Confluence là gì? Sức mạnh của vùng hợp lưu trong Trading

Confluence là gì
Confluence là gì

Trong quá trình tất cả chúng ta đều mong muốn tìm ra một set up sao cho winrate cao nhất có thể. Mỗi trader đều có phương pháp giao dịch với set up của riêng mình. Vậy câu hỏi được đặt ra chính là làm sao biết được đâu là điểm mà hầu như trader nào cũng vào lệnh. Đó chính là Confluence và đây cũng chính là chủ đề bài viết hôm nay trên habinhfx.

Confluence là gì
Confluence là gì

1. Confluence là gì?

Các bạn đã nghe qua về khái niệm hợp lưu trong địa lý chưa nhỉ? Đó là vị trí giao thoa giữa các con sông với nhau. Ví dụ Sông Đà đổ vào sông Hồng ở ngã ba Hồng Đà (Tam Nông), Vĩnh Lại (Lâm Thao) và Phong Vân (Ba Vì), cách chỗ sông Lô hợp lưu với sông Hồng khoảng 12 km. Còn trong trading thì sao?

Vùng hợp lưu có tên tiếng anh là Confluence, tức là vùng kết hợp bởi nhiều yếu tố của phân tích kỹ thuật. Càng nhiều yếu tố, càng nhiều phân tích đều chỉ ra một vùng giá là vị trí đắt địa trên biểu thì đó chính là vùng hợp lưu.

Hãy tưởng tượng 3 trader như những đầu bếp trong một cuộc thi chế biến EURUSD.

Trader A là đầu bếp chuyên về ẩm thực Price Action, tin rằng thêm chút xì dầu ở nhiệt độ 1.1205 sẽ làm món ăn thêm đậm đà.

Trader B là bậc thầy Wyckoff, luôn tìm kiếm hương vị hoàn hảo tại vùng số tròn 1.1200, giống như chọn loại phô mai đặc biệt.

Trader C là một nghệ sĩ ẩm thực hiện đại, sử dụng Fibonacci như công thức bí mật để tìm vị ngọt ở 1.1203.

Khi món ăn EURUSD đến gần nhiệt độ 1.1200 – 1.1205, cả ba đầu bếp đồng loạt vào lệnh. Kết quả là, món ăn bùng nổ hương vị, làm bừng tỉnh khẩu vị của thực khách, giá EURUSD breakout. Vậy làm thế nào để tìm được vùng giá thần thánh này trên biểu đồ, cùng tìm đáp án nhé!

2. Làm thế nào để tìm được vùng confluence?

Như đã nêu trong phần định nghĩa Confluence chúng ta có thể hiểu vùng giá có sự đồng thuận của 2 hay nhiều yếu tố kỹ thuật sẽ tạo thành vùng hợp lưu. Chính vì nguyên nhân đó trong phần này chúng ta sẽ cùng tìm Confluence thông qua một số phương pháp sau:

Tìm Confluence bằng RSI, trendline và Supply/ Demand

Cần lưu ý rằng những tín hiệu từ các công cụ phân tích này phải “không bị trùng lặp” thì mới có giá trị. Không bị trùng lặp là thế nào? Nó có nghĩa là những tín hiệu đó nên đến từ nhiều công cụ khác nhau.

Ví dụ: Không nên dùng RSI và Stochastic vì hai công cụ này đều cùng là một loại oscillator có chức năng tương tự nhau.

Confluence biểu đồ AUDUSD
Confluence biểu đồ AUDUSD

Trong ví dụ trên biểu đồ AUDUSD khung M15 có thể dễ dàng tìm thấy Confluence thông qua các tín hiệu:

Tín hiệu 1: Phân kỳ. Giá tạo được đỉnh mới nhưng RSI thì không thể, nó cho thấy sự suy yếu trong đà giá và báo hiệu sớm một đợt đảo chiều.

Tín hiệu 2: Cấu trúc xu hướng tăng bị phá vỡ. Giá đã không thể duy trì việc tạo ra những đáy cao hơn, việc đáy gần nhất bị xuyên thủng là dấu hiệu rõ ràng cho thấy đà tăng đã giảm. Nếu bạn nào sử dụng SMC thì sẽ nhận ra tín hiệu CHOCH trong trường hợp này.

Tín hiệu 3: Tiệm cận Supply zone. Tín hiệu cuối cùng cũng là quan trọng nhất. Giá đã tiến về vùng Supply zone của xu hướng giảm trước đó đây còn gọi là Extreme zone với sự xuất hiện của nến Engulfing.

Vùng giá Confluence cho ra tín hiệu bán
Vùng giá Confluence cho ra tín hiệu bán

Từ những tín hiệu sơ khởi trên chúng ta có thể timing một lệnh Sell tiềm năng tại Confluence (vùng giá màu cam). Kết quả cho thấy giá di chuyển đúng như dự đoán của chúng ta khi Breakdown sau khi về Confluence một lần nữa. Ví dụ lúc nào cũng đúng nên trong thực tế chúng ta cần phải chờ sự xác nhận của thị trường.

Tìm Confluence bằng Fibonacci, trendline và Price action

Không phải ai cũng là fan hâm mộ Fibonacci, đặc biệt là mình. Tuy nhiên, Fibonacci level là một công cụ quan trọng của phân tích kỹ thuật, và vì nhiều Trader vẫn thích dùng chúng nên bạn có thể xem nó như một yếu tố hỗ trợ cho phân tích của bạn. Sẽ có một số cách kết hợp Finonacci và trendline như sau để tìm ra vùng hợp lưu Confluence:

– Trendline kết hợp với fibonacci mức 61.8% hoặc 50%.

– Mức 61.8% gặp ngưỡng kháng cự/ hỗ trợ mạnh.

Kết hợp hỗ trợ và Fibo 61.8% tìm Confluence
Kết hợp hỗ trợ và Fibo 61.8% tìm Confluence

Cùng đến với ví dụ trên biểu đồ GBPUSD khung M15, có thể nhận thấy xu hướng thị trường đang giảm với việc đường hỗ trợ cuối cùng bị phá vỡ. Sau khi tạo đáy giá đã quay lại retest đường hỗ trợ.

Vùng hợp lưu trong trường hợp này đã xuất hiện khi ta kết hợp hỗ trợ và Fibonacci với mức 61.8% trong thanh công cụ. Một mức quan trọng trong Fibo là 78.6% cũng cần xem xét trong một số trường hợp cụ thể.

Giá phản ứng dường như ngay lập tức khi tiến về Confluence và tiếp tục đà giảm. Trong ví dụ này thậm chí giá còn để lại một râu dài tại mức 78.6% bằng một cây nến Pinbar. Nếu chúng ta timing khi giá vừa về Confluence kết hợp với mẫu hình price action là cây nến Pinbar quen thuộc thì chắc chắn đã có thể follow trend.

Trendline và Fibonacci tìm Confluence biểu đồ GBPUSD
Trendline và Fibonacci tìm Confluence biểu đồ GBPUSD

Cùng tiếp tục tìm vùng hợp lưu bằng cách kết hợp đường trendline và Fibo nhé. Trong biểu đồ trên có thể dễ dàng kẻ đường trendline cho xu hướng giảm. Sau khi giá chạm đường trendline lần thứ 4 và tạo đáy, chúng ta sẽ tiến hành đo Fibonacci.

Và như trong hình vẽ trên chúng ta có thể tìm được nơi giao nhau giữa mức Fibo 78.6% và đường trendline. Đây cũng chính là Confluence mà chúng ta cần tìm.

Trong hình vẽ trên có thể thấy Confluence không phải lúc nào cũng chính xác, bằng chứng là trendline có lúc tưởng chừng như bị phá vỡ bởi cây nến Pinbar. Tuy nhiên phản ứng sau đó của thị trường đây chỉ là hồi quang phản chiếu từ phe mua mà thôi. Giá chạm vùng hợp lưu và tiếp tục Down.

Cho nên khi tiến hành giao dịch với vùng hợp lưu chúng ta cần phải đợi tín hiệu xác nhận bằng price action với các mẫu hình nến đảo chiều.

3. Bollinger Bands (BBs) và Confluence

Một con chim én không bao giờ làm nên mùa xuân nên hôm nay sẵn bài viết giới thiệu về vùng hợp lưu mình cũng giới thiệu luôn cho các bạn một kỹ thuật phối hợp giữa Confluence và mô hình thắt nút cổ chai Bollinger Bands để bắt trọn một con sóng.

Bởi vì đa số trong các bạn ai khi sử dụng BBs đều biết tới mô hình thắt nút cổ chai, đây là mô hình cực kỳ phổ biến và thông dụng, cho nên vấn để bây giờ là “nút nào khi bật nắp sẽ cho 1 xu hướng mạnh”.

Mô hình thắt nút cổ chai được hình thành khi biên trên và biên dưới tiến sát lai gần nhau và bo hẹp lại trong giống như nút cổ chai, đó là dấu hiệu cảnh báo giá sắp biến động mạnh sau một thời gian đi tích lũy, đây cũng là tín hiệu độc quyền của BBs mà không tín hiệu nào làm tốt hơn được.

Khi kết hợp Confluence với Bollinger Bands sẽ cho chúng ta tín hiệu sớm hơn khi Bigboy đang tích lũy lại một vùng giá nào đó, từ đó xác suất win chúng ta sẽ cao hơn khi đi theo những Bigboy mà không sợ Fail Breakout. Vậy thì kết hợp như thế nào?

Rất đơn giản chỉ cần tìm được nút cổ chai trong vùng hợp lưu thôi.

Cùng đến với ví dụ sau nhé.

Đầu tiên mình sẽ xác định vùng hợp lưu trên biểu đồ nhé. Cách tìm Confluence các bạn có thể áp dụng bất kỳ phương pháp ở phần 2.

Bước 1: Tìm Confluence bằng Fibo và SDZ
Bước 1: Tìm Confluence bằng Fibo và SDZ

Trong ví dụ này trên biểu đồ GBPUSD chúng ta sẽ tìm Confluence bằng cách kết hợp Fibonacci và Demand zone. Mình sẽ không nhắc lại cụ thể nhé!

Vậy thì khi giá tiến về vùng hợp lưu sẽ có 2 trường hợp xảy ra.

– Thứ nhất giá phá vỡ vùng hợp lưu và đảo chiều xu hướng.

– Thứ hai giá chạm vùng hợp lưu và tiếp tục xu hướng giảm.

Để biết giá sẽ đi hướng nào thì bật Bollinger Bands lên.

Bước 2: Bật Bollinger Bands
Bước 2: Bật Bollinger Bands

Như các bạn thấy 2 biên của BBs đã bắt đầu co hẹp lại và thanh khoản giảm dần.

Ngoài ra còn thêm một tín hiệu đặc biệt nữa là trước đó hình thành mô hình BBs bong bóng. Đây cũng có thể là tín hiệu cho việc gom hàng của Bigboy và loại bỏ những trader đội SELL. Cùng quan sát những diễn biến tiếp theo nhé.

Bước 3. Quan sát và chờ đợi
Bước 3. Quan sát và chờ đợi

Giá phá vỡ vùng hợp lưu kèm volume tăng dần nhưng không thể đi được quá xa, chắc chắn rất nhiều trader sẽ SELL trong trường hợp này, tuy nhiên không có dấu hiệu nào cho lệnh SELL ở đây cả. Như đã nói rất nhiều lần chúng ta cần 1 sự xác nhận. Breakout biên dưới chẳng qua là hành động rũ bỏ nhà đầu tư yếu tâm lý mà thôi.

Cùng tiếp tục quan sát thị trường di chuyển, chúng ta lại một lần nữa thấy BBs co hẹp và lần này nút thắt cổ chai đã thật sự bị phá vỡ. Giá quay lại Retest vùng hợp lưu một lần nữa. Và thời điểm hành động đã đến.

Bước 4. Vào lệnh khi giá chạm Fibo 78.6%
Bước 4. Vào lệnh khi giá chạm Fibo 78.6%

Giá chạm vào vùng hợp lưu và cũng đồng thời là mốc 78.6% trên thanh công cụ Fibonacci. Đây là lúc thực hiện hành động Mua. Tại sao lại không phải là Sell?

– Thứ nhất: khối lượng không có sự gia tăng nào đáng kể khi giá quay lại retest Confluence.

– Thứ hai: 2 biên của Bollinger Bands đã mở rộng và phía trước hãy cũng nhớ về mô hình bong bóng kèm khối lượng cực đại để khẳng định giá đã tạo đáy.

– Thứ ba: nếu tinh ý chúng ta sẽ thấy xuyên suốt quá trình giá co hẹp đã tạo ra các đáy mới cao hơn đáy cũ đồng thời biên độ sau mỗi lần co hẹp lại giảm dần, đây chính là đặc trưng của mẫu hình VCP huyền thoại.

Cả 3 yếu tố trên dẫn đến quyết định Buy GBPUSD, target của lệnh BUY này tại đỉnh cao nhất vừa được tạo thành hoặc căn cứ vào biên độ của BBs để chốt lời. Stoploss sẽ đặt dưới mốc Fibo 78.6%. Cùng xem kết quả nhé.

Kết quả BUY GBPUSD
Kết quả BUY GBPUSD

Qua ví dụ này hy vọng các bạn đã có cho mình một tư duy giao dịch cho sự kết hợp giữa Bollinger Bands và vùng hợp lưu để bắt trọn 1 con sóng mới. Cùng tóm lược lại phương pháp này nhé.

Bước 1: Tìm ra vùng hợp lưu.

Bước 2: Quan sát 2 biên của Bollinger Bands khi giá tiến về vùng Confluence.

Bước 3: Chờ đợi sự xác nhận của thị trường: Price action, Fibo, retest, biên độ volume…

Bước 4: Giao dịch đặt target.

Đơn giản phải không nào!

Kết luận

Confluence không phải chén thánh nó chỉ cho chúng ta những ý tưởng giao dịch ban đầu mà thôi. Đừng quá cứng nhắc khi tìm ra những vùng giá này. Đôi khi cơ hội sẽ không quá rõ ràng còn nếu quá rõ ràng thì đôi khi chẳng còn là cơ hội nữa. Cùng chờ đón những kiến thức thú vị khác trong những bài viết tiếp theo trên habinhfx.com.

Cùng tiếp tục theo dõi HabinhFx để đón đọc các phần tiếp theo. Đồng thời nếu các bạn muốn tìm hiểu chuyên sâu về SMC có thể đặt mua sách tại đây. Đậy là quyển sách do chính tác giả viết và đã được xuất bản trên Amazon. Trân trọng!

Comments

No comments yet. Why don’t you start the discussion?

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *