CẤU TRÚC INTERNAL VÀ SUBSTRUCTURE TRONG MỘT CON SÓNG
1. Cấu trúc Internal là gì?
Như các bạn đã biết xu hướng thị trường được xác lập dựa trên sự kết hợp của những con sóng đẩy (Swing structure) và sóng hồi (Pullback). Sóng hồi lại có hình dạng và cấu trúc khác nhau. Ở phần này các bạn sẽ chỉ tập trung vào phân tích các đặc điểm của con sóng hồi để xác định cấu trúc. Cùng quan sát mô hình sau đây:
Cả 2 mô hình trên cùng diễn tả xu hướng tăng nhưng điều khác biệt ở đây là:
Mô hình bên trái có sự xuất hiện của cấu trúc Minor. Con sóng hồi từ đỉnh F đã tiếp cận và phá qua cấu trúc Minor trước khi hồi lại vùng giá có cấu trúc Major của xu hướng chính.
Mô hình bên phải không có sự xuất hiện của cấu trúc Minor, con sóng hồi từ đỉnh D đã hồi lại trực tiếp đến vùng Major của xu hướng tăng trước đó.
Ở đây điều khác biệt cơ bản chính là sự phá vỡ cấu trúc Minor hay còn gọi là sự thay đổi trạng thái cấu trúc thị trường (CHOCH) từ tăng sang giảm của con sóng hồi (xu hướng chính của thị trường không thay đổi mà chỉ có sự thay đổi cấu trúc của con sóng hồi).
Từ điều khác biệt trên các bạn có thể xác định cấu trúc Internal được hình thành khi không có sự thay đổi trạng thái thị trường CHOCH còn cấu trúc Substructure được hình thành khi có sự phá vỡ cấu trúc Minor (hay còn lại CHOCH).
Theo phương pháp SMC việc xác định xu hướng và cấu trúc Major, Minor dựa vào High Time Frame (HTF) như H4, H1, còn cấu trúc Internal, Substructure dựa vào việc sử khung Low Time Frame (LTF) M15, M5.
Mô hình bên phải trong ví dụ trên sử dụng khung HTF để xác định cấu trúc chính của thị trường, trong mô hình sau đây cũng là mô hình trên nhưng khung thời gian đã được giảm xuống LTF.
2. Chiến lược giao dịch với cấu trúc Internal:
Đối với xu hướng tăng: Sau khi xác định được cấu trúc Internal, các bạn có thể thực hiện một lệnh Sell-limit tại vùng đỉnh D, TP đặt tại vùng Major của xu hướng tăng trước đó, SL tùy vào khung thời gian mà các bạn giao dịch sẽ có sự quản lý rủi ro riêng biệt.
Ý tưởng ban đầu của chiến lược giao dịch này chính là mô hình 2 đỉnh hoặc 2 đáy. Tuy nhiên trong thực tế vùng giá sau khi hồi về đỉnh D có thể hình thành một Liquidity pool. Chúng ta sẽ tìm hiểu khái niệm này trong chương Liquidity.
Và một điều kiện bắt buộc để giao dịch có thể xảy ra chính là đỉnh D phải nằm trong một vùng Supply zone quan trọng ở HTF, con sóng pullback về D chính là quá trình xác nhận lại sự kết thúc của xu hướng tăng và đó cũng chính là hành động chốt lời của Bigboy.
Cùng đến với ví dụ sau đây trên biểu đồ XAUUSD khung M15.
Đầu tiên xu hướng chính của thị trường đang là một xu hướng giảm với con sóng đẩy AB tạo đáy tại B, sau đó là một nhịp pullback về C.
Bằng công cụ PD các bạn có thể xác định con sóng BC đã tạo ra cấu trúc Major. Con sóng giảm CD được hình thành mà không phá vỡ được đáy B đồng thời không có sự xuất hiện của cấu trúc Minor, do đó không có tín hiệu CHOCH nào có thể xảy ra trong trường hợp này, vậy có thể xác định con sóng CD là cấu trúc Internal.
Lúc này đây chắc chắn con sóng hồi theo sau con sóng CD sẽ pullback về vùng giá Major, đâu đó khoảng cách trong trường hợp này sẽ là 60 pips. Chính vì vậy một giao dịch ngược pha là điều có thể được thiết lập.
Theo lý thuyết về chiến lược giao dịch với cấu trúc Internal, các bạn sẽ thực hiện một lệnh Buy tại D. Take profit tại vùng Major (C) Stoploss dưới D 3-5 pips.
Tại E theo lý thuyết chiến lược giao dịch với cấu trúc Major, các bạn có thể đặt một lệnh Sell về đáy B của xu hướng giảm trước đó. TP tại B SL trên vùng E một khoảng 3-5 pips. Và đây là kết quả:
Qua ví dụ trên chúng ta có thể áp dụng linh hoạt kiến thức về sự vận động của cấu trúc sóng để giao dịch đồng pha và lệch pha với xu hướng chính. Tuy nhiên các bạn vẫn có thể chỉ thực hiện một giao dịch nếu khoảng cách từ đỉnh/ đáy cuối cùng được tạo thành với cấu trúc Major quá nhỏ.
3. Cách xác định cấu trúc Substructure:
Qua các mục trên các bạn đã xác định được cấu trúc Substructure chỉ được hình thành khi có sự phá vỡ cấu trúc Minor hay sự xuất hiện của tín hiệu CHOCH. Có thể hiểu cấu trúc Substructure trong khung HTF là một con sóng hồi và trong LTF thì lại là một cấu trúc sóng Internal.
Do đó tác giả tạm chia cấu trúc Substructure làm 2 loại sau:
– Cấu trúc Substructure đơn giản: chỉ bao gồm các con sóng được tạo thành bởi cấu trúc Minor.
– Cấu trúc Substructure hỗn hợp: bao gồm các con sóng hồi được tạo thành bởi cấu trúc Minor lẫn Major.
3.1 Cấu trúc Substructure đơn giản
Mô hình bên dưới là cấu trúc Substructure đơn giản chỉ bao gồm các con sóng hồi tạo ra cấu trúc Minor.
Cùng bắt đầu từ đỉnh F nơi con sóng tăng đã dừng lại và tạo ra tín hiệu CHOCH phá vỡ đáy E (Minor). Sau khi tạo CHOCH con sóng giảm tiếp tục tạo ra tín hiệu BOS xác nhận xu hướng giảm ở LTF được hình thành và đây cũng chính là cấu trúc Internal của chúng ta.
Bằng việc sử dụng công cụ PD ( hoặc Gann Box) các bạn có thể xác định cấu trúc các con sóng từ F đến G. Xét về mặt trực quan tất cả các con sóng hồi trong con sóng Internal FG đều không vượt qua được mốc 0.5 trên công cụ PD. Đây chính là đặc điểm nổi bật của loại cấu trúc Internal đơn giản này.
Một ví dụ khác về cấu trúc Substructure chỉ bao gồm các cấu trúc Minor.
Nếu như trong mô hình đầu tiên đỉnh F xuất phát từ đáy E giá không thể đi được quá xa thì trong trong mô hình trên sau khi được hình thành từ đáy Minor E đỉnh F lại đi được một đoạn khá xa trước khi cạn kiệt Liquidity và pullback về lại vùng giá Minor này.
Mục đích ban đầu của Bigboy khi kéo giá về vùng cấu trúc Minor là để thu hút thêm Liquidity để đẩy giá tiếp tục tăng, tuy nhiên do áp lực bán quá lớn của phe Sell mà hình thành nên tín hiệu CHOCH qua đáy E. Sau đó là một nhịp sóng hồi trước khi xu hướng giảm hoàn toàn được xác nhận.
Đặc điểm nhận biết của loại cấu trúc Internal này cũng là nhũng con sóng hồi bên trong cấu trúc sóng FG đều chỉ bao gồm những con sóng chưa được ROF, về mặt trực quan tất cả các con sóng hồi trong con sóng Internal FG đều không vượt qua được mốc 0.5 trên công cụ PD.
3.2 Giao dịch với cấu trúc Subtructure đơn giản:
Trong trường hợp cấu trúc Substructure chỉ bao gồm các con sóng tạo ra cấu trúc Minor các bạn nên xem xét vào lệnh Sell tại các khối OderBlock tiềm năng chứ không nên follow theo sóng tại các vùng Minor vì các vùng Minor về bản chất không có khả năng giữ giá nên giá sẽ di chuyển về vùng OderBlock sau đó mới bắt đầu hình thành con sóng giảm trở lại tiến về cấu trúc Major của xu hướng tăng trước đó.
Cùng quan sát hình ảnh cấu trúc Substructure đơn giản sau:
Trong biểu đồ trên các bạn có thể xác định:
- Con sóng được tạo ra từ đỉnh A đến đáy F là một xu hướng giảm.
- Con sóng BC đã hồi về vùng discount của con sóng AB trước đó nên đã tạo ra một cấu trúc Major.
- Con sóng DE chưa hồi về vùng discount của con sóng CD trước đó nên tạo thành cấu Minor.
Vậy các bạn có thể khẳng định cấu trúc được tạo ra từ F đến G là một cấu trúc Suubstructure vì đã sự chuyển đổi trạng thái khi giá break qua vùng Minor. Việc còn lại ở đây là xác định cấu trúc Substructure nào mà thôi.
Vì độ dài từ đỉnh G đến điểm thấp nhất của vùng sideway chưa về vùng Discount của con sóng lớn FG nên các bạn có thể khẳng định đây là cấu trúc Substructure đơn giản.
Trở lại với lý thuyết về chiến lược giao dịch với cấu trúc Substructure đơn giản các bạn có thể đặt một lệnh Sell-limit tại vùng Major được tạo ra bởi xu hướng giảm trước đó. TP tại đỉnh F SL 3-5 pips trên vùng Major.
Cùng tiếp tục theo dõi HabinhFx để đón đọc các phần tiếp theo trong serie về thuật ngữ SMC này. Đồng thời nếu các bạn muốn tìm hiểu chuyên sâu về SMC có thể đặt mua sách tại đây. Đậy là quyển sách do chính tác giả viết và đã được xuất bản trên Amazon. Trân trọng!