Crypto USD
Tháng bảy 16, 2022

Sau lạm phát thì Forex, Stock, Crypto thì trade như thế nào (phần 2).

By habinh

(Tiếp tục phần 1 QUÊN LẠM PHÁT ĐI GIỜ LÀ LÚC NÓI VỀ KHỦNG HOẢNG KINH TẾ : Forex, Stock, Crypto thì trade như thế nào?)

Mặc dù sáng nay khá bận, bận nhưng mình vẫn ưu tiên dành ra 30 phút để viết tiếp câu chuyện con đang dang dở trong bài viết ngày hôm qua.

Sở dĩ có điều này là bởi vì bản thân nhận được tương đối nhiều khích lệ từ phía cộng đồng. Công khai trên trang cá nhân cũng có mà inbox riêng tư cũng có luôn. Ưa nịnh là dở hơi rồi mà.

==========================================

Trở lại chủ đề chính là Forex, Stock và Cryptos thì phải trade như nào khi kinh tế đi vào suy thoái?

Đầu tiên đó là Forex hay Currency tức là thị trường tiền tệ.

Theo thiển ý cá nhân thì Đồng USD vẫn sẽ là King mặc dù nó đã tăng được 1 quãng đường dài kể từ Quý II/2021, USD vẫn là đồng tiền mạnh nhất trong nhóm 8 đồng tiền phổ biến hay được trade bởi các bạn trader nhỏ lẻ bao gồm USD, EUR, GBP, JPY, AUD, CAD, NZD và CHF.

Lẽ thông thường là khi khủng hoảng đến thì các đồng tiền trú ẩn là USD và JPY sẽ mạnh lên. Nhưng kỳ này thì hơi khác một chút, khác là ở chỗ đồng JPY có thể sẽ không mạnh như trong các lần sụp đổ trước đây chính vì sự phân kỳ chính sách tiền tệ giữa ngân hàng trung ương Nhật BOJ với các Central bank còn lại mà FED là một điển hình.

Ta biết rằng, cho đến hiện tại, các ngân hàng trung ương lớn đua nhau tăng lãi suất, thắt chặt chính sách tiền tệ thì Nhật Bản vẫn hãy còn đang nới lỏng chính sách tiền tệ của mình bằng một biện pháp rất classical đó là tung tiền không giới hạn ra để thu mua vào trái phiếu chính phủ loại kỳ hạn 10 năm cốt ý để kìm hãm lợi tức (Yield) 10 năm ở dưới ngưỡng 0.25%.

Xem chart #1 tại đây: https://www.tradingview.com/x/DRESDPnt/)

Japan-Goverment-Bonyield-10yr
Japan-Goverment-Bonyield-10yr

Cho nên hiện tại chỉ còn có USD. Và USD thì vẫn sẽ mạnh lên bất kể tình huống nào xảy ra dưới đây:

Một là nếu kinh tế thật sự bước vào suy thoái (kịch bản có khả năng cao xảy ra theo thiển ý cá nhân) thì dòng tiền đương nhiên sẽ chạy vào bức tường thành trú ẩn cuối cùng là trái phiếu chính phủ Mỹ, điều này trực tiếp làm USD tăng cao.

Hai là nếu không suy thoái thì sao? Thị trường sẽ lại tập trung vào câu chuyện và lạm phát. Và cái viễn cảnh về việc một FED thắt chặt để kiểm soát lạm phát chẳng phải làm USD tăng lên sao?

Cho nên hướng trade chính trên thị trường tiền tệ trong nửa cuối năm 2022 này vẫn là cái Trade LONG USD. LONG USD thì đương nhiên là bán ra các đồng tiền còn lại rồi.

Các đồng tiền còn lại sẽ yếu hơn USD, nhưng trong số đó, các đồng tiền hàng hóa như AUD, NZD, CAD có thể sẽ khá yếu hơn. Lý do là một thị trường hàng hóa đang bước vào mùa downtrend như trong lập luận của bài viết ngày hôm qua sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đối với commodity currency này.

Điểm cần lưu ý là sự tăng giảm của các cặp tỉ giá sẽ hiếm khi diễn tiến theo một đường thẳng đứng. Trong quá trình đó sẽ có những correction, những pullback, những “tiếng ồn” trên chart và đó chính là cơ hội cho trader ngắn hạn tham gia vào vị thế mua/bán.

CỔ PHIẾU VÀ CRYTPTO THÌ SAO?

Sẽ còn chịu nhiều áp lực trong thời gian tới, ít nhất là cho tới khi truyền thông tài chính nói nhiều về khủng hoảng và FED có động thái đánh giá lại chính sách tiền tệ thắt chặt hiện tại.

Chịu nhiều áp lực nhưng không nên bán ra lúc này. Chẳng những không bán ra mà thật sự người ta còn nên canh mua vào ở những vùng giá thấp hơn (nếu có). Vì sao vậy?

Đó là bởi vì dữ liệu lịch sử hơn 100 năm của thị trường chứng khoán Mỹ và hơn 10 năm của thị trường tiền số đều cho thấy một thực tế rằng cuối cùng nó sẽ tăng trở lại.

Biểu đồ #2 dưới đây là lịch sử hơn 100 năm của chỉ số S&P500, trải qua rất nhiều các lần suy thoái lớn nhỏ nhưng một điều mà ai cũng thấy là cuối cùng nó vẫn sẽ tăng trở lại.

Ba trong số những lần suy thoái lớn nhất ấy là đại khủng hoảng 1929-1933, S&P500 mất 85% giá trị; bong bóng Dot.com năm 2000, SPX mất 51% và khủng hoảng 2008 con số này là 55%. Nhưng đến cuối thì sao? Câu trả lời chắc hẳn ai cùng thấy!

Chart #2: https://www.tradingview.com/x/QWU6twwE/

Lạm phát & SP-500-Index
Lạm phát & SP-500-Index

Biểu đồ #3 dưới đây lại là đồng tiền số Bitcoin, dù không trải qua một lịch sử thăng trầm dài lâu như chứng khoán nhưng đồng BTC cũng có được hai lần giảm giá lớn kể từ khi hình thành.

Lần thứ nhất là vào năm 2014, lần thứ nhì là mùa đông crypto 2018, cả hai lần nó đều mất đi khoảng 85% giá trị.

Lần giảm giá hiện tại thì mới chỉ hơn 70%, liệu rằng nó có giảm bằng con số 85% của những lần trước hay một con số nào đó nhiều hơn thì tương lai trả lời. Nhưng một điều ta dường như chắc chắc được đó là đến cuối cùng nó sẽ tăng trở lại.

Chart #3: https://www.tradingview.com/x/CE67Jkhp/

Crypto USD
Crypto USD

Vậy câu hỏi đặt ra là khi nào ta bắt đáy? Câu trả lời phụ thuộc vào chứng khoán Mỹ. Biểu đồ #4 dưới đây cho thấy tiền số nói chung hay đồng BTC nói riêng thật sự đang bị chứng khoán Mỹ chi phối rất nhiều.

Hệ số tương quan (Correlation Efficiency) của hai thị trường này hiện tại cực kỳ cao ( thường xuyên trên mức 0,9). Cho nên chừng nào chứng khoán Mỹ có dấu hiệu tạo đáy (nhìn vào chính sách FED, vận động liên thị trường, các yếu tố kỹ thuật) thì chừng đó cũng chính là lúc ta có thể nhảy vào mua dần cryptos.

Chart #4: https://www.tradingview.com/x/w4vIeAbS/

BTC-USD-W
BTC-USD-WEEK

Nguồn FB Thế Phạm

https://www.vietcurrency.net/