Adolf Hitler – bí mật phía sau một trùm phát xít
Adolf Hitler là một nhân vật quá nổi tiếng trong thế kỷ 20 nhưng bí mật phía sau ông là gì? Hãy cùng chúng tôi giải đáp bí ẩn này.
1. Adolf Hitler đã phát tài nhờ ai?
Tờ New York Times ngày 24 tháng 11 năm 1933 đã đưa tin về một cuốn sách gây nhiều tranh cãi của Sidney Warburg. Được xuất bản sớm nhất ở Hà Lan năm 1933, sau vài ngày nằm trên kệ, cuốn sách này đã bị cấm.
Một số cuốn sót lại đã được dịch sang tiếng Anh và được trưng bày trong Viện bảo tàng Anh, nhưng về sau bị cấm lưu hành trong công chúng. Có nhiều thông tin cho rằng, Sidney Warburg – tác giả cuốn sách này – là thành viên của gia tộc Warburg, một trong những dòng họ lớn nhất nước Mỹ trong lĩnh vực ngân hàng.
Tuy nhiên, gia tộc Warlburg đã kiên quyết phủ nhận thông tin này. Cuốn sách này đã tiết lộ bí mật liên quan đến sự tài trợ của các nhà tài phiệt ngân hàng Anh – Mỹ trong việc ủng hộ Adolf Hitler lên nắm quyền ở Đức.
Căn cứ theo những ghi chép của tác giả cuốn sách, năm 1929, thông qua kế hoạch Dawes và kế hoạch Young, giới tài phiệt phố Wall muốn giúp Đức hoàn trả hết các khoản bồi thường chiến tranh. Từ năm 1924 đến 1931, phố Wall đã cung cấp cho Đức một khoản vay tổng cộng lên đến 138 tỉ mác Đức.
Tuy nhiên, trong thời gian này, Đức chỉ chi ra tổng cộng 86 tỉ mác cho việc bồi thường chiến tranh, số tiền còn lại Đức đã dùng để khôi phục lại tiềm lực quân sự của mình nhằm chuẩn bị cho cuộc chiến tranh.
Những khoản cho Đức vay trên thực tế là nhờ vào việc tiêu thụ công trái, và vì thế mà Morgan và dòng họ Warburg đã nhanh chóng ăn nên làm ra.
Trong quá trình này đã xuất hiện một vấn đề nan giải: Chính phủ Pháp thể hiện sự kiên quyết đến cùng trong chính sách bồi thường chiến phí của Đức. Chính sách này khiến cho một phần lớn các khoản cho vay của Mỹ đối với Đức và Áo bị phong toả, trong khi khoản chiến phí mà Đức bồi thường cho Pháp lại do các ngân hàng phố Wall cung cấp.
Tháng 6 năm 1929, nhận thấy Pháp ngày càng gây ra nhiều điều chướng tai gai mắt nên các nhà ngân hàng phố Wall đã tụ họp với nhau. Tham gia cuộc họp có cả Morgan, Rockefeller và những nhân vật đầu não của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ nhằm bàn thảo cách thức “giải phóng” nước Đức ra khỏi áp lực của Pháp.
Hội nghị đã đi đến thống nhất là cần phải thông qua một giải pháp mang tính “cách mạng” để giúp Đức thoát khỏi sự kiềm chế của nước Pháp. Một ứng cử viên cho vị trí lãnh tụ chính là Adolf Hitler. Và thế là với tấm hộ chiếu ngoại giao Mỹ trong tay cùng bức thư của tổng thống Hoover và Rockefeller, Sidney Warburg nhận lệnh tiến hành tiếp xúc riêng với Adolf Hitler.
Cuộc tiếp xúc giữa Sidney và Hitler không hề thuận lợi. Lãnh sự quán Mỹ đóng tại Munich bất lực nên phải nhờ đến sự giúp đỡ của thị trưởng Munich mới có thể dàn xếp cho Sydney gặp được Adolf Hitler.
Trong lần gặp đầu tiên, điều kiện mà các nhà ngân hàng phố Wall đưa ra là “áp dụng chính sách ngoại giao tấn công, kích động làn sóng phản đối Pháp”. Mức già mà Adolf Hitler đưa ra cũng quá cao, đòi phải có 1 tỉ mác.
Sidney chuyển báo cáo yêu cầu này của Hitler về New York. Các nhà tài phiệt ngân hàng cảm thấy bực bội với con sư tử to miệng Adolf Hitler và{ đề xuất giá 10 triệu đô-la Mỹ. Lúc này, do chưa có tên tuổi gì trên chính trường nên Adolf Hitler đã gật đầu đồng ý ngay.
Theo yêu cầu của Adolf Hitler, khoản tiền này được chuyển vào Mendelsohn & Co. Bank một ngân hàng ở Hà Lan, sau đó chia thành nhiều chi phiếu để gửi đến 10 thành phố của Đức. Khi Sidney quay về New York báo cáo với các nhà tài phiệt ngân hàng, Rockefeller tỏ ra rất lấy làm ưng ý với chủ trương Quốc xã của Adolf Hitler.
Liền sau đó, tờ New York Times trước đây chẳng thèm đến xỉa gì đến Adolf Hitler đột nhiên chuyển sang giới thiệu học thuyết Quốc xã cũng như thân thế con người chưa có gì nổi trội trên chính trườnng này.
Tháng 12 năm 1929, Đại học Harvard cũng bắt đầu nghiên cứu sự vận động chủ nghĩa Quốc xã Đức.
Năm 1931, tổng thống Hoover ký thoả thuận với chính phủ Pháp với điều khoản rằng, bất cứ phương án giải quyết công nợ chiến phí nào của chính phủ Đức cũng đều phải được thông qua ý kiến của Pháp. Và cũng chính vì thế mà ông ta đã bị thất sủng ở phố Wall.
Rất nhiều nhà nghiên cứu lịch sử cho rằng, thất bại sau này của tổng thống Hoover có liên quan trực tiếp với việc này.
Tháng 10 năm 1931, Adolf Hitler gửi cho Sidney một bức thư. Vậy là các nhà tài phiệt ngân hàng của phố Wall lại triệu tập một cuộc hội nghị khác với sự tham gia của Norman Chủ tịch Ngân hàng Anh.
Hội nghị diễn ra với hai luồng ý kiến: luồng thứ nhất là những người ngả theo hướng Adolf Hitler do Rockefeller đại diện; luồng thứ hai là những người còn do dự.
Norman cho rằng việc tốn 10 triệu đô-la Mỹ cho Hitler đã là đủ lắm rồi, và ông nghi ngờ rằng Adolf Hitler sẽ chẳng bao giờ hành động cả. Nhưng quyết định cuối cùng của hội nghị vẫn là ủng hộ Adolf Hitler thêm một bước nữa.
Sidney lại đến Đức một lần nữa. Tại hội nghị dưới sự chủ trì của những người ủng hộ Hitler, có người đã đề xuất với Sidney rằng đội quân tiên phong của Đức quốc xã và đội quân bảo vệ đảng đang rất thiếu súng máy, tiểu liên và súng lục.
Lúc này, tại các thành phố của Bỉ, Áo, Hà Lan, một lượng lớn vũ khí đều đã được tập kết. Chỉ cần chi tiền thì ngay lập tức Đức quốc xã có thể được cung cấp hàng.
Adolf Hitler nói với Sidney rằng ông ta có hai kế hoạch, hoặc dùng bạo lực để đoạt chính quyền hoặc chấp chính một cách hợp pháp. Adolf Hitler giải thích cụ thể hơn rằng: “nếu dùng bạo lực để đoạt quyền thì cần 500 triệu mác Đức, còn nếu chấp chính một cách hợp pháp thì cần 200 triệu mác”.
Năm ngày sau, phố Wall chỉ đạo Sydney qua điện tín: “Hoàn toàn không thể chấp nhận số tiền này. Hãy giải thích với hấn ta rằng, việc huy động một lượng tiền lớn như vậy đến châu Âu sẽ gây ra tác động xấu cho cả thị trường tài chính”.
Sidney viết thêm một báo cáo khác, ba ngày sau, điện báo của phố Wall trả lời: “Chuẩn bị chi 10 triệu, tối đa 15 triệu đô-la Mỹ. Đề nghị người n{y dùng chính sách đối ngoại tấn công”.
Phương án chấp chính một cách hợp pháp trị giá 15 triệu đô la Mỹ cuối cùng đã được các nhà ngân hàng phố Wall thông qua. Cách thức chi trả đương nhiên là phải được thực hiện một cách tinh vi. Các nhà ngân hàng đã chuyển 5 triệu đô-la Mỹ qua ngân hàng Mendelsohn & Co. Bank, Hà Lan, 5 triệu qua Ngân hàng Rotterdam, 5 triệu nữa qua Ngân hàng Italiana.
Ngày 27 tháng 2 năm 1933, ngay trong đêm xảy ra vụ hoả hoạn tại toà nhà Quốc hội Đức, Sidney và Adolf Hitler đã tiến hành hội đàm lần ba. Adolf Hitler đề xuất thêm ít nhất 100 triệu mác để hoàn thành việc cướp chính quyền.
Phố Wall chỉ đồng ý chi tối đa là 7 triệu đô-la Mỹ nữa mà thôi Adolf Hitler đề nghị chuyển 5 triệu đô-la Mỹ vào ngân hàng Italiana, 2 triệu còn lại chuyển vào công ty Renania của Desseldorf.
Sau khi hoàn thành sứ mệnh cuối cùng, Sydney đã không khỏi cảm khái rằng:
“Tôi đã chấp hành nghiêm túc sứ mệnh của tôi đến tình tiết cuối cùng. Adolf Hitler là nhà độc tài lớn nhất châu Âu. Thế giới này chỉ còn mấy tháng để quan sát ông ta mà thôi. Hành vi của ông ta sẽ chứng minh sự tốt xấu của bản thân ông ta.
Tôi cho rằng, ông ta là một kẻ xấu. Đối với người dân Đức, tôi thật lòng hi vọng những gì mình nói là sai lầm. Thế giới này vẫn cứ phải khuất phục Adolf Hitler. Ôi thế giới này thật đáng thương, loài người thật đáng thương”.
2. Đức quốc xã dưới sự ủng hộ tài chính của phố Wall
Ngày 30 tháng 1 năm 1933, Adolf Hitler trở thành thủ tướng Đức. Nước Đức đã hoàn toàn thoát khỏi nạn lạm phát tiền tệ siêu cấp năm 1923 và bắt đầu công cuộc khôi phục nền kinh tế với tốc độ nhanh chóng.
Tuy đang phải gánh chịu các khoản chiến phí khổng lồ nhưng Đức đã trang bị cho mình một đội quân hùng mạnh nhất châu Âu với tốc độ kinh hồn. Ngày 1 tháng 9 năm 1939, Đức đã phát động cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai, nghĩa là họ chỉ mất sáu năm để chuẩn bị cho cuộc chiến tranh này!
Trong khi đó, cường quốc số một thế giới là Mỹ vẫn đang ngụp lặn trong cuộc đại khủng hoảng năm 1929. Mãi đến năm 1941, khi Mỹ trực tiếp tham chiến, tình hình kinh tế của nước này mới được khôi phục một cách cơ bản.
Nếu không có nguồn tài chính khổng lồ hỗ trợ từ bên ngoài thì việc Đức khôi phục lại hoàn toàn nền kinh tế và chuẩn bị chiến tranh quy mô lớn chỉ trong thời gian ngắn ngủi 6 năm quả là điều không tưởng.
Như vậy, thông qua việc hỗ trợ tài chính cho Hitler, giới tài phiệt phố Wall muốn phát động một cuộc chiến tranh với quy mô lớn. Quả là khó có cách giải thích nào hợp lý hơn.
Ngay từ rất sớm, khi lạm phát tiền tệ siêu cấp của Đức vừa mới bình lặng trở lại vào năm 1924, các nhà tài phiệt phố Wall đã bắt đầu lên kế hoạch giúp Đức chỉnh quân chuẩn bị chiến tranh. Kế hoạch Dawes năm 1924 và kế hoạch Young năm 1929 đều được hoạch định cho mục đích này.
Có thể nói, kế hoạch Dawes phù hợp hoàn toàn với kế hoạch của các nhà kinh tế – quân sự thuộc Bộ Tham mưu Đức.
Owen Young – Tổng giám đốc Công ty General Electric, thuộc tập đoàn Morgan, là nhà tài trợ chính của Công ty Đầu tư Liên hợp châu Âu do Roosevelt sáng lập. Cũng chính Owen Young đã sáng lập nên Ngân hàng thanh toán quốc tế (Bank of International Settlement) để điều phối các mối quan hệ hợp tác giữa các nhà ngân hàng quốc tế.
Đúng như Caroll Quigley nhà sử học nổi tiếng đồng thời là ân sư của Clinton ở Đại học George – đã chỉ ra rằng:
“Ngân hàng thanh toán quốc tế đang tạo ra một hệ thống tài chính để khống chế thế giới, một tổ chức bị một nhóm người khống chế, có thể chi phối cả chính trị và kinh tế thế giới.
Từ năm 1924 đến năm 1931, thông qua hai kế hoạch này phố Wall đã cung cấp cho Đức khoản vay tổng cộng 138 tỉ mác Đức, trong khi tổng số tiền bồi thường chiến tranh của Đức trong thời kỳ này chỉ là 86 tỉ mác.
Trên thực tế Đức đã có được một khoản hỗ trợ tài chính khổng lồ trị giá 52 tỉ mác từ Mỹ, nhờ đó mà nền công nghiệp quân sự của Đức đã phát triển với tộc độ chưa từng thấy.
Ngay từ năm 1919, thủ tướng Anh Loyd George đã dự báo rằng, những khoản bồi thường khổng lồ mà Đức khó có thể chịu đựng được theo hiệp ước hoà bình Versaille sẽ khiến người Đức hoặc là quỵt nợ hoặc là phải phát động chiến tranh. Và thật đáng tiếc, Đức đã chọn cả hai cách thức này.
Chứng kiến việc các nhà máy quân sự hiện đại của Đức đang mọc lên như nấm sau mưa, trong khi các phân xưởng sản xuất của Mỹ lại đang oằn lưng vì thương tích trong cơn đại suy thoái, nghị sĩ Mỹ McFadden đã cay đắng chỉ trích các ngân hàng phố Wall và Cục Dự trữ Liên bang Mỹ – những kẻ chủ mưu trong việc đem tiền nộp thuế của người dân Mỹ đi tài trợ cho cỗ máy chiến tranh của Đức:
“Thưa Ngài chủ tịch, nếu bán vũ khí cho quân đội Nhật sử dụng ở vùng Mãn Châu (đông bắc Trung Quốc) hoặc những nơi khác, công ty Nobel của Đức có thể dùng đô-la Mỹ để kết toán các chi phiếu bán hàng, sau đó công khai giải ngân tại thị trường New York.
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ sẽ giúp họ giải ngân đồng thời dùng chúng làm thế chấp để phát hành tiền giấy đô-la Mỹ mới. Trên thực tế, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đang giúp cho công ty này của Đức đẩy được hàng tồn kho vào hệ thống ngân hàng của Mỹ.
Việc đã rõ ràng như vậy, tại sao chúng ta còn phải cứ đại diện đến Genève để tham gia hội nghị giải trừ quân bị? Không phải là uỷ ban Cục Dự trữ Liên bang Mỹ và ngân hàng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đang khiến cho chính phủ nước ta hoàn trả thay cho phía Nhật Bản những khoản nợ lừ công ty vũ khí Đức hay sao?”.
Ngoài việc cung cấp những khoản tài chính ngắn hạn lãi suất thấp đối với nền công nghiệp quân sự của Đức và Nhật trên thị trường hối phiếu thương mại New York, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ còn đem nguồn vàng dự trữ của Mỹ trực tiếp vận chuyển sang Đức.
Một lượng tiền khổng lồ vốn thuộc về người gửi trong ngân hàng Mỹ được chuyển đến Đức mà chẳng có bất cứ một thế chấp nào. Uỷ ban Cục Dự trữ Liên bang Mỹ và Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ chỉ dựa vào mỗi hối phiếu thương mại của người Đức để phát hành tiền tệ của Mỹ.
Nguồn tiền trị giá mấy chục tỉ đô-la Mỹ được bơm vào nền kinh tế Đức, và quá trình này đến ngày nay vẫn còn được tiếp tục. Hối phiếu thương mại giá rẻ của Đức được định giá và kéo dài thời hạn ở New York, và thứ bị đem ra thế chấp chính là uy tín của chính phủ Mỹ, còn thứ được đem ra để chi trả chính là người dân Mỹ.
Ngày 27 tháng 4 năm 1932, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đ~ chuyển đi một khối lượng vàng vốn thuộc về nhân dân Mỹ trị gi| đến 750 nghìn đô-la Mỹ sang Đức. Sau một tuần, một khối lượng vàng khác trị giá 300 nghìn đô- la Mỹ cũng được vận chuyển sang Đức theo cách tương tự.
Chỉ trong vòng 5 tháng, tổng lượng vàng mà uỷ ban Cục Dự trữ Liên bang Mỹ và Ngân hàng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ vận chuyển sang Đức đã đạt mức 12 triệu đô-la Mỹ. Hầu như mỗi tuần đều có một chuyến tàu chở vàng từ Mỹ cập cảng nước Đức. Thưa ngài chủ tịch, tôi tin rằng người gửi tiết kiệm của ngân hàng Mỹ có quyền được biết Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đã dùng tiền của họ vào việc gì.
Ngoài nguồn. giúp đỡ tài chính khổng lồ của phố Wall, cuộc cải cách chế độ tài chính của Adolf Hitler cũng đã có tác động tương đối lớn. Một trong những điểm quan trọng nhất chính là việc thu hồi quyền phát hành tiền tệ từ tay ngân hàng Trung ương tư nhân Đức.
Sau khi thoát khỏi chương trình hiệu suất thấp chi phí cao do phải lấy công trái làm thế chấp để có thể phát hành tiền tệ, nền kinh tế của Đức đã tăng trưởng với tốc độ tên lửa, tỉ lệ thất nghiệp của Đức trong năm 1933 là 30%, nhưng đến năm 1938 nước này lại thiếu lao động trầm trọng.
Sự giúp đỡ lớn trên các mặt kỹ thuật và tài chính của các công ty Mỹ đối với Đức đã không còn là bí mật, và nó được các nhà sử học sau này giải thích là những sự việc “ngoài ý muốn“ hoặc “hành vi với tầm nhìn hạn hẹp”. Chính những việc mang tính “tầm nhìn hạn hẹp ngoài ý muốn” này đã giúp cho năng lực sản xuất của nền công nghiệp quân sự Đức phát triển lên một tầm cao mới.
Năm 1934, năng lực sản xuất dầu mỏ của Đức là 300 nghìn tấn dầu thô và 80 tấn xăng tổng hợp (than đá quy đổi bang dầu), phần lợi nhuận hoàn toàn dựa vào nhập khẩu. Ngay sau khi công ty dầu khí tiêu chuẩn Mỹ chuyển quyền khí hoá dầu cho Đức, đến năm 1944, nước Đức đã sản xuất được 5,5 triệu tấn xăng tổng hợp và 1 triệu tấn dầu thô.
Cho dù Bộ kế hoạch quân sự Đức yêu cầu các xí nghiệp công nghiệp lắp đặt các thiết bị sản xuất hiện đại hóa để tiến hành sản xuất quy mô lớn, nhưng các chuyên gia kinh tế quân sự và các xí nghiệp công nghiệp của Đức hoàn toàn không thể hiểu được ý nghĩa của việc này.
Mãi đến khi hai nhà máy sản xuất xe hơi chủ yếu của Mỹ xây dựng nhà máy ở Đức để tiến vào thị trường châu Âu thì mọi người mới hiểu ra căn nguyên của vấn đề. Các chuyên gia của Đức được cử sang Detroit để học tập kỹ thuật chuyên môn của mô hình sản xuất kiểu mẫu.
Các kỹ sư Đức không chỉ được tham quan các nhà máy chế tạo máy bay, mà còn được cho phép quan sát các thiết bị quân sự quan trọng khác, từ đó họ đã học được rất nhiều kỹ thuật, và cuối cùng dùng chính những kỹ thuật này để đối phó với Mỹ.
Trong số các công ty giữ mối quan hệ hợp tác mật thiết với hệ thống sản xuất công nghiệp quân sự Đức có General Motor, hãng xe hơi Ford, hãng General Electric, Dupont Corporation. Tất cả các công ty này đều thuộc sự chi phối của Ngân hàng Morgan, Ngân hàng Rockefeller hoặc Ngân hàng Mahattan của Warburg.