không lâu thì thị trường chứng khoán cũng giảm.
Vậy thì mấu chốt ở đây là gì? Có phải là chúng ta đang tìm kiếm cái sự kiện, tiên đoán nó va nương theo nó không? Vậy có nghĩa là trong bất cứ trường hợp nào hãy quan sát biến động của trái phiếu thể hiện qua lợi tức trái phiếu để tiên đoán xu hướng của các thị trường khác.
Điều này được lý giải như sau: Thị trường chứng khoán luôn sợ một lãi suất cao, dễ hiểu thôi, khi lãi suất cao thì các công ty sẽ phải hạn chế vay vốn, hạn chế các khoán vay phát triển công ty, thay vào đó họ sẽ phải tiết giảm tối đa những khoản không cần thiết… vậy cho nên khi phân lời cao thì các công ty có xu hướng co cụm lại. Các bạn cứ theo sát quá trình FED nâng giảm lãi suất đó thì biết thôi. Khi lãi suất ở mức thấp thì người ta sẽ tích cực vay vốn để phát triển mở rộng công ty hơn.
Khi lợi tức tăng lên, giá trái phiếu giảm xuống nếu xét về dài hạn thì nó là một tín hiệu không tốt với thị tường chứng khoán. Không biết trước đó Tôi đã từng nói đến lợi tức trái phiếu thường sẽ là “chỉ báo” để các central bank quyết định lãi suất ngắn hạn hay chưa. Mặc dù lợi tức trái phiếu tức là những gì phân lời mà chính phủ (tổ chức phát hành trái phiếu) phải trả cho người mua trái phiếu nó khác hoàn toàn so với lãi suất cho vay của các central bank.
Thế nhưng nếu các bạn tư duy một chút rằng mối tương quan giữa hai mức lãi suất đó có gì gắn kết hay không. Chính phủ trả lãi và người vay vốn ngân hàng phải trả lãi sẽ bù trừ lẫn nhau như thế nào. Sẽ không có một tổ chức nào không tính toán phân lời này kỹ lưỡng cả. Vậy cho nên xét về mặt dài hạn thì lợi tức trái phiếu sẽ quyết định lãi suất cho vay trong ngắn hạn của các central bank. Vậy cho nên Tôi mới nói là Lợi tức trái phiếu tăng cao quá sẽ là một tín hiệu bearish với thị trường chứng khoán là vì thế.
Thế nhưng có điều là trong ngắn hạn thì sao, và trong các thời điểm có thể diễn ra các cuộc khủng hoảng hay chiến tranh chẳng hạn… thì lợi tức giảm mạnh lại chính là tín hiệu brearish với chứng khoán. Tại sao lại như vậy? Như đã nói ở trên đó, bản chất trái phiếu là một bức tường thành trú ẩn mỗi khi có biến động liên quan đến khủng hoảng niềm tin và chiến tranh mà. Vậy cho nên khi giá trái phiếu tăng tức là nhu cầu tìm đến trái phiếu tăng lên, lợi tức trái phiếu vì thế cũng giảm theo.
Quy luật kinh tế mà các bạn cần nắm vững nhất đó chính là QUY LUẬT CUNG CẦU. Sẽ chẳng có cái quy luật nào tồn tại nếu như không có cung cầu cùng tồn tại. Vậy cho nên có rất nhiều học thuyết được viết ra, trong đó có không ít các học thuyết về luật cung cầu này. Một lời khuyên với các bạn là hãy đọc thêm các tài liệu sách báo nói về các học thuyết cung cầu này, khi nắm được các học thuyết này tốt thì việc xác định các mức hỗ trợ và kháng cự theo Tôi nghĩ sẽ đơn giản hơn rất nhiều.
Như ở trên có nói mối quan hệ này có thể là gây nhiều tranh cãi nhất, bởi vì sao? Các ví dụ ở trên đã nói đó, với những đặc điểm đặc biệt đó mà trái phiếu là thứ tài sản đặc biệt và có thể là thứ tài sản biến động sớm nhất và nhạy nhất với thị trường. Và cũng là thị trường tiên phong, khó giao dịch nhất, để giao dịch mua bán trái phiếu thì sẽ cần phải có tương đối nhiều tiền. Vì thế cho nên không có nổ khi nói đầu tư trái phiếu phần lớn là những bậc thầy trên thị trường tài chính.
Chúng ta đa phần là những trader nhỏ lẻ cho nên ít có ai mà giao dịch với trái phiếu Mỹ được, cho nên cái mà chúng ta cần quan tâm là nhìn hướng đi của lợi tức trái phiếu để tiên đoán xu hướng của món hàng chúng ta quan tâm kia. Ở đây thì là cổ phiếu, các bạn theo dõi diễn biến của lợi tức trái phiếu Mỹ với chỉ số chứng khoán Mỹ sẽ thấy mối tương quan rất rõ. Và hầu hết khi lợi tức trái phiếu giảm thì ngay sau đó thị trường trái phiếu cũng giảm theo.
Trong bức hình dưới đây có những thời điểm lợi tức trái phiếu giảm lại là tín hiệu tốt với chứng khoán, cũng có giai đoạn lợi tức trái phiếu giảm là chỉ báo sớm cho sự sụp đổ của chứng khoán.
Trên phương diện dài hạn thì là như vậy, thế còn trong những giao dịch ngắn hạn thì sao. Mối tương quan trên có còn phù hợp hay không? Và lợi tức trái phiếu có còn là chỉ báo sớm cho thị trường cổ phiếu hay không? Với ý kiến cá nhân Tôi khi giao dịch các chỉ số Indices thì điều đầu tiên là tôi quan sát xem lợi tức trái phiếu thế nào, quan sát tổng thể thị trường cùng với những tin tức kinh tế vĩ mô… Các sự kiện tác động thực sự đến cổ phiếu, nhóm cổ phiếu rồi từ đó mới đi tới tiên đoán xu hướng của các chỉ số Indices.
Phân tích liên thị trường bao la mênh mông lắm, các mối tương quan, các sự kiện xảy ra đều có thể nhìn nhận dưới góc độ mới, tùy vào tư duy của từng cá nhân, và không có một sự ràng buộc nào cả. Chỉ là những quy tắc cơ bản phải nắm vững thôi, còn lại những tư duy phân tích và suy luận là tùy vào từng người. Cùng một sự kiện nhưng không phải tất cả đều suy luận giống nhau. Nhưng tất nhiên là phải bám sát các quy tắc cơ bản, để từ đó đưa ra các suy luận hợp logic.
Trong biểu đồ dưới đây Tôi sẽ chỉ ra một vài thời điểm lợi tức trái phiếu sẽ là chỉ báo sớm cho việc trade chỉ số Indices của Mỹ: Trong vùng (1) là thời điểm mà thị lợi tức trái phiếu giảm là một điều tích cực với thị trường chứng khoán, giai đoạn này FED đang cắt dần gói QE3, và tâm lý market lúc này đang rất tích cực khi nhìn thấy nền kinh tế phục hồi, trong trường hợp tâm lý thị trường tốt lên thì thị trường chứng khoán sẽ tăng, nhưng còn lợi tức thì tại sao lại giảm.
Có thể tâm lý lo sợ việc FED rút dần QE3 sẽ khiến thị trường chịu nhiều cú sốc cho nên vẫn có lượng tiền tương đối lớn chạy vào trái phiếu Mỹ, nhưng giai đoạn đó các bạn thấy là lợi tức vẫn không giảm quá nhiều. Còn vùng (2) (3) thì lại hoàn toàn khác. Giai đoạn này FED đã cắt hết QE3 và đang liên tục phát biểu mang tính tích cực rằng sẽ nâng lãi suất sớm.
Tuy nhiên trong suốt quãng thời gian dài đó vẫn có những thời điểm thị trường có những cú sốc tài chính nhỏ, trong những lúc đó sẽ có một vài tin tức không tốt hoặc tâm lý nhà đầu tư không tốt sẽ khiến cho thị trường chứng khoán giảm.
Trong hai vùng đánh dấu này lợi tức trái phiếu giảm trước thể hiện mối lo đang dâng cao, sau đó không lâu thị trường chứng khoán mới giảm. Vùng tô màu (3) đó thì có lẽ Tôi không cần nói nhiều, ở chương trước Tôi cũng đã có bài phân tích về sự kiện chứng khoán sụp đổ hồi tháng 8/2015 rồi.
Còn rất nhiều mối tương quan khác giữa thi trường trái phiếu và cổ phiếu nữa, không riêng gì lợi tức trái phiếu của Mỹ và chỉ số chứng khoán Mỹ mà bên cạnh đó còn rất nhiều mối tương quan khác. Nhưng trong khuôn khổ cuốn sách này Tôi sẽ chỉ để cập đến các chỉ số chứng khoán Mỹ là chủ yếu.
Xem thêm:
Các quy tắc phân tích liên thị trường (phần 1: Lạm phát là gì?)
Các quy tắc phân tích liên thị trường (phần 2: Lãi suất và Chu kỳ kinh tế)