Cách giao dịch chỉ số S&P 500. Thị trường cổ phiếu ( Stock market) Phần 2.
1. Các chỉ số chứng khoán (Index) và các giao dịch với các chỉ số chứng khoán Future Indices
Chắc hẳn trong chúng ta chẳng ai lạ gì với chỉ số chứng khoán cả, bất kể ai từng nghe đến thị trường chứng khoán cũng đều biết đến chỉ số này, như một thước đo nhịp tim của nền kinh tế vậy, có thể nói rằng nhìn vào chỉ số INDEX là đoán biết được tình hình kinh tế chung trên toàn thị trường chứng khoán nói riêng và tình hình kinh tế nói chung của một quốc gia.
Trong phần này chúng ta sẽ tìm hiểu bản chất, cấu thành của chỉ số chứng khoán và sau đó sẽ đi sâu vào chỉ số Future Indices mà chúng ta giao dịch hàng ngày.
Theo Investopedia định nghĩa: “Chỉ số chứng khoán”
Một biện pháp thống kê của sự thay đổi trong nền kinh tế hay một thị trường chứng khoán. Trong trường hợp của thị trường tài chính, chỉ số này là một danh mục đầu tư chứng khoán đại diện cho thị trường cụ thế hoặc một phần của nó. Mỗi chỉ số có phương pháp tính toán riêng của nó và thường được diễn giải dưới dạng một sự thay đổi từ một giá trị cơ bản. Như vậy, sự thay đổi tỉ lệ % là quan trọng hơn so với các giá trị thực tế.
Chỉ số Thị trường chứng khoán và trái phiếu được sử dụng để xây dựng các quỹ tương hỗ và các quỹ giao dịch (ETFs) có danh mục đầu tư phản ánh các thành phần của chỉ số.
DEFINITION of ‘Index’
A statistical measure of change in an economy or a securities market. In the case of financial markets, an index is an imaginary portfolio of securities representing a particular market or a portion of it. Each index has its own calculation methodology and is usually expressed in terms of a change from a base value. Thus, the percentage change is more important than the actual numeric value.
Stock and bond market indexes are used to construct index mutual funds and exchange-traded funds (ETFs) whose portfolios mirror the components of the index.
Trên đây là những định nghĩa về chỉ số chứng khoán, thế nhưng cái mà chúng ta giao dịch hàng ngày đó lại không phải là chỉ số Index đâu nhé các bạn, tránh trường hợp nhiều bạn sẽ nhầm lẫn giữa chỉ số Index và hợp đồng tương lai của chỉ số chứng khoán thì tiếp theo đây Tôi sẽ đi lần lượt từ định nghĩa cho đến ví dụ cụ thể và đặc biệt là một phương pháp giao dịch mà nếu Tôi không nhầm thì chưa có một bài viết nào nhắc đến về việc sử dụng sự chênh lệch giữa chỉ số Index và Future Indices để giao dịch trên chỉ số hợp đồng tương lai.
Về các hợp đồng tương lai trong thực tế thì chúng ta ai cũng biết rồi, riêng với hợp đồng tương lai của chỉ số Index thì có thể một vài bạn độc giả chưa từng nghe qua hoặc có sự nhầm lẫn trong việc định nghĩa.
Theo Investopedia định nghĩa: “Future Indices”
Một hợp đồng tương lai trên một cổ phiếu hay chỉ số tài chính. Đối với mỗi chỉ số có thể là một bội số khác nhau để xác định giá của hợp đồng tương lai.
DEFINITION of ‘Index Futures’
A futures contract on a stock or financial index. For each index there may be a different multiple for determining the price of the futures contract.
Một ví dụ về hợp đồng tương lai Future Indices: Chỉ số S&P500 là một trong những hợp đồng chỉ số tương lai được giao dịch rộng rãi nhất trong danh mục quản lý giao dịch ở Mỹ, những người muốn tự bảo hiểm rủi ro trong một khoảng thời gian nhất định thường xuyên sử dụng S&P500 tương lai để làm như vậy.
Với hợp đồng này, các nhà quản lý danh mục đầu tư chứng khoán có thể bảo vệ mình khỏi các rủi ro về giá, nhược điểm của các thị trường rộng lớn hơn. Tuy nhiên bằng cách sử dụng chiến lược bảo hiểm rủi ro này, nếu thực hiện một cách hoàn hảo, danh mục đầu tư của nhà quản lý sẽ chốt lời tương đương với tỉ lệ rui ro của lãi suất.
Ngoài ra các nhà quản lý danh mục đầu tư chứng khoán có thể sử dụng chỉ số tương lai để tăng tiếp xúc của họ với những biến động trong một chỉ số cụ thể, chủ yếu là tận dụng danh mục đầu tư của họ. Nói một cách đơn giản thì khi chúng ta muốn giao dịch với chỉ số Index, tức là nhịp tim của kinh tế một quốc gia, có nghĩa là chúng ta sẽ không cần phải quan tâm tới một vài cổ phiếu riêng lẻ nào mà chỉ cần quan tâm sức khỏe của nền kinh tế tổng thể thôi.
Có nghĩa là chúng ta có thể giao dịch trên sự biến động của chỉ số S&P500 mà đáng ra nó chỉ là một chỉ số chứng khoán đơn thuần. Đây có thể được xem là một bước tiến trên thị trường tài chính. Chúng ta đang tham gia thị trường tài chính toàn cầu nếu không muốn nói là 100% đều đang giao dịch với các cặp tiền tệ, sự biến động của các cặp tiền này như phần trước có nói chính là sức khỏe của cả nền kinh tế.
Và không quá khó khăn để nói rằng việc theo dõi sát sao biến động của các chỉ số chứng khoán là điều rất quan trọng trong quá trình phân tích liên thị trường, chắc chắn không thể tách rời bất kỳ thị trường nào riêng lẻ được.
Trong kinh tế và tài chính, một chỉ số là biện pháp thống kê các thay đổi trong một nhóm đại diện của các dữ liệu đơn lẻ. Những dữ liệu này có thể được thống kê cả giá cả, năng suất và việc làm. Chỉ số kinh tế theo dõi sức khỏe kinh tế từ những quan điểm khác nhau. Chỉ số tài chính toàn cầu có ảnh hưởng như Dow Jones Industrial, NASDAQ Composite theo dõi hiệu suất của các công ty lớn và được lựa chọn để đánh giá và dự đoán xu hướng kinh tế.
Các chỉ số Dow Jones Industrial Averate và S&P 500 chủ yếu là theo dõi thị trường Mỹ, mặc dù một số công ty quốc tế cũng được tính vào. Chỉ số theo dõi vấn đề tiêu dùng như biến động trong giá cả hàng hóa tiêu dùng và dịch vụ khác nhau qua thời gian ở một vị trí địa lý không đổi và tách rời các thành phần để tính toán điều chỉnh mức lương, lãi suất trái phiếu và thuế đối với lạm phát.
GDP Deflator Index hay GDP thực tế đo lường mức giá của tất cả những mặt hàng sản xuất trong nước. Chỉ số hiệu suất thị trường bao gồm các chỉ số thị trường lao động/chỉ số công việc và chỉ số thị trường chứng khoán được cung cấp bới các nhà môi giới.
2. Ví dụ về giao dịch với chỉ số Indices
Giao dịch với chỉ số Indices thì rất rộng lớn, nhiều chỉ số để lựa chọn, tuy nhiên hiện nay thị trường Mỹ vẫn là thị trường được quan tâm nhiều nhất, bản chất thị trường Mỹ vẫn là thị trường rộng lớn nhất thế giới hiện tại và cả tương lai cũng sẽ khó có thị trường chứng khoán nào vượt qua được.
Trong rất nhiều chỉ số thì Tôi thấy chỉ số S&P500 được xem là nhịp tim của nền kinh tế Mỹ, do vậy việc phân tích và giao dịch với hợp đồng tương lai của chỉ số này được khá nhiều người quan tâm, ý kiến cá nhân Tôi cũng thấy là nếu các bạn giao dịch thiên về các cặp tiền thì cũng nên tìm hiểu và giao dịch thêm chỉ số Future Indices của một vài nền kinh tế lớn nữa, nó sẽ bổ trợ cho các bạn trong quá trình phân tích và giao dịch các cặp tiền chính rất nhiều đó.
Dưới đây là một chiêu thức trade với chỉ số INDICES mà các trader nhà nghề đang làm, đáng lẽ sẽ không có ai chia sẻ cho các bạn chiêu thức này, nhưng Tôi phá lệ share cho các bạn cách thức giao dịch này.
Lấy chỉ số S&P500 làm ví dụ: với chỉ số này các bạn cần phải biết phân biệt giữa S&P 500 Index và S&P 500 Future Indices:
Trước tiên các bạn vào website: http://www.investing.com/, sau đó ở mục tìm kiếm các bạn gõ vào đó là “US500” như hình vẽ dưới đây:
Sau khi đã gõ vào US500 các bạn sẽ thấy 2 chỉ số được khoanh ở trên, đó chính là 2 chỉ số mà chúng ta cần quan tâm. Các bạn có thể mở 2 chỉ số trong 2 tab khác nhau để tiện việc phân tích. Chỉ số S&P 500 Index – NYSE là chỉ số chứng khoán thực của Mỹ, có nghĩa là đó mới chính là những gì thực tế mà các nhà đầu tư giao dịch trên sàn chứng khoán đó.
Còn lại chỉ số S&P 500 Index Future – CME chính là chỉ số Future Indices mà chúng ta sẽ giao dịch hàng ngày. Nhưng tại sao lại phải sử dụng 2 chỉ số này, các bạn có thể hình dung thế này giữa 2 chỉ số này luôn luôn có một sự chênh lệch, và sự chênh lệch đó trader nhà nghề gọi là Spread.
Chính vì chỉ số S&P 500 Index chỉ được hình thành trong quá trình giao dịch của một phiên, kéo dài vào thời điểm mở phiên ban ngày, nhưng chỉ số Indices thì lại là một sản phẩm Future cho nên nó được giao dịch liên tục trong ngày 24/24. Chính vì đặc điểm trên cho nên giữa 2 chỉ số này luôn luôn có một khoảng chênh lệch nhất định và mấu chốt trong phương pháp mà Tôi sắp nhắc đến đây là “CHÊNH LỆCH GIỮA CHỈ SỐ INDEX VÀ FUTURE INDICES PHẢI ĐƯỢC THU HẸP TỐI ĐA”.
Spread chính là linh hồn trong phương pháp giao dịch này, những trader nhà nghề thường xem phương pháp này như là một mánh khỏe, mấu chốt để họ đọc tâm tư thị trường hiện tại. Spread bung rộng cho thấy tâm tư market đang giao động mạnh, ví dụ trong trường hợp này giả sử chỉ số S&P 500 Index chênh lệch so với S&P 500 Future Indices là 30 điểm, điều này có nghĩa là khoảng cách giữa 2 giá trị này là quá lớn thì trong thời điểm này sẽ có 2 trường hợp xảy ra:
(1) là chỉ số S&P 500 Index sẽ phải tăng hoặc giảm để thu hẹp khoảng cách với chỉ số S&P 500 Future Indices, (2) là chỉ số S&P 500 Future Indices sẽ phải tăng hoặc giảm để thu hẹp khoảng cách lại với S&P 500 Index.
Nhưng mấu chốt lại nằm ở chỗ S&P 500 Index lại được giao dịch theo phiên cố định và phiên giao dịch chỉ diễn ra vào ban ngày theo giờ New York, do vậy sẽ có nhiều khả năng xảy ra. Nếu như đang trong phiên giao dịch thì một trong hai trường hợp trên sẽ xảy ra ngay tùy vào cảm nhận của thị trường lúc đó, nhưng phần lớn sẽ là chỉ số Indices sẽ chạy theo chỉ số Index.
Còn trong trường hợp đã kết thúc phiên giao dịch thực tế, lúc này đây chỉ số Index sẽ đứng yên chờ ngày giao dịch tiếp theo mở cửa, và chỉ còn mỗi chỉ số Indices là được giao dịch, vậy thì lúc này đây những nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Mỹ sẽ theo dõi những diễn biến của chỉ số Indices thật kỹ để qua đó họ tiên đoán được rằng khi phiên mở cửa tiếp theo chỉ số Index sẽ thế nào.
Nếu mà trước khi phiên Mỹ mở cửa mà chênh lệch giữa 2 chỉ số này là lớn thì chắc chắn sau khi mở cửa thị trường chứng khoán Mỹ sẽ giao động rất mạnh vì tâm lý nhà đầu tư lúc này đang khá bất ổn và họ giao dịch với thiên hướng chạy theo chỉ số Indices.
Như đã nói ở trên mấu chốt trong phương pháp này chính là “CHÊNH LỆCH GIỮA CHỈ SỐ INDEX VÀ FUTURE INDICES PHẢI ĐƯỢC THU HẸP TỐI ĐA”.
Để minh chứng rõ hơn các bạn hãy làm thử một phép tính thế này: Spread = S&P 500 Index (NYSE) – S&P 500 Index Future (CME). Tiếp theo hãy đặt lên biểu đồ như hình bên dưới. Các bạn có để ý rằng trong những phiên biến động mạnh như hôm 21/08/2015, thời điểm đó xảy ra sự kiện chứng khoán toàn cầu bị bán tháo do thị trường chứng khoán Trung Quốc Shanghai Composite liên tục bị bán tháo trước đó và bốc hơi hơn 50% giá trị thị trường.
Trong giai đoạn này sự chênh lệch giữa 2 chỉ số Index và Indices Future giãn ra rất lớn (trên 20 điểm), do đó sau khi thị trường chứng khoán Mỹ mở cửa thì chỉ số S&P 500 Index đã giảm rất mạnh và thu hẹp khoảng cách với chỉ số Indices xuống còn rất thấp. Như vậy phương pháp này hiểu một cách trừu tượng thị chỉ đơn giản là THU HẸP SPREAD giữa 2 chỉ số này là NHỎ NHẤT mà thôi.
Để hiểu chi tiết hơn các bạn hình dung thế này giả sử những kỳ vọng của market đẩy chỉ số S&P 500 Future Indices tăng hơn 3%, nhưng khi phiên Mỹ mở cửa mà chỉ số S&P 500 Index giảm thì lúc này chỉ số S&P 500 Future sẽ bị kéo giảm lại.
Tuy nhiên phương pháp này không phải hoàn toàn đúng, và lưu ý khi sử dụng phương pháp này là phải hiểu được nội tình và đọc được tâm tư của thị trường, tức là hiểu được đang có sự kiện gì, tin tức gì chi phối thị trường, lúc đó các bạn mới có thể áp dụng tốt phương pháp này để giao dịch với chỉ số Future Indices được.
Tiếp tục ví dụ trên khi các bạn thấy S&P 500 Future Indices tăng lên 3% nhưng nhìn sang các chỉ số chứng khoán khác như Shanghai Compodite, Nikkei 225…nếu mà quan sát thấy các chỉ số chứng khoán trên thế giới đồng loạt giảm nhưng S&P 500 Future Indices vẫn tăng trên 3% chẳng hạn, thì chúng ta sẽ dựa vào các chỉ số Index trên để tiên đoán xu hướng của chỉ số S&P 500 Index.
Sau khi tiên đoán được cái này rồi thì nhìn qua chỉ số S&P 500 Future Indices, khi thấy chỉ số Index có khả năng giảm mà Future Indices lại đang tăng thì đó chính là cơ hội để chúng ta tìm thời điểm vào short chỉ số S&P 500 Future Indices đó.
Trong phương pháp này chắc chắn các bạn phải biết nhìn liên thị trường, tức là quan sát trên tất cả các bộ phận cấu thành thị trường rồi nhưng phải để ý sang chứng khoán Nhật, Trung Quốc, Châu Âu… để tiên đoán xem chứng khoán Mỹ sẽ thế nào, bởi vì thương mại giữa Mỹ và các quốc gia, khu vực trên là rất lớn, cho nên mỗi khi có biến động gì đó ở các thị trường chứng khoán khác thì chứng khoán Mỹ cũng sẽ phản ứng theo.
Đó chính là mấu chốt và cũng chính là những tinh túy mà những trader giao dịch theo phương pháp phân tích liên thị trường nắm vững và thường thì xác xuất họ thành công trong những giao dịch sẽ cao hơn. Ngoài ra để phân tích thị trường chứng khoán Mỹ còn phải cần phân tích thêm các chỉ số sau:
Có ba kiểu khác nhau của các chỉ số biến động: VIX theo dõi chỉ số S & P 500, VXN dõi Nasdaq 100 và VXD theo dõi các chỉ số Dow Jones Industrial Average. Đó là những chỉ số đo lường biến động của các chỉ số chứng khoán Mỹ, hay còn gọi là chỉ số đo lượng mức độ sợ hãi. Ở phần các mỗi tương quan Tôi sẽ nói rõ hơn về các chỉ số này trong từng phân tích với các chỉ số Future Indices để vào lệnh.
Xem thêm: Bảng tra cứu thuật ngữ
Ví dụ trên Tôi chỉ mới lấy về chỉ số S&P 500, bởi vì thông thường người ta quan tâm đến chỉ số này nhiều hơn cả và phiên Mỹ bắt đầu sau các phiên khác cho nên việc tiên đoán xu hướng thị trường chứng khoán Mỹ dễ hơn và hơn nữa là việc phân tích thị trường chứng khoán Mỹ có phần tương đối dễ hơn so với các thị trường chứng khoán khác (theo ý kiến cá nhân Tôi).
“Theo anh Viet Currency:
- Bản chất của thị trường chứng khoán là gì?
Thị trường chứng khoán là một bộ phận phát triển của kinh tế. Nó giúp quốc gia phát triển kinh tế, bằng cách tạo công ăn việc làm cho quốc gia, qua hình thức giúp các công ty gây vốn. Nói cụ thể ra là như thế này. Chu kỳ phát triển của một công ty thường khởi đầu bởi người sáng lập bỏ vốn riêng của mình ra, hay là vay mượn bà con chút ít.
Giai đoạn đầu đó có thể làm một công ty nhỏ nhỏ. Nếu làm ăn được và cần tiền phát triển thêm thì người đó có thể đi mượn tiền nhà banks. Nhưng nếu cần tiền phát triển thật lớn thì nhiều khi nhà banks không có đủ, hay không dám cho mượn. Tại vì sự kiện cho một thương gia mượn tiền làm ăn, nó cũng giống như là bỏ vốn vào làm ăn chung với người ta.
Tùy rằng mình không có ý hùn hạp, nhưng nếu người đó làm ăn thất bại sau khi mượn tiền thì sao? Danh từ nhà nghề gọi đó là BUSINESS RISK. Và nhà bank không muốn cái business risk này. Cho nên người thương gia đó mới quay sang thị trường chứng khoán để tìm nguồn vốn đầu tư cho công ty của mình. Ngược lại, các NDT khi mua cổ phần của công ty là họ CHẤP NHẬN cái rủi ro trong business của công ty đó.
Họ không cho công ty mượn tiền giống như nhà bank, nhưng họ lại bỏ tiền vào công ty qua hình thức mua cổ phần. Số tiền cổ phần bán được này sẽ được đem về dùng vào việc phát triển công ty. Sự phát triển của công ty sẽ đòi hỏi việc mướn thêm người, tạo thêm công ăn việc làm cho kinh tế. Và ngược lại, chánh phủ cũng có thêm tiền thuế hàng năm. Đó là tại sao thường nói, căn bản của thị trường chứng khoán là sự phát triển của kinh tế.
3. Các newbie cần chuẩn bị những gì để bước vào thị trường chứng khoán?
Có hai điểm mà người mới nên biết về thị trường tài chánh nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng. Đó là điểm phân biệt giữa traders và investors. Bạn tự hỏi mình là ai. Bạn muốn vào đó với tư cách nào. Thường thì người ta vào đó hy vọng mua bán kiếm lời (trader), nhưng lại không học phương cách trade cho kỹ.
Cho nên có những người sau khi nhảy vào thua, rồi vì ngại bán lổ cho nên trở thành investor “bất đắt dĩ.” Họ nằm luôn trong cái stock đó vớ hy vọng là nó sẽ lên lại. Đó cũng là một lỗi lầm mà người mới sẽ khó tránh được khi họ mới bước vào đây.
Điều thứ hai mà một người mới nên chuẩn bị là sự siêng năng học hỏi. Trading là một chuỗi ngày dài học hỏi, chứ không phải chỉ đơn giản mua và bán. Hành động mua và bán chỉ là một hành động chót trong chuỗi dây xích dài bắt đầu bởi một phân tích căn bản.
Trong thị trường VN thì tôi không biết, nhưng trong thị trường Hoa Kỳ thì người mới vào nên có một khái niệm về phân lời. Khái niệm này không phải là một sự tiên đoán về hướng đi của phân lời hay là sự tác động của the Fed, nhưng là cái hiểu biết về ảnh hưởng của phân lời vào giá cả của stock.
Chẳng hạn như phân lời lên thì stock sẽ xuống ra sao, và ngược lại. Sự hiểu biết này sẽ làm cho người ta đở hoang mang khi thấy giá stock rớt vì những ảnh hưởng của các ngoại lực tác động vào TTCK.Còn về việc học hỏi thì tôi nói thật. Đây là một nghề cạnh tranh rất ác liệt, và là trò chơi của dân trí thức trong xã hội. Cho nên trừ khi bạn có một đam mê và một nhiệt tình thật lớn thì bạn mới nên bước vào.
Bằng không thì bạn chỉ nên đầu tư dài hạn. Nghĩa là kiếm chú nào thật tốt, mua xong bỏ đó. VN là một quốc gia đang vươn lên trên phương diện kinh tế. Các công ty lớn của nó sẽ có nhiều cơ hội biến thành các đại công ty sau này. Nếu biết chắc hay có niềm tin vào một công ty nào đó thì nên ôm nó luôn. Đừng vì một số tiền lời nho nhỏ mà trade nó.
Phần lớn các bạn đang trade bên TTCKVN vẫn còn học trade, và TTCKVN đang lên khá mạnh. Thành ra, trade nó rất dể make $. Nhưng trong một thị trường như thế, không trade mà chỉ mua thôi thì còn make $ nhiều hơn nữa.
Luật giang hồ là không bao giờ “dồn chó vào chân tường.” Có nghĩa là đừng ráng ăn cho hết.”
Trên đây chỉ mới là những khái niệm cơ bản nhất về bốn bộ phận cấu thành thị trường tài chính. Và chắc chắn trong quá trình đọc các bạn sẽ có những thắc mắc liên quan đến những đặc điểm của những đồng tiền chính, do vậy các bạn có thể liên hệ trực tiếp với Tôi để được biết thêm. Tôi sẽ không nhắc lại nữa mà sẽ dành phần lớn các bài viết để giải thích những mối tương quan, phương pháp phân tích và kỹ năng đọc hiểu tin tức, phương pháp lập kế hoạch giao dịch theo từng sự kiện được quan tâm, các ví dụ giao dịch thực tiễn…
Vì Tôi biết những điều đó có ý nghĩa thực tiễn với các bạn hơn. Với những mối tương quan đó Tôi sẽ cố gắng viết nhiều ví dụ trong giao dịch với các khung ngắn hạn hơn là viết thiên về học thuật kiến thức. Và còn một điều nữa Tôi muốn nhắn tới các bạn là trong sách của Tôi sẽ có nhiều phần lý thuyết đã được John Murphy nói đến, cho nên Tôi sẽ không nhắc lại quá chi tiết.
Vì thế bạn đọc nào muốn hiểu sâu hơn thì hãy tìm đọc cuốn “Trading with intermarket analysis” tài bản năm 2013 của John Murphy mà Tôi đã giới thiệu khi các bạn đọc các bài viết này của Tôi. Ngoài ra Tôi cũng xin giới thiệu tới các bạn một cuốn sách khác về phân tích liên thị trường của tác giả Ashraf Laidi “Giao dịch ngoại hối và phân tích liên thị trường”.
Nếu bạn nào chưa có thì có thể contact trực tiếp với Tôi, Tôi sẽ gửi cho các bạn.Tôi không giám khẳng định là phương pháp phân tích liên thị trường này luôn luôn đúng và nó cũng chưa hẳn đã phù hợp với tất cả các bạn. Thế nhưng Tôi hi vọng là những tư duy cơ bản liên thị trường sẽ giúp các bạn có được những nhận định tốt hơn để hạn chế được những rủi ro không đáng có và tối ưu hóa nguồn lợi nhuận của mình!