Bài 5: Cách giao dịch Forex?
Thị trường ngoại hối hay còn được gọi tắt là “Forex” hoặc “FX” là thị trường tài chính lớn nhất thế giới. Vậy chúng ta cách giao dịch Forex như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu nhé!
1. Cách giao dịch Forex?
Trong thị trường forex, bạn mua và bán các đồng tiền dựa trên nguyên tắc là mua đồng tiền này và bán đồng tiền kia và ngược lại. Có thể xem ví dụ dưới đây:
*EUR 10.000 x 1.18 = US $ 11.800
**EUR 10.000 x 1.25 = US $ 12.500
Mức tỷ giá là tỷ lệ giá trị 1 đồng tiền so với 1 đồng tiền khác. Ví dụ như tỷ giá USDCHF chỉ ra rằng cần bao nhiều USD để mua được 1 CHF, hoặc là cần bao nhiêu CHF để đổi 1 USD.
Cách đọc báo giá
Các đồng tiền được báo giá theo cặp, như GBPUSD hoặc USDCHF. Lý do nó được báo giá theo cặp vì đối với bất cứ giao dịch mua bán ngoại tệ nào, bạn cũng phải mua 1 đồng tiền và bán 1 đồng tiền khác. Ví dụ dưới đây là báo giá của GBP so với USD:
Đồng tiền đầu tiên được ghi ở phía trước dấu gạch (“ / ”) (ví dụ như cặp GBP/USD thì GBP là đồng tiền được ghi trước) được gọi là đồng tiền yết giá, trong khi đó đồng tiền đứng sau gọi là đồng tiền định giá (là đồng tiền USD trong trường hợp này).
Khi bạn mua, tỷ giá sẽ báo cho bạn biết bạn cần phải tốn bao nhiêu đơn vị đồng tiền định giá để mua 1 đơn vị đồng tiền yết giá. Như trong ví dụ trên, bạn cần trả 1.51258 USD để mua 1 GBP.
Khi bạn bán, tỷ giá cho bạn biết bạn sẽ được bao nhiêu đơn vị đồng tiền định giá nếu bán 1 đồng tiền yết giá. Ví dụ ở trên cho thấy bạn sẽ có 1.51258 USD nếu bán 1 GBP.
Đồng tiền yết giá là “điều cơ bản” cho việc mua hoặc bán. Nếu bạn mua cặp EURUSD tức là bạn đang mua EUR – đồng tiền yết giá – và bán USD – đồng tiền định giá. Có thể nói ngắn gọn là “mua EUR, bán USD”.
Bạn mua cặp tiền nào đó nếu bạn tin tưởng đồng tiền yết giá sẽ tăng điểm so với đồng tiền định giá. Bạn bán cặp tiền nào đó nếu bạn nghĩ rằng đồng tiền yết giá sẽ giảm điểm so với đồng tiền định giá.
Long / Short là gì?
Nếu bạn muốn mua cặp tiền nào đó, ví dụ là EURUSD, tức là bạn nghĩ EUR sẽ tăng điểm so với USD thì từ chuyên môn gọi là “going long EURUSD” hoặc “long EURUSD”. Long ở đây có nghĩa là MUA. Long = MUA.
Ngược lại nếu muốn bán – ví dụ là cặp EURUSD – bạn sẽ nói là bạn “short EURUSD” tức là bạn đang cho rằng EUR sẽ giảm điểm so với USD. Ở đây, short có nghĩa là BÁN. Short= BÁN.
Giá chào mua / giá chào bán – Bid / Ask
Mọi cặp tiền đều được báo 2 loại giá : giá chào mua (bid) và giá chào bán (ask). Trong hầu hết các cặp, giá chào mua luôn thấp hơn giá chào bán.
Giá chào mua – BID – là giá mà cty môi giới sẵn sàng mua đồng tiền yết giá của bạn (ví dụ là EURUSD thì đó là giá mà họ mua EUR) bằng đồng USD. Có nghĩa là giá chào mua là giá tốt nhất có thể cho bạn để bạn bán ra thị trường.
Giá chào bán – ASK – là mức giá mà cty môi giới sẽ bán đồng tiền yết giá ra thị trường để đổi thành đồng tiền định giá. Có nghĩa rằng đây là mức giá tốt nhất có thể để bạn mua từ thị trường. Một từ khác cho giá chào bán – ask – là giá đề nghị – offer price.
Khoảng cách giữa giá chào mua và chào bán được gọi là spread – chênh lệch giữa giá chào mua / chào bán.
Ví dụ trong báo giá EURUSD bên trên, giá chào mua là 1.34568 là giá chào bán là 1.34588. Nếu bạn muốn bán EUR, bạn bấm vào nút “bán” và bạn sẽ bán EUR ở mức 1.34568. Nếu bạn muốn mua EUR, bạn bấm nút “mua” và sẽ mua được EUR ở giá 1.34588.
2. Nhận biết thời điểm mua hoặc bán 1 cặp tiền
Trong ví dụ tiếp theo, chúng ta sẽ sử dụng Phân tích cơ bản để giúp bạn quyết định có nên mua hay bán cặp tiền nào đó không. Hãy xem các ví dụ bên dưới về phân tích cơ bản: EUR/USD:
Nếu bạn tin rằng nền kinh tế Mỹ tiếp tục yếu đi, nghĩa là sẽ xấu cho đồng USD, bạn sẽ MUA EURUSD. Việc mua vào cặp tiền này phản ánh dự đoán của bạn là EUR sẽ tăng so với USD.
Nếu bạn tin rằng nền kinh tế Mỹ thì tốt còn đồng EUR thì sẽ yếu đi so với đồng USD, bạn chỉ cần đặt lệnh BÁN EURUSD. Như vậy là bạn đã bán EUR với dự đoán nó sẽ còn giảm điểm so với USD.
USDJPY:
Nếu bạn phân tích và thấy rằng chính phủ Nhật muốn làm yếu đi đồng JPY để hỗ trợ xuất khẩu thì bạn sẽ mua vào cặp USDJPY, có nghĩa là bạn dự đoán đồng USD sẽ tăng điểm so với đồng JPY.
Nếu bạn phân tích và cho rằng nhà đầu tư Nhật đang rút tiền ra khỏi thị trường tài chính Mỹ và đang đổi vốn của họ từ USD sang JPY trở lại, điều này sẽ gây hại cho đồng USD, bạn có thể đặt lệnh BÁN USD/JPY, có nghĩa là bạn dự đoán USD sẽ giảm điểm so với JPY GBPUSD:
Nếu bạn cho rằng nền kinh tế Anh tiếp tục tốt hơn so với Mỹ thì bạn sẽ đặt lệnh MUA GBPUSD, có nghĩa là bạn dự đoán GBP tăng giá so với USD.
Nếu bạn tin rằng nền kinh tế Anh đang chậm lại so với Mỹ hiện vẫn vững vàng, bạn sẽ đặt lệnh BÁN GBPUSD, có nghĩa là bạn cho rằng GBP sẽ giảm điểm so với USD.
Giao dịch ký quỹ
Trong giao dịch forex, bạn không thể mua 1usd mà phải là một số lượng đƣơc quy định, gọi là “lot”. Mỗi lot có thể là 1,000 đơn vị đồng tiền (gọi là 1 micro lot), hoặc 10.000 đơn vị đồng tiền (gọi là mini lot) hoặc 100,000 đơn vị đồng tiền (gọi là standard lot – lot tiêu chuẩn). Giao dịch được khối lượng lớn nhỏ tới đâu là tùy thuộc vào cty môi giới và loại tài khoản bạn mở (có cho giao dịch lot nhỏ hay không).
Bạn sẽ đặt câu hỏi rằng “Tôi làm gì có đủ tiền để mua 10,000 EUR. Vậy tôi có giao dịch được không?”
Vâng, vẫn đƣợc. Bạn sẽ giao dịch theo dạng ký quỹ – margin trading.
Giao dịch ký quỹ được hiểu là giao dịch với số vốn vay mượn. Điều này giúp bạn có thể giao dịch tới 1.250 usd hoặc 50.000 usd mà chỉ cần ký quỹ 25 usd hoặc 1,000 usd. Bạn có thể vẫn giao dịch với khối lượng lớn, rất nhanh và chi phí thấp, bằng một tài khoản với số vốn nhỏ Sau đây là lời giải thích cặn kẽ hơn:
+ Bạn tin rằng những tín hiệu trên thị trường cho thấy đồng GBP có khả năng tăng so với đồng USD.
+ Bạn đặt 1 lệnh khối lượng là 1 lot tiêu chuẩn (standard lot) (1 lot tiêu chuẩn tức là 100,000 đơn vị GBP/USD), mua GBP với tỷ lệ ký quỹ 1% (đòn bẩy 1:100) và đợi tỷ giá tăng lên. Khi bạn mua 1 lot (100,000 đơn vị) của GBPUSD ở mức giá 1.50000 tức là bạn đang mua 100,000 GBP với giá 150,000 USD.
Tỷ lệ ký quỹ (cái này do cty môi giới cho phép bạn) là 1:100 nên bạn cần phải có 1.500 USD để giao dịch lệnh này. Như vậy, bạn có thể giao dịch tới 100.000 GBP với chỉ 1.500 USD.
Tạm thời giải thích đến đây và chúng ta sẽ tiếp tục giải thích sau.
+ Dự đoán của bạn đúng và bây giờ bạn quyết định đóng lệnh. Bạn đóng lệnh ở mức tỷ giá 1.50500. Như vậy bạn kiếm được 500 usd
Khi bạn quyết định đóng lệnh, phần tiền ký quỹ vẫn là của bạn và bạn có thêm phần lợi nhuận hoặc lỗ. Phần này sẽ tính vào tài khoản của bạn
Phí qua đêm
Đối với các lệnh bạn để đến thời điểm “cuối giờ” (thường là 5:00 sáng giờ VN), sẽ có một khoản phí gọi là phí qua đêm hay lãi suất qua đêm (interest rates hoặc rollover rates) tác động lên tài khoản bạn, phí này có thể là lời hoặc lỗ dựa vào ký quỹ và tình trạng lệnh của bạn.
Nếu bạn không muốn đụng phải phí qua đêm, đơn giản là bạn hãy thanh lý lệnh của mình trước 5:00 sáng của ngày giao dịch liền sau.
Việc giao dịch forex là việc vay mượn 1 đồng tiền và mua đồng tiền khác nên phí qua đêm hay lãi suất qua đêm là một phần không thể thiếu. Phí qua đêm được tính toán dựa trên đồng tiền mà chúng ta vay mượn để giao dịch, còn chúng ta được lợi nhuận từ đồng tiền mà chúng ta đã mua.
Nếu chúng ta mua 1 đồng tiền có lãi suất cao hơn so với đồng tiền mà chúng ta mượn để mua đồng tiền kia (ví dụ nhƣ cặp USDJPY thì USD có lãi suất là 0.25% còn JPY lãi suất là 0.1%, ở đây chúng ta mua USDJPY tức là vay JPY để mua USD) thì chúng ta được hưởng chênh lệch lãi suất (ở đây là 0.25% – 0.1% = 0.15%) và ngược lại.
Tuy nhiên mỗi cty môi giới sẽ có bảng thông báo về lãi suất qua đêm cụ thể và có đôi chút khác biệt giữa lãi suất chúng ta được hưởng và vay.
Đây là bảng lãi suất của các đồng tiền chính vào thời điểm 26.07.2012