Imbalance, Mitigation.

SMC thuật ngữ quan trọng
SMC thuật ngữ quan trọng

1. Imbalance:

Như đề cập ở các phần thuật ngữ trước, Bigboys đặt các khối lệnh nhỏ để di chuyển thị trường theo hướng mà họ mong muốn. Những khối lệnh này tạo ra các vùng cung cầu nơi tập trung mua bán liên tục của thị trường và là nơi mà các Retail trader muốn đặt lệnh tạo thành những điểm Inducement.

Các bạn có thể hiểu những vùng khớp lệnh liên tục này tạo thành thị trường hiệu quả (Efficient Market).

Sau đó các Bigboys tiến hành quét liquidity rủ bỏ các order của Retail trader (lệnh Stoploss) làm cho thị trường di chuyển. Quá trình di chuyển này của thị trường đến vùng giá mà Bigboys mong muốn đã tạo ra sự mất cân bằng cung cầu của thị trường điều này ta gọi đó là không hiệu quả (Inefficiency).

Bigboys quét liquidity rủ bỏ order của Retail trader.
Bigboys quét liquidity rủ bỏ order của Retail trader.

Đây là những vùng giá cho thấy có nhiều người mua hơn người bán hoặc ngược lại. Và đôi khi thị trường có thể sẽ lấp đầy những khu vực kém hiệu quả này ngay sau đó.

Vùng mất cân bằng (Imbalance) chính là một dạng kém hiệu quả được hình thành khi có lượng người mua và người bán mất cần bằng, khiến thị trường di chuyển nhanh chóng theo một hướng.

Vì những khu vực này có sự mua bán không cân bằng, giá quay trở lại để tạo ra thêm các cơ hội mua bán khác để đưa thị trường trở lại trạng thái cân bằng.

Imbalance có nhiều tên gọi khác như FVG (Fair value gap), IPA (Ineficcient Price Action) và thường được sử dụng trong quá trình đánh dấu POI hay Order Block. Cùng quan sát những mô hình sau để hiểu rõ hơn về Imbalance trong xu hướng giảm và tăng:

Một số mô hình Bearish Imbalance.

Một số mô hình Bearish Imbalance.
Một số mô hình Bearish Imbalance.

Một số ví dụ về Bullish Imbalance.

Một số ví dụ về Bullish Imbalance.
Một số ví dụ về Bullish Imbalance.

Như vậy các bạn có thể xác định Imbalance chính là khoảng cách giữa giá cao nhất của cây nến thứ nhất và giá thấp nhất của cây nến thứ ba trong xu hướng tăng.

Ngược lại trong xu hướng giảm Imbalance là khoảng cách giữa giá thấp nhất cây nến giảm thứ nhất và giá cao nhất của cây nến thứ ba.

Trong một số trường hợp khi giá có sự gia tăng đột biến về khối lượng và động lượng chẳng hạn như khi có tin tức quan trọng được công bố thì đôi khi giá sẽ không quay về lấp đầy những khoảng trống này mà sẽ bức phá mạnh mẽ. Sau một thời gian khi giá quay trở lại những khoảng trống này đó có thể đã không còn là vùng trợ giá cho cú pullback và giá rất có thể sẽ đâm xuyên qua vùng này để thay đổi luôn xu hướng thị trường.

Imbalance trên biểu đồ XAUUSD.

Imbalance trên biểu đồ XAUUSD.
Imbalance trên biểu đồ XAUUSD.

Như vậy các bạn đã xác định được đâu là Imbalance trong một xu hướng và trong thực tế những khoảng trống giá này sẽ là những thỏi nam châm thu hút giá hồi về khai thác chúng (Mitigation). Vậy Mitigation là gì? Hãy cùng tìm hiểu.

2. Mitigation:

Như đã tìm hiểu ở phần trên khi Bigboys bơm những dòng tiền lớn vào thị trường nhằm bức phá qua các vùng giá cung cầu sẽ tạo ra những khoảng trống hay sự mất cân bằng trong thị trường (Imbalance) thì lúc này chắc chắn sẽ còn lệnh khối lệnh còn sót lại ở vùng Imbalance chưa kịp khớp lệnh.

Do giá di chuyển nhanh và cường độ mạnh chính vì vậy trong tương lai gần chúng sẽ bị khai thác thông qua các cú pullback. Việc tạo ra những dòng tiền khai thác vùng giá này của Bigboys nhằm 2 mục đích:

  • Giảm thiểu rủi ro cho những lệnh bị âm trước đó bằng cách thoát bớt các lệnh đã mở.
  • Khai thác những lệnh mới với mức giá tối ưu để tạo động lực tiếp diễn xu hướng.

Có 2 loại mitigation là Mitigation blockMitigation flow.

a. Mitigation flow

Cùng quan sát mô hình sau đây:

Imbalance bị khai thác bởi cú pullback trong xu hướng tăng.
Imbalance bị khai thác bởi cú pullback trong xu hướng tăng.

Khoảng trống Imbalance giữa nến A và B được tạo ra sau đó bị lấp đầy bởi cú pullback hấp thụ hết những order trong vùng giá này. Đây là một mitigation flow nó diễn ra khi xu hướng đã được xác lập.

Ngược lại với xu hướng giảm cùng quan sát hình ảnh sau:

Imbalance bị khai thác bởi cú pullback trong xu hướng giảm.

Imbalance bị khai thác bởi cú pullback trong xu hướng giảm.
Imbalance bị khai thác bởi cú pullback trong xu hướng giảm.

Như vậy có thể kết luận Mitigation Flow được hình thành khi thị trường đã xác lập xu hướng rõ ràng thường được biểu hiện dưới dạng những cú pullback. Loại mitigation này rất dễ nhầm lẫn với ROF sự tái cấu trúc lại thị trường mà các bạn sẽ tìm hiểu ở những chương sau trong quyển sách này.

b. Mitigation Block

Là loại mitigation được hình thành trong những Range giá nhằm mục đích hấp thụ hết những order của các Retail trader và loại bỏ tất cả những lệnh này bằng một cây nến quét liquidity.

Mitigation block thường diễn ra ngược xu hướng chính trước khi tạo ra sự phá vỡ Range giá. Cùng quan sát mô hình sau:

Mitigation block trong Range giá trước xu hướng tăng.

Mitigation block trong Range giá trước xu hướng tăng.
Mitigation block trong Range giá trước xu hướng tăng.

Trong hình ảnh trên các bạn có thể quan sát được Bigboy tạo ra các khối lệnh mua nhỏ liên tục (ô vuông màu đen) nhằm hạ giá xuống mức thấp nhất có thể trước khi loại bỏ hết các Stop order của Reatail trader bằng một lệnh mua lớn (ô vuông màu cam). Ngược lại với xu hướng giảm.

Mitigation block trong Range giá trước xu hướng giảm.

Mitigation block trong Range giá trước xu hướng giảm.
Mitigation block trong Range giá trước xu hướng giảm.

Như các bạn có thể thấy, trước khi một lệnh mua hoặc bán lớn được đặt sẽ có một loạt lệnh nhỏ được hình thành trước đó. Quá trình đưa giá trở lại những vùng giá trước khi thị trường tăng hoặc giảm mạnh để đóng những lệnh trước đó chúng ta gọi đó là Mitigation block. Và một đợt giá tăng hoặc giảm mạnh khác sẽ được đặt tại đó để tiếp tục đưa giá theo hướng mà Bigboy muốn.

Cùng quan sát biểu đồ sau để hiểu rõ hơn:

Mitigation Block cặp USDJPY khung M15.

Mitigation Block cặp USDJPY khung M15.
Mitigation Block cặp USDJPY khung M15.

Biểu đồ trên các bạn có thể quan sát Range giá được tạo thành. Càng về cuối Range rất nhiều các khối lệnh bán được Bigboy tạo ra nhằm đẩy giá xuống mức thấp nhất có thể phá vỡ range nhằm rũ bỏ các Stoploss order trước khi mua lại bằng một lệnh lớn.

Lúc này xu hướng tăng tiếp tục được hình thành sau khi giá lấp đầy Imbalance.

Xu hướng tăng hình thành sau khi giá lấp đầy Imbalance.

Xu hướng tăng hình thành sau khi giá lấp đầy Imbalance.
Xu hướng tăng hình thành sau khi giá lấp đầy Imbalance.

Cùng tiếp tục theo dõi HabinhFx để đón đọc các phần tiếp theo trong serie về thuật ngữ SMC này. Đồng thời nếu các bạn muốn tìm hiểu chuyên sâu về SMC có thể đặt mua sách tại đây. Đậy là quyển sách do chính tác giả viết và đã được xuất bản trên Amzon. Trân trọng!

Comments

No comments yet. Why don’t you start the discussion?

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *