Thị trường chứng khoán
Tháng tám 5, 2022

Các bộ phận cấu thành thị trường tài chính: Thị trường cổ phiếu (Stock market) Phần 1.

By habinh

1. Định nghĩa thị trường cổ phiếu (Stock market)

Nhắc đến thị trường vốn/cổ phiếu chắc hẳn trong chúng ta không còn lạ gì nữa, hồi trước Tôi tham gia vào thị trường currency trade nhưng mà những người bạn, người thân họ nhầm tưởng đó là thị trường chứng khoán. Cũng hợp lý vì ở Việt Nam hiện này đang là một thị trường mới nổi, do đó tất cả những kiến thức liên quan đến thị trường còn rất ít và trong quan niệm cũ của người Việt thì nói đến đầu tư là họ nghĩ ngay đến chứng khoán liền.

Vậy thì thị trường vốn/cổ phiếu là gì? Và tại sao chúng ta tham gia vào thị trường này, thị trường cổ phiếu thì có liên quan thế nào đến những thị trường còn lại…

Thị trường chứng khoán là gì?
Thị trường chứng khoán là gì?

Theo Investopedia định nghĩa: “Thị trường chứng khoán”

Thị trường, trong đó cổ phiếu của công ty được tổ chức công khai phát hành và giao dịch hoặc thông qua trao đổi hoặc thị trường OTC. Còn được gọi là thị trường vốn, thị trường chứng khoán là một trong những thành phần quan trọng nhất của một nền kinh tế thị trường tự do, vì nó cung cấp danh sách các công ty cần tiếp cận vốn để đổi cho các nhà đầu tư một quyền sở hữu trong công ty.

Mục đích thị trường chứng khoán là làm cho khoản đầu tư của bạn có thể phát triển lên, và hơn thế nữa là khuếch đại lượng tiền mà bạn đã bỏ ra để đầu tư, để bạn có thể trở nên giàu có mà không cần phải xây dựng doanh nghiệp, đầu tư vào trang vật tư, thiết bị, công nhân…, nói một cách dễ hiểu thì bạn chính là một cổ đông góp vốn vào công ty và mong muốn những khoản đầu tư vào công ty đó sẽ sinh lợi cho bạn bằng cách giá cổ phiếu sẽ tăng lên trong tương lai.

DEFINITION of ‘Stock Market’

The market in which shares of publicly held companies are issued and traded either through exchanges or over-the-counter markets. Also known as the equity market, the stock market is one of the most vital components of a free- market economy, as it provides companies with access to capital in exchange for giving investors a slice of ownership in the company.

The stock market makes it possible to grow small initial sums of money into large ones, and to become wealthy without taking the risk of starting a business or making the sacrifices that often accompany a high-paying career.

Thị trường cổ phiếu (Theo Viet Currency)

Thị trường cổ phiếu hay thị trường chứng khoán là một bộ phận phát triển của kinh tế. Nó giúp quốc gia phát triển kinh tế, bằng cách tạo công ăn việc làm cho quốc gia, qua hình thức giúp các công ty gây vốn. Nói cụ thể ra là như thế này. Chu kỳ phát triển của một công ty thường khởi đầu bởi người sáng lập bỏ vốn riêng của mình ra, hay là vay mượn bà con chút ít.

Giai đoạn đầu đó có thể làm một công ty nhỏ nhỏ. Nếu làm ăn được và cần tiền phát triển thêm thì người đó có thể đi mượn tiền nhà banks. Nhưng nếu cần tiền phát triển thật lớn thì nhiều khi nhà banks không có đủ, hay không dám cho mượn. Tại vì sự kiện cho một thương gia mượn tiền làm ăn, nó cũng giống như là bỏ vốn vào làm ăn chung với người ta. Tùy rằng mình không có ý hùn hạp, nhưng nếu người đó làm ăn thất bại sau khi mượn tiền thì sao?

Thị trường chứng khoán
Thị trường chứng khoán

Danh từ nhà nghề gọi đó là BUSINESS RISK. Và nhà bank không muốn cái business risk này. Cho nên người thương gia đó mới quay sang thị trường chứng khoán để tìm nguồn vốn đầu tư cho công ty của mình. Ngược lại, các nhà đầu tư khi mua cổ phần của công ty là họ CHẤP NHẬN cái rủi ro trong business của công ty đó. Họ không cho công ty mượn tiền giống như nhà bank, nhưng họ lại bỏ tiền vào công ty qua hình thức mua cổ phần.

Số tiền cổ phần bán được này sẽ được đem về dùng vào việc phát triển công ty. Sự phát triển của công ty sẽ đòi hỏi việc mướn thêm người, tạo thêm công ăn việc làm cho kinh tế. Và ngược lại, chánh phủ cũng có thêm tiền thuế hàng năm. Đó là tại sao thường nói, căn bản của thị trường chứng khoán là sự phát triển của kinh tế.

Qua đoạn định nghĩa trên chúng ta có thể hiểu được rằng chúng ta đầu tư vào thị trường chứng khoán tức là đang góp một phần vốn của mình vào cùng hợp tác làm ăn với công ty đó, nếu chúng ta góp vốn làm ăn công ty phát triển, giá trị cổ phiếu tăng thì có nghĩa là chúng ta đã có được khoản lợi nhuận trong thương vụ đầu tư đó.

Trong khuôn khổ bài viết này sẽ không đề cập đến cổ phiếu của công ty nào hay là đi vào chi tiết từng cổ phiếu một, cái chúng ta cần tìm hiểu chính là một vài chỉ số chứng khoán hàng đầu thế giới hiện nay, ví dụ như là S&P 500, Dow Jones Industrial, Nasdaq, JPN225, Shanghai Composite, AUS200, DAX… và một vài chỉ số hàng đầu khác.

Cách hoạt động thị trường chứng khoán
Cách hoạt động thị trường chứng khoán

Như có nói ở trên căn bản của thị trường chứng khoán là sự phát triển của nền kinh tế, các bạn có thể hình dung rằng khi thị trường chứng khoán tăng thì có nghĩa là sản xuất, dịch vụ, tiêu dùng, thị trường lao động… đều được hỗ trợ, có nghĩa là nền kinh tế đang phát triển tốt, một nền kinh tế tăng trưởng tốt thì đương nhiên tiêu dùng tăng do đó lạm phát vì thể sẽ tăng lên theo, giá cả hàng hóa vì vậy cũng tăng theo.

Tuy nhiên một thị trường tăng trưởng quá nóng, hay có nghĩa là giá trị ảo chứ không phải là giá trị thực tế của thị trường thì đó lại là mối lo, mà việc phân tích những biến động của thị trường chứng khoán cũng chính là thước đo tương đối sớm cho chu kỳ kinh tế. Nếu như ví các chỉ số Index là nhịp tim của nền kinh tế thì điều này hoàn toàn hợp lý, nhịp tim mạnh hay yếu thể hiện được tình hình sức khỏe của nền kinh tế đó.

2. Tầm quan trọng của thị trường chứng khoán

Chức năng và mục đích

Việc phát hành cổ phiếu để tham gia vào thị trường chứng khoán là một trong những cách quan trọng nhất đối với các công ty để nâng số vốn của họ lên, tương tự như thị trường trái phiếu nhưng đây là một hình thức công khai góp vốn làm ăn cùng với công ty cho nên những người góp vốn sẽ không được đảm bảo an toàn cho số tiền họ góp vào như là trái phiếu.

Thay vì đầu tư trái phiếu mang ý nghĩa là an toàn thì đầu tư chứng khoán lại là một kênh khá mạo hiểm khi đầu tư vào một công ty mà có thể trong tương lai công ty sẽ làm ăn thua lỗ hoặc phá sản, điều này có nghĩa là số vốn nhà dầu tư góp vào có thể sẽ thua lỗ hoặc mất trắng.

Thị trường chứng khoán vận hành như thế nào
Thị trường chứng khoán vận hành như thế nào

Lịch sử chỉ ra rằng giá của cổ phiếu và các tài sản khác là một phần quan trọng của các hoạt động kinh tế, và có thể gây ảnh hưởng hoặc là dấu hiệu nhận biết sức khỏe của nền kinh tế. Một nền kinh tế mà thị trường chứng khoán đi lên thì được coi là một nền kinh tế tăng trưởng đi lên. Trong thực tế thị trường chứng khoán được coi là chỉ số hàng đầu về sức mạnh và phát triển kinh tế của một quốc gia.

Tăng giá cổ phiếu có xu hướng được gắn với tăng cường đầu tư kinh doanh và ngược lại. Giá cổ phiếu cũng ảnh hưởng đến sự giàu có của các hộ gia đình và tiêu dùng của họ.

Mối quan hệ của các thị trường chứng khoán với hệ thống tài chính hiện đại

Hệ thống tài chính ở hầu hết các nước phương Tây đã trải qua một biến đổi lớn. Một đặc điểm của sự phát triển này là xóa bỏ những dịch vụ trung gian. Một phần của các quỹ liên quan đến tiết kiệm và tài chính, đổ trực tiếp vào các thị trường tài chính thay vì được chuyển qua các hoạt động cho vay ngân hàng và huy động truyền thống. Lợi ích công cộng nói chung trong việc đầu tư vào thị trường chứng khoán, trực tiếp hoặc thông qua các quỹ tương hỗ đã là một thành phần quan trọng của quá trình này.

Thống kê cho thấy trong những thập kỷ gần đây, cổ phiếu này đã làm nên một tỉ trọng ngày càng lớn của các tài sản tài chính của hộ gia đình ở nhiều nước. Trong những năm 1970, ở Thụy Điển, tài khoản tiền gửi và tài sản ít rủi ro khác đã tăng 60% của tài sản tài chính hộ gia đình, so với ít hơn 20% những năm 2000. Phần chính của việc này là danh mục đầu tư tài chính cá nhân đã chuyển sang những hạng mục đầu tư mạo hiểm hơn.

Xu hướng về các hình thức tiết kiệm với một lo ngại rủi ro cao hơn đã được nhấn mạnh bởi quy định với đối với hầu hết các quỹ bảo hiểm, cho phép một tỉ lệ cao hơn của các cổ phiếu tới trái phiếu. Khuynh hướng tương tự cũng được tìm thấy ở các nước phát triển. Trong tất cả các hệ thống kinh tế phát triển, chẳng hạn như liên minh châu Au, Hoa Kỳ, Nhật Bản và các quốc gia phát triển khác, xu hướng chuyển từ tiết kiệm sang đầu tư mạo hiểm.

Một chuyển đổi mang tính đột phá nữa là việc áp dụng giao dịch điện tử để thay thế cho con người trong việc giao dịch niêm yết chứng khoán.

Những lần sụp đổ của thị trường chứng khoán trong quá khứ

Một quá trình sụp đổ của thị trường chứng khoán thường được định nghĩa như là một dip mạnh giá cổ phiếu niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán. Song song với các yếu tố kinh tế khác nhau, một lý do dẫn đến sự sụp đổ đó là do tâm lý hoảng sợ và niềm tin vào danh mục đầu tư của nhà đầu tư dần mất đi. Và sự sụp đổ đó là hệ quả của một sự tăng trưởng nóng, hay còn gọi là bong bóng kinh tế.

Trong quá khứ đã rất nhiều lần thế giới chứng kiến những sự sụp đổ như vậy, mới đây nhất là giai đoạn bong bóng bất động sản, nhà đất ở Mỹ và sau đó lan rộng ra thị trường chứng khoán, kéo theo hệ lụy hầu hết thị trường chứng khoán toàn cầu sụp đổ, bốc hơi hàng chục %, thậm chí là 70%. Trước đó phải kể đến những cuộc khủng hoảng như Dotcom năm 2000, Wall Street sụp đổ năm 1929, ngày thứ 2 đen tối của năm 1987… Một trong những lần sụp đổ đó là vào ngày thứ 5 đen tối 24/10/1929, chỉ số Dow Jones Industrial mất 50%.

Đại khủng hoảng ngày thứ 2 đen tối
Đại khủng hoảng ngày thứ 2 đen tối

Đó là sự khởi đầu của đại khủng hoảng. Một lần sụp đổ mới đây là ngày thứ 2 đen tối 19/10/1987, bắt đầu ở Hong Kong và nhanh chóng lan rộng ra khắp thế giới. Đến cuối tháng 10 thị trường chứng khoán Hong Kong đã mất 45,5%, Australia 41,8%, Tây Ban Nha 31%, Vương Quốc Anh 26,4%, Hoa Kỳ 22,68% và Canada 22,5%. Ngày thứ 2 đen tối là ngày giảm mạnh nhất trong lịch sử chứng khoán thế giới khi chỉ số Down Jones giảm 22,6% chỉ trong 1 ngày.

Đằng sau sự sụp đổ này là gì? Các bạn hãy xem thêm tại đây:

Khủng hoảng kinh tế 1929 một vở kịch hoàn hảo được sắp đặt.

Khủng hoảng kinh tế 1929 một vở kịch hoàn hảo được sắp đặt (phần 2).

Sự sụp đổ trên thị trường chứng khoán năm 1987 thực sự chưa có lời giải, các tin tức, sự kiện không thể dự đoán được thảm họa này và các lý do rõ ràng cho sự sụp đổ này đã không được xác định. Sự kiện này đặt ra câu hỏi về rất nhiều giả định quan trọng của kinh tế học hiện đại, cụ thể là các lý thuyết về hành vi con người, lý thuyết về cân bằng thị trường và các giả thuyết hiệu quả thị trường.

Sau một thời gian sau khi sự sụp đổ diễn ra thì giao dịch trên thị trường chứng khoán đã chững lại, kể từ khi các máy tính không thể tiếp nhận cùng lúc khối lượng các giao dịch vì lý do khối lượng giao dịch quá lớn tại cùng một thời điểm.

Kể từ sau thảm họa này mà hệ thống giao dịch liên bang và các ngân hàng trung ương các nước có biện pháp kiểm soát sự lan rộng của khủng hoảng tài chính trên toàn thế giới. Tại Hoa Kỳ SEC giới thiệu một số biện pháp mới nhằm kiểm soát thị trường chứng khoán trong một nỗ lực để ngăn chặn việc tái xuất hiện các sự kiện như ngày thứ 2 đen tối đó.

Kể từ đầu những năm 1990, nhiều trong số các sàn giao dịch lớn nhất đã được thông qua hệ thống giao dịch điện tử. Thương mại điện tử ngày nay chiếm phần lớn trong các giao dịch ở nhiều nước phát triển. Hệ thống máy tính đã được nâng cấp trong các giao dịch chứng khoán để xử lý khối lượng giao dịch lớn một cách chính xác hơn và kiểm soát được rủi ro tốt hơn.

SEC sửa đổi các yêu cầu ký quỹ trong một nỗ lực để giảm sự biến động của cổ phiếu phổ thông, lựa chọn cổ phiếu và thị trường tương lai. Các giao dịch chứng khoán New York và các sàn giao dịch Chicago giới thiệu khái niệm của bộ ngắt mạch, tức là tự động ngừng giao dịch nếu chỉ số Dow giảm tới một mức quy định trong một thời gian nhất định nào đó, mục đích là để các nhà đầu tư bình tính lại, tránh trường hợp hoảng loạn vì một vài tin tức thất thiệt…

Biện pháp này nhằm mục đích hạn chế những rủi ro không đáng có trong phiên giao dịch, áp lực bán tháo vì thế sẽ được giảm thiểu.

Hệ thống tự động đóng các giao dịch tại New York Stock Exchange (NYSE) nếu thị trường xảy ra trường hợp bán tháo.
Hệ thống tự động đóng các giao dịch tại New York Stock Exchange (NYSE) nếu thị trường xảy ra trường hợp bán tháo.