Vai trò của phân tích kỹ thuật trong phân tích liên thị trường (phần 2: Formation)

Vai trò của phân tích kỹ thuật trong phân tích liên thị trường phần 2 Formation
Vai trò của phân tích kỹ thuật trong phân tích liên thị trường phần 2 Formation

Tổng hợp một vài mẫu candlestick parttern formation:

một vài mẫu candlestick parttern formation
Một vài mẫu candlestick parttern formation

Như đã tìm hiểu ở phần trước một trading signal phải có ÍT NHẤT là 3 điều Formation, Momentum, Market Sentiment. Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về Formation.

Phần dưới đây Tôi sẽ liệt kê một vài mẫu candlestick parttern thông thường và dễ nhận thấy nhất. Những mẫu nến dưới đây có thể thường gặp nhưng không phải lúc nào cũng đúng, phân tích kỹ thuật chỉ là một phần nhỏ hỗ trợ chúng ta thêm trong việc tiên đoán xu hướng của market, cái quan trọng nhất vẫn là hiểu được market sentiment, tức là đọc hiểu được tâm lý market qua từng sự kiện, như vậy mới có thể trade tốt và hạn chế được những rủi ro không đáng có.

Tổng hợp các Chart Parttern xác định trend:

Điều kiện tiên quyết khi xác định các formation là nó cần phải được hình thành sau một trend trước đó. Up trend or down trend đều được. Trend trước đó là điều kiện cần phải có để cho formation, pattern hiện thời làm công việc của nó là dự báo giá sẽ tiếp diễn or đảo ngược trend cũ.

Khi các bạn hiểu dược câu chuyện ẩn dằng sau cái chart dó rồi thì nhìn lại chart mà xuất hiện những mô hình như thế này thì xác xuất make $ trong nhận định là sẽ rất cao. Bạn nào muốn tìm hiểu sâu hơn thì có thể vào trực tiếp website của Thomas N. Bulkowski: http://thepatternsite.com/. Hoặc bạn nào muốn có cuốn sách tổng hợp tất cả các chart parttern thì contact với Tôi.

Thêm một lưu ý mà Tôi đã nhắc ở trên về các mô hình chart parttern này, đó là giá sẽ break out vào thời điểm chúng ta không thể ngờ tới, và thường sau đó sẽ có chút hồi lại, cái thời điểm nó hồi đó gọi là một bull trap hay bear trap mà rất nhiều bạn sẽ bị đánh lừa. Với kinh nghiệm cá nhân Tôi sẽ không vào lệnh lúc đó mà sẽ đợi giá hồi lại đường trendline đã break out đó rồi mới vào lệnh. Sở dĩ Tôi nhắc đi nhắc lại nhiều lần bởi vì kiên nhẫn chờ đợi sẽ cho chúng ta điểm vào mà Stop Loss là Bé Nhất.

Bullish rising wedge

Chart parttern này hình thành sau một down trend. Giá theo đó lần lượt hình thành các đáy mới với đáy sau cao hơn đáy trước. Số lượng các đáy trong formation này thông thường là từ hai đến ba đáy. Điểm lưu ý ở formation này là các đỉnh hình thành với đặc điểm đỉnh sau bằng hoặc thấp hơn đỉnh trước một chút xíu.

Cốt ý của điều này là biểu hiện của việc volatility (độ biến động) trong giá đang giảm. Volatility giảm là thể hiện tâm tư người trong cuộc đã dần thay đổi. Từ một trạng thái cực kỳ bearish chuyển dần sang ít bearish hơn ( = độ biến động ngày càng co rút lại) trước khi chuyển sang giai đoạn hai là giai đoạn giá break và đi lên đảo ngược hoàn toàn trend trước đó.

Bullish rising wedge
Bullish rising wedge

Liên quan đến các mô hình của giá là khái niệm measure move. Đây là cách thức để trader tính ra giá mục tiêu sau khi đã có pattern. Đối với mô hình cờ tăng giá này thì measure move được tính bằng cách lấy giá tại điểm break (điểm 6 trong hình vẽ) cộng với “độ lớn” của cái wedge (lá cờ). Độ lớn này được xác định bằng cách lấy giá tại đáy 1 cộng với giá của đường cơ bản (base line) là mức giá tại đỉnh số 2 trên hình.

Theo ví dụ trong chart bên trên thì target xác định được là 1125, và giá này đã đạt chỉ trong ba ngày sau đó. Đây chính là điểm hay của formation này. Nó cần thời gian khá dài để hoàn thành nhưng một khi đã complete thì giá chạy rất mau tới mục tiêu. Cái hay là khi các bạn đọc hiểu được market sentiment mà mang nó đặt lên chart xuất hiện mô hình này thì đúng là một cơ hội rất tốt để make $.

Bearish falling wedge:

Về bản chất mô hình này hoàn toàn giống với bullish rising wedge. Đặc khác biệt duy nhất nằm ở điều kiện market mà nó xuất hiện. Bullish wedge xuất hiện sau một down trend trong khi bearish wedge xuất hiện sau một up- trend.

Measure move với formation này được tính bằng cách lấy giá tại điểm break đường base line trừ đi độ rộng của cái wedge (lá cờ). Độ rộng đó được tính bằng cách lấy giá tại đỉnh cao nhất của cái wedge (đỉnh 1) trừ đi giá tại đáy thấp nhất tròn wedge (đáy hai) nơi hình thành đường base line.

Bearish falling wedge
Bearish falling wedge

Head and Shoulder pattern.

Đây là một trong những mẫu hình phổ biến nhất và đáng tin cậy trong các mẫu hình phân tích kỹ thuật. Sở dĩ có tên gọi là Vai- đầu- vai là bởi vì pattern này có dạng giống như hình vai đầu vai của một con người.

H&S thường là một mẫu hình đảo chiều, báo hiệu chứng khoán sẽ di chuyển ngược lại xu hướng trước đó. Pattern này tồn tại dưới hai dạng. Cái thứ nhất gọi là H&S xuôi báo hiệu giá chứng khoán sẽ giảm xuống khi mẫu hình đã hoàn tất và thường được hình thành ở tại đỉnh của một xu hướng tăng giá. Cái thứ hai là H&S ngược (đầu và vai bị đảo ngược) báo hiệu rằng giá chứng khoán được sẽ tăng lên và thường được hình thành ở một xu hướng giảm giá.

Cả hai mẫu hình vai – đầu – vai này có một cấu thành giống nhau, trong đó có 4 phần chính của mẫu hình là: 2 vai, 1 đầu và đường viền cổ. Các mẫu hình được xác nhận khi đường viền cổ bị phá vỡ, sau khi hình thành của vai thứ 2. Vì có bốn phần chính nên mẫu hình cần trải qua 4 bước để hoàn thành. Bước đầu tiên là hình thành vai trái. Vai trái được hình thành khi giá cổ phiếu vươn đến mức giá cao mới và bắt đầu thoái giảm đến một mức thấp mới. Bước hai là sự hình thành đầu.

Đầu được hình thành khi giá đạt đến một mức cao hơn so với vai trái, sau đó thoái lui trở lại gần mức thấp khi hình thành vai trái. Bước thứ ba là sự hình thành vai phải, giá chứng khoán tăng đến một mức cao mới nhưng phải thấp hơn đỉnh được hình thành ở đầu nhưng theo sau đó là sự kháng cự đi xuống đến gần mức thấp của vai trái.

Mẫu hình hoàn tất khi giá giảm xuống dưới đường viền cổ. Đường viền cổ là một đường hỗ trợ được hình thành bởi những điểm thấp nhất được đề cập ở 3 bước trên. Với mô hình này đôi khi điểm vào lệnh không nhất thiết phải là break out mà nó hình thành vai phải thì đa phần nhà đầu tư cũng đã đoán ra được và thường họ sẽ vào lệnh ngay tại đỉnh vai phải nếu như các phân tích hỗ trợ.

Nguyên lý cân bằng (symetry) được áp dụng vào mô hình này. Tức khoảng thời gian để hình thành vai phải thường bằng (or gần bằng) khoảng thời gian để giá hình thành vai trái trước đó. Áp dụng nguyên lý, trader có thể tiên đoán vùng đất nào là đỉnh của vai phải.

Head & Shoulder parttern ngược.
Head & Shoulder parttern ngược.

Measure move với mô hình được tính bằng mức giá tại điểm break đường neckline cộng (nếu là mẫu hình ngược) hoặc trừ (nếu là mẫu hình xuôi) đi độ rộng của formation. Độ rộng được định nghĩa bằng mức giá tại điểm Head (H) trừ đi giá tại điểm đường neckline bị phá vỡ.

Một đặc điểm cần lưu ý là quá trình giá test lại đường neckline rất thường xảy ra. Điểm để người trader phân biệt giữa một quá trình giá chỉ là test neckline với một mô hình failure là mức giá test lại không vượt quá đỉnh của vai phải vừa hình thành trước đó. Điều này Tôi đã lưu ý với các bạn trước khi tìm hiểu chart parttern rồi đó.

Cũng tương tự như Head & Shoulder parttern ngược thì cách tính Measure move với mô hình này cũng tương tự được tính bằng mức giá tại điểm break đường neckline cộng (nếu là mẫu hình ngược) hoặc trừ (nếu là mẫu hình xuôi) đi độ rộng của formation. Độ rộng được định nghĩa bằng mức giá tại điểm Head (H) trừ đi giá tại điểm đường neckline bị phá vỡ.

Và dù có là H&S thuận hay ngược thì vẫn cần phải hình thành điểm break out mới là một mô hình hoàn chỉnh, thế những sẽ rất ít trader kiên trì đợi nó beark out mà thường sẽ vào lệnh ở ngay đỉnh của Shoulder phải.

Head & Shoulder parttern.
Head & Shoulder parttern.

Double bottom chart parttern.

Pattern này hình thành khi giá tạo thành hai điểm đáy liên tiếp sau một xu hướng giảm hoặc tăng trước đó. Tương tự các chart parttern khác thì parttern này cũng có hai mẫu đảo chiều tăng và giảm, mô hình này chỉ hoàn thành sau khi giá đã hình thành đáy thứ nhất và sau đó có chút phục hồi tăng lên và rồi đảo chiều hình thành đáy thứ 2, đáy thứ hai này thường sẽ bằng với đáy đầu tiên hoặc trong một vài trường hợp đặc biệt thì sẽ cao hơn hoặc thấp hơn đáy thứ nhất nhưng thường không quá 50% của đoạn phục hồi từ đáy thứ nhất.

Dấu hiệu nhận biết tốt nhất là thời điểm giá break out khỏi đỉnh của đoạn phục hồi từ đáy thứ nhất.

Mô hình hai đáy là thời kỳ chuyển đổi xu thế giảm giá thành xu thế tăng giá hoặc ngược lại xu hướng tăng thành xu hướng giảm, nó mang tính đảo chiều. Đây là một trong những mô hình dễ nhận biết nhất trong tất cả các mẫu hình của TA, nhưng cũng chính vì thế mà nó khiến cho trader rất dễ rơi vào trạng thái trade nóng vội. Tức là trade dựa trên ngay khi giá đến vùng giá của đáy thứ nhất .

Thực tế thống kê cho thấy nếu trader nóng vội tham gia ngay từ đầu thì xác xuất thất bại là 64% còn nếu họ cố gắng đợi đến khi xuất hiện “breakout” (đảo chiều) thật sự thì xác xuất thất bại chỉ còn 3%*.

Để có thể nhận diện chính xác mô hình, các bác nên chú ý đến một số vấn đề: đáy thứ hai không nên xuống vượt quá đáy thứ nhất; khoảng thời gian giữa hai đáy cũng là một dấu hiệu quan trọng-thời gian càng dài thì độ chính xác càng cao-ít nhất phải là một tháng và có thể kéo dài nhiều tháng.

Measure move đối với pattern này cũng được tính toán dựa trên một nguyên lý chung là “the length of the move is the height of the base” tức là mục tiêu của cái move sau mỗi formation bằng chính cái độ cao của formation đó. Áp dụng vào mẫu hình này, mức giá kỳ vọng được tính bằng giá tại điểm break base line cộng vơi độ cao của mô hình (xem hình).

(*)Ghi chú: Theo Encyclopedia of the Chart Patterns của tác giả Thomas N.Bulkowski.

Dạng đối ngược của mẫu hình này, nhưng có các đặc điểm tương tự là mẫu hình Double top. Xuất hiện sau một up- trend, double top cũng là một mô hình thường xuyên xuất hiện nhất và khá chính xác trong các patterns của TA nói chung.

Double bottom chart parttern.
Double bottom chart parttern.

Measure move của mô hình này cũng được tính bằng cách lấy mức giá của điểm đỉnh double top trừ đi giá của điểm break out, mà khoảng chênh lệch này chính là khoảng mà target mục tiêu tính từ điểm break out (trên hình vẽ chính là khoảng a)

Trên thực tế không phải lúc nào giá cũng thuận theo parttern này, mà sẽ có nhiều thời điểm giá hồi lại hay còn gọi là vùng đánh lừa như trong hình bên, đó là lý do mà Tôi luôn nhấn mạnh phải kiên trì đợi giá hồi lại tại điểm break out hãy vào lệnh, lúc đó sẽ hạn chế stop loss rất ngắn.

Cũng tương tự như Double top parttern thì measure move của double bottom parttern cũng được tính bằng cách lấy giá của điểm break out trừ đi giá của đáy thứ hai, mà khoảng chênh lệch này chính là khoảng mà target mục tiêu tính từ điểm break out (trên hình vẽ chính là khoảng a)

Double bottom parttern.
Double bottom parttern.

Broadening top and bottom reversal.

Đây là một formation tương đối phổ biến trong TA và cũng là một trong những pattern khó nhận biết nhất. Hình dạng của nó giống một cái loa và nó thường mất nhiều thời gian để thành hình hơn so với những pattern khác.

Mesuare move đối mô hình này được tính bằng giá tại điểm break (xem hình dưới) trừ (nếu là broadening top- BT) hoặc cộng (nếu là broadening bottom- BB) với độ cao của mẫu hình. Độ cao của mẫu hình được tính bằng mức giá tại đỉnh cao nhất của fomation trừ đi mức giá tại điểm break (nếu là BT) hoặc bằng mức giá tại đáy thấp nhất trừ đi mức giá tại điểm break (nếu là BB).

Broadening Top Parttern.
Broadening Top Parttern.

Triple top and bottom.

Triple pattern là một mẫu hình tồn tại dưới hai hình thái. Cái thứ nhất hình thành sau một up trend, người ta gọi ba đỉnh; cái thứ hai hình thành sau một down trend người ta gọi

là ba đáy. Đặc điểm của ba đỉnh, ba đáy là nó được tạo nên bởi 3 đỉnh nhọn, ở cùng một mức giá. Mô hình 3 đỉnh được áp dụng khi thị trường đang lên. Giá tăng đến một mức kháng cự nhất định thì giảm xuống, sau đó lại tăng lên, chạm mức cản một lần nữa rồi lại giảm lần thứ hai, và cuối cùng tăng đến mức cản lần thứ 3 trước khi giảm. Lần giảm giá thứ ba này có thể chính là bắt đầu của một giai đoạn thị trường đi xuống. Mô hình ba đáy thì ngược lại của tiến trình trên.

Sự tồn tại của mô hình này để nhắc nhở người ta không nên nóng vội giao dịch khi chart có dạng của mô hình double top or bottom đã nói bên trên. Lý do là bởi vì nếu giá chưa break base line thì rất có thể mẫu hình hai đỉnh, đáy đó chỉ là một triple pattern đang thành hình mà thôi.

Triple pattern cũng có thể được coi là một biến thể của mô hình đầu và vai (SHS). Điểm khác biệt duy nhất là 3 đỉnh của mô hình này ở cùng một mức giá, chứ không có một đỉnh vượt hẳn lên như mô hình S-H-S. Cũng giống như double pattern, mô hình này được coi là hoàn thành khi nó break đường base line. Measure move cũng được tính giống với cách tính của mô hình hai đỉnh, đáy. Tức là tính bằng chiều cao của chính nó.

Triple bottom parttern
Triple bottom parttern

Flags.

Đây là dạng parttern phổ biến, và có thể nói là thường gặp nhất. Parttern này hình thành sau một xu hướng tăng hoặc giảm, và sau khi hoàn thành first leg xong thì giá sẽ có xu hướng tạo mô hình một cái lá cờ, là cờ này có thể là thuận theo xu hướng hoặc có thể là ngược lại xu hướng first leg trước đó. Và cũng như các đạng parttern khác thì flag sau khi tạo xong sẽ cần một cái break out, và khi giá break out khỏi cái flag thì cũng sẽ có một đoạn mà người ta gọi là bull trap or bear trap đó.

Cách tính measure move của mô hình này cũng tương tự các dạng parttern khác, đó chính bằng độ rộng của first leg.

Flag parttern (ở đây là dạng parttern tiếp diễn của cái first leg trước đó).
Flag parttern (ở đây là dạng parttern tiếp diễn của cái first leg trước đó).

Cup with handle.

Mô hình này cũng được xem là một dạng parttern quan trọng, thế nhưng thời gian để hoàn thành parttern này thường rất lâu, và tỉ lệ thành công khi hình thành là không cao

bằng các parttern khác. Như tên gọi thì parttern này là một dạng hình giống một cái ly (tách) uống nước. Và điểm nhận biết là khi giá break out khỏi cái tay cầm của ly. Parttern này cũng có hai dạng, thường thấy nhất là hình cái tách để bình thường và dạng tách để up xuống (dạng parttern này là để xác nhận xu hướng giá beark out giảm).

Measure move của parttern này cũng tương tự như các dạng parttern khác, target sẽ chính bằng độ rộng của parttern.

Cup with handle.
Cup with handle.

Các dạng chart parttern còn rất nhiều, nhưng về cơ bản thì các bạn chỉ cần quan tâm những dạng mô hình phổ biến này, thường thì các dạng parttern khác được hình thành và phát triển từ chính những dạng parttern này. Điều quan trọng nhất vẫn là hiểu được câu chuyện ẩn đằng sau cái chart rồi từ đó mang câu chuyện đó gắn lên chart để tìm ra đáp số.

Formation về cơ bản Tôi đã nêu lên đây. Phần tiếp theo sẽ là Momentum mà được hiểu đó chính là những xung lực trên chart, được phản ảnh qua lực tăng hoặc giảm của thị trường.

Comments

No comments yet. Why don’t you start the discussion?

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *