Hàng hóa và tiền tệ có mối quan hệ nghịch đảo với nhau
Tháng chín 1, 2022

Các quy tắc phân tích liên thị trường ( phần 4 : Hàng hóa và tiền tệ có mối quan hệ nghịch đảo với nhau).

By habinh

Hàng hóa và tiền tệ có mối quan hệ nghịch đảo với nhau

Mối tương quan này có lẽ là dễ dàng nhận thấy nhất, các bạn cũng biết là giá trị của đồng tiền của một quốc gia thể hiện sức mạnh của nền kinh tế quốc gia đó. Điều này dễ hiểu thôi, Mỹ vốn là quốc gia lớn mạnh và vị thế số 1 hiện nay và giá trị của đồng USD luôn rất cao so với các quốc gia đang phát triển khác, chẳng hạn như Việt Nam.

Một nền kinh tế tăng trưởng tốt sẽ khiến tiêu dùng tăng cao, nhu cầu chi tiêu của người dân sẽ cao hơn và những yêu cầu trong chất lượng cũng cao hơn… do vậy việc sinh ra lạm phát cao trong nền kinh tế là đương nhiên.

Khi lạm phát tăng cao thì các ngân hàng trung ương sẽ có xu hướng nâng lãi suất, lạm phát tăng cao thì đồng tiền mất giá cho nên người ta có xu hướng tìm đến các lớp tài sản khác thay vì mua trái phiếu, do vậy lợi tức trái phiếu sẽ tăng lên. Khi lãi suất, phân lời tăng cao thì về cơ bản là giá trị đồng tiền sẽ tăng. Điều này mâu thuẫn với cái ý trước đúng không, nhưng đó chính là chu kỳ kinh tế, và khi mà giá trị đồng tiền tăng cao thì sẽ tác động tiêu cực đến xuất khẩu.

Hàng hóa và tiền tệ có mối quan hệ nghịch đảo với nhau
Hàng hóa và tiền tệ có mối quan hệ nghịch đảo với nhau

Một quốc gia bất kỳ nào cũng phải cân đối giữa xuất khẩu và nhập khẩu, khi mà giá trị đồng tiền quốc nội tăng quá cao thì sẽ bóp chết xuất khẩu và kinh tế sẽ trì trệ. Kinh tế đi xuống thì đương nhiên là chi tiêu của người dân cũng đi xuống, lạm phát cũng sẽ giảm theo…khi mà lạm phát giảm thì các ngân hàng trung ương lại giảm lãi suất theo. Lãi suất giảm thì người ta có xu hướng vay nhiều hơn để đầu tư kinh doanh, từ đó mà kinh tế phục hồi, lạm phát lại tăng…

Chu kỳ kinh tế và việc xác định quy luật của vòng tuần hoàn này không phải là khó, tuy nhiên nó thiên về những nhận định dài hạn hơn, vì vậy việc của chúng ta là phân tích dựa vào những dữ liệu đã có để xem thử thời điểm hiện tại là giai đoạn nào của chu kỳ kinh tế, để từ đó tiên đoán được các ngân hàng trung ương sẽ hành động gì.

Như Tôi có nhấn mạnh mấu chốt trong phân tích cơ bản chính là hiểu được sợi dây liên kết giữa lạm phát và lãi suất, vì chính lạm phát và lãi suất sẽ quyết định những chính sách khác nữa và cũng chính vì sợi dây này mà mỗi khi có những sự kiện nào đó diễn ra liên quan đến các quyết định chính sách kinh tế người ta lại đem ra bàn luận rất nhiều.

Một mình chứng dễ thấy là trong các bài phát biểu của đương kim chủ tịch FED Jerome Powell hầu hết đều kèm theo một câu là “chúng tôi đang theo dõi sát lạm phát và kỳ vọng sẽ đạt mức mục tiêu 2%, bên cạnh đó theo dõi sát thị trường lao động để quyết định nâng lãi suất trong năm nay…” đại ý là như thế.

Jerome Powell
Jerome Powell

Theo lý thuyết kinh tế học thì mỗi khi một đồng tiền quốc nội nào đó mất giá thì giá cả hàng hóa ở quốc gia đó sẽ tăng lên, một nền kinh tế như vậy được gọi là lạm phát và mất giá đồng tiền. Tuy nhiên về mặt học thuật thì nguyên lý này là hợp lý, thế nhưng chúng ta là Trader cho nên cần phải hiểu được nguyên lý này dưới một góc nhìn khác.

Các bạn có để ý một minh chứng rõ ràng nhất đó là sự kiện FED liên tục nói là sẽ nâng lãi suất không, và kỳ thực là họ không cần nâng mà giới đầu tư vẫn kỳ vọng điều đó, đồng USD tăng cao trong suốt quãng thời gian rất dài lúc mà FED liên tục biểu sẽ giữ nguyên lộ trình nâng lãi suất đó. Trading đôi khi như vậy, lý do bởi vì xu hướng của đồng tiền trong ngắn hạn sẽ tương quan với lãi suất, khi lãi suất tăng thì đồng tiền sẽ có xu hướng tăng theo.

Và sự thật là mỗi khi lạm phát tăng cao thì các ngân hàng trung ương sẽ có xu hướng nâng lãi suất theo, thế nhưng có những trường hợp như ví dụ về FED đó, central bank không cần nâng lãi suất mà chỉ cần có những động thái nhằm kích thích sự kỳ vọng đó của market thôi, và khi market đã để tâm và kỳ vọng điều đó thì có nghĩa là người ta sẽ đặt cược cho xu hướng tăng lãi suất cao hơn, điều này đồng nghĩa với việc đồng tiền cũng sẽ có xu hướng tăng theo.

Tôi cũng từng nói là có 2 cách mà tôi trade đó là kỳ vọng vào những gì market đang thể hiện, từ những gì nền kinh tế thể hiện qua các số liệu để tiên đoán và kỳ vọng những sự kiện diễn ra trong tương lai, và thứ 2 là nương theo market, điều này có nghĩa là đợi khi nào market đã rõ ràng xu hướng mới nương theo.

Hai phương pháp này nói thì dễ nhưng để hiểu và thực hành theo rất khó: các bạn cần phải học và tự rút ra những kinh nghiệm cho riêng bản thân là khi nào thì áp dụng phương pháp kỳ vọng, tức là sự kiện nào thì chúng ta kỳ vọng vào market, và khi nào chúng ta phải nương theo. Đơn cử nhé sự kiện FED luôn nói sẽ nâng lãi suất đó, thì cái tư duy nâng lãi suất kia đã hiện hữu trong lòng market, vậy cho nên chúng ta cần phải kỳ vọng mỗi khi FED có cuộc họp chính sách.

Thế nhưng khi mà FED đã chính thức công bố chính sách thì lúc đó chúng ta lại phải thay đổi cách nghĩ, chuyển từ kỳ vọng sang nương theo market.

Một mối tương quan dễ dàng nhận thấy nhất đó là đồng USD và chỉ số CRB Index.

Mối tương quan nghịch đảo giữa hàng hóa và tiền tệ (Mối tương quan giữa chỉ số CRB Index và đồng USD).
Mối tương quan nghịch đảo giữa hàng hóa và tiền tệ (Mối tương quan giữa chỉ số CRB Index và đồng USD).

Trên đây mới chỉ là một mối tương quan đơn giản nhất khi so sánh mối tương quan giữa hàng hóa và tiền tệ, trên thức tế sẽ còn nhiều mối tương quan khác nữa. Một tiểu xảo khi tiến hành phân tích liên thị trường giữa hàng hóa và tiền tệ là không nên xét chỉ số giá hàng hóa toàn thị trường chung mà chỉ nên tập trung vào một số nhóm hàng hóa tiên phong. Tùy thuộc vào mỗi chu kỳ kinh tế mà sẽ có những món hàng tăng giảm giá nhiều hơn những món hàng khác.

Gold và oil là hai trong số những hàng hóa tiên phong nhất trong toàn thị trường hàng hóa nói chung, nên khi tiến hành phân tích liên thị trường chúng ta nên thực hành riêng một phân tích hai món hàng này. Nhưng Oil là một mặt hàng có vai trò quan trọng hơn nữa trong bức tranh kinh tế tổng thể. Câu chuyện của Oil luôn gắn liền với sự phát triển kinh tế. Cho nên sự tăng giảm của giá dầu nên được xem xét cẩn trọng trong bất cứ tình huống nào.

Ngoài ra sẽ có những trường hợp đặc biệt với những đồng tiền hàng hóa như CAD, AUD, NZD… Với những đồng tiền này thì khi các mặt hàng các đóng góp GDP nhiều của các quốc trên mà tăng thì các đồng tiền đó cũng tăng theo.

Nếu muốn nói chi tiết hơn về mối tương quan này thì có thể lấy ví dụ về đồng CAD, GBP với Oil mà Tôi đã nhắc trong chương trước, hay là mối tương quan giữa giá cả các mặt hàng kim khoáng quặng với đồng AUD. Riêng mối tương quan nghịch đảo giữa hàng hóa và tiền tệ là xét trên phương diện tổng quát và lấy đồng USD làm ví dụ, còn để trade thì cần phải nắm vững bản chất của từng đồng tiền cơ bản mà trong cuốn sách của tác giả Việt Trader cũng đã nói.

Vì các món hàng được định giá là đồng USD cho nên các ban sẽ dễ dàng nhận thấy mối tương quan nghịch đảo giữa USD và các món hàng đó, thế nhưng khi xét về những cái trade ngắn hạn các bạn cần nhớ kỹ những đặc điểm khác và những tin tức tác động. Không phải lúc nào giao dịch với khung ngắn hạn cũng đều áp dụng mối tương quan này, thế nhưng nếu như các bạn muốn mua hàng hóa chẳng hạn thì điều đầu tiên là cần phải chắc chắn rằng đồng USD sẽ giảm và ngược lại.

Một ví dụ dễ hiểu đó chính là Oil và Vàng, khi các bạn muốn mua Gold và Oil thì phải phân tích được rằng đồng USD sẽ giảm và trong tương lai nó không tăng, tùy thuộc vào giao dịch ngắn hạn hay dài hạn nhé. Vậy chốt lại là khi giao dịch với các món hàng hóa nào đó thì phải quan sát đồng USD sẽ như thế nào trong tương lai.

Xem thêm: