🌍 Vĩ mô cơ bản – Phần 2: Cân bằng Thị trường Hàng hóa

Vĩ mô cơ bản - Phần 2: Cân bằng Thị trường Hàng hóa
Vĩ mô cơ bản - Phần 2: Cân bằng Thị trường Hàng hóa

🌍 Vĩ mô cơ bản – Phần 2: Cân bằng Thị trường Hàng hóa


📖 Cân bằng giữa Thu nhập – Tiêu dùng – Đầu tư – Tiết kiệm trong nền kinh tế diễn ra như thế nào?

Mỗi ngày, dù bạn không nhận ra, bạn vẫn tham gia vào Thị trường tài chínhThị trường hàng hóa. Hai thị trường này đóng vai trò cốt lõi trong nền kinh tế. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá Thị trường hàng hóa (The Goods Market) và cách thức cân bằng sản xuất, thu nhập và chi tiêu trong một nền kinh tế khép kín.

Vĩ mô cơ bản - Phần 2: Cân bằng Thị trường Hàng hóa
Vĩ mô cơ bản – Phần 2: Cân bằng Thị trường Hàng hóa

Xem thêm: 🌍 Vĩ mô cơ bản – Phần 1: GDP và Tỷ lệ Thất Nghiệp


📦 1. Thị trường Hàng hóa là gì?

Thị trường hàng hóa bao gồm mọi hoạt động kinh tế của cá nhân và doanh nghiệp, từ thu nhập, tiêu dùng, đóng thuế, tiết kiệm, đến đầu tư. Đây là nơi mà nhu cầu và cung hàng hóa được cân bằng, tạo ra thu nhập cho người dân và doanh nghiệp.

Xem thêm:🌍Thị trường hàng hóa (Commodity Market) là gì?

🔍 Các thành phần chính trong Thị trường Hàng hóa:

  1. Tiêu dùng (C – Consumption): Chi tiêu cá nhân của hộ gia đình cho hàng hóa và dịch vụ.
  2. Đầu tư (I – Investment): Chi tiêu cho thiết bị, xây dựng, nhà xưởng, và các tài sản cố định khác.
  3. Chi tiêu chính phủ (G – Government Purchases): Chi cho quốc phòng, y tế, giáo dục, v.v.
  4. Xuất khẩu ròng (X – IM): Chênh lệch giữa giá trị xuất khẩu (X) và nhập khẩu (IM).

Công thức Tổng cầu của nền kinh tế mở:
Z = C + I + G + (X – IM)

🌐 Giả định mô hình kinh tế khép kín:

Trong nền kinh tế khép kín (không có xuất nhập khẩu):
Z = C + I + G


📊 2. Cân bằng trên Thị trường Hàng hóa

2.1. Tiêu dùng (Consumption):

Tiêu dùng (C) là quá trình các hộ gia đình hoặc doanh nghiệp sử dụng hàng hóa cho các mục đích khác nhau trong cuộc sống.

Yếu tố tiêu dùng của toàn bộ nền kinh tế sẽ bị phụ thuộc vào Thu nhập của các thành phần trong nền kinh tế đó (hộ gia đình, doanh nghiệp, chính phủ).

Thu nhập khả dụng (Disposable Income – YD) là thu nhập thực nhận sau khi đã khấu trừ Thuế (Tax):

Quan hệ giữa Tiêu dùng (C) và Thu nhập khả dụng (YD): Tiêu dùng và Tiết kiệm là hai thành phần trong thu nhập khả dụng của các thành phần kinh tế. Do vậy, các nhà kinh tế sẽ quan tâm nếu Thu nhập khả dụng (YD) tăng thì các thành phần kinh tế sẽ Tiêu dùng (C) tăng thêm bao nhiêu.

Hàm tiêu dùng:
C = c+ c1 * Y= c+c1 * (Y – T)

  • c0: Khoản chi tiêu tối thiểu (ngay cả khi YD = 0, người dân vẫn cần chi tiêu cho nhu yếu phẩm).
  • c1: Xu hướng tiêu dùng cận biên (MPC – Marginal Propensity to Consume), đại diện cho tỷ lệ chi tiêu thêm khi thu nhập tăng thêm.
Công thức hàm tiêu dùng
Công thức hàm tiêu dùng

Ta có thể hiểu đơn giản:

  • Ngay cả khi thu nhập của hộ gia đình/doanh nghiệp = 0, họ vẫn cần chi tiêu một khoản nhất định để mua sắm nhu yếu phẩm, đồ ăn, trả tiền thuê nhà,… (c0)
  • Khi thu nhập tăng lên, chi tiêu cũng sẽ tăng lên.
  • Tuy nhiên người dân sẽ không tiêu hết toàn bộ số tiền kiếm được. Họ sẽ chia Thu nhập làm 2 phần: Tiêu dùng và Tiết kiệm.
  • Do vậy c1 luôn nằm trong khoảng từ 0 đến 1.

2.2. Đầu tư (I), Chi tiêu Chính phủ (G), và Thuế (T):

  1. Đầu tư (I):
    • Trong mô hình đơn giản, I là yếu tố ngoại sinh.
    • Thực tế, đầu tư phụ thuộc vào thu nhậplãi suất (i).
  2. Chi tiêu Chính phủ (G) và Thuế (T):
    • Do chính phủ quyết định, phụ thuộc vào chính sách tài khóa.

2.3. Sản lượng cân bằng:

Cân bằng trên Thị trường Hàng hóa xảy ra khi:
Cung (Y) = Cầu (Z):
Y = Z = c0 + c1 × (Y – T) + I + G

56d2cf0d 92ac 4845 8cee 575e9d74fa6e 1292x209

Công thức trên bao gồm:

  1. Chi tiêu cố định (Autonomous Spending): Các thành phần không phụ thuộc vào thu nhập (c0, I, G, T).
  2. Bội số (Multiplier): Biểu thị tác động của một đồng thu nhập tăng lên đối với sản lượng (Y).

💰 3. Mối quan hệ giữa Tiết kiệm (S) và Đầu tư (I)

3.1. Tiết kiệm tư nhân (Private Saving – Sprivate):

Phần thu nhập còn lại sau khi đã chi tiêu và nộp thuế.
Công thức:
Sprivate = Y – T – C

3.2. Tiết kiệm công (Public Saving – Spublic):

Phần chênh lệch giữa thu ngân sách (T) và chi tiêu chính phủ (G).
Công thức:

  • Spublic = T – G
    • T > G: Chính phủ thặng dư ngân sách.
    • T < G: Chính phủ thâm hụt ngân sách.

3.3. Tổng Tiết kiệm (S):

S = Sprivate + Spublic = Y – C – G

3.4. Cân bằng Tiết kiệm và Đầu tư:

Trong nền kinh tế khép kín:
Y = C + I + G → S = I

Kết luận:
Trong nền kinh tế khép kín, để cân bằng trên Thị trường Hàng hóa, tổng tiết kiệm (S) nhất định phải bằng tổng đầu tư (I).


📈 4. Ảnh hưởng của Chi tiêu Cố định và Sản lượng

Bất kỳ mức tăng nào trong Chi tiêu cố định (c0, I, G) hoặc giảm thuế (T) đều làm tăng Nhu cầu (Z), dẫn đến sản lượng cân bằng (Y) tăng cao hơn.

  • Sản lượng tăng → Thu nhập tăng → Nhu cầu tăng → Sản lượng tăng thêm → …

💡 Kết luận

Thị trường hàng hóa không chỉ đơn thuần là nơi giao dịch mà còn là trung tâm điều tiết sản xuất, thu nhập và chi tiêu trong nền kinh tế. Sự cân bằng giữa các thành phần như tiêu dùng, đầu tư, tiết kiệm và chi tiêu chính phủ đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự ổn định của nền kinh tế.

Trong phần tiếp theo, chúng ta sẽ tìm hiểu về Thị trường tiền tệ, nơi tiền tệ và các công cụ tài chính quyết định giá trị tài sản và dòng chảy của vốn trong nền kinh tế. 🚀

Cùng tiếp tục theo dõi HabinhFx để đón đọc các phần tiếp theo. Đồng thời nếu các bạn muốn tìm hiểu chuyên sâu về SMC có thể đặt mua sách tại đây. Đậy là quyển sách do chính tác giả viết và đã được xuất bản trên Amazon. Trân trọng!

Comments

No comments yet. Why don’t you start the discussion?

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *