HaBinhFX 3
Tháng tư 18, 2024

Cấu trúc thị trường và những vấn đề sơ khởi:

By habinh

Sau khi quyển sách của tui chính thức được chào bán trên Amazon, một quyển sách về SMC, phương pháp hiện nay các bạn sử dụng khá nhiều. Tui xin chia sẽ public free cho cộng đồng. Những chia sẻ của tui thuần về PTKT căn bản để đi từ gốc của vấn đề.

Nếu ae nào cảm thấy mình đã biết rồi và nắm vững có thể bỏ qua. Bài viết đầu tiên này tui xin chia sẻ về cấu trúc thị trường. Điều mà khi bắt đầu một giao dịch ae đều phải xác định trước.

Cấu trúc thị trường và những vấn đề sơ khởi:

Trong bất kỳ hệ thống hay phương pháp giao dịch nào thì vấn đề đầu tiên khi tiếp cận thị trường chính là xác định cấu trúc thị trường và vị trí của giá đang ở đâu trong những biến động hiện tại. Việc xác định đúng cấu trúc sẽ giải đáp được 80% câu hỏi: chúng ta sẽ BUY hay SELL?

Cách vận hành thị trường dưới góc nhìn SMC
Cách vận hành thị trường dưới góc nhìn SMC

Mô hình trên là cách vận hành thị trường dưới góc nhìn SMC.
Hãy cùng bắt đầu từ phần trái của mô hình nơi con sóng đẩy đầu tiên Swing structure là khởi nguồn cho xu hướng tăng, đây chính là con sóng hay cấu trúc quyết định nên xu hướng chính của thị trường.

Sau khi cạn kiệt động lực giá tiến hành một nhịp hồi về để tìm kiếm thanh khoản tạo ra giai đoạn pullback. Và quá trình này sẽ được lặp lại cho đến khi Bigboy điều hướng giá di chuyển đến mục tiêu mà họ nhắm đến.

Lưu ý con sóng pullback không bao giờ được vượt qua con sóng Swing Structure, nếu con sóng pullback phá vỡ Swing Structure thì nó sẽ trở thành Swing structure cho xu hướng tiếp theo.

Sau khi xu hướng tăng dừng lại thị trường sẽ bước vào giai đoạn sideway.

Thị trường lúc này chuyển sang xu hướng giảm với sự khởi đầu bằng con sóng đẩy Swing structure, sau đó là giai đoạn pullback tương tự như xu hướng tăng. Và cứ thế thị trường sẽ vận động không ngừng nghỉ.

Một điều đặc biệt trong thực tế sự chuyển động của giá diễn ra dưới dạng những con sóng zikzak và sóng nối tiếp sóng xô đẩy nhau. Những con sóng nhỏ trong lòng con sóng lớn hay gọi là sóng thứ cấp Internal Structure.

Cũng trong mô hình mô phỏng trên chúng ta còn bắt gặp Swing High và Swing Low. Đây là đỉnh/ đáy của một con sóng.

– Trong một xu hướng tăng: xu hướng của thị trường sẽ được xác nhận khi lần lượt các Swing High bị phá vỡ, con sóng tạo ra sự phá vỡ đó có đáy chính là Swing Low.

Trong một xu hướng giảm: xu hướng của thị trường sẽ được xác nhận khi lần lượt các Swing Low bị phá vỡ, con sóng tạo ra sự phá vỡ đó có đỉnh gọi là Swing High.

Một câu hỏi sẽ được đặt ra chính là nguyên nhân nào khiến cho giá di chuyển và phá vỡ các Swing High/ Low để hình thành xu hướng. Đó chính là lực cung và cầu hình thành trong những vùng thanh khoản.

Cấu trúc thị trường dưới góc nhìn SMC.
Cấu trúc thị trường dưới góc nhìn SMC.

Biểu đồ trên cho thấy giá luôn vận động trong phạm vi giữa Supply và Demand zone cho đến khi một trong hai vùng giá có sự phá vỡ. Sự phá vỡ này sẽ hình thành nên xu hướng cũng chính là sự phá vỡ Swing High/ Low.

Chúng ta sẽ đi sâu vào các vùng cung cầu này ở các phần tiếp theo.
Đến đây chúng ta có thể rút ra một số kết luận sau đây về cấu trúc thị trường:
– Thị trường sẽ bao gồm 3 thành phần chính:
o Swing Structure: sóng chính (sóng đẩy) thành phần chính tạo ra một xu hướng.
o Pullback: sóng hồi không bao giờ được phép vượt qua con sóng chính.
o Internal structure: sóng thứ cấp hình thành nên sóng chính và pullback.

– Xu hướng sẽ được hình thành khi các Swing High/ Low bị phá vỡ và sẽ dừng lại hình thành giai đoạn sideway khi không còn sự phá vỡ diễn ra.

Cùng tiếp tục theo dõi HabinhFx để đón đọc các phần tiếp theo trong serie về thuật ngữ SMC này. Đồng thời nếu các bạn muốn tìm hiểu chuyên sâu về SMC có thể đặt mua sách tại đây. Đậy là quyển sách do chính tác giả viết và đã được xuất bản trên Amazon. Trân trọng!