Phân tích liên thị trường là gì? ( phần 3).
Tiếp theo trong loạt bài về phân tích liên thị trường chúng tôi xin chia sẻ tiếp vài ví dụ sau để các bạn có thể hiểu rõ được vấn đề.
3. Một vài ví dụ về cách kết hợp phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật
Ví dụ 2: Short đồng AUD và NZD sau khi BOC công bố cắt giảm lãi suất.
Thêm một ví dụ khác về sự kiện lãi suất của Ngân hàng trung ương Canada (BOC) tác động đến kỳ vọng lãi suất của Ngân hàng trung ương Australia (RBA) và Ngân hàng trung ương New Zealand (RBNZ). Sự kiện trader sell cặp tiền NZDUSD trong suốt tuần cuối của tháng 01/2015 (từ 21- 29/01 2015). Cụ thể như sau: Ngày 21/01/2015, Ngân hàng trung ương Canada cắt giảm lãi suất từ 1% xuống còn 0.75% sau khi chỉ số CPI giảm 0,3%.
Tin tức này hiển nhiên move down đồng tiền CAD xuống thấp, người mới học trade thì chen lấn sell đuổi theo giá của CAD, nhưng người biết trade thì họ ko sell đuổi CAD mà người ta quay sang túm cổ thằng NZD và AUD mà sell. Lý do là vì CAD chỉ là cái trade của hiện tại còn NZD và AUD mới là những cái trade của tương lai.
Khi nhìn data ra của ngày 21/01/2015 bên trên trader nhà nghề họ sẽ nhìn tới cả tương lai. Tương lai ở đây là gì? Chính là sự kiện Official cash rate của ngân hàng trung ương New Zealand được công bố vào ngày 29/01/2015 và sự kiện RBA cash rate vào ngày 03/02/2015 dưới đây:
Chưa cần biết ngân hàng trung ương New Zealand và ngân hàng trung ương Úc Châu có cắt giảm lãi suất trong những ngày sắp tới hay không, nhưng sự kiện ngân hàng trung ương Canada cắt giảm lãi suất sau khi chỉ số CPI xuống thấp đã giúp tạo thành cái tâm lý kỳ vọng sự cắt giảm này trong đầu người trader nhà nghề nói chung.
Lý do là vì sự tương đồng trong nền kinh tế của cả ba đồng tiền hàng hóa này. Chỉ số CPI của New Zealand ra ngày 21/01 cũng giảm 0,2%, ứng với mức lãi suất hiện tại là 3,5%; Đồng tiền Úc châu cũng không có gì khá khẩm hơn khi giá kim khoáng sản(*) liên tục tạo đáy mới trong suốt thời gian qua, trong khi mức lãi suất của AUD vẫn là 2.5%.
Chính cái tâm lý kỳ vọng về viễn ảnh cắt lãi suất này sẽ là động lực để market sell hai đồng tiền NZD và AUD từ sau ngày 21/01 cho đến khi các tin tức cash rate được công bố lần lượt vào các ngày 29/01 và 03/02. Và dưới đây là kết quả.
Ví dụ 3: Kỳ vọng short cặp USDCAD khi nhìn biểu đồ giá Oil đang tăng ngay sau khi Mỹ phá bỏ dự luật cấm xuất khẩu Oil.
Có thể nói một chuỗi ngày dài Oil liên tục giảm và tìm về mức thấp nhất kể từ năm 2009 đã trở thành mối lo không chỉ của riêng những quốc gia xuất khẩu dầu mỏ ngoài OPEC, mà ngay cả những quốc gia khác và kể cả những công ty khai thác dầu trên toàn thế giới nói chung cũng đang phải vật lộn với việc giá dầu giảm quá thấp, thậm chí thấp hơn chi phí khai thác.
Và khi mà giá giảm thấp như vậy thì một mối lo xuất hiện đó là các công ty sẽ phải đối mặt với khả năng phải đóng cửa, các quốc gia xuất khẩu dầu ngoài OPEC sẽ phải cắt giảm sản lượng, cắt giảm chi phí, giá dầu giảm quá sâu đã khiến cho nền kinh tế của các quốc gia dựa vào xuất khẩu dầu như Canada (dầu đóng góp khoảng 30% tổng kim ngạch xuất khẩu của Canada), Nga, Venezuela… rất nhiều quốc gia khác.
Việt Nam chúng ta cũng không ngoại lệ khi GDP năm nay sẽ bị tác động tiêu cực từ việc giá dầu giảm quá thấp, lợi nhuận của tập đoàn dầu khí vì thế giảm đi rất nhiều. Với đặc trung là những quốc gia xuất khẩu dầu mỏ thì việc giá dầu giảm sâu sẽ bóp chết nền kinh tế, kéo GDP xuống, khủng hoảng kinh tế vì thế cũng sẽ trở thành gánh nặng.
Hơn nữa dầu là thứ hàng hóa đặc biệt cho nên khi giá dầu giảm mạnh thì hàng hóa khác cũng giảm theo, kéo theo đó là một mối lo giảm phát kéo dài. Giảm phát kéo dài buộc các central bank phải giảm lãi suất và thực hiện các chương trình nới lỏng.
Bên cạnh đó giá dầu giảm trong giai đoạn tình hình kinh tế ảm đạm, các công ty thu hẹp quy mô và sản lượng hàng hóa xuất khẩu được không nhiều. Các bạn có thể hiểu thế này, khi lạm phát không có, tiêu dùng giảm xuống thấp cho nên sẽ có một mối lo nhu cầu tiêu dùng sẽ giảm trong dài hạn, một mối lo như thế sẽ đặt các công ty vào thế phải giảm giá thành hàng hóa xuống để cạnh tranh.
Đó là lý do mà các bạn thấy giá cả các mặt hàng đồng loạt giảm mạnh chứ không riêng gì dầu. Hơn nữa trong giai đoạn này kinh tế Trung Quốc đang thật sự rơi vào khủng hoảng khi thị trường chứng khoán sụp đổ.
Trong giai đoạn này kinh tế Trung Quốc rất yếu và không ít công ty đã phải đóng cửa, khi kinh tế Trung Quốc suy yếu thì sẽ tác động rất lớn đến thị trường toàn thế giới chứ không riêng gì mỗi nền kinh tế Trung Quốc. Các bạn nhớ là Trung Quốc là quốc gia tiêu thụ dầu nhiều thứ 2 trên thế giới chỉ sau Mỹ, và Trung Quốc cũng là bạn hàng béo bở nhất mà các quốc gia xuất khẩu dầu muốn hướng đến.
Vậy cho nên khi kinh tế Trung Quốc khủng hoảng thì nhu cầu dầu cũng sẽ phải giảm theo, kéo theo đó là sự cạnh tranh thị phần dầu mỏ sẽ khốc liệt hơn. Khi mà nhu cầu dầu giảm xuống trong khi sản lượng khai thác thì không hề giảm, như vậy sẽ phát sinh thêm lượng dầu tồn kho sẽ nhiều hơn và giá dầu lại càng giảm thấp hơn nữa. Sự kiện giá dầu giảm sâu đó cũng là một cái cớ mà OPEC muốn qua đó để đánh bật những quốc gia xuất khẩu dầu khác, từ đó dành được những thị phần béo bở hơn.
Quay trở lại vấn đề chính là sự kiện Mỹ bỏ dự luật cấm xuất khẩu dầu đã hơn 40 năm qua. Một câu hỏi đặt ra ở đây là tại sao Mỹ phá bỏ dự luật đó trong giai đoạn mà Mỹ đã phát mình thành công cách khai thác dầu từ đá phiến, điều này có nghĩa là Mỹ sẽ trở thành một nước xuất khẩu dầu và hạn chế việc nhập khẩu dầu từ các quốc gia lân cận như Canada, Venezuela…, tại sao điều này xảy ra mà giá dầu lại tăng vọt vào ngày thứ 2 chỉ sau một ngày khi Mỹ ban hành dự luật?
Theo phân tích của đa số các “chuyên gia” đều nói rằng Mỹ làm điều này sẽ khiến giá dầu giảm sâu hơn nữa, thế nhưng khi giá dầu phản ứng ngược lại với những suy luận trên thì người ta sẽ giải thích cho việc đó thế nào, với quan niệm cá nhân Tôi thì Mỹ là quốc gia tiêu thụ dầu nhiều nhất thế giới, sản lượng dầu của Mỹ khai thác được không đủ để quốc gia này sử dụng, mà kể có đủ thì các bạn có tưởng tượng được rằng Mỹ sẽ không sử dụng mà dùng lượng dầu đó dự trữ không?
Mỹ biết rằng nguồn năng lượng vàng đen này đang dần cạn kiệt và nếu như không chuẩn bị cho những phương án thay thế thì vài chục năm sau khi lượng dầu trên thế giới cạn kiệt và giá dầu tăng cao thì Mỹ có thiệt hại lớn không? Đó là những suy luận có phần thiên về thuyết âm mưu, thế nhưng cũng không hẳn là không có căn cứ.
Hiện thời cái chúng ta cần quan tâm là ngay cái sự kiện kia cũng khiến cho giá dầu tăng thì có nghĩa là trong tương lại dầu sẽ có bước phục hồi nhẹ, và khi giá dầu tăng thì điều đầu tiên Tôi nghĩ đến là go short cặp USDCAD.
Trong giai đoạn này là những ngày cuối năm 2015, các central bank nghỉ lễ và cũng không có nhiều tin tức tác động đến thị trường. Bên cạnh đó là đồng USD liên tục giảm cũng hỗ trợ rất tốt cho kỳ vọng short cặp USDCAD lần này. Điểm vào lệnh là vùng 1.395 và với điểm vào như thế thì mức Stop Loss chấp nhận của Tôi là rất ngắn.
Những kỳ vọng trên thể hiện trong bối cảnh mà FED mới nâng lãi suất không lâu, đồng USD tăng trong suốt quãng thời gian trước đó cho tới sau khi FED công bố lãi suất, và trong giai đoạn sau đó đồng USD giảm lại rất nhanh vì người ta biết rằng lạm phát đang rất thấp và khi gía cả hàng hóa đang giảm mạnh mà FED lại mạo hiểm nâng lãi suất thì sẽ là một con dao 2 lưỡi.
Vì sao? Lạm phát và lãi suất là 2 mặt của một vấn đề, nghĩa là lạm phát tăng cao thì central bank sẽ có xu hướng tăng lãi suất và ngược lại khi mối lo giảm phát gia tăng thì central bank sẽ có xu hướng nới lỏng tiền tệ. Phân tích liên thị trường có một cái hay đó là khi xác định được câu chuyện hot nhất đó rồi thì việc tiếp theo là lựa chọn món hàng tốt nhất để vào lệnh.
Ví dụ như trường hợp này vậy, Tôi có thể chọn short AUDCAD, GBPCAD, EURCAD… rất nhiều cặp khác những tại sao Tôi lại chọn USDCAD? Các bạn có thể hiểu là việc hiểu được câu chuyện chỉ mới là một nửa của phân tích vào lệnh thôi, nửa còn lại là xác dịnh xem món hàng nào sẽ dễ make $ nhất và thời điểm nào là tốt nhất để vào lệnh với mức Stop Loss bé nhất.
Trading là một môn nghệ thuật và theo quan niệm của Tôi để có thể hiểu ra được sự kiện và biết được món hàng nào mới thật sự dễ make $ nhất đòi hỏi một chút tư duy đặc biệt của người trader, sự nhanh nhạy về các thông tin và kỹ năng phân tích tốt khi nhìn nhận market qua mọi góc độ.
Lý do Tôi chọn USDCAD là vì xu hướng USD giảm đã rõ ràng. Khi cái sự nghi ngờ của market về lạm phát hiện tại và lý do FED nâng lai suất chỉ là để cho market tin rằng chính sách tiền tệ của FED vẫn còn giá trị sau hơn một năm trời tung “đòn gió” rằng sẽ nâng lãi suất, nhưng không hề nâng mà lúc nào cung nói là sẽ nâng sớm và duy trì lộ trình thắt chặt tiền tệ.
Chính cái sự kỳ vọng này không được đáp ứng cho nên suốt cả năm 2015 này đồng USD không hề tăng mà chỉ quanh quẩn ở mức dưới 100 điểm, FED biết rằng nếu không nâng thì sẽ đánh mất đi niềm tin của nhà đầu tư và market sẽ phản ứng tiêu cực nếu như cứ kéo dài cái “đòn gió“ này.
Trong bối cảnh như hiện tại nâng lãi suất cũng không được mà không nâng cũng không xong. FED đang đứng giữa hai ngã đường và thực sự rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan. Và chỉ sau đó vài ngày GDP q/q được công bố là không tốt cho lắm và quá tệ so với cùng kỳ năm ngoái, điều này đã khiến market nghĩ rằng kinh tế Mỹ đang thật sự rất yếu và FED nâng lãi suất chỉ là không còn cách nào khác.
Một lưu ý khi phân tích là các bạn hãy ghép các chart quan trọng thể hiện những mối tương quan cần thiết vào cùng 1 chart, như thế sẽ dễ dàng quan sát và nhận định dòng tiền đang chạy về đâu. Cái thời điểm mà USD Index giảm đó là lúc mà người ta cảm thấy bất an về kinh tế Mỹ, FED nâng lãi suất trong tình thế bị ép buộc và không còn cách nào khác khi cuộc bầu cử tổng thống đang đến rất gần.
Hơn ai hết FED hiểu rõ rằng thị trường chứng khoán đang trên bờ vực sụp đổ và vị thế của đồng USD đang giảm xuống, và nếu như kế hoạch nâng lãi suất kéo dòng tiền chạy về Mỹ không thực hiện được thì vị thế của nước Mỹ sẽ giảm đi rất nhiều trong giai đoạn nước rút của cuộc bầu cử. Hơn thế nữa số liệu GDP q/q được công bố là tăng trưởng 2%, thế nhưng con số đó so với cùng kỳ năm ngoái và các năm trước là rất tệ, vậy cho nên sau khi số liệu GDP được công bố là tốt hơn kỳ vọng nhưng đồng USD vẫn giảm.
Chính vì những lý do trên mà Tôi vẫn tiếp tục kỳ vọng short cặp USDCAD về 1.346 trong vài ngày tới. Hiện tại kỳ vọng short cặp USDCAD từ 1.395 về 1.383 đã là một lệnh có lãi tương đối tốt với một speculator như Tôi.
Và dưới đây là kết quả của kỳ vọng go short cặp USDCAD.
4. Phân tích liên thị trường phù hợp với những kiểu giao dịch nào?
Financial Market nói chung từ currency cho đến stock luôn luôn tồn tại nhiều thể loại trader, tương ứng với mỗi thể loại lại là các cách thức giao dịch khác nhau. Phân loại theo phương cách phân tích người ta chia ra hai thể loại chính là TA-trader và FA- trader; Phân loại theo thời gian giữ lệnh người ta có: Scapler- với thời gian giữ lệnh tính bằng phút; Day trader- thời gian mua- bán kết thúc trong ngày; Swing trader- loại trader giữ lệnh mua bán trong một vài ngày, Position trader- là những kẻ giữ lệnh trong một vài tháng.
Cá nhân Tôi thì là một DAY TRADER & SWING TRADER với phương cách phân tích IA (kết hợp cả TA và FA). Điều Tôi muốn nhấn mạnh ở đây là tôi cảm thấy IA thật sự rất phù hợp với cách thức giao dịch của tôi- một day trader & swing trader.
Vì Tôi thiết nghĩ với phương pháp phân tích liên thị trường tức là dò theo những sự kiện HOT NHẤT, đã là những sự kiện như vậy thì thường mức độ tác động không quá dài ngày và cũng không phải sự kiện đến rồi lại đi trong ngày được, để có được một phân tích liên thị trường tốt thì ít nhất cũng phải dành khá nhiều thời gian quan sát và tổng hợp dữ liệu, nhanh hay chậm tùy thuộc vào sự nhạy bén của mỗi cá nhân. Nhưng với quan điểm đó thì Tôi nghĩ rằng cách giao dịch tốt nhất là Day trader và Swing trader.
Tuy nhiên trên giới trading vẫn còn hoài nghi rằng Phân tích liên thị trường chỉ phù hợp với những kiểu trade dài hạn, quan điểm này không sai, đúng là những phân tích liên thị trường thiên về dài hạn một chút nhưng là tùy vào từng sự kiện.
Tôi lấy ví dụ nhé: FED luôn miệng nói là duy trì lộ trình nâng lãi suất từ năm 2014 cho đến nay, mặc dù đã gần 2 năm nhưng không hề tăng dù chỉ là 0.25%, như vậy thì tại sao sự kiện FED lớn tiếng nói duy trì lộ trình nâng lãi suất lại khiến cho market hoài nghi lâu đến vậy, phải chăng cách mà những quan chức FED đã làm là đã tạo ra cho market cái kỳ vọng gần như là chắc chắn rằng sẽ nâng.
Đáng ra market đã nhận ra rằng sự kiện đó không thể đến vì những số liệu kinh tế Mỹ chưa thật sự tốt, mối lo lớn nhất là lạm phát thì đang là vấn đề khiến FED rất đau đầu, lạm phát không tăng thì đương nhiên FED không thể nâng lãi suất được, mặc dù biết đó là con dao 2 lưỡi nhưng biết làm sao giờ. Sau khi kết thúc 3 gói QE đã phần nào giúp kinh tế khôi phục nhưng lại không thể kéo lạm phát lên, nguyên nhân do đâu?
FED không thể nào mà lại tiếp tục dùng thêm một gói QE nữa, làm vậy sẽ khiến đồng USD dư thừa và sẽ khiến vị thế đồng USD suy yếu, như vậy chỉ còn một cách đó là chơi đòn gió, ý nói là không nâng nhưng vẫn giữ những lập trường tuyên bố là sẽ nâng.
Chính những quan điểm như vậy mà market liên tục hi vọng và rồi lại hi vọng, họ càng hi vọng thì đồng USD lại càng tăng. Đồng USD mạnh lên thì sẽ thu hút được thêm nhiều nguồn vốn đầu tư vào Mỹ, nâng cao vị thế của đồng USD lên sau những thập kỷ rơi vào suy thoái.
Đúng là nhất cử lưỡng tiện mà. Qua ví dụ này có thể hiểu rằng phân tích liên thị trường phù hợp với cả những người giao dịch ngắn hạn Day trader và Swing trader, nó còn phù hợp với những người giao dịch dài hạn, giữ lệnh hàng tháng đến hàng năm trời.
Theo quan điểm cá nhân Tôi việc giao dịch ngắn hạn hay dài hạn là tùy thuộc vào cá tính của mỗi người, phụ thuộc vào quỹ thời gian bạn dành cho thị trường…nhưng dù là trader giao dịch ngắn hạn hay dài hạn thì đều nên nương theo market, và điều tốt nhất là đừng bao giờ đi ngược trend.
Trong quá trình giao dịch của Tôi, chủ yếu Tôi sử dụng khung H1 và H4 để vào lệnh và duy trì lệnh thường là trong ngày hoặc dài lắm thì một vài tuần. Thế nhưng để có thể giao dịch với khung thời gian H1 như vậy thì Tôi cũng phải quan sát và phân tích các sự kiện chính trên time frame Weekly và Daily chứ, vì chỉ có xem những time frame như vậy thì chúng ta mới xác định được chính xác là Trend chủ đang là tăng hay giảm để qua đó khi vào lệnh ở trên khung H1 hay H4 mới chính xác được, Trend is your friend mà.
Trading chỉ vậy thôi, thực ra mọi thứ không hề khó như bạn nghĩ, các bạn có thể đơn giản hóa mọi suy nghĩ trong tư duy với market các bạn sẽ hiểu ra rằng việc nhìn nhận các sự kiện trên không hề khó khăn chút nào cả và những quyết định nương theo market của các bạn sẽ trở nên nhuần nhuyễn hơn rất nhiều, kinh nghiệm của cá nhân Tôi nghĩ rằng nếu các bạn theo đuổi phương pháp phân tích liên thị trường này một cách bài bản và chuyên tâm thì không đầy một năm, thậm chí là nửa năm thôi là các bạn đủ tự tin giao dịch có lợi nhuận ổn định rồi.
Tin Tôi đi! Các Bạn sẽ làm được!