Các tín hiệu về nguy cơ suy thoái và thị trường giảm bao lâu nữa? 5/2022
Sau lạm phát là suy thoái các dấu hiệu của thị trường?
Chỉ số Drewy Index, đo lường chi phí vận tải container đang tiếp tục giảm xuống, nhưng vẫn ở mức cao so với năm ngoái.
Ngay cả sụt giảm của chỉ số này chưa chắc là tin mừng là chuỗi cung ứng đã từng bước được khôi phục. Nó có thể đơn giản phản ánh rằng nhu cầu nhập hàng đã chậm lại.
Trước tiên là động cơ sản xuất toàn cầu là Trung Quốc tục lao dốc. Trong bối cảnh kinh tế phương Tây khôi phục, nhưng nhà máy sản xuất là Trung Quốc như vầy thì không có gì lạ khi mà giá cả đủ thứ tăng.
Và nếu các bạn nhìn vào cái hình lạm phát này thì chắc ai cũng đồng ý là nguy cơ đình lạm là có thật.
Và IMF cũng đã hạ dự báo tăng trưởng. Dự báo tăng trưởng của 2022 bị hạ 0,8% và 2023 bị hạ 0,2%.
Thế nhưng như vậy có đáng lo?
0,8% thì có lẽ cho 2022, nhưng 0,2% của 2023 thì có lẽ thị trường đã lo quá mức.
Tăng trưởng bình quân trên 5% của khu vực Châu Á vẫn sẽ là một điểm sáng.
Thực tế thì “lạm phát kéo dài” có thể là một nỗi lo quá mức.
Có 2 điểm đáng ngại nhất của lạm phát lần này. Một là lương thực, hai là nhiên liệu. Ví dụ giá lương thực tăng phi mã thế này ở những nền kinh tế nghèo.
Nếu nhìn vào đồ thị về lạm phát dịch vụ lõi của Mỹ thì có thể thấy hầu như vấn đề chỉ có một: đi lại, chủ yếu do năng lượng tác động.
Nếu nhìn vào đúng câu chuyện thì có thể thấy lạm phát đang do một vài yếu tố đẩy lên:
- Một, chiến tranh (và hoạt động đi thu gom lương thực, giảm xuất phân bón, dầu ăn của một số đại gia như Trung Quốc) đẩy giá lương thực bay cao.
- Hai, cũng chiến tranh và trừng phạt Nga làm giá dầu và khí đốt vọt lên cao. Dự đoán giá dầu max 90 đô/thùng, thì hiện tại đã bị đẩy lên 120-150. Vấn đề là nước nào sẽ chịu đầu tư mạnh vào mở lại sản lượng khai thác dầu khi mà mấy ông bảo vệ môi trường cứ bảo phải giảm xài dầu. Lấp cái giếng nước cũng tốn tiền mở ra lại chứ đừng nói giếng dầu. Mọi thương lượng cần thời gian.
- Ba, chuỗi cung ứng và hoạt động sản xuất đình trệ ở một số nước (cũng bao gồm Trung Quốc với zero Covid thần thánh).
Theo những câu chuyện trên, thật ra dự báo lạm phát kéo dài nhiều năm như 1970s có thể diễn ra nếu:
- Trung Quốc mở cửa lại, nhu cầu tiêu thụ xăng dầu, nhiên liệu, đồ ăn, v.v. tăng mạnh mà 2 ông Nga-Ukraine tiếp tục đập nhau.
- Thị trường việc làm Mỹ và Châu Âu tiếp tục sôi động. Điều thứ 2 đi ngược với dự đoán suy thoái và đã có những tín hiệu cho thấy thất nghiệp sẽ tăng lên, ngay trong lĩnh vực nóng nhất là tech.
Ngay cả trong dự đoán lạm phát cao và suy thoái thành thật, thì mức sụt giảm của kinh tế toàn cầu so với dự đoán đầu năm sẽ chỉ ở khoảng 0,4% cho 2023 là cùng (nghĩa là giảm gấp 2 lần dự đoán hiện tại). Vậy vì sao thị trường cổ phiếu giảm mạnh vậy?
Trả lời đơn giản, thị trường còn sợ nhưng chưa đủ panic sales.
2 nhân tố cho thấy một đợt mua gom sẽ diễn ra. Một, lượng cash các nhà quản lý quỹ đang cầm cao kỷ lục kể từ cú sốc 11/9. Hai, người ta sẽ sớm nhận ra, recession và growth scare đi quá xa. Nhưng vấn đề là điều tồi tệ nhất thị trường đã đến chưa?
Mình không biết, nhưng mình nghĩ đáy đã ở gần rồi, nhưng nó có cần thêm một đợt dập nữa hay không mình không biết. Mình vẫn cho là SP 500 định giá vẫn cao, và vẫn giữ quan điểm giá rẻ và hợp lý là cần thêm 200-300 điểm nữa, về mốc 3600-3800. Cơ sở của mốc đó mình đã đưa ra ở đây.
Bonus 1 cái chart ít liên quan: Nasdaq và Bitcoin đang chạy cùng nhau. Giá trị đa dạng hóa danh mục đã không còn. Crypto đối với các nhà đầu tư định chế bây giờ đơn giản chỉ là khách lớn như pension funds cảm thấy họ muốn cầm crypto, có thế thôi. Crypto đang trở thành một tài sản của lối sống. Nếu metaverse thành công thành một trào lưu như trào lưu nhạc rap, thì lựa chọn đó của khách là hợp lý.