Nen nhan chim
Tháng tám 18, 2024

Tịch Tà Kiếm Pháp chiêu thứ 3 – Nến nhấn chìm

By habinh

Nến nhấn chìm (Engulfing) là mô hình nến được ứng dụng rất nhiều trong phân tích price action và nó cũng xuất hiện tương đối nhiều trên biểu đồ, báo hiệu một động thái đảo chiều mạnh mẽ sắp diễn ra. Tuy nhiên liệu rằng nến nhấn chìm chỉ có bấy nhiêu công dụng?

Nến nhấn chìm chuyện chưa kể

Nến nhấn chìm cho dấu hiệu cảnh báo vùng Supply/ Demand đã vô hiệu.

Nếu các bạn nhìn vào hình biểu đồ M5, các bạn sẽ thấy rằng thị trường sẽ tạo thành nhiều mô hình nến Engulfing hơn so với biểu đồ H1 (tín hiệu nhiễu nhiều hơn). Điều này là một trong những vấn đề lớn mà rất nhiều trader gặp phải: nến Engulfing nào là nến nên trade? Cái nào nên bỏ qua?

Một trong những vấn đề mà các trader bị ám ảnh là không biết khi nào vùng Supply/ Demand mà các bạn lựa chọn làm POI sẽ không giữ được giá và bị Breakout để không tiến hành giao dịch.

Ví dụ: các bạn tìm thấy một vùng Supply/ Demand ở một điểm đảo chiều quan trọng trên khung D1 và lựa chọn làm POI để thực hiện một giao dịch đảo chiều khi giá tiến vào vùng giá đó.

Nhưng trong thực tế mọi chuyện lại diễn ra ngược lại so với suy nghĩ của các bạn và giá sẽ Breakout khỏi vùng Supply/ Demand đó, vì các bạn bỏ quên một yếu tố quan trọng là quan sát Price action diễn ra trong vùng giá đang timing.

Traders kỳ vọng XAUUSD đảo chiều khi chạm Supply zone nhưng thực tế thì…
Traders kỳ vọng XAUUSD đảo chiều khi chạm Supply zone nhưng thực tế thì…

Sự thật là không có cách nào chắc chắn để các bạn có thể tiên liệu một vùng Supply/ Demand có vô hiệu hay không, nhưng có một số dấu hiệu cảnh báo từ Price Action trong vùng giá này giúp trader loại bỏ những giao dịch ở vùng giá tiềm ẩn rủi ro cao. Một trong số đó chính là mô hình Engulfing ngược hướng.

Nến Engulfing đánh dấu sự bắt đầu và kết thúc của mọi chuyển động giá trên thị trường, điều làm cho chúng trở nên hoàn hảo trong việc xác định khi nào một vùng Supply/ Demand có thể bị vô hiệu hay không.

Ở phần trên chúng ta sử dụng nến Engulfing như là dấu hiệu cho thấy vùng Supply/ Demand có xác suất đảo chiều cao khi nó xuất hiện còn ở phần này chúng ta sử dụng nến Engulfing đảo ngược như là dấu hiệu cảnh báo cho sự vô hiệu của một Supply/ Demand zone.

Giá phản ứng với Demand zone bằng cây nến Engulfing biểu đồ USDCAD khung M15.
Giá phản ứng với Demand zone bằng cây nến Engulfing biểu đồ USDCAD khung M15.

Mọi sự việc trong cuộc sống đều có hai mặt đối lập. Nếu một nến Engulfing thuận hướng là dấu hiệu cho thấy sự đảo chiều tiềm năng khi giá tiến về vùng Supply/ Demand thì cũng chính mô hình nến Engulfing này cũng sẽ cung cấp cho các bạn dấu hiệu một vùng Supply/ Demand vô hiệu. Và mô hình Engulfing đảo ngược này chính là tấm gương phản chiếu tâm lý thị trường tại thời điểm giao dịch khi đó.

Mô hình nến Engulfing đảo ngược cặp AUDUSD khung H1.
Mô hình nến Engulfing đảo ngược cặp AUDUSD khung H1.

Trong biểu đồ AUD/USD khung H1 trên khi giá tiến vào vùng Demand đã được POI từ trước đó, một nến Engulfing giảm xuất hiện như dấu hiệu đầu tiên khẳng định phe Sell đang nắm ưu thế trên thị trường.

Mặc dù sau đó giá đã hồi lên và hình thành nên một vùng sideway tuy nhiên sau đó giá lại tiếp tục down hình thành nên một cây nến Engulfing đảo ngược tiếp theo. Và lúc này câu chuyện mới thật sự thú vị khi một cây nến Pinbar theo sau nến Engulfing đảo ngược được hình thành.

Lúc này đây các trader đều cho rằng đây chắc hẳn là dấu hiệu của một vùng Demand mạnh và tiến hành mua vào, nhưng không đây chỉ là cái bẫy được Bigboy giăng ra trước khi vùng Demand này bị vô hiệu hoàn toàn và Breakdown.

Nến Engulfing đảo ngược hình thành khi giá còn ở bên trong vùng Supply/ Demand hay ngay khi giá vừa thoát khỏi vùng Supply/ Demand là dấu hiệu cho thấy vùng Supply/ Demand vô hiệu.

Nến nhấn chìm xác định vùng giá Extreme zone

Đúng với tên gọi của vùng giá này, đây là vùng giá gắn liền với điểm cực trị của thị trường thường ở cuối các xu hướng nơi các đỉnh/ đáy đã được xác nhận. Tuy nhiên vì thị trường được hình thành từ những con sóng đan xen vào nhau nên đỉnh/ đáy của xu hướng trong khung giờ nhỏ có thể là vùng giá Major trong khung giờ lớn hơn.

Vì lý do đó Extreme có thể là vùng chuyển đổi của thị trường nơi con sóng pullback kết thúc và bắt đầu tiếp diễn xu hướng chính của thị trường.

Extreme zone đóng vai trò là nơi cung cấp Liquidity tiếp diễn xu hướng
Extreme zone đóng vai trò là nơi cung cấp Liquidity tiếp diễn xu hướng

Chính vì nguyên nhân này nên khi nhận diện được mô hình nến nhấn chìm xuất hiện trong Extreme zone thì xu hướng tiếp diễn rất có thể sẽ xảy ra theo sau.

Extreme là vùng giá nằm tại cực điểm của thị trường do đó vị trí của vùng này chính là vùng cung cầu cuối cùng kiểm soát một xu hướng.

Sau khi thị trường đạt trạng thái Climax những hành động giá bất ngờ của Bigboy xuất hiện dưới hình thức là những cây nến Marubozu hay Engulfing đi ngược xu hướng qua đó làm thay đổi trạng thái của thị trường. Đây là dấu hiệu thường xuyên xuất hiện nhất ở các vùng giá cực trị.

Hãy đến với biểu đồ sau để làm rõ nhận định trên.

Nhận diện Extreme zone biểu đồ GBPUSD khung M15.
Nhận diện Extreme zone biểu đồ GBPUSD khung M15.

Cùng đến với biểu đồ GBPUSD khung M15.

Đầu tiên xu hướng hiện tại của thị trường đang là một xu hướng giảm với đỉnh Strong High được đánh dấu đang là vùng giá kiểm soát thị trường. Sau khi tiến hành tạo BOS giá đã không thể đi quá xa và phải quay trở lại để tìm Liquidity trước khi tiếp tục đà giảm.

Hãy cùng chú ý cách con sóng pullback ở khung giờ này chuyển động:

– Đầu tiên là những nhịp tăng mạnh mẽ làm cho đám đông cảm nhận được dường như xu hướng tăng đã trở lại và xu hướng đã đảo chiều.

– Khi giá tiệm cận vùng giá Strong High xuất hiện nhịp pullback đầu tiên. Tiếp đó là một chuỗi cây nến tăng liên tục xuất hiện nhưng không thể phá vỡ vùng giá này. Đây chính là động thái chốt lời của Bigboy.

– Cuối cùng là một cây nến Engulfing giảm xuất hiện phủ nhận tất cả nỗ lực tăng trước đó của phe Mua.

– Sau đó giá quay lại Extreme zone một lần nữa và sau đó Breakdown.

Có thể nhận thấy khi giá tiến về Extreme zone với khối lượng và động lượng rất lớn tuy nhiên kết quả mang lại thường đi ngược với nỗ lực bỏ ra. Hãy cùng nhìn lại quá trình hình thành đỉnh Strong High, một điều tương tự cũng xảy ra đó là một chuỗi nến tăng kiểm soát thị trường trước khi có sự xuất hiện của nến Engulfing ngược xu hướng.

Qua đây có thể rút ra kết luận: Nến nhấn chìm hay Engulfing thường xuất hiện ở vùng giá Extreme. Engulfing đóng vai trò phủ nhận sự tồn tại của xu hướng trước đó và chính là dấu chân của Bigboy.

Cách tìm mô hình nến nhấn chìm có xác suất cao

Nếu như việc nhìn nhận được mô hình nến nhấn chìm trên biểu đồ đã khó thì việc xác nhận mô hình có xác suất cao hay không lại càng khó hơn. Đừng lo phần này sẽ cung cấp cho các bạn 3 mẹo hữu ích để truy vết Engulfing.

Mẹo 1: Trade tại Swing Point – Chọn đúng thời điểm và vị trí

Mô hình Engulfing trở nên cực kỳ đáng tin cậy khi chúng hình thành tại các điểm đảo chiều quan trọng – hay còn gọi là Swing Point. Hãy chú ý đến các điểm mà thị trường có xu hướng đảo chiều, cụ thể:

Bullish Engulfing: Hiệu quả nhất khi xuất hiện tại các đáy vùng hỗ trợ.

Bearish Engulfing: Đáng tin cậy khi xuất hiện tại các đỉnh vùng kháng cự.

Nến nhấn chìm tại Swing Point
Nến nhấn chìm tại Swing Point

Những điểm đảo chiều này thể hiện sự thay đổi mạnh mẽ trong tâm lý thị trường, nơi mà lực mua hoặc bán có thể thực sự lật ngược tình thế.

Mẹo 2: Nến lớn là tốt, nhưng quá lớn thì không

Một cây nến Engulfing lớn, đủ mạnh để nhấn chìm nhiều nến trước đó, thể hiện rằng thị trường đã “trap” (bẫy) rất nhiều trader và chuẩn bị cho một động thái mạnh mẽ. Tuy nhiên, điều này cũng cần sự cân nhắc:

Nếu nến Engulfing quá lớn, bạn sẽ gặp vấn đề với tỷ lệ risk/reward. Stop loss phải đặt quá xa, trong khi take profit lại không đủ để bù đắp rủi ro.

Những cây nến cực lớn thường xuất hiện sau những biến động mạnh và bất thường, làm cho hành vi giá khó lường và ít tuân theo các quy tắc phân tích kỹ thuật thông thường.

Nến nhấn chìm quá lớn là dấu hiệu rút cạn thanh khoản thị trường
Nến nhấn chìm quá lớn là dấu hiệu rút cạn thanh khoản thị trường

Ví dụ, trong một tình huống mà nến Engulfing chiếm toàn bộ một vùng giá lớn, bạn có lẽ nên tránh giao dịch, vì nó tiềm ẩn rủi ro cao hơn so với lợi nhuận kỳ vọng. Như trong trường hợp này, bạn có muốn giao dịch không?

Mẹo 3: hãy lựa chọn nến nhấn chìm không có (hoặc có ít) bóng nến

Bóng nến phản ánh sự do dự của thị trường. Một nến Engulfing có bóng nến dài thường thể hiện rằng thị trường chưa quyết định rõ ràng về hướng đi.

Hãy chú ý vùng Supply đã được đánh dấu, bạn thấy giá cao nhất của nến Engulfing không vượt qua nổi vùng kháng cự này. Nến nhấn chìm cũng có giá đóng cửa bên dưới đường kháng cự. Một mô hình nến nhấn chìm như trên sẽ không đủ sức để thu hút các Buyer tạo thêm áp lực mua cho thị trường.

Nến Engulfing tại Swing Point nhưng bóng nến dài
Nến Engulfing tại Swing Point nhưng bóng nến dài

Trong khi đó:

Một nến Engulfing mạnh sẽ có thân nến lớn và bóng nến rất ngắn (hoặc không có bóng nến). Điều này cho thấy sự quyết tâm của bên mua hoặc bên bán.

Một cây nến có bóng nến ngắn và đóng cửa vượt qua mức hỗ trợ hoặc kháng cự sẽ dễ dàng thu hút thêm lực mua hoặc bán, gia tăng sức mạnh cho xu hướng tiếp theo.

Chẳng hạn như trong ví dụ sau, nến Engulfing xuất hiện ngay tại một điểm swing point và nhấn chìm nhiều nến trước đó mà không có bóng nến hoặc bóng nến rất nhỏ, đây là tín hiệu lý tưởng để vào lệnh.

Nến nhấn chìm có bóng nến nhỏ nhưng chất
Nến nhấn chìm có bóng nến nhỏ nhưng chất

Cùng tiếp tục theo dõi HabinhFx để đón đọc các phần tiếp theo. Đồng thời nếu các bạn muốn tìm hiểu chuyên sâu về SMC có thể đặt mua sách tại đây. Đậy là quyển sách do chính tác giả viết và đã được xuất bản trên Amazon. Trân trọng!