RSI không phế mà là chúng ta phế (phần 3)
Trong bài viết hôm nay, tôi sẽ chia sẻ với các bạn một chức năng nữa, hay nói đúng hơn là một kinh nghiệm dùng RSI kết hợp với các kháng cự / hỗ trợ để có được những điểm vào lệnh tốt nhất.
TRƯỚC TIÊN LÀ XÁC ĐỊNH XU HƯỚNG BẰNG RSI
RSI được sinh ra để đo lường lực chuyển động của giá. Điều này rất quan trọng.
Các mức mặc định của RSI luôn là 70 và 30. Nhưng tạm thời chúng ta quên hai mức này đi. Tôi sẽ cho bạn hai mức mới 40 – 60. Hai mức này sẽ tạo thành một vùng. Chúng ta sẽ lấy vùng này để đo lường và xác định xu hướng có còn hay không.
Nói cho dễ hiểu hơn, trong vùng 40 – 60, mức 40 sẽ là mức hỗ trợ của RSI, còn 60 là mức kháng cự của RSI. Tức là nếu RSI không qua mức 40 thì xu hướng vẫn còn được gọi là tăng, và những lần chạm mức 40 đó, chúng ta sẽ có tín hiệu mua tốt (cái này tôi sẽ nói sau).
Bây giờ xem hình trước cho dễ hình dung:
Và khi giá đang có xu hướng giảm mạnh, mức 60 sẽ đóng vai trò là mức kháng cự của RSI. Nếu RSI vượt quá mức 60 này, thì coi như trend bị gãy, hoặc trend giảm đã kết thúc.
Hình bên dưới cho ta thấy một điều, trend giảm vẫn tiếp diễn mạnh mẽ khi RSI chưa vượt qua khỏi mức 60.
Vậy rõ ràng, sử dụng RSI rất có lợi cho những trader giao dịch theo xu hướng. Vì sao lại như vậy. RSI sẽ sử dụng hai mức 40 và 60 để xác định trend.
Vậy trader sẽ yên tâm trade theo xu hướng khi
+ Trend tăng và RSI > 40 hoặc
+ Trend giảm và RSI < 60.
Trader có thể xác định được tín hiệu vào lệnh khi:
+ Trend đang tăng, RSI chạm mức 40 và tăng lên lại
+ Trend đang giảm, RSI chạm mức 60 và giảm xuống lại.
Đó là cách sử dụng RSI để xác định xu hướng và vào lệnh.
TUY NHIÊN MỘT INDICATOR DÙ TỐT ĐẾN ĐÂU CŨNG KHÔNG ĐƯỢC SỬ DỤNG MỘT MÌNH
Chúng ta phải kết hợp với phân tích đa khung thời gian và một số công cụ khác nữa để chắc chắn xu hướng đúng và ta mua đúng giá.
Một trong những công cụ mà trader sử dụng RSI có thể kết hợp được là kháng cự / hỗ trợ. Rất hiệu quả ở chỗ kháng cự / hỗ trợ sẽ loại bỏ nhược điểm không nhìn vào giá của RSI.
Như hình trên, các bạn có thể thấy bắt đầu từ mức kẻ dọc xuống, RSI đã rớt xuống 40 đã xác nhận trend giảm. Đồng thời tại mức giá đó, ta kẻ được một kháng cự màu xanh.
Vậy ta sẽ SELL ở đâu trong xu hướng giảm này? Sell khi RSI chạm lên mức 60 rồi giảm xuống, đồng thời giá cũng chạm phải kháng cự màu xanh và quay đầu. Đó là một tín hiệu đơn giản, hiệu quả và mang lại xác suất cao.
Vậy còn BUY thì sao?
Ứng dụng của RSI thì bao la bát ngát chứ không chỉ có vậy. RSI có thể sử dụng cho bất cứ khung thời gian nào. Khung thời gian ưa thích của tôi thường là D1 vì tôi quen giao dịch theo D1 rồi. Các bạn có thể chuyển sang khung nhỏ hơn để nghiên cứu thêm về RSI, biết đâu sẽ khám phá ra nhiều chiêu mới lạ.
Cùng tiếp tục theo dõi HabinhFx để đón đọc các phần tiếp theo. Đồng thời nếu các bạn muốn tìm hiểu chuyên sâu về SMC có thể đặt mua sách tại đây. Đậy là quyển sách do chính tác giả viết và đã được xuất bản trên Amazon. Trân trọng!