QUÊN LẠM PHÁT ĐI GIỜ LÀ LÚC NÓI VỀ KHỦNG HOẢNG KINH TẾ.

Các giai đoạn lạm phát
Các giai đoạn lạm phát

Bài viết này nhằm mục đích chia sẻ viễn cảnh về một BỨC TRANH TOÀN CẢNH các thị trường tài chính trong nửa cuối năm 2022 theo thiển ý cá nhân. Nội dung bài viết bao gồm Ba phần chính, Bảy phần phụ và Tám phần linh tinh sau đây:

1.Hãy quên Lạm phát đi

Từ kinh nghiệm cá nhân của mình thì khi mà Truyền thông tài chính nói rất nhiều về một vấn đề gì thì đó cũng là lúc mà câu chuyện ấy đã đến hồi kết thúc. Và câu chuyện Lạm phát cao ở các nước Châu Âu và Mỹ hiện tại chính là một thí dụ không thể điển hình hơn.

Suốt những tháng gần đây, truyền thông liên tục nói về lạm phát! Điều này là đúng bởi vì CPI – thước đó lạm phát chính trong kinh tế học cho thấy lạm phát tại Mỹ đang là cao nhất trong vòng 40 năm trở lại đây (US CPI = 8.6%, pls check!).

Nhưng điều mà truyền thông tài chính đã QUÊN không nói hay CỐ TÌNH không nói đến đó là trong quãng chừng 01 tháng trở về đây GIÁ HÀNG HÓA LIÊN TỤC ĐI XUỐNG. Điều này thấy rất rõ trong biểu đồ #1 dưới đây của chỉ số CRB Index – thước đo giá cả hàng hóa, nguyên vật liệu trong kinh tế nói chung liên tục rớt giá kể từ quãng trung tuần tháng 06/2022 trở về đây:

LẠM PHÁT 1
US CPI

Và hệ quả tất yếu của điều này là lạm phát (CPI) có thể đã tạo đỉnh cho nên con đường của nó từ nay trở đi sẽ chỉ là đi ngang hoặc tệ hơn đó là giảm dần trở về sau. Cho nên mới nói chúng ta hãy quên lạm phát đi, nó không còn là câu chuyện chính trên thị trường những tháng ngày tiếp theo. The hostest story lúc này chính là câu chuyện về KHỦNG HOẢNG mà chúng ta sẽ bàn tới ngay trong phần dưới đây.

2.Dấu hiệu cho thấy chúng ta đang ở TÂM của khủng khoảng

Để sáng tỏ lập luận này thì đầu tiên nhất phải đi từ lý thuyết về chu kỳ kinh tế. Theo đó thì một chu kỳ kinh tế sẽ diễn tiến theo quy trình 6 giai đoạn như trong hình #2 dưới đây:

Các giai đoạn lạm phát
Chu kỳ kinh tế trải qua 6 giai đoạn

Đường màu đen hình SIN là chu kỳ kinh tế.

Ở giai đoạn 1 là kinh tế suy thoái, dòng tiền có xu hướng chạy về với tài sản trú ẩn và ta sẽ có Trái phiếu tăng giá, cổ phiếu cùng với hàng hóa giảm giá;

Giai đoạn 2 là kinh tế ở đáy suy thoái, lúc đó cổ phiếu chuyển mình tăng cùng trái phiếu nhưng hàng hóa vẫn đang trong thời kỳ đi xuống;

Giai đoạn 3 là kinh tế phục hồi, cả ba thị trường: Trái phiếu, cổ phiếu, hàng hóa cùng đi lên;

Giai đoạn 4 là kinh tế tăng trưởng mở rộng, dòng tiền có xu hướng thoát khỏi tài sản trú ẩn (Trái phiếu) để chạy sang tài sản rủi ro như cổ phiếu hàng hóa, kết quả là Bond giảm, Stock/commodities tăng;

Giai đoạn 5 khi kinh tế tăng trưởng nóng đạt đỉnh, áp lực lạm phát cao xuất hiện (như thời gian nửa đầu năm 2022 mới đây) buộc các ngân hàng trung ương tăng lãi suất đẩy lợi tức trái phiếu tăng lên kết cục là Bond càng giảm mạnh hơn nhưng cổ phiếu cũng suy yếu cùng trái phiếu.

Thị trường duy nhất giữ được đà tăng giá lúc này là hàng hóa bởi vì kỳ vọng lạm phát gia tăng; Bước sang giai đoạn 6 thì cả ba bộ phận trái phiếu, cổ phiếu, hàng hóa sẽ cùng giảm sau khi kinh tế đạt đỉnh, dòng tiền co cụm và rút khỏi các thị trường, tài sản trú ẩn như bond hay tài sản rủi ro như cổ phiếu, hàng hóa cũng đều bị bán tháo giảm giá. Kết thúc stage 6 nền kinh tế quay lại stage 1.

Ok, đó là một chút kiến thức học thuật cho bạn nào còn chưa tỏ. Bây giờ hãy đem dữ liệu của các thị trường trái phiếu, cổ phiếu, hàng hóa lên cùng một biểu đồ xem sao.

Chart #3 dưới đây cho thấy một cách minh bạch rằng chúng ta chính là đang rơi vào Stage 6 – giai đoạn suy thoái kinh tế thật rồi.

giai đoạn suy thoái kinh tế
Giai đoạn suy thoái kinh tế

Trong biểu đồ weekly này, có thể thấy Vùng xanh nhạt trong biểu đồ trên khớp với thời gian từ 27/12/2021 đến 06/6/2022 chính là giai đoạn 5 của chu kỳ kinh tế khi mà Trái phiếu (Ký hiệu TLT – line màu nâu) và cổ phiếu (ký hiệu SPX – line màu đỏ) cùng đạt đỉnh và đi xuống trong khi hàng hóa tăng rất mạnh. Thế nhưng kể từ ngày 06/6/2022 trở về đây có vẻ như chúng ta đã bước qua Stage 6 – tức là TÂM của khủng hoảng rồi bởi vì giá hàng hóa (ký hiệu CRB- line màu xanh) liên tục đi xuống.

Câu hỏi ăn tiền tiếp theo mà ai cũng muốn biết ấy là, nếu chúng ta đã bước vào khủng hoảng thì cái trade ăn tiền trong nửa cuối năm 2022 này sẽ là gì? Chúng ta chuyển sang phần Ba của bài viết.

3.Tiên đoán xu hướng vận động tiếp theo của các thị trường tài chính: Trái phiếu, Cổ phiếu, Hàng hóa, Tiền tệ và chơi luôn cả Tiền số/Cryptos

Cho nên đầu tiên hãy nói về Trái phiếu: TRÁI PHIẾU CÓ THỂ ĐÃ HOẶC ĐANG TẠO ĐÁY, HÃY MUA DẦN CÁC ETF TRÁI PHIẾU. Vì sao vậy?

Về động lực cơ bản, Có hai yếu tố chính buộc Giá trái phiếu sẽ tăng lên trong thời gian tới.

Cái thứ nhất là lạm phát tạo đỉnh và kỳ vọng sẽ suy yếu đi trong một tương lai gần. Lạm phát giảm => Bond Yield giảm => Giá trái phiếu tăng

Cái thứ nhì ấy chính là rủi ro kinh tế suy thoái sẽ đẩy dòng tiền chạy vào trái phiếu Mỹ như một bức tường thành trú ẩn cuối cùng. Điều này luôn đúng trong bất kỳ cuộc khủng hoảng nào từng xảy ra trong quá khứ. Gần nhất là khủng hoảng 2008, xa hơn chút là bong bóng dot.com năm 2000… (pls, check giùm tui cái).

Trên phương diện kỹ thuật thì nhìn hai cái chart dưới đây mà xem.

Chart #4 là chỉ báo New High Bond Indicator (!PRNNHBND), đây là một chỉ báo do Martin Pring – một phân tích gia gạo cội bậc nhất của lý thuyết về chu kỳ kinh tế phát triển, theo đó thì khi chỉ báo (!PRNNHBND) xuống dưới con số âm (-3) là trạng thái Oversold xuất hiện và khả năng đảo chiều đi lên có thể xảy ra. Hãy nhìn năm vào khoảng giữa năm 2013, năm 2017 và 2018 để có kết luận cho tình huống 2022 hiện tại này.

chỉ báo New High Bond Indicator
Chỉ báo New High Bond Indicator

Kế tiếp là Chart #2 dưới đây nữa. Đây là ETF của rổ trái phiếu kỳ hạn trên 20 năm – (TLT iShare 20+ Year Treasury Bond ETF). Biểu đồ Daily này của TLT chả phải là một mẫu hình Head and shoulder (H&S formation) đang thành hình hay sao?

Đúng là như vậy, bất cứ ai học về phân tích kỹ thuật đều nhận diện được mẫu hình này. Đó là một mẫu hình đảo chiều xu hướng. Chưa hết hãy nhìn vào chỉ báo MACD bên dưới đó nữa, đây chẳng phải chính là hiện tượng phân kỳ thì là gì? (Giá trái phiếu đi xuống trong khi MACD phân kỳ đi lên).

ETF của rổ trái phiếu kỳ hạn trên 20 năm
ETF của rổ trái phiếu kỳ hạn trên 20 năm

THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA THÌ SAO?

Câu trả lời dễ rồi: TIẾP TỤC GIẢM GIÁ.

Đó là bởi vì chúng ta mới đang ở Stage 6 của chu kỳ kinh tế. Mà Kế theo sau Stage 6 ta còn nguyên hai Stage 1 và Stage 2 giá hàng hóa vẫn tiếp tục giảm.

Cho nên hãy tỉnh táo, mấy cái nhận định nào là giá dầu sẽ lên đến 200$/thùng, thậm chí 380$/thùng như ông Ngân hàng nào đó có thể không bao giờ trở thành hiện thực.

Từ quan điểm cá nhân, nhận định của Citi Bank là dầu về 65$/thùng có cơ sở nhiều hơn. Hãy tỉnh táo, đừng để truyền thông tài chính reo rắc nỗi sợ hãi, đánh lừa rằng lạm phát cao, rằng chiến tranh Nga – Ukrane,… đẩy hàng hóa tăng cao.

CHỨNG KHOÁN THẾ NÀO? FOREX, TIỀN SỐ RA LÀM SAO XIN HỒI SAU NÓI TIẾP….

NGUỒN FB THẾ PHẠM https://www.vietcurrency.net/

Comments

No comments yet. Why don’t you start the discussion?

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *