Vĩ mô cơ bản – Phần 4: Bẫy thanh khoản.

Bẫy thanh khoản là gì
Bẫy thanh khoản là gì

Ở phần trước, chúng ta đã tìm hiểu những kiến thức căn bản về thị trường tiền tệ, cung cầu tiền và mối quan hệ của chúng với lãi suất. Rộng hơn nữa, đó chính là thị trường tài chính, nơi mà các trung gian tài chính giữ vai trò quan trọng trong việc kết nối người tiết kiệm và người đi vay. Để tiếp nối phần kiến thức vĩ mô cơ bản thì ngày hôm chúng ta sẽ bàn luận về bẫy thanh khoản hay Liquidity trap.

Bẫy thanh khoản là gì
Bẫy thanh khoản là gì

Xem thêm: 🌟 Vĩ mô cơ bản – Phần 3: Cung tiền và thị trường tiền tệ

Bẫy thanh khoản (Liquidity Trap) là gì?

Định nghĩa

Bẫy thanh khoản lần đầu tiên được đưa ra bởi người sáng lập trường phái kinh tế Keynesian – John Maynard Keynes những năm 1930s từ cuộc Đại Suy Thoái tại Mỹ.

Sau đó, bẫy thanh khoản lại được nghiên cứu sâu hơn bởi trường phái kinh tế Keynesian – dẫn đầu là Krugman khi ông cho rằng các quốc gia lớn như US, EU hay Nhật Bản đều vướng phải bẫy thanh khoản trong thập niên 2000s.

Vậy bẫy thanh khoản là gì?

Bẫy thanh khoản (liquidity trap) là tình huống lãi suất giảm xuống mức quá thấp, khiến người dân thích giữ tiền hoặc séc hơn là chi tiêu hay đầu tư vào trái phiếu hoặc các tài sản sinh lời.

Bẫy thanh khoản là thế cờ khó của các Ngân hàng Trung Ương khi công cụ chính sách lãi suất tiền tệ không có tác dụng trong một nền kinh tế suy thoái hay trì trệ vì giảm phát:

Xem thêm: 🌍 Vĩ mô cơ bản – Phần 2: Cân bằng Thị trường Hàng hóa

Chính sách tiền tệ mở rộng không có hiệu quả:

  • Thông thường, chính sách tiền tệ mở rộng bao gồm việc giảm lãi suất để kích thích các doanh nghiệp vay vốn đầu tư, đồng thời kích thích người dân tiêu dùng (do việc tiết kiệm và đầu tư không sinh quá nhiều lợi nhuận).
  • Do vậy, chính sách tiền tệ mở rộng tạo lên tăng trưởng kinh tế.
  • Nhưng nếu lãi suất giảm quá thấp – gần bằng 0 → Đường cầu tiền gần như nằm ngang, mọi người nắm giữ tiền nhiều hơn thay vì đi đầu tư.
8806bbd8 4858 401a ae63
  • Trong nhiều trường hợp, người dân cứ giữ tiền mà cũng không chi tiêu: do nhu cầu sụp đổ (tổng cầu giảm), hoặc do chiến tranh…

Lãi suất danh nghĩa không thể giảm xuống dưới 0: do người dân sẽ lựa chọn giữ tiền mặt thay vì đi đầu tư với lãi suất danh nghĩa âm.

Do vậy, một khi nền kinh tế trong bẫy thanh khoản, phải đối mặt nhiều vấn đề cùng một lúc: tổng cầu chi tiêu giảm, sản xuất đình trệ và số lượng việc làm có thể bị “kẹt” ở mức thấp.

Ví dụ về bẫy thanh khoản

Cuộc Đại Khủng Hoảng (The Great Depression) thập kỷ 1930s:

Ngày thứ 3 đen tối (1929/10/24) trên phố Wall: giá cổ phiếu giảm -14 tỷ USD trong 24h, giảm > 30 tỷ USD trong tuần (gấp 10 lần ngân sách liên bang khi đó và tổng số tiền Mỹ chi cho Thế chiến I).

Đây là sự kiện đã khởi nguồn cho cuộc Đại Suy Thoái: GDP giai đoạn 1929-1932 của Mỹ đã sụt giảm -28%.

GDP giai đoạn 1929-1932 của Mỹ đã sụt giảm -28%.
GDP giai đoạn 1929-1932 của Mỹ đã sụt giảm -28%.

Để kích thích nền kinh tế, Fed đã duy trì lãi suất mức dưới 1% trong suốt nửa cuối thập niên 1930s.

Tình huống lãi suất giảm này là do Fed nỗ lực để cứu nền kinh tế trong tình trạng giảm phát trầm trọng (cột 6 – inflation).

e668d070 534e 46ab 8dcd 8bd8ee7e8fda 1367x762

Tuy nhiên, nỗ lực của Fed đã không mấy hiệu quả khi người dân thà giữ tiền chứ không chi tiêu hay đầu tư do lãi suất thấp và lo ngại ảnh hưởng chiến tranh khi đó.

Trong suốt cả thập kỷ này: tăng trưởng kinh tế trì trệ và thất nghiệp tăng cao – do những chính sách lãi suất và tiền tệ của Mỹ không còn hiệu quả.

a5ac5922 7f67 4776 aade a96272515631 1585x643

Cuộc Đại Suy Thoái (The Great Recession) 2008-2009:

Tình huống tương tự xảy ra vào giai đoạn năm 2008 khi cuộc Đại Suy Thoái diễn ra sau bong bóng BĐS vỡ tại Mỹ: GDP sụt giảm trong 4 quý liên tiếp:

5fc5c631 3f53 497c 9fc4 ec9466f10d97 1094x645

Vào tháng 12/2008, Fed đã cắt giảm mục tiêu lãi suất quỹ liên bang xuống mức 0-0.25%.

1c05aaa5 f6de 489b abe9 32dcfdd7a67b 1138x450

Theo Krugman (2010), Fed đã nỗ lực kích thích kinh tế bằng cách tăng cung tiền trong giai đoạn 2009-2011, nhưng vẫn không thể kích thích giá cả: khi lạm phát vẫn dưới mức target 2%.

9406b9de 1b86 4bc7 9bee 9e5c44364afe 1070x661

Nhật Bản trong thập kỷ mất mát và thập kỷ thiểu phát

Nhật Bản là trường hợp không thể thoát khỏi bẫy thanh khoản trong nhiều thập kỷ do niềm tin tiêu dùng hoàn toàn sụp đổ: người dân giữ tiền nhưng không chi tiêu, cũng không đầu tư trong nước.

Nhật Bản chứng kiến 2 đợt vỡ bong bóng tài sản tài chính (cổ phiếu và bất động sản lớn): năm 1974 – 1975 (khởi nguồn cho thập kỷ mất mát) và năm 1991-1992.

Sau lần thứ 2 vỡ bong bóng tài sản, thị trường tài chính Tokyo đã không thể phục hồi.

2e45ce70 3361 4915 9db1 08ef78c6fcab 1515x406

Kéo theo đó, là tình trạng thiểu phát – giảm phát trong 2 thập kỷ (cho đến gần đây).

7a67b7fd 3907 4d48 a8fa 51708ce66852 1118x635

Ngân hàng Trung Ương Nhật đã nỗ lực đưa ra các chính sách lãi suất tiền tệ siêu thả lỏng: bao gồm lãi suất ngắn hạn âm và chính sách kiểm soát đường cong lợi tức….

Nhưng vẫn không thể đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng thiểu phát – giảm phát cho đến gần đây (chỉ ki làn sóng lạm phát toàn cầu xảy ra).

7226552a 5f48 4fa3 8730 17f56a9922c0 1143x708

Biện pháp thoát khỏi bẫy thanh khoản

Tăng kỳ vọng lạm phát

Nếu người dân kỳ vọng ​​lạm phát tăng thì có thể khiến họ tiêu tiền và đầu tư tại thời điểm hiện tại (do kỳ vọng giá cả hàng hóa và giá trị tài sản sẽ tăng trong thời gian tới).

Phá giá đồng tiền nội tệ

Đồng tiện nội tệ mất giá → Hàng hóa nội địa trở nên rẻ hơn → Kích thích xuất khẩu.

Chính sách tiền tệ thông qua hoạt động thị trường mở (OMO) của Ngân hàng Trung ương

Ngân hàng Trung ương mua các khoản thế chấp và nợ doanh nghiệp → Tăng cung tiền → Giảm lãi suất cho các loại khoản vay → Kích thích doanh nghiệp đầu tư.

Fed đã sử dụng biện pháp này trong thời kỳ suy thoái năm 2008 trong một thời kỳ dài.

Tuy nhiên theo Buiter and Panigirtzoglou (1999), chính sách tiền tệ thông qua OMO hay phá giá đồng nội tệ của các Ngân hàng Trung ương sẽ không có tác dụng…

…nếu nền kinh tế đi vào vòng lặp của liquidity trap do thiểu phát và giảm phát khiến kỳ vọng lạm phát sụp đổ (trường hợp của Nhật Bản).

Trong tình huống này, điều duy nhất khiến cho kỳ vọng lạm phát tăng trở lại là một cú shock lớn đến nền kinh tế, ví dụ như:

Mỹ tham chiến trong Chiến Tranh Thế Giới thứ II (chấm dứt The Great Depression)…

Cú shock chuỗi cung ứng do Covid gây ra lạm phát toàn cầu (làm lạm phát Nhật tăng trở lại).

Kết luận

Bẫy thanh khoản không chỉ đơn thuần là một lý thuyết kinh tế khô khan mà còn âm thầm tác động đến mọi ngóc ngách trong đời sống của mỗi chúng ta. Hãy tưởng tượng một xã hội nơi mọi người phải chọn cách giữ chặt tiền mặt thay vì mơ ước đầu tư hay chi tiêu, khiến guồng quay kinh tế chắc chắn bị chựng lại.

Chúng ta không thể chỉ dựa vào các công cụ chính sách truyền thống để vượt qua. Cần phải có những bước đi sáng tạo, những quyết định táo bạo và niềm tin vào tương lai. Lịch sử đã chứng minh, những thách thức như cuộc Đại Khủng Hoảng hay suy thoái đều là những bài học để chúng ta trở nên tốt hơn.

Cùng tiếp tục theo dõi HabinhFx để đón đọc các phần tiếp theo. Đồng thời nếu các bạn muốn tìm hiểu chuyên sâu về SMC có thể đặt mua sách tại đây. Đậy là quyển sách do chính tác giả viết và đã được xuất bản trên Amazon. Trân trọng!

Comments

No comments yet. Why don’t you start the discussion?

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *