Các quy tắc phân tích liên thị trường (phần 8: Cấu trúc của các chỉ số chứng khoán Mỹ và những mối tương quan giữa chứng khoán Mỹ với các thị trường khác).
Ở trên chúng ta đã tìm hiểu về những mối tương quan chính giữa các thị trường với nhau, tuy nhiên đó mới chỉ là những bước tổng quát, cái quan trọng nhất vẫn là áp dụng những mối tương quan đơn lẻ để tiên đoán xu hướng của cặp tiền/món hàng riêng lẻ. Trong suốt loạt bài này Tôi cũng đã nêu lên khá nhiều mối tương quan chính, trong phần này Tôi sẽ nêu ra những mối tương quan giữa các mặt hàng đơn lẻ còn lại, mà những mối tương quan này Trader thường hay quan tâm nhất.
Cấu trúc của các chỉ số chứng khoán Mỹ và những mối tương quan giữa chứng khoán Mỹ với các thị trường khác.
Standard & Poor’s 500 Index – S&P 500 Index.
Chỉ số chứng khoán S&P 500 Index có lẽ là chỉ số được giới trader và investor quan tâm nhiều nhất, có lẽ vì tầm quan trọng của chỉ số này mà người ta luôn theo dõi rất kỹ. Chỉ số S&P 500 Index còn được xem là thước đo nhịp tim của nền kinh tế Hoa Kỳ, sẽ là thiếu sót nếu khi phân tích các cặp tiền chính với USD mà lại không để ý đến chỉ số chứng khoán này, và không chỉ riêng với các cặp tiền với USD mà bên cạnh đó còn là các mặt hàng khác, những tài sản đặc biệt khác.
Trader Việt rất thích giao dịch với Vàng, điều này hoàn toàn dễ hiểu, có lẽ Tôi cũng không cần phải giải thích nhiều. Nhưng để phân tích tốt xu hướng của Vàng mà không nhìn thước đo nhịp tim của kinh tế Hoa Kỳ thì sẽ cực kỳ thiếu sót và rất khó tiên đoán đúng xu hướng của Vàng.
Theo Investopedia định nghĩa: “Standard & Poor’s 500 Index – S&P 500 Index”
Một chỉ số của 500 cổ phiếu được lựa chọn cho quy mô thị trường, thanh khoản và nhóm ngành công nghiệp, trong các yếu tố khác. Chỉ số S&P 500 được thiết kế là một chỉ số hàng đầu của chứng khoán Mỹ và có ý nghĩa phản ánh đặc tính rủi ro/return của những công ty có vốn hóa lớn.
Các công ty trong chỉ số được lựa chọn bởi Ủy ban chỉ số S&P, một nhóm các nhà phân tích và các nhà kinh tế tại Standard & Poor. Chỉ số S&P 500 là một chỉ số đo giá trị thị trường – trọng lượng của mỗi cổ phiếu là tương xứng với giá trị thị trường của nó.
DEFINITION of ‘Standard & Poor’s 500 Index – S&P 500’
An index of 500 stocks chosen for market size, liquidity and industry grouping, among other factors. The S&P 500 is designed to be a leading indicator of U.S. equities and is meant to reflect the risk/return characteristics of the large cap universe.
Companies included in the index are selected by the S&P Index Committee, a team of analysts and economists at Standard & Poor’s. The S&P 500 is a market value weighted index – each stock’s weight is proportionate to its market value.
Chỉ số S&P 500 Index là một trong những chỉ số phổ biến nhất và là tiêu chuẩn cho tổng thể thị trường chứng khoán Mỹ. Chỉ số Dow Jones Industrial Average (DJIA) đã từng được xem là chỉ số nổi tiếng nhất với chứng khoán Mỹ, nhưng vì chỉ số DJIA chỉ có 30 công ty, hầu hết mọi người đều đồng ý rằng chỉ số S&P500 là một đại diện tốt hơn của thị trường Mỹ, vậy nên Tôi mới nhấn mạnh S&P 500 được xem là thước đo Nhịp Tim của nền kinh tế Hoa Kỳ.
Xem thêm:
Tiêu chí lựa chọn nhóm cổ phiếu của chỉ số S&P 500 Index.
Các thành phần của chỉ số S&P 500 được lựa chọn bởi Ủy ban chỉ số S&P. Khi xem xét tính hợp lệ của một bổ sung mới, ủy ban đánh giá của công ty sử dụng tám tiêu chí chính: Vốn hóa thị trường, thanh khoản, nơi cư trú, hoạt động, phân loại lĩnh vực, khả năng tài chính, thời gian giao dịch công khai và niêm yết tỉ giá hối đoái.
Ủy ban lựa chọn các công ty trong chỉ số S&P 500, họ là đại diện của ngành công nghiệp trong nền kinh tế Hoa Kỳ. Để được thêm vào chỉ số này một công ty phải đáp ứng các yêu cầu quy mô thanh khoản dựa trên:
- Vốn hóa thị trường là lớn hơn hoặc bằng 5,3 tỉ USD.
- Giá trị đồng USD hàng năm được giao dịch với phao điều chỉnh vốn hóa thị trường là lớn hơn 1.0
- Khối lượng giao dịch tối thiểu hàng tháng phải là 250.000 cổ phiếu trong suốt 6 tháng liên tiếp khi sắp đến ngày thẩm định.
Các chứng khoán phải được niêm yết công khai trên một trong hai sàn: NYSE (bao gồm cả NYSE Arca hoặc NYSE MKT) hoặc NASDAQ (NASDAQ Global Select Market, NASDAQ Select Market or the NASDAQ Capital Market). Chứng khoán không đủ điều kiện đưa vào các chỉ số là quan hệ đối tác hạn chế, quan hệ đối tác hữu hạn, vẫn để bảng thông báo OTC, các quỹ đóng, quỹ ETF, ETNs, quỹ tín thác bản quyền, cổ phiếu theo dõi, cổ phiếu ưu đãi, đơn vị ủy thác, tài sản bảo đảm, trái phiếu chuyển đổi, đầu tư quỹ tín thác, ADRs, ADSS và đơn vị MLP IT.
Để giữ cho chỉ số S&P 500 phù hợp theo thời gian, nó được điều chỉnh để nắm bắt các hoạt động của công ty có ảnh hưởng đến vốn hóa thị trường, chẳng hạn như phát hành thêm cổ phiếu, cổ tức và sự kiện tái cơ cấu như sáp nhập hoặc tách rời. Ngoài ra, vẫn còn dấu hiệu của thị trường chứng khoán Mỹ, các cổ phiếu đang thay đổi theo thời gian. Trong khoảng giai đoạn 1/1/2005 đến 1/1/2015 đã có 188 cổ phiếu được thay thế.
Để ngăn chặn các giá trị của các chỉ số từ việc thay đổi chỉ đơn thuần là kết quả của các hành động chính của công ty, tất cả các hành động như vậy có ảnh hưởng đến giá trị thị trường của các chỉ số. Ngoài ra khi một công ty được loại bỏ và thay thế bằng các chỉ số khác với mức vốn hóa thị trường khác nhau, cần phải được điều chỉnh theo cách như vậy mà chỉ số S&P 500 Index vẫn không đổi.
Tất cả các điều chỉnh số chia được thể hiện sau khi đóng cửa giao dịch và sau khi tính toán giá trị đóng cửa của chỉ số S&P 500. Có một phạm vi rộng lớn của các hành động của công ty khác nhau mà có thể yêu cầu số chia phải được điều chỉnh.
Sử dụng chỉ số VIX – CBOE Volatility Index trong quá trình phân tích chỉ số S&P 500.
Khi phân tích xu hướng của chỉ số chứng khoán S&P 500 để từ đó đưa ra quyết định giao dịch với chỉ số S&P 500 Futures Indices thì các bạn cần phải quan sát rất kỹ giao động của chỉ số VIX này. Trong phần phụ lục Tôi sẽ hướng dẫn cách theo dõi chỉ số này kết hợp cùng S&P 500 Future Indices trong khung thời gian real time trực tiếp, như thế mới có thể giao dịch tốt được.
VIX là một chỉ số biểu tượng cho CBOE Volatility Index, thước đo phổ biến của các biến động với chỉ số S&P 500, Chicago Board Options Exchange (CBOE). Thường được gọi là chỉ số sợ hãi hoặc đo sự sợ hãi, VIX đại diện cho một thước đo của sự mong đợi của thị trường về biến động của thị trường chứng khoán trong thời gian 30 ngày tiếp theo.
Khi quan sát chỉ số VIX có vài lưu ý thế này: khi các bạn thấy chỉ số VIX nằm dưới 20 thường cho thấy sự sợ hãi trong lòng market là không cao, và lúc này họ cảm thấy bình tĩnh hơn, trong những trường hợp chỉ số ở dưới mức này thì người ta có tâm lý tin tưởng khi đầu tư vào cổ phiếu và thường thì giá cổ phiếu sẽ tăng.
Còn trong trường hợp VIX tăng cao hơn 30 thì tức là một sự sợ hãi thật sự đang hình thành trong tâm tư của nhà đầu tư, họ có xu hướng bán các cổ phiếu đi và trong trường hợp VIX đột ngột tăng cao thì cũng là thời điểm mà chỉ số S&P 500 sụp đổ rất nhanh. Sự sợ hãi ở đây là một phạm trù khá trừu tượng, cho nên nhiều trường hợp các bạn sẽ bị chỉ số này đánh lừa.
Vì thực sự không thể đo tâm lý con người thông qua một chỉ số được, nhưng với việc quan sát chỉ số này sẽ giúp chúng ta có cái nhìn tốt hơn về tâm lý market hiện thời.
Còn một điều nữa đó là chúng ta giao dịch với chỉ số S&P 500 Future Indices cho nên các bạn cũng cần nhanh nhạy trong việc quan sát chỉ số VIX này, trên khung thời gian real time VIX thường sẽ giao động tương đối khó đoán và nó giao động mạnh không kém gì S&P500 và những cặp tiền… Chỉ số VIX cũng có 2 dạng dành cho chỉ số INDEX và INDICES mà các bạn cần lưu ý:
Thêm một vài kinh nghiệm khi quan sát VIX của cá nhân Tôi là phân tích tương tự như việc phân tích kỹ thuật các món hàng chúng ta giao dịch khác, xét trên phương diện livetrade ngắn hạn thì chỉ số VIX cũng giao động tương tự như những biến động trên chỉ só S&P 500 Future Indices thôi. Nó cũng có các ngưỡng hỗ trợ và kháng cự tương tự, từ đó mà chúng ta tiên đoán được xu hướng của chỉ số S&P 500 tốt hơn.
Dow Jones Industrial Average – DJIA.
Chỉ số Dow Jones Industrial Average còn gọi là DJIA, là chỉ số trung bình công nghiệp của Hoa kỳ. Các chỉ số Dow Jones, Dow Jones Industrial, DJIA, Dow 30 hoặc chỉ đơn giản là Dow là những tên gọi của chỉ số này, đây là một chỉ số chứng khoán. Chỉ số Dow Jones Industrial Average là mức trung bình của 30 cổ phiếu quan trọng được giao dịch trên sàn chứng khoán New York và Nasdaq. DJIA đã được phát minh bởi Charles Dow vào năm 1896.
DJIA là chỉ số lâu đời thứ hai của Mỹ, sau Dow Jones Transportation Average (DJTA), cũng được tạo bởi Charles Dow. Chỉ số Dow Jones Industrial Average ban đầu được dự định để đo chuyển động của các công ty trong ngành công nghiệp nặng, như các công ty xây dựng. Hiện nay, các công ty trong số 30 công ty đều ít hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp nặng.
30 công ty bluechip được coi là những công ty tiên phong của nền kinh tế, được lựa chọn bởi các chuyên gia Wall Street Journal. Các cổ phiếu có giá cao hơn thì có tác động cao hơn tới chỉ số Dow, giá trị hàng ngày của Dow không phải là trung bình thực sự của giá 30 cổ phiếu, nhưng thực tế là tổng các giá chia cho số chia Dow, được điều chỉnh trong trường hợp cổ phần chia nhỏ, phiên bản phụ và thay đổi cấu trúc khác để giữ không đối trọng và duy trì tình liên tục.
Chỉ số Dow là một trong những chỉ số theo dõi chặt chẽ nhất thị trường chứng khoán đang hoạt động. Mặc dù nó đã được tạo ra để theo dõi các hoạt động của ngành công nghiệp của Mỹ, hiện được coi như một sự ủy quyền cho các điều kiện thị trường nói chung.
Sử dụng chỉ số CBOE Dow Jones Volatility Index (VXD) trong quá trình phân tích và giao dịch chỉ số Dow Jones Industrial Average Future Indices (Dow Jones 30).
Cũng tương tự như với chỉ số VIX thì chỉ số VXD cũng được sử dụng để theo dõi mức độ sợ hãi của nhà đầu tư. Về cơ bản chỉ số này cũng tương tự VIX và cách thức sử dụng chỉ số này cũng như quá trình phân tích cũng tương tự. Các bạn nào muốn tìm hiểu sâu hơn có thể vào đường link này: https://www.cboe.com/micro/volatility/introduction.aspx.
Trên phương diện là một trader ngắn hạn theo ý kiến cá nhân Tôi việc quan sát chỉ số đo lường biến động của sự sợ hãi thì nên theo dõi ở các khung real time H1 và H4, như vậy các bạn sẽ thấy mức độ biến động trực tiếp của chỉ số Dow Jones tốt hơn.
Một ví dụ để thấy rõ việc kết hợp sử dụng chỉ số VXD trong quá trình phân tích và giao dịch với chỉ số Dow Jones như sau: Điều tiên quyết là các bạn phải hiểu được động lực tác động lên thị trường, mức độ biến động của thị trường ngay thời điếm hiện tại và sự kiện nào khiến cho thị trường chứng khoán biến động. Phân tích kỹ thuật trên chart DJIA và các phân tích liên thị trường là điều chắc chắn phải có trước khi tiến tới theo dõi biến động của chỉ số VXD để xem hiện tại nhà đầu tư có đang lo sợ hay cảm thấy phấn khích hay không.
Mức độ biến động của VXD sẽ không như VIX, cũng vì bản chất chỉ số Dow không phải là chỉ số được nhiều người quan tâm, việc phân tích chỉ số Dow có thể đơn giản với những người thường xuyên theo dõi diễn biến của các cổ phiếu trong nhóm 30 công ty đó, thế nhưng để mà giao dịch tốt với một trader không chuyên thì sẽ khó hơn. Cũng bởi lý do đó mà các bài phân tích Tôi đều lấy chỉ số S&P 500 thay vì phân tích thêm Dow Jones và Nasdaq.
Nasdaq 100 Index (http://www.nasdaq.com/)
NASDAQ 100 là một chỉ số thị trường chứng khoán tạo thành từ 107 cổ phiếu vốn được phát hành bởi 100 công ty phi tài chính lớn nhất niêm yết trên NASDAQ. Nó là một biến đổi chỉ số vốn hóa quan trọng, trong các cổ phiếu được dựa trên vốn hóa thị trường, với quy tắc nhất định trong các ảnh hưởng của các thành phần lớn nhất trong chỉ số. Nó được dựa trên trao đổi, và không phải là một chỉ số của công ty tại Mỹ. Nó không có bất kỳ công tỳ tài chính, kể từ khi được tách thành chỉ số riêng biệt.
NASDAQ 100 thường được viết tắt là NDX trong thị trường phái sinh. Tương ứng với nó hợp đồng tương lai được giao dịch trên sàn giao dịch Chicago.
Chỉ số NASDAQ đã trả qua nhiều năm đưa ra một loạt các tiêu chuẩn nghiêm ngặt mà các công ty phải đáp ứng trước khi được đưa vào chỉ số này. Các chuẩn mức này bao gồm những điều sau:Được niêm yết trên sàn NASDAQ độc quyền toàn cầu hoặc trong các thị trường toàn cầu.
- Được công khai cung cấp trên thị trường Mỹ và thời gian thành lập trên 3 tháng.
- Có khối lượng trung bình hàng ngày là 200.000 cổ phiếu.
- Liên quan đến các báo cáo hàng quý và hàng năm.
- Không nằm trong luật thủ tục phá sản tố tụng.
Ngoài ra kể từ năm 2014, công ty có nhiều loại chứng khoán được phép có nhiều lớp bao gồm trong chỉ mục, miễn là họ đáp ứng các tiêu chí của NASDAQ. Nếu bạn nào muốn tìm hiểu sâu hơn về các cổ phiểu thành phần của NASDAQ 100 thì có thể tham khảo ở đây: http://www.nasdaq.com/quotes/nasdaq-100-stocks.aspx.
Cũng tương tự thì NASDAQ100 cũng có một chỉ số volatility riêng, và cách sử dụng cũng tương tự VIX và VXD như chúng ta tìm hiểu trước. Với NASDAQ 100 thì sẽ sử dụng chỉ số CBOE NASDAQ 100 VOLATILITY INDEX (VNX). Và khi trade với chỉ số NASDAQ 100 Future Indices thì chúng ta cũng cần theo dõi VNX ở khung real time.