1. Công cụ PD:
Công cụ PD là tên viết tắt của Premium và Discount, đây là công cụ được sử dụng để xác nhận các vùng giá đang được chờ đợi cho một giao dịch tiềm năng liệu rằng có phù hợp với nguyên tắc mua thấp, bán cao hay không.
- Bây giờ là thời điểm nào?
- Giá từ đâu tới đây?
- Giá đang muốn đi về đâu?
Đây là 3 câu hỏi quan trọng nhất khi chúng ta áp dụng phương pháp SMC vào trong các giao dịch của mình. Và việc sử dụng công cụ PD thành thạo sẽ giải đáp một phần những câu hỏi đó của trader.
Trước tiên hãy cùng đến với cách thiết lập công cụ PD trên biểu đồ TradingView.
Lựa chọn công cụ Gann Box từ thanh công cụ nằm bên trái của giao diện.

Tiếp theo chúng ta chỉ giữa lại các mốc 0; 0.5 và 1 từ mục setting khi sử dụng công cụ này. Các mục còn lại chúng ta sẽ không giữ lại.

Đây là cách công cụ PD hiển thị sau khi thiết lập lại các mục như trên.

Trường hợp nếu là một xu hướng tăng chúng ta sẽ đo từ đáy gần nhất của con sóng đến đỉnh của vùng giá đang được xem xét và ngược lại với xu hướng giảm chúng ta sẽ đo từ đỉnh gần nhất đến đáy được tạo ra bởi đỉnh để xác định các vùng giá.
Mục đích của trading nói riêng hay đầu tư nói chung là luôn tìm được các vùng giá thấp nhất có thể khi mua và cao giá nhất có thể khi bán. Đối với phương pháp SMC khi thực hiện một giao dịch bán nguyên tắc đầu tư cần phải có chính là vùng giá đang xem xét phải thuộc vùng Premium và ngược lại với giao dịch mua: giá phải đang nằm trong vùng Discount.
2. Công cụ FIBO OTE:
Đây là một công cụ dùng để xác định vùng giá đang chờ đợi thuộc vùng nào trên biểu đồ, có trùng khớp với các vùng Supply/ Demand hay các POI quan trọng hay không từ đó đưa ra các quyết định.
Công cụ này thực chất là sự kế thừa nâng cao từ công cụ PD và Fibonacci vì trong thực tế giá không hẳn sẽ nằm trong vùng Premium và Discount mà sẽ nằm trong các mốc giá cụ thể như 0.705 hoặc 0.79.
Sau đây là cách thiết lập công cụ trên website TradingView. Đầu tiên các bạn cũng sử dụng công cụ Gann Box từ thanh công cụ từ phía trái giao diện, tuy nhiên khác với công cụ PD, công cụ FIBO OTE các bạn sẽ lựa chọn và thêm vào 2 mốc giá 0.705 và 0.79. Cụ thể như hình ảnh sau đây.

Để sử dụng công cụ FIBO OTE để tìm các vùng giá giao dịch tiềm năng các bạn sẽ thực hiện ngược lại với cách sử dụng công cụ PD, cụ thể trong một xu hướng tăng để tìm kiếm một vùng POI mà giá sẽ pullback lại để giao dịch tiếp diễn xu hướng các bạn sẽ đo từ đỉnh cao nhất về đáy thấp nhất của con sóng hiện tại và ngược lại với xu hướng giảm.

Trong biểu đồ trên để tìm vùng giá tiềm năng cho một giao dịch Buy tiếp diễn xu hướng chúng ta sẽ đo lường bằng công cụ FIBO OTE bắt đầu từ đỉnh A cao nhất đến đáy B chính là mức giá thấp nhất hay râu nến tạo ra đỉnh A.
Trong trường hợp này vùng giá 0.705 đến 0.79 trùng khớp với vùng giá Demand đang kiểm soát thị trường. Và sau đây là cách thị trường phản ứng khi chạm vào vùng Demand zone.

Trong thực tế không phải lúc nào giá cũng chạm vào những vùng giá này trên thanh công cụ và bật tăng mà có thể phá vỡ mức giá này. Đây chỉ là công cụ nhằm lọc ra vùng giá cần chờ đợi tiềm năng nhất trong một giao dịch.
Trên đây là các công cụ được sử dụng nhiều nhất trong hệ thống SMC cũng như trong quyển sách này. Chương 1 của chúng ta cũng kết thúc tại đây, hy vọng qua chương sách đầu tiên này các bạn có thể hiểu rõ cách vận hành của SMC, tất cả sẽ chỉ xoay quanh những thuật ngữ và công cụ trên nên tác giả tha thiết mong các bạn có thể phân biệt được các thuật ngữ để tránh sự nhầm lẫn giữa các khái niệm.
Cùng tiếp tục theo dõi HabinhFx để đón đọc các phần tiếp theo trong serie về thuật ngữ SMC này. Đồng thời nếu các bạn muốn tìm hiểu chuyên sâu về SMC có thể đặt mua sách tại đây. Đậy là quyển sách do chính tác giả viết và đã được xuất bản trên Amazon. Trân trọng!