CỤC DỰ TRỮ LIÊN BANG MỸ
Tháng bảy 13, 2022

Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) những điều chưa biết ( phần 3).

By habinh

Trong phần này chúng ta sẽ tìm hiểu quá trình tinh vi mà gia tộc Rothschild từng bước thành lập nên Cục dự trữ liên bang Mỹ FED. Chúng ta hãy bắt đầu!

1.Tuyến tiền tiêu của việc xây dựng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ: Cuộc khủng hoảng ngân hàng năm 1907.

Năm 1903, Paul đem cương lĩnh hành động với các chỉ dẫn cách thức áp dụng những “kinh nghiệm tiên tiến” của các ngân hàng trung ương châu Âu đến nước Mỹ và trao cho Jacob Schiff. Sau đó, tài liệu này lại được trao cho James Stillman – CEO của National City Bank (sau này là Ngân hàng Hoa Kỳ) và nhóm các nhà ngân hàng của New York. Mọi người đều cảm thấy như được khai sáng nhờ tư tưởng của Paul.

National City Bank
National City Bank of New York

Vấn đề là sự phản đối của dân chúng đối với ngân hàng trung ương tư nhân tăng lên rất mạnh. Giới công nghiệp cũng như chủ các doanh nghiệp vừa và nhỏ rất ác cảm với các nhà tài phiệt ngân hàng New York. Bất cứ đề án nào có liên quan đến ngân hàng trung ương tư nhân do các nhà tài phiệt ngân hàng đề xuất đều bị các nghị sĩ quốc hội tránh né giống như tránh bệnh truyền nhiễm vậy. Trong một bầu không khí khó chịu mang đậm tính chính trị như vậy, việc thông qua đề án ngân hàng trung ương nhằm tạo ra lợi thế cho các nhà tài phiệt ngân hàng quả thật là một điều vô cùng khó khăn.

Để xoay chuyển tình thế bất lợi, một cuộc khủng hoảng tài chính khổng lồ đã bắt đầu được nghĩ đến. Trước hết, trong dư luận bắt đầu xuất hiện những khái niệm tài chính mới. Cục dự trữ liên bang Mỹ chính là khái niệm mà các nhà tài phiệt nhắm đến.

Ngày 6 tháng 1 năm 1907, một bài viết của Paul với tiêu đề “Khuyết điểm và nhu cầu của hệ thống ngân hàng chúng ta” (Defects and Needs of Our Banking System) đã được công bố để rồi từ đây, Paul trở thành người cổ suý hàng đầu cho chế độ ngân hàng trung ương ở Mỹ. Không lâu sau đó, tại hội nghị dành cho các thương gia New York, Jacob Schiff đã tuyên bố rằng “nếu không đủ sức kiểm soát nguồn vốn tín dụng, ngân hàng trung ương của chúng ta sẽ phải trải qua một cuộc khủng hoảng tài chính ghê gớm với tầm ảnh hưởng sâu rộng nhất(5).

Giống như thời kỳ 1837, 1857, 1873, 1884 và 1893, các nhà tài phiệt ngân hàng đã sớm nhìn ra hiện tượng bong bóng xuất hiện trong sự phát triển quá nóng của nền kinh tế, và đây cũng là kết quả tất yếu của việc không ngừng nới lỏng vòng quay lưu chuyển tiền tệ. Nói một cách hình tượng, toàn bộ quá trình này giống như việc nuôi cá trong hồ. Việc chế nước vào hồ cá cũng giống như chuyện nới lỏng vòng quay lưu chuyển tiền tệ hay bơm một lượng lớn tiền vào nền kinh tế. Sau khi nhận được một lượng lớn tiền được bơm vào này, dưới sự mê hoặc của tiền bạc, các ngành các giới bắt đầu ngày đêm khổ sở, nỗ lực sáng tạo ra của cải, và quá trình này giống như việc cá trong hồ cá ra sức hấp thụ các thành phần dinh dưỡng để ngày càng béo mập. Khi nhận thấy thời cơ thu nhập đã chín muồi, các nhà ngân hàng sẽ đột ngột siết chặt vòng quay lưu chuyển tiền tệ, rút cạn nước trong hồ, và phần lớn cá trong hồ lúc này chỉ biết tuyệt vọng chờ đợi giây phút bị tóm gọn.

Nhưng chỉ có các ông trùm ngân hàng lớn nhất mới biết được đâu là thời điểm bắt đầu hút nước vớt cá. Ngay sau khi một quốc gia thành lập chế độ ngân hàng trung ương tư nhân, việc kiểm soát quá trình rút nước hớt cá của đám tài phiệt ngân hàng lại càng trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.

Quy trình phát triển, suy thoái kinh tế, tích luỹ và bốc hơi tài sản đều là kết quả tất yếu từ việc “nuôi dưỡng” một cách khoa học của các nhà ngân hàng.

5-nhan-vat-quyen-luc-pho-Wall
5-nhan-vat-quyen-luc-pho-Wall

Morgan và các nhà tài phiệt ngân hàng quốc tế sau lưng ông ta đã tính toán một cách chính xác thành quả dự tính của cơn bão táp tài chính lần này. Trước hết là trò “rung cây doạ khỉ”, làm chấn động xã hội Mỹ, để “thực tế” chỉ rõ rằng một xã hội không có ngân hàng trung ương sẽ yếu ớt đến thế nào. Tiếp đến là trò bóp nghẹt và sáp nhập các đối thủ cạnh tranh vừa và nhỏ, đặc biệt là những công ty đầu tư uỷ thác mua bán, khiến các nhà ngân hàng cảm thấy khó chịu.

Các công ty đầu tư uỷ thác thời đó đang nắm giữ nhiều nghiệp vụ mà ngân hàng không thể có, trong khi đó, chính phủ lại hết sức thông thoáng về mặt quản lý. Tất cả những điều này khiến cho các công ty đầu tư ủy thác ra tay thu hút nguồn vốn xã hội và đầu tư vào các ngành nghề có rủi ro cao hay thị trường cổ phiếu. Đến khi cuộc khủng hoảng bùng phát vào tháng 10 năm 1907, khoảng một nửa các khoản gửi ngân hàng ở New York đều bị các công ty đầu tư uỷ thác gán nợ với lãi suất cao để đầu tư vào thị trường cổ phiếu và công trái có mức rủi ro cao, và như vậy, cả thị trường tài chính rơi vào trạng thái đầu cơ tột độ.

Trong suốt mấy tháng trước thời gian này, Morgan liên tục đi “nghỉ mát” giữa London và Paris. Theo sự hoạch định công phu của các nhà tài chính quốc tế, Morgan trở về Mỹ.

Không lâu sau, ở New York bỗng nhiên có tin đồn rằng Knickerbocker Trust – một công ty uỷ thác mua bán lớn thứ ba nước Mỹ – sắp phá sản. Lời đồn đại như virus độc hại lan ra khắp New York với tốc độ chóng mặt. Những người có tài khoản tiết kiệm ở ngân hàng vô cùng hoảng sợ chen chúc nhau sắp hàng suốt sáng thâu đêm trước cửa các công ty uỷ thác để chờ rút hết tiền trong tài khoản của họ. Còn ngân hàng thì yêu cầu các công ty uỷ thác này phải lập tức hoàn nợ. Do phải đối mặt với sức ép từ hai phía nên các công ty đầu tư uỷ thác chỉ còn biết cách vay tiền thị trường cổ phiếu (Margin Loan), lãi suất vay trong nháy mắt đã nhảy lên mức 150%. Đến ngày 24 tháng 10, giao dịch thị trường cổ phiếu hầu như rơi vào trạng thái đóng băng.

Lúc này, Morgan xuất hiện với bộ mặt của một vị chúa cứu thế. Vị chủ tịch Sở Giao dịch chứng khoán New York tìm đến phòng làm việc của Morgan cầu cứu. Với giọng run rẩy, ông ta cho Morgan biết rằng nếu trước ba giờ chiều mà không thể tập trung đủ 25 triệu đô-la thì ít nhất 50 doanh nghiệp sẽ phá sản, và ngoài việc đóng cửa sở giao dịch ra, ông ta không còn lựa chọn nào khác. Hai giờ chiều, Morgan triệu tập khẩn cấp hội nghị các nhà ngân hàng, và trong vòng 16 phút, các nhà ngân hàng đã gom đủ tiền.

Sàn giao dịch chứng khoán New York
Sàn giao dịch chứng khoán New York

Morgan lập tức cho người đến Sở Giao dịch chứng khoán tuyên bố sẽ mở rộng biên độ cho vay với lãi suất 10%, cả Sở Giao dịch ngay tức khắc vang lên một tràng hoan hô. Chỉ trong một ngày, nguồn vốn cứu trợ khẩn cấp đã hết veo, lãi suất lại bắt đầu sốt mạnh. Tám ngân hàng và công ty uỷ thác mua bán đã đóng cửa. Morgan vội tìm đến Ngân hàng thanh toán New York, yêu cầu phát hành ngân phiếu định mức – một nguồn tiền tạm thời – để ứng phó với sự thiếu hụt hiện kim nghiêm trọng.

Thứ bảy ngày 2 tháng 11, Morgan bắt đầu triển khai kế hoạch mà ông đã nung nấu từ lâu nhằm cứu vãn công ty Moore and Schley đang chao đảo trong mưa gió. Công ty này đã lún sâu vào khoản nợ 25 triệu đô-la, sắp phải đóng cửa. Nhưng công ty này lại là chủ nợ chính của Tennessee Coal and Iron Company, và nếu công ty này phải tuyên bố phá sản thì thị trường cổ phiếu New York sẽ hoàn toàn sụp đổ, hậu quả liên quan sẽ khó lường hết.

Morgan cho mời tất cả các nhân vật tai to mặt lớn trong giới tài chính New York đến thư viện của ông. Các nhà ngân hàng thương mại được bố trí trong phòng sách phía đông, trong khi ông tổng của công ty ủy thác mua bán được sắp xếp ở phòng sách phía tây, còn các nhà tài chính đứng ngồi không yên và đang lo cho số phận của mình thì được Morgan bố trí một phòng riêng.

Morgan thừa biết rằng nguồn tài nguyên khoáng sắt và than đá của các bang Alabama, Georgia thuộc quyền nắm giữ của Tennessee Coal and Iron Company sẽ giúp tăng cường vị thế bá chủ gang thép do Morgan dựng nên. Dưới sự khống chế của pháp lệnh chống lũng đoạn, Morgan không thể nuốt trôi miếng mồi béo bở này, trong khi cuộc khủng hoảng lần này đã đem đến cho ông ta một cơ hội hiếm có.

Điều kiện của Morgan là để cứu vãn Tennessee Coal and Iron Company cũng như cả ngành uỷ thác mua bán, các công ty uỷ thác mua bán cần phải huy động nguồn vốn 25 triệu đô-la đồng thời mua lại quyền nợ của Công ty khai khoáng và luyện thép Tennessee từ tay Moore và Schley. Cuối cùng, dưới áp lực phá sản cận kề và sự mệt mỏi do lo nghĩ, các ông chủ của các công ty đầu tư đã phải đầu hàng Morgan.

Tennessee Coal, Iron and Railroad
Tennessee Coal, Iron and Railroad

Ngay sau khi thâu tóm được miếng mồi béo là Công ty Tennessee Coal and Iron này, Morgan vui mừng khôn xiết, nhưng vẫn còn một cửa ải cuối cùng phải vượt qua – tổng thống Roosevelt (cha), người luôn luôn phản đối tình trạng lũng đoạn. Tối chủ nhật ngày 3 tháng 11, Morgan phái người đến Washington ngay trong đêm với nhiệm vụ phải lấy được phê chuẩn của tổng thống trước khi thị trường cổ phiếu mở cửa vào sáng thứ hai. Ngân hàng khủng hoảng, hàng loạt doanh nghiệp đóng cửa, người dân tức giận vì đã mất đi tất cả của cải. Điều này đã tạo nên sự khủng hoảng trong chính quyền khiến cho Roosevelt (cha) không thể không dựa vào sức mạnh của Morgan để ổn định đại cuộc, trong thời khấc cuối cùng, ông ta đã buộc phải đặt bút ký vào bản hạ thành liên minh. Khi đó chỉ còn 5 phút nữa là đến giờ thị trường cổ phiếu ngày thứ hai mở cửa!

Tin tức nhanh chóng lan khắp thị trường New York. Morgan đã mua lại Tennessee Coal and Iron với giá siêu rẻ 45 triệu đô-la, trong khi giá trị thực của công ty này theo tính toán của John Moody ít nhất cũng khoảng 1 tỉ đô-la(6).

Mỗi một cuộc khủng hoảng tài chính đều là sự định hướng chính xác cho sự bùng nổ những âm mưu đã nung nấu từ lâu. Lâu đài tài chính mới tinh nguy nga rực ro luôn được xây trên đống hoang tàn đổ nát của hàng ngàn hàng vạn người phá sản.

2. Cuộc tranh cử tổng thống năm 1912

Thứ Ba, vị Hiệu trưởng của Trường Đại học Princeton sẽ trúng cử Thống đốc bang New Jersey của các bạn. Tháng 11 năm 1912, ông ta sẽ đắc cử tổng thống Hoa Kỳ. Tháng 3 năm 1917, ông ta sẽ tiếp tục tái đắc cử thêm một nhiệm kỳ nữa. Và đó sẽ là một trong những tổng thống vĩ đại nhất trong lịch sử Hoa Kỳ. Bài phát biểu của Rabbi Stephen ở New Jersey năm 1910.

Wise – người sau này trở thành cố vấn thân cận của tổng thống Wilson – có thể dự đoán chính xác kết quả cuộc tranh cử tổng thống trước hai năm, thậm chí là kết quả bầu cử thông thống của sáu năm sau, hoàn toàn không phải vì trong tay ông ta thật sự có một quả cầu thần kỳ của các phù thuỷ, mà bởi vì mọi kế hoạch đều là việc đã được các nhà tài phiệt ngân hàng vạch sẵn.

Woodrow Wilson
Woodrow Wilson

Đúng như dự tính của các nhà ngân hàng quốc tế, cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1907 đã gây chấn động rất lớn đến xã hội Mỹ. Sự phẫn nộ của dân chúng đối với công ty đầu tư uỷ thác, sự hoang mang đối với việc đóng cửa của các ngân hàng, sự dè chừng và sợ hãi đối với thế lực của các ông trùm tài chính phố Wall hoà vào nhau tạo thành trào lưu phản đối mạnh mẽ mọi sự lũng đoạn tài chính và đã cuốn cả nước Mỹ vào cuộc.

Woodrow Wilson – Hiệu trưởng Trường Đại học Princeton – chính là một nhân vật sục sôi phản đối sự lũng loạn tài chính đó. Frank Vanderlip – Chủ tịch National City Bank đã từng nói rằng: “Tôi viết thư mời Woodrow Wilson – Hiệu trưởng Trường Đại học Princeton tham gia một buổi dạ tiệc và phát biểu diễn thuyết. Để cho ông ta biết được đây là một cơ hội trọng đại, tôi đã nói rằng thượng nghị sĩ Aldrich cũng phải đến tham dự và phát biểu diễn thuyết. Câu trả lời của tiến sĩ Wilson đã khiến tôi kinh ngạc. Ông ta đã thẳng thừng từ chối phát biểu diễn thuyết chung với thượng nghị sĩ Aldrich(7). Thượng nghị sĩ Aldrich khi đó là người rất có thế lực với 40 năm làm việc trong Quốc hội nhưng có đến 36 năm là thượng nghị sĩ, lại là Chủ tịch uỷ ban tài chính thượng viện có quyền lực rất lớn, bản thân là cha vợ của Johan Rockefeller con, có mối qua lại vô cùng mật thiết với giới ngân hàng phố Wall. Năm 1908, ông ta đã đề nghị rằng, trong tình huống khẩn cấp, ngân hàng có thể phát hành tiền tệ, và dùng công trái của chính phủ liên bang, chính phủ bang và chính phủ địa phương cùng với phiếu công trái đường sắt làm tài sản thế chấp. Thú vị thật, rủi ro đã có chính phủ và người dân cáng đáng, còn chỗ ngon lành thì các nhà tài phiệt ngân hàng hưởng cả. Điều này khiến người ta không thể không bái phục thủ đoạn của phố Wall. Cái đề án này được gọi là “Đạo luật tiền tệ khẩn cấp” (Emergency Currency Act), và trở thành cơ sở lập pháp cho đề án Cục Dự trữ Liên bang Mỹ 5 năm sau đó. Thượng nghị sĩ Aldrich được coi là người phát ngôn của phố Wall.

CỤC DỰ TRỮ LIÊN BANG MỸ
CỤC DỰ TRỮ LIÊN BANG MỸ

Woodrow Wilson tốt nghiệp Đại học Princeton năm 1879, sau đó học thêm ngành luật ở Đại học Virginia và bảo vệ thành công luận án tiến sĩ ở Đại học John Hopkins vào năm 1886. Năm 1902, Woodrow Wilson chính thức trở thành Hiệu trưởng Đại học Princeton. Với học vấn uyên thâm, ông luôn phản đối mạnh mẽ sự lũng đoạn tài chính, và đương nhiên là không muốn gần gũi với người phát ngôn của các trùm tài chính. Mặc dù học cao hiểu rộng và có một trái tim bác ái, song, vị Hiệu trưởng trường Đại học Princeton cũng khó mà hiểu hết được kỹ xảo kiếm tiền của các nhà tài phiệt ngân hàng phố Wall.

Đám tài phiệt ngân hàng hiểu rõ rằng, Wilson là một người nổi tiếng chuyên phản đối sự lũng đoạn tài chính, một nhân tài với hình tượng trong sáng, và đó quả thật là một viên ngọc thuần khiết khó có được. Vì thế, các ông trùm nhà băng ngấm ngầm đổ tiền đầu tư vào Wilson, ra sức “đẽo gọt” hòng dùng ông v{o việc lớn.

Cũng may là Cleveland Dodge – Chủ tịch Ngân hàng đô thị quốc gia New York lại là bạn học của Wilson ở Đại học Princeton. Năm 1902, việc Wilson nhậm chức hiệu trưởng Đại học Princeton một cách thuận lợi chính là kết quả của sự hỗ trợ to lớn về tài chính của Dodge.

Cleveland Hoadley Dodge
Cleveland Hoadley Dodge

Có được một mối quan hệ không đơn giản như vậy, dưới sự sắp đặt của các nhà tài phiệt ngân hàng, Dodge bắt đầu loan lin ở phố Wall rằng Wilson được dự đoán sẽ trở thành tổng thống tương lai.

Mới nhậm chức hiệu trưởng được mấy năm mà Wilson đột nhiên được người khác tung hô mình là tổng thống tương lai. Và việc Wilson thấy mừng âu cũng là chuyện thường tình. Đương nhiên, việc được tung hô như vậy luôn phải trả giá. Wilson bắt đầu quay lưng với phong trào phản đối lũng đoạn tài chính và xích gần lại với phố Wall. Quả nhiên, dưới sự ủng hộ của các ông chủ phố Wall, năm 1910, Wilson nhanh chóng trở thành Thống đốc bang New Jersey.

Bề ngoài, Wilson vẫn nghiêm khắc chỉ trích phố Wall lũng đoạn tài chính cho dù thực tế trong lòng ông ta cũng hiểu rằng địa vị và tiền đồ chính trị của ông ta sẽ phải hoàn toàn dựa vào thế lực của các nhà tài phiệt ngân hàng. Còn đám tài phiệt thì ra bộ khoan dung và kiềm chế một cách lạ thường trước sự đả kích của Wilson. Dường như hai bên đã duy trì một sự hiểu ngầm khéo léo mà chẳng cần phải nói ra.

Trong khi uy tín và thanh danh của Wilson ngày càng lên cao, các nhà tài phiệt ngân hàng đã trống giong cờ mở nhằm gây quỹ tranh cữ tổng thống cho ông. Dodge thành lập một văn phòng quyên quỹ tranh cử cho Wilson tại số 42 đại lộ Broadway New York, mở tài khoản ngân hàng đồng thời đóng góp một tấm chi phiếu trị giá 1.000 đô-la. Bằng phương thức chuyển phát nhanh, Dodge đã quyên góp được một khoản kinh phí cực lớn từ các nhà tài phiệt ngân hàng, và 2/3 nguồn kinh phí trong tổng số quyên góp được đều do 7 nhà tài phiệt ngân hàng lớn nhất phố Wall đóng góp(8).

Sau khi được đề cử tổng thống, trong niềm vui khó kiềm chế nổi, Wilson đã viết thư cho Dodge và nói rằng “Thật là không thể tưởng tượng niềm vui của tôi”. Từ đây, Wilson đã hoàn toàn dốc sức cho hoài bão của các nhà tài phiệt ngân hàng. Với tư cách là người tham gia tranh cử của Đảng Dân chủ, Wilson đã mang trên vai mình trọng trách cùng niềm hy vọng vô cùng của Đảng này. Cơn khát quyền lực của Đảng Dân chủ vốn đã mất chiếc ghế tổng thống trong nhiều năm cũng chẳng khác gì cơn khát của Wilson.

Thách thức lớn nhất lúc này của Wilson chính là đương kim tổng thống Taft – người khi đó còn chưa được biết đến trên toàn quốc – và so với Wilson thì rõ ràng Taft có lợi thế hơn rất nhiều. Trong khi Taft đang tự tin chuẩn bị bước vào nhiệm kỳ thứ hai và tỏ ý chưa sẵn sàng bật đèn xanh cho đạo luật của Aldrich thì một sự việc kỳ lạ chưa từng thấy đã xảy ra: cựu tổng thống Roosevelt (cha) – người tiền nhiệm của Taft đã đột nhiên chen ngang để tham gia tranh cử tổng thống. Thật là hoạ vô đơn chí cho Taft của Đảng Cộng hoà lẫn người “thay ca” do Roosevelt (cha) lựa chọn. Năm đó, nhờ ép buộc cơ quan chứng khoán miền bắc giải thể mà Roosevelt (cha) đã trở nên nổi tiếng. Ông được tiếng là cương quyết với nạn lũng đoạn, và sự xuất hiện đột ngột của ông ta sẽ xâm hại nghiêm trọng đến phiếu bầu của Taft.

Trên thực tế, sau lưng của ba ứng cử viên này đều có sự ủng hộ của các nhà tài phiệt ngân hàng. Dưới sự dàn xếp của phố Wall, Roosevelt (cha) quả nhiên “không cẩn thận” đã gây hại nặng nề cho Taft, khiến Wilson trúng cử thuận lợi.

Màn kịch này tuy khúc điệu có khác nhưng cách diễn thì lại hay như màn kịch của năm 1992, khi Bush cha bị Perry cướp mất một lượng lớn phiếu bầu đẫn đến thất bại bất ngờ trước đối thủ mới Clinton.

Mời các bạn tiếp tục theo dõi màn kịch mà gia tộc Rothschild lập ra tinh vi để lập nên cục dự trữ liên bang Mỹ ở phần tiếp theo.

Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) những điều chưa biết ( phần 1).

Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) những điều chưa biết ( phần 2).