📊 Cách Ngân hàng Trung ương can thiệp điều tiết và cân bằng thị trường tiền tệ trong nền kinh tế
Tiếp tục từ phần 2 về Thị trường hàng hóa, phần 3 chúng ta sẽ tìm hiểu về Thị trường tiền tệ – và rộng hơn là thị trường tài chính. Qua đó, chúng ta sẽ được biết về vai trò của tiền tệ trong hệ thống tài chính và cách Ngân hàng Trung ương can thiệp điều tiết và cân bằng thị trường tiền tệ trong nền kinh tế.
📚 Một số kiến thức cơ bản về Thị trường tài chính (Financial Markets)
Thị trường tài chính là nơi nguồn vốn được lưu hành: từ người có vốn dư thừa và người sự dụng vốn, từ người tiết kiệm/đầu tư và người vay/nhận đầu tư. Người có nguồn tài chính nhàn rỗi sẽ cho người có nhu cầu vay vốn sử dụng tiền của mình nhằm mục đích sinh lời cho cả hai bên. Hoạt động trao đổi vốn này được diễn ra ở nhiều hình thức, từ giao dịch cá nhân, OTC cho đến các sàn giao dịch chứng khoán lớn như sàn Chứng Khoán New York – nơi xử lý những giao dịch hàng nghìn USD một ngày.
🔍 Một số cách phân loại Thị trường tài chính
🏦 1. Thị trường vốn – Thị trường tiền tệ (Capital and Money markets)
Đây là cách phân loại phổ biến nhất, trong đó:
Thị trường tiền tệ: trao đổi vốn ngắn hạn (thời gian đáo hạn dưới 1 năm) như các khoản vay và trái phiếu ngắn hạn (bao gồm cả T-bill của Kho Bạc Mỹ) hoặc tiền gửi ngân hàng,…
Thị trường vốn: trao đổi vốn dài hạn, như cổ phiếu và trái phiếu.
🆕 2. Thị trường sơ cấp – Thị trường thứ cấp (Primary and Secondary markets)
Thị trường sơ cấp: mua bán các loại chứng khoán mới phát hành từ chính công ty phát hành.
Các đợt phát hành trái phiếu lần đầu của một công ty được gọi là IPO – Initial Public Offering.
Các lần công ty phát hành chứng khoán mới được gọi là Seasoned Public Offerings (hoặc seasoned issues).
Phần lớn chứng khoán phát hành qua IPOs đều được phát hành dưới giá trị tiềm năng, do vậy, chứng khoán phát hành qua IPOs của các công ty tiềm năng luôn được các nhà đầu tư chờ mong để mua.
Thị trường thứ cấp: các chứng khoán đã được phát hành trên thị trường sơ cấp trước đó sẽ được mua đi bán lại trên thị trường thứ cấp bởi các nhà giao dịch.
🔄 3. Thị trường tập trung – Thị trường phi tập trung (Exchange-traded and Over the counter markets)
Thị trường tập trung: nơi mà người mua và người bán giao dịch chứng khoán trên địa điểm cụ thể (sàn giao dịch).
Thị trường phi tập trung (OTC): nơi mà người mua và người bán giao dịch chứng khoán thông qua bên môi giới.
💰 Chức năng của tiền tệ (Money Attribute)
Trước kia, người ta thường sử dụng hình thức trao đổi hàng hóa để mua bán (barter economy). Sự ra đời của loại tiền xu đầu tiên được ghi nhận tại vùng Lưỡng Hà vào khoảng năm 3000 TCN, được làm từ đồng, sau đó là sắt. Tiếp sau đó là sự lưu hành rộng rãi của tiền giấy, thương phiếu và cho đến hiện tại là tiền ảo, do sử dụng thuận tiện, không cần cân nặng lượng hàng hóa. Sự ra đời và cải tiến của tiền đánh dấu bước tiến lớn trong việc giao dịch hàng hóa trên toàn cầu. Tiền là vật ngang giá chung để trao đổi hàng hóa, dịch vụ và được người dân chấp nhận sử dụng.
Nói đến tiền, thì đầu tiên phải nói đến 5 chức năng cơ bản của tiền:
1️⃣ Tiền là phương tiện lưu thông (Medium of exchange)
Ví dụ bạn không cần mang rất nhiều gia súc bạn nuôi ở phía Bắc để mua một căn nhà ở phía Nam. Chỉ cần đổi số gia súc đó thành tiền và mang đi mua nhà ở bất kỳ địa điểm nào. → Tiền được sử dụng để di chuyển giá trị lưu thông dễ dàng mà không cần hàng hóa cồng kềnh.
2️⃣ Tiền là trung gian thanh toán
Tiền tệ giúp việc trao đổi hàng hóa được thuận tiện hơn:
Chẳng hạn thu nhập của bạn dựa trên việc bán hoa quả và bạn thích đọc sách.
Bạn nhận tiền từ việc bán hoa quả hôm nay, ngày mai bạn đưa tiền đó để mua sách. => Tiền chính là trung gian thanh toán – giúp hoàn tất giao dịch trong những không gian và thời gian khác nhau: giữa bạn và khách hàng của bạn, cũng như giữa bạn và cửa hàng sách.
3️⃣ Tiền là phương tiện cất trữ (Store of value)
Tiền là phương tiện cất trữ tài sản. Do giá trị mà con người gán cho nó giúp nó đại diện cho phần tài sản mà con người có thể đem cất trữ và dùng lâu dài.
Dịch vụ bạn tạo ra và hàng hóa như rau củ bạn trồng được không thể lưu trữ được lâu nếu dư thừa. Nhưng nếu quy đổi ra tiền mặt thì bạn có thể cất trữ phần tài sản thừa được tạo lên từ sức lao động của bạn và dùng trong tương lai khi cần thiết.
4️⃣ Tiền là phương tiện đo lường giá trị (Unit of a count)
Tiền giúp việc trao đổi ngang giá trở lên dễ dàng. Tiền cho phép so sánh giá trị giữa các mặt hàng và đánh giá sự thay đổi giá cả theo thời gian.
Ví dụ, người ta có thể dễ dàng nhận biết được rằng chiếc bánh pizza có giá 10 USD có giá trị cao hơn gấp 10 lần so với một chiếc bánh mì 1 USD.
5️⃣ Tiền tệ thế giới
Tiền tệ có chức năng này khi nó có khả năng thực hiện các chức năng trên ở ngoài lãnh thổ quốc gia phát hành. Tiêu biểu là đồng USD và đồng EUR của EU.
🧮 Các thước đo cung tiền
Các thước đo cung tiền tệ cơ bản:
M1: Tiền mặt + Các khoản tiền gửi không kỳ hạn
M1 gồm loại tiền có tính thanh khoản cao nhất (dễ dàng huy động để sử dụng).
M2: M1 + Tiền tiết kiệm gửi tại ngân hàng
M3: M1 + Tiền gửi có kỳ hạn ròng được bao gồm trong ngân hàng
→ Thanh khoản (khả năng chuyển đổi thành tiền mặt) của M1, M2, M3 sẽ giảm dần.
🔗 Sự khác biệt giữa tiền và trái phiếu
Trong nhiều trường hợp, trái phiếu không được coi là tiền vì không có thanh khoản cao như tiền mặt.
Người dùng chỉ có thể sử dụng trái phiếu để thanh toán khi đã được chuyển đổi sang tiền. Giai đoạn này có thể tốn phí giao dịch và thời gian.
Tuy nhiên, trái phiếu có khả năng sinh lời cao hơn tiền mặt.
📈 Cầu tiền (Demand for money – Md)
Cầu tiền là lượng của cải mà các hộ gia đình và doanh nghiệp trong nền kinh tế lựa chọn nắm giữ dưới dạng tiền.
Ví dụ: bạn có 20,000 USD tiền mặt, bạn chỉ muốn giữ 5,000 USD tiền mặt cho nhu cầu cơ bản và gửi tiết kiệm 15,000 USD – khi đó cầu tiền của bạn là 5,000 USD.
Tuy nhiên, ví dụ này chỉ là cách hiểu hẹp, “dưới dạng tiền” cũng có nhiều cách hiểu, có thể nhu cầu về M1 – tiền mặt và tiền gửi ngắn hạn có tính thanh khoản cao, cũng có thể là M2 hay thậm chí là M3 – các khoản “tiền” có tính thanh khoản thấp hơn.
Cầu tiền phụ thuộc vào 2 yếu tố:
Mức thu nhập thực tế (nominal income): hay hiểu đơn giản là mức độ giao dịch.
Khi thu nhập tăng → Người dân chi tiêu nhiều hơn → Nhu cầu về tiền tăng.
Lãi suất (interest rate):
Khi lãi suất tăng → Trái phiếu sẽ trở nên hấp dẫn hơn → Người dân muốn mua trái phiếu sinh lời → Nhu cầu giữ tiền mặt giảm.
Như vậy, đường cầu tiền theo lãi suất sẽ là một đường cong dốc xuống:
Cung tiền là tổng khối lượng tiền được đưa vào lưu thông tại một thời điểm cụ thể trong nền kinh tế.
Tương tự cầu về tiền, “khối lượng tiền” trong lưu thông cũng có nhiều cách hiểu: M1, M2 hay thậm chí là M3.
Cung tiền Ms được quyết định bởi chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung Ương, bất chấp lãi suất tăng hay giảm (không phụ thuộc vào lãi suất). → Đường cung tiền Ms là đường thẳng đứng (vertical money supply curve) so với lãi suất trong dài hạn (nhưng có thể được điều chỉnh thay đổi trong ngắn hạn, tùy chính sách lãi suất và tiền tệ của Ngân hàng Trung Ương).
🔄 Mối quan hệ giữa cung, cầu tiền và lãi suất
Nếu xây dựng đường cung tiền Md và cầu tiền Ms trên cùng một đồ thị, chúng sẽ cắt nhau tại 1 điểm duy nhất (điểm A), gọi là lãi suất cân bằng (dài hạn).
Tại điểm đó, lượng tiền mà mọi người có nhu cầu muốn giữ sẽ luôn bằng lượng cung tiền trong nền kinh tế.
Thông thường, lãi suất sẽ luôn luôn có xu hướng tiến đến về điểm cân bằng:
Khi lãi suất thấp hơn lãi suất cân bằng:
Cầu tiền vượt cung tiền (do người dân thà tiêu tiền chứ không muốn tiết kiệm do lãi suất thấp).
Người dân sẽ muốn nắm giữ nhiều tiền mặt hơn → Bán bớt trái phiếu → Giá trái phiếu giảm → Lợi suất tăng trở lại mức cân bằng.
Khi lãi suất cao hơn lãi suất cân bằng:
Cầu tiền thấp hơn cung tiền (do người dân có động lực tiết kiệm để có lãi suất cao).
Người dân ít có nhu cầu nắm giữ tiền mặt → Mua trái phiếu → Giá trái phiếu tăng → Lợi suất giảm trở về mức cân bằng.
🧠 Ý nghĩa của lãi suất
Như chúng ta cũng biết, lãi suất còn được coi là chi phí trao đổi của tiền, hay là chi phí của việc nắm giữ tiền mặt.
Bạn càng nắm giữ nhiều tiền mặt thì càng tốn nhiều chi phí. Tại sao lại như vậy?
Giả sử bạn có nhu cầu sử dụng tiền nhưng lại không có tiền mặt: Bạn sẽ đi vay và phải thanh toán gốc và lãi trong tương lai → Lãi suất chính là chi phí của việc nắm giữ tiền tại thời điểm hiện tại.
Một ví dụ khác: Bạn đang có tiền trong tay. Nếu bạn đầu tư vào các tài sản phi rủi ro như trái phiếu chính phủ, gửi tiết kiệm ngân hàng,… bạn sẽ có lãi từ số tiền đó. Tuy nhiên, nếu như bạn không đầu tư và nắm giữ hoàn toàn tiền mặt, bạn sẽ mất đi chi phí cơ hội để được hưởng lợi từ mức lãi suất đó.
→ Chi phí cơ hội của việc nắm giữ tiền mặt chính là lãi suất. Như vậy, việc dự đoán xem lãi suất sẽ tăng hay giảm trong tương lai quan trọng việc bạn có mất đi chi phí cơ hội hay không.
🧠 Vậy cụ thể những yếu tố nào sẽ ảnh hưởng đến lãi suất?
1️⃣Thu nhập danh nghĩa (Demand for money)
Khi thu nhập tăng, nhu cầu sử dụng tiền mặt thường tăng. Tuy nhiên cung tiền sẽ không thay đổi ngay lập tức mà xảy ra tình trạng cầu vượt quá cung.
Để cân bằng lại tình trạng này, ngân hàng Trung Ương sẽ tăng lãi suất để thúc đẩy người dân gửi tiết kiệm (cũng như tạo sức ép nhu cầu vốn cho doanh nghiệp giảm lương – nhưng chúng ta sẽ không bàn cân bằng thị trường lao động trong bài viết này).
Lãi suất cao hơn có thể làm giảm nhu cầu vay tiêu dùng, đồng thời khuyến khích người dùng chuyển tiền từ tiền mặt sang các tài sản tài chính khác có lợi suất cao hơn.
Thu nhập tăng → Cầu tiền tăng, cung tiền không tăng kịp → Cầu vượt cung → Lãi suất tăng nhằm giảm nhu cầu vay tiêu dùng và đầu tư sang trái phiếu.
2️⃣Cung tiền (Money supply)
Khi cung tiền tăng, giá cả hàng hóa sẽ tăng theo (do tiền rẻ đi so với hàng hóa), nhu cầu sử dụng tiền từ đó cũng tăng theo để người dân chi trả cho các chi phí tăng.
Trong tình huống này, ngân hàng Trung Ương sẽ
Cung tiền tăng → Lãi suất giảm nhằm giảm sức hấp dẫn của trái phiếu, người dân cầm tiền mặt nhiều hơn → Cân bằng thị trường.
🛠️ Ngân hàng Trung Ương thay đổi cung tiền như thế nào?
Như đã đề cập ở phần trước, cung tiền thay đổi phụ thuộc vào các chính sách kinh tế của Ngân hàng Trung Ương, thông qua đó sẽ điều chỉnh được lãi suất trên thị trường.
Việc Ngân hàng Trung Ương mua bán các giấy tờ có giá (trái phiếu) nhằm kiểm soát cung tiền thị trường được gọi là Nghiệp vụ thị trường mở (Open market operation – OMO):
Chính sách nghiệp vụ thị trường mở rộng (Expansionary OMO):
Ngân hàng Trung Ương mở rộng cung tiền bằng cách mua trái phiếu nhằm tạo ra thêm tiền mặt trong hệ thống tài chính, tăng cung tiền.
Chính sách nghiệp vụ thị trường thu hẹp (Contractionary OMO):
Ngân hàng Trung Ương thu hẹp cung tiền bằng cách bán trái phiếu nhằm hút tiền mặt ra khỏi hệ thống tài chính, giảm cung tiền.
✅ Kết luận
Như vậy, ở phần 3, chúng ta đã nắm được những kiến thức cơ bản về thị trường tài chính, cung cầu tiền và những yếu tố ảnh hưởng đến lãi suất để có thể đưa ra những dự báo tài chính đúng đắn. Chúng ta cũng đã biết cách Ngân hàng Trung Ương điều chỉnh cung tiền để thay đổi lãi suất, nhằm cân bằng thị trường tài chính.
Ở phần tiếp theo, chúng ta sẽ tìm hiểu tiếp về vai trò của ngân hàng Trung Ương và ngân hàng thương mại lên thị trường.
Cùng tiếp tục theo dõi HabinhFx để đón đọc các phần tiếp theo. Đồng thời nếu các bạn muốn tìm hiểu chuyên sâu về SMC có thể đặt mua sách tại đây. Đậy là quyển sách do chính tác giả viết và đã được xuất bản trên Amazon. Trân trọng!