Phân tích liên thị trường là gì? ( phần 2).
Qua phần 1 của bài viết chúng ta đã phần nào hiểu rõ về phân tích liên thị trường là gì? ở phần 2 này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu vai trò của phân tích kỹ thuật (Technical Analysis. TA) và một vài ví dụ.
1. Vai trò của phân tích kỹ thuật trong phân tích liên thị trường:
Phân tích cơ bản đóng một vai trò quan trọng không thể thiếu trong quá trình hình thành và phát triển của phân tích liên thị trường thì bên cạnh đó phân tích kỹ thuật cũng đóng một vai trò cực kỳ quan trọng.
Trong suốt quá trình hình thành và phát triển của thị trường tài chính thì việc sử dụng phân tích kỹ thuật để khỏa lấp những thiếu sót trong kiến thức cơ bản của người trader, và cũng chính vì lẽ đó mà kiến thức và các công cụ phân tích kỹ thuật hiện nay rất phổ biến và có thể nói là rất nhiều, và phần lớn các trader vẫn đang miệt mài tìm kiếm một bộ công cụ, gọi tắt là hệ thống giao dịch Tốt Nhất, tuy nhiên có lẽ như trên thế giới này sẽ không bao giờ tìm ra được bộ công cụ nào như thế.
Mặc dù tâm lý sợ hãi và lòng tham trong mỗi con người là không bao giờ thay đổi tuy nhiên là những thứ công cụ mang đậm chất Robot đó không thể nào thay thế con người để đo đếm được lúc nào con người vui, lúc nào buồn, khi nào họ sẽ tham lam và bao giờ họ thực sự sợ hãi…
Chính vì vậy dù phân tích kỹ thuật có cao siêu đến đâu mà không hiểu được động lực thực chất chi phối tâm lý thị trường thì sẽ khó mà duy trì được xác xuất giành chiến thắng cao được. Nhưng bên cạnh đó nếu như phân tích cơ bản giỏi, thiệt giỏi nhưng không nắm vững được một số kiên thức kinh nghiệm về phân tích kỹ thuật thì cũng không thể nào giao dịch tốt được.
Vậy nên không thể tách rời tầm quan trọng của phân tích kỹ thuật hay phân tích cơ bản ra thành riêng lẻ được, mà thay vào đó chúng ta sẽ phải tìm cách kết hợp một cách nhuần nhuyễn nhất, tốt nhất giữa hai hình thức trên.
Một ví von như thế này: Phân tích cơ bản được ví như nội công của một cao thủ võ lâm trong phân tích thị trường, thì phân tích kỹ thuật được xem như là chiêu thức giúp người đó thi triển được hết tố chất nội công sẵn có. Nói chung khi phân tích kỹ thuật nhuần nhuyễn thì mới phát huy được tối đa được vốn kiến thức mà phân tích cơ bản mang lại.
Phân tích kỹ thuật thì có muôn hình vạn trạng, trong số đó có không ít người sử dụng Price Action, một số lại sử dụng các mô hình Harmonic, người lại sử dụng các mô hình Chart Parttern, cũng không ít người phân tích dựa trên những công cụ chỉ báo như là MACD, Bolinger Band, Ichimoku, MA…
Nhưng tựu chung lại mỗi thành phần đều có đặc điểm riêng và điều quan trọng là mỗi chúng ta phải tìm cho ra một số công cụ hữu hiệu nhất với mình. Theo thiển ý cá nhân Tôi thì dù phân tích kỹ thuật muôn hình vạn trạng thế nào đi chăng nữa thì cũng phải cần xác định Trend (xu hướng) của thị trường.
Việc xác định Trend có thể có nhiều phương pháp, tuy nhiên xác định được trend rồi thì cũng phải cần dựa vào nến, bởi vì nến thể hiện tâm tư của người chơi và qua đó đoán biết được tâm lý thị trường, các mô hình chart parttern cũng được hình thành từ những thay đổi trong tâm tư của thị trường mà tựu chung đó là suy nghĩ của đại bộ phận trader đang giao dịch.
Do vậy cá nhân Tôi nhận thấy việc nắm vững các mẫu nến cơ bản, mô hình chart parttern và sử dụng thật tốt một hay nhiều hơn một công cụ chỉ báo hỗ trợ (riêng cá nhân Tôi thường hay sử dụng Ichimoku và MACD để xác định xu hướng và xung lực của thị trường).
2. Kết hợp phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật trong phân tích liên thị trường như thế nào?
Trước khi bắt đầu vào những phân tích liên thị trường đúng nghĩa thì chắc chắn phải hiểu được sự kiện cơ bản nào đang chi phối thị trường và hiểu được tại sao sự kiện đó lại là HOT NHẤT vào thời điểm đó. Sự kiện cơ bản có thể là tin tức công bố một số liệu kinh tế, một cuộc họp chính sách của các ngân hàng trung ương, hay các sự kiện địa chính trị, chiến tranh… Đại loại nó là những sự kiện thất sự khiến cho thị trường có những cái nhìn khác hẳn và tác động lên tâm lý của họ.
Thực sự nói về vấn đề này có thể sẽ rất trừu tượng, tuy nhiên việc đầu tiên để có một bài phân tích liên thị trường tốt và áp dụng vào thời điểm hiện tại đó để giao dịch thì phải tìm được sự kiện cơ bản đó là gì, từ đó các IA Trader sẽ liên kết và đi tìm cái tâm tư của market, tức là cái mà thị trường đang kỳ vọng về sự kiện đó như thế nào và một khi hình dung được dòng tiền đang đổ về cái sự kiện đó đúng như phân tích thì lúc đó các IA Trader mới thật sự vào lệnh.
Sau khi đã hiểu được sự kiện đó rồi thì trader sẽ đem cái sự kỳ vọng đó đặt lên chart và sử dụng các kiến thức về phân tích kỹ thuật để kiếm THỜI ĐIỂM TỐT NHẤT để đặt chân vào market.
Mặc dù hiểu các sự kiện và mang áp vào chart kỹ thuật nhưng không hẳn là các giao dịch đã đúng, có nghĩa là trong thời điểm phân tích đó và lúc chúng ta vào lệnh có thể sẽ có những tin tức ngoài lề hay một thay đổi nào đó trong tâm tư của đại bộ phận trader, lúc đó thị trường sẽ có những biến động ngược lại với lối tư duy của người IA Trader.
Nhưng điều đó không hẳn là phân tích đó đã sai, mà là TIMING lúc chúng ta vào lệnh có thể không chuẩn, mà TIMING là cái rất khó học được và cũng là thứ mà bao nhiêu thiên tài đã bỏ công sức ra tìm kiếm mà không bao giờ tìm ra đáp số chính xác, có chăng chỉ là một vài lần may mắn trong nghiệp Trading mà thôi.
Phải nhấn mạnh một điều rằng TRADING IS A FUTURE GAME – tức là một trò chơi dự đoán tương lai, mà đã là dự đoán thì không bao giờ hoàn hảo 100% được, chắc chắn sẽ có sai sót, tất nhiên là mục đích chúng ta là hạn chế số sai sót xuống mức thấp nhất có thể.
Trong quá trình phân tích sẽ có những sai sót vì các lý do sau: 1) Phân tích của chúng ta là sai và những gì chúng ta suy luận không đúng với tình hình hiện tại mà thị trường đang nghĩ, 2) Market đang trong giai đoạn hỗn loạn và chưa thực sự xác định được xu hướng cũng như cái sự kiện chúng ta phân tích nhưng mà thời điểm như Tôi nhấn mạnh đó là TIMING chưa chuẩn.
Dù là trường hợp nào thì chúng ta cũng cần phải nhanh nhạy, tinh tế nhìn nhận rằng mình đã sai để mà thoát ra khỏi thị trường càng sớm càng tốt, vì thế Stop Loss là thứ cực kỳ quan trọng trong bất cứ giao dịch nào. Trading is flexible tức là trong giao dịch là phải thật linh hoạt, ý nói ở đây là phải nhìn được market đã cash out cái kỳ vọng của chúng ta và nó đang nhắn nhủ với chúng ta rằng hãy nhanh chóng Cut Loss và thoát lẹ trước khi bị mất số tiền lớn hơn.
Cũng nhân đây Tôi xin được đưa ra một định nghĩa mới không chỉ riêng Tôi về rủi ro: Rủi Ro chính là thời gian chúng ta ngồi lại trong thị trường.
Ý nói là dù thắng hay thua nếu chúng ta ngồi lâu quá trong cái trade đó thì tâm lý sẽ bị ảnh hưởng và chắc chắn không còn sáng suốt để tiếp tục phân tích và vào lệnh khác được nữa, nếu như đang là một lệnh có lợi nhuận thì sẽ không quá ảnh hưởng, vì lúc đó tâm lý chúng ta đã thoải mái hơn rất nhiều nhưng nếu đó là một lệnh lỗ thì thật sự là kinh khủng khi cứ phải chăm chăm nhìn vào biểu đồ, mà thay vào đó là chấp nhận cut loss.
Vì thế Tôi muốn nhấn mạnh thêm rằng trước khi chúng ta vào lệnh điều đầu tiên và quan trọng nhất không phải là ĐIỂM VÀO mà chính là MỨC LỖ CÓ THỂ CHẤP NHẬN (với riêng cá nhân Tôi thì mức chấp nhận Loss cho mỗi lệnh không cố định nhưng hầu hết không vượt quá 100 pips).
Thay vì cứ ngồi mãi trong thị trường để gặm nhấm nỗi đau thua lỗ thì chúng ta cứ chấp nhận LỖ là một điều quá bình thường trong nghiệp Trading, vì thế thoát khỏi một cái trade thua lỗ càng sớm càng tốt là điều sáng suốt và nên làm nhất của một Trader đúng nghĩa danh từ.
Việc kết hợp FA và TA trong mỗi trường hợp, thời điểm là không giống nhau, và đương nhiên là cùng với một sự kiện diễn ra nhưng kỳ vọng của market có thể không giống như vậy, tức là với cùng một sự kiện như thế nhưng trong thời điểm này lại phản ứng khác với thời điểm khác.
3. Một vài ví dụ về cách kết hợp phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật
Ví dụ 1: Go Long cặp AUDUSD sau khi báo cáo phi nông nghiệp của Mỹ được công bố.
Đồng AUD: vậy thì sau khi số liệu lao động Mỹ được công bố thì trong lòng market đã hiểu rằng nâng lãi suất trong năm nay là không có, và FED sẽ tiếp tục chờ đợi nếu không muốn nói là tiếp tục quay lại vòng luẩn quẩn QE.
Khi market đã ngầm hiểu như vậy thì sẽ giấy lên sự kỳ vọng rằng thị trường chứng khoán sẽ được hỗ trợ và có thể phục hồi nhẹ cho đến cuối năm nay, giá kim khoáng quặng vì thế cũng sẽ được hỗ trợ. Điển hình là giá đồng đã tăng lên đáng kể trong tuần qua sau khi test lại hỗ trợ ở mức giá thấp nhất trong vòng vài năm trở lại đây.
Giá đồng tăng với sự kỳ vọng răng kinh tế China sẽ khá khẩm hơn và sau những tin đồn về việc ECB và BOJ thực hiện nới lỏng hơn nữa thì PBOC cũng đang chuẩn bị cho những phương án nới lỏng và tiếp tục giảm lãi suất cũng như phá giá đồng CNY tiếp.
Vậy thì những lập luận trên là hợp lý nghĩa là thị trường hàng hóa trong đó có kim khoáng quặng sẽ được hỗ trợ rất tốt. Khi các món hàng kim khoáng quặng tăng thì không có lý do gì người ta không đặt kỳ vọng vào đồng AUD. Nói đến đây thì tôi cũng đi thẳng vào cái trade sắp tới mà tôi đang kỳ vọng đó là long đồng AUD.
Sau khi Số liệu việc làm của Mỹ được công bố là quá tệ và sự kỳ vọng về viễn cảnh nâng lãi suất giảm xuống, đồng USD suy yếu thì sau đó ít ngày là sự kiện RBA công bố lãi suất cơ bản ngày 06/10. Vậy thì cái mà thị trường kỳ vọng lúc này là gì?
Có phải là kỳ vọng khả năng RBA sẽ giữ nguyên lãi suất và đồng AUD vì thế sẽ được hỗ trợ, lý do đã nêu ở trên. Khi mà người ta đã kỳ vọng rằng RBA giữ nguyên lãi suất cùng với đó là sự phục hồi tương đối tốt của các mặt hàng kim khoáng quặng thì chắc chắn rằng các smart $ hay còn gọi là các Trader nhà nghề sẽ từ đó mà nương theo với kỳ vọng rằng đồng AUD sẽ tăng.
Chưa cần biết RBA có giữ nguyên lãi suất hay không hay là trong biên bản cuộc họp sẽ nhắc tới vấn đề gì, nhưng sau khi số liệu việc làm của Mỹ quá tệ và các ngân hàng trung ương khác (PBOC, ECB, BOJ) bật đèn xanh cho khả năng nới lỏng hơn nữa thì việc kỳ vọng rằng kinh tế sẽ tăng trưởng tốt hơn và do đó các món hàng kim khoáng quặng sẽ tăng là điều có thể dễ hiểu.
Nắm bắt được sự kỳ vọng đó mà với một nhà phân tích liên thị trường họ sẽ biết được để lựa thời điểm tốt nhất để vào long cặp AUD/USD. Và đúng như kỳ vọng sau khi RBA công bố giữ nguyên lãi suất thì ngay lúc đó market ngầm hiểu rằng giá cả các món hàng đã và đang có kỳ vọng sẽ tăng cao hơn nữa sẽ thúc đẩy xuất khẩu của Úc châu tăng cao qua đó kéo nền kinh tế Úc đi lên, và đương nhiên lúc này dòng tiền sẽ đổ về đầu tư vào Úc tăng lên.
Có nghĩa là đồng AUD vì thế sẽ tăng lên. Lý do mà Tôi chọn AUD/USD là vì ngay khi số liệu việc làm quá tệ thì tất nhiên đồng USD sẽ bị bán rất mạnh và chắc chắn rồi người ta sẽ vẫn giữ cái ý nghĩ đó cho đến hết tuần tiếp theo luôn cơ mà.
Hầu như ai cũng đoán chắc chắn rằng số liệu việc làm quá tệ và lạm phát thì gần như bằng không, thì điều này có nghĩa là không còn hi vọng vào việc FED sẽ nâng lãi suất nữa mà thay vào đó là một nỗi lo, lo sợ rằng liệu nền kinh tế Mỹ có thật sự an toàn, có thật sự tăng trưởng như kỳ vọng để mà FED luôn miệng nói răng giữ nguyên lộ trình nâng lãi suất.
Chú thích: Kim khoáng quặng là những món hàng xuất khẩu nhiều nhất của Úc Châu. Đặc biệt là quặng sắt (Iron Ore) và quặng đồng (copper). Theo thống kê thì các món hàng kim khoáng quặng này đóng gớp tới hơn 50% trong tổng giá trị GDP của Úc châu, cho nên khi giá Kim khoáng quặng mà giảm trong một xu hướng dài hạn thì kinh tế Úc Châu sẽ bị suy yếu, kinh tế suy yếu thì đồng nội tệ sẽ bị mất giá.
Và đây là kết quả của sự kiện kỳ vọng đồng AUD tăng: